Trích "Hồi ký của một thằng hèn"
Tô Hải
[...]
Kể từ lớp “Moay-ăng Đơ” (Moyen 2) trở lên, chúng tôi được trực tiếp với nền giáo dục Tây thật sự. Cũng từ cấp học có tên Primaire Secondaire (tiểu học đệ nhị cấp), không còn ông thầy nào mặc y phục quốc hồn quốc tuý nữa. Từ đây, tất cả mọi giờ lên lớp, mọi giao dịch sinh hoạt, thầy trò bắt buộc phải dùng tiếng nước mẹ Phú-Lăng-Xa. Giã từ thầy Tấn, thầy Lô, thầy Bản, chúng tôi bước vào cuộc sống học đường “đờ-mi Tây” với cuốn Grammaire Francaise – Ngữ Pháp Tiếng Pháp của Larrive Fleury, cuốn Histoire de France – Lịch Sử Pháp. Chỉ còn lại một giờ “Annamite” mỗi tuần, coi như môn ngoại ngữ!
Một điều may mắn, hay vô phúc, cho tôi là vào năm học cuối, Cours Supérieur, trường tôi nhận được một ông thầy mới. Ông cũng mặc Tây nhưng là thứ đồ Tây hiếm thấy: Quanh năm một bộ kaki vàng nhạt, không bao giờ thắt càvạt. Chân thì không giống ai, đi dép xăng-đan với đôi quai hậu luôn bị dẫm lên, méo mó. Nghe nói ông có “phốt”[8] nên đang dạy một trường nào đó lớn lắm ở Hà Nội thì bị “đuổi” về Thái Bình! Theo lời đồn, ông mắc tội “têtu”[9], dám cãi lại quan Tây. Ông có bộ dạng ngang tàng, bộ tóc “bốc-xơ”[10], cái cười nửa mép, cằm nhô ra như thách thức, càng tăng vẻ bất cần đời, rất ăn khớp với bộ đồ Tây dã chiến quanh năm của ông.
Tuy nhiên, với tôi, ông có cái gì đó thật hấp dẫn, thật đáng chiêm ngưỡng và hơn thế, cần chú ý, theo sát mà học tập. Không chỉ vì ông đã nổi tiếng trên văn đàn, không phải ông là ông thầy giỏi mọi mặt (thời đó một thầy dạy tất cả các môn cho đến cuối lớp Supérieur), mà chính là sự ngang tàng, coi khinh dư luận của ông đã mê hoặc tôi.
Một điều may mắn, hay vô phúc, cho tôi là vào năm học cuối, Cours Supérieur, trường tôi nhận được một ông thầy mới. Ông cũng mặc Tây nhưng là thứ đồ Tây hiếm thấy: Quanh năm một bộ kaki vàng nhạt, không bao giờ thắt càvạt. Chân thì không giống ai, đi dép xăng-đan với đôi quai hậu luôn bị dẫm lên, méo mó. Nghe nói ông có “phốt”[8] nên đang dạy một trường nào đó lớn lắm ở Hà Nội thì bị “đuổi” về Thái Bình! Theo lời đồn, ông mắc tội “têtu”[9], dám cãi lại quan Tây. Ông có bộ dạng ngang tàng, bộ tóc “bốc-xơ”[10], cái cười nửa mép, cằm nhô ra như thách thức, càng tăng vẻ bất cần đời, rất ăn khớp với bộ đồ Tây dã chiến quanh năm của ông.
Tuy nhiên, với tôi, ông có cái gì đó thật hấp dẫn, thật đáng chiêm ngưỡng và hơn thế, cần chú ý, theo sát mà học tập. Không chỉ vì ông đã nổi tiếng trên văn đàn, không phải ông là ông thầy giỏi mọi mặt (thời đó một thầy dạy tất cả các môn cho đến cuối lớp Supérieur), mà chính là sự ngang tàng, coi khinh dư luận của ông đã mê hoặc tôi.
Ông chính là nhà văn Nguyễn Công Hoan[11], tác giả Bước Đường Cùng, Đào Kép Mới... Hàng loạt tác phẩm sau này, ông lấy bối cảnh ngay ở Thái Bình, xây dựng nhân vật rất Thái Bình mà 5, 10 năm sau, khi được đọc, tôi đều nhận ra là ai đã được ông điển hình hóa một cách tài tình trong những câu chuyện “bịa như thật” – theo định nghĩa của chính Nguyễn Công Hoan về thể loại tiểu thuyết. Đặc biệt, trong cuốn Đống Rác Cũ, một số tên nhân vật có thật ông chẳng thèm thay đổi, lại gồm những bộ mặt có ít nhiều quan hệ với chính ông và gia đình tôi nên tôi “liều mạng” xuống nhà in tìm tập sách mới in xong. Chưa có bìa, cuốn sách đã bị đem đi hủy ngay lập tức theo “lệnh trên”! Tôi còn giữ nó cho đến ngày vào Sài Gòn, tặng một ông bạn sắp vượt biên, hy vọng ở nước ngoài, người yêu văn sẽ được thưởng thức những “trái cấm” của nền văn học cộng sản. Tiếc thay, đến nay, hình như Đống Rác Cũ vẫn chưa được phục hồi cả ở trong lẫn ngoài nước.
Trở lại với cái Cours Superieur thời xa xưa ấy. Có thể nói nếu như tôi chú ý đến phong cách thầy Hoan bao nhiêu thì thầy cũng chú ý đến thằng “tướng cướp” là tôi không kém! Làm sao một ông thầy như thầy lại không để ý tới một học sinh “ngang tàng số một” và học giỏi cũng số một như tôi? Sau này, mỗi lần gặp thầy, thầy vẫn nhắc đến bài luận văn của tôi: “Tiền không làm nên hạnh phúc? – “Một sự lừa dối trắng trợn của những nhà triết học ăn tiền của bọn triệu phú”. Thầy Hoan cho tôi 10 điểm về cách bình luận độc đáo và cả hai thầy trò bị thầy hiệu trưởng gọi lên văn phòng cảnh báo về cách dạy và học. Sau này tôi còn bị hai lần “exclus provisoire par turbulence”[12] nữa.
[...]
Trở lại với cái Cours Superieur thời xa xưa ấy. Có thể nói nếu như tôi chú ý đến phong cách thầy Hoan bao nhiêu thì thầy cũng chú ý đến thằng “tướng cướp” là tôi không kém! Làm sao một ông thầy như thầy lại không để ý tới một học sinh “ngang tàng số một” và học giỏi cũng số một như tôi? Sau này, mỗi lần gặp thầy, thầy vẫn nhắc đến bài luận văn của tôi: “Tiền không làm nên hạnh phúc? – “Một sự lừa dối trắng trợn của những nhà triết học ăn tiền của bọn triệu phú”. Thầy Hoan cho tôi 10 điểm về cách bình luận độc đáo và cả hai thầy trò bị thầy hiệu trưởng gọi lên văn phòng cảnh báo về cách dạy và học. Sau này tôi còn bị hai lần “exclus provisoire par turbulence”[12] nữa.
[...]
-----
[8] Faute (tiếng Pháp = lỗi).
[9] Têtu (tiếng Pháp = bướng bỉnh, cứng đầu).
[10] Boxeur (tiếng Pháp = võ sĩ).
[11] Nguyễn Công Hoan (1903–1977), nhà văn nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam từ thập niên 30 thế kỷ 20.
[12] Đuổi học tạm thời vì tội phá quấy, tiếng Pháp.
Trích trong “Đời viết văn của tôi”.
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉