Ads 468x60px

.

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2024

Giới thiệu sách " Người ngựa ngựa người"


Giới thiệu sách "Người ngựa ngựa người"

Kim Ngân Châu Thị



Người ngựa ngựa người là một tác phẩm nổi bật của Nguyễn Công Hoan kể về số phận của những người lao động nghèo, thông qua câu chuyện đầy trớ trêu của anh phu xe, tác giả đã chỉ ra những mặt trái của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời.

Không chỉ vậy, câu chuyện còn thể hiện sự đồng cảm, xót thương của nhà văn trước những bất công mà người dân nghèo phải chịu, đồng thời ông cũng thẳng thắn phê phán sự tàn ác của một bộ phận quan lại, quý tộc lúc bấy giờ.







Ai đã “dâm hóa” chiếc áo dài?


Ai đã “dâm hóa” chiếc áo dài?

Song Chi


(Dân trí) - Sự việc ồn ào cả nửa tháng nay, đến bây giờ vẫn chưa thể có hồi kết. Dù Bộ VH-TT&DL đã có kết luận nhưng dư luận vẫn phẫn nộ với bộ ảnh “dâm hóa” chiếc áo dài của hoa hậu Mai Phương Thúy.

Sự việc đã bị thổi phồng, đã bị kéo đi quá xa so với sự thật ban đầu của nó. Lỗi không chỉ thuộc về Mai Phương Thúy. Lỗi đầu tiên (tất nhiên) phải thuộc về… bộ ảnh. Ai bảo có sức hút! Ai bảo đông người xem?! Niềm đam mê của một bộ phận độc giả bây giờ là xem ảnh lộ hàng, ảnh gợi cảm, ảnh “lăn lê bò toài” khoe vòng 1 của các “sao”. Mọi thông tin liên quan đến áo mỏng, lộ hàng… đều có nguy cơ gây nghẽn mạng bởi số lượng độc giả tăng đột biến. Bộ ảnh của hoa hậu Mai Phương Thúy có cả áo mỏng, có cả “lăn lê bò toài” khoe vòng 1, việc gây nghẽn mạng là hoàn toàn có thể tiên liệu. Nếu không đông độc giả, nếu không nhiều người xem, sẽ không bị… thổi phồng câu chuyện.

Lỗi thứ 2 thuộc về… mùa xuân. Ra Tết, nhiều ngành nghề nghỉ ngơi, nhiều “ngôi sao” mải mê đi xem bói, báo chí rơi vào tình trạng hơi bị… đói thông tin. Anh phóng viên mới hối hả ngồi xem đi xem lại bộ ảnh. Với sự nhanh nhạy, sắc bén, anh say mê đặt ra những câu hỏi lớn đầy trăn trở, lớn lao “đây là dáng nằm gì?”, “dáng nằm nay có ý nghĩa gì?” “đây có phải là sự gợi tình? Sự “dâm hóa” áo dài?”....

Bài viết đã gây tiếng vang. Cư dân mạng sôi sục. Tranh cãi quyết liệt, nảy lửa. Từ bức ảnh, người ta hào hứng bàn thêm về đạo đức, nhân phẩm, học thức của Mai Phương Thúy. Từ Mai Phương Thúy, người ta bàn về nhân phẩm của người phụ nữ Việt Nam. Từ người phụ nữ Việt Nam, người ta bàn về quốc hồn dân tộc…! Nhiều bài viết khác liên tiếp được “tung” ra.

Đến lúc này, hoảng sợ quá, hoa hậu Mai Phương Thúy phải viết thư đến các tòa soạn báo ngỏ lời xin lỗi vì đã chụp bộ ảnh kia. Hoa hậu có bày tỏ, bản thân cô và ê-kíp chụp ảnh không bao giờ dám nghĩ đến việc xúc phạm chiếc áo dài, “dâm hóa” chiếc áo dài, hay xúc phạm đến quốc hồn của dân tộc.

Sự bàn tán có vẻ dừng lại một phút nhưng sau đó lại ào lên. Xin lỗi à? Tưởng “dâm hóa” áo dài xong mà xin lỗi là được à?... Hào hứng quá. Đông đảo quá. Nhiều người quan tâm quá. Có người liên hệ với ông trưởng ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu VN (nay đã về hưu) để hỏi ông ấy xem, có nên tước vương miện của Mai Phương Thúy không? Xin lỗi mặc xin lỗi, với tội tày đình như thế, Mai Phương Thúy phải bị tước vương miện!

(Minh họa: Ngọc Diệp)


Người phát ngôn của Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch cũng được mời vào cuộc. Phát ngôn của ông mang tính cá nhân nhưng đã được giới truyền thông “phù phép” thành phát ngôn của Bộ VHTTDL. Cách viết úp mở khiến dư luận càng trở nên nóng bỏng…!

Trong truyện ngắn “Ông chủ báo chẳng bằng lòng” của nhà văn Nguyễn Công Hoan, ông từng hài hước kể một chuyện, khi thông tin về một ông Tê (đã có vợ) và một bà Ca (đã có chồng) bỗng nhiên mất tích được rất nhiều độc giả quan tâm, tờ báo nọ đã kéo dài nhiều kỳ với câu chuyện ông Tê đã đi đâu? Bà Ca đã đi đâu? Liệu Tê và Ca có đi cùng nhau…? Tờ báo bán chạy suốt nửa tháng với câu chuyện về ông Tê, và Ca. Thậm chí, báo còn mở hẳn chuyên mục- Chuyện Tê Ca.

Cho đến một ngày, anh phóng viên ở Lào Cai của tờ báo chụp được ảnh ông Tê, bà Ca khoác vai nhau đi dạo trong rừng. Tin quý giá, độc đáo khiến cả tờ báo sung sướng. Vào ngày đăng thông tin ông Tê, bà Ca đang vui thú cùng nhau trong rừng, tớ báo đã tăng gấp đôi lượng phát hành, vẫn bán hết sạch.

Nhưng ông chủ báo vẫn chẳng bằng lòng. Ông đi vắng đúng vào ngày phóng viên Lào Cai tìm thấy ông Tê, bà Ca. Ông gọi phóng viên vào mắng té tát, “Tại sao một tin hay như thế mà anh viết gọn lỏn có bấy nhiêu chữ? Tôi mất công nhử mồi độc giả suốt cả nửa tháng nay mà anh giết chết thông tin một cách đơn giản như thế? Tại sao không viết làm nhiều kỳ? Tại sao không thêm bớt vào cho lâm ly bi đát? Tại sao không biết biến ông Tê, bà Ca kia thành những kẻ “gian phu dâm phụ” xấu xa gây tò mò, hấp dẫn với độc giả…?”

Ông chủ báo chê phóng viên Lào Cai kia kém tài.

Ngẫm lại chuyện Tê Ca mới thấy một số nhà báo bây giờ thật tài năng.

Song Chi



https://giaoduc.net.vn/ao-dai-khoe-net-xuan-thi-ai-hon-mai-phuong-thuy-post34688.gd