Ads 468x60px

.

Chủ Nhật, 6 tháng 6, 2010

Các Nhà văn – Nhà giáo tài năng trên văn đàn Việt Nam - Bùi Việt Thắng

Rating:
Category:Books
Genre: Biographies & Memoirs
Author:Nhà văn Bùi Việt Thắng


Trong lịch sử văn chương Việt Nam thời hiện đại có không ít nhà văn tài năng vốn là nhà giáo. Sự kết hợp “hai trong một” này là một hiện tượng thú vị xét về nhiều phương diện, nó tiêu biểu cho một đất nước vốn có truyền thống coi trọng văn chương và đề cao sự học. Trên văn đàn Việt Nam trước năm 1945, đã có nhiều nhà văn nổi tiếng từng là nhà giáo, tiêu biểu như: Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Công Hoan, Vũ Đình Liên, Nam Cao​, Chế Lan Viên...

... Nhà văn Nguyễn Công Hoan (1903- 1977) quê ở Bắc Ninh, từng là học sinh trường Bưởi (Hà NỘI); năm 1922 vào học trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp (1926), dạy học cho đến năm 1945. Trong gần 20 năm dạy học trước Cách mạng tháng Tám 1945, nhà văn đã bị chính quyền thực dân để ý, theo dõi và tìm cách buộc phải thuyên chuyển nơi dạy từ Hải Dương về Nam Định, từ Nam Định ra Quảng Ninh, từ Quảng Ninh lên Lào Cai...Sự luân chuyển gian khổ đó, với người viết văn lại là một sự may mắn nghề nghiệp - vì thế mà được đi nhiều, biết nhiều, hay nói cách khác là được sống nhiều. Nguyễn Công Hoan bắt đầu cầm bút viết văn từ năm 1920; tập truyện ngắn đầu tay Kiếp hồng nhan in năm 1923 lập tức khẳng định vị trí vững chắc của ông trên văn đàn đương thời. Tiếp theo, tập truyện ngắn Kép Tư Bền xuất bản năm 1935 đã gây một tiếng vang lớn lúc bấy giờ (tác phẩm này cũng chính là nguyên cớ nổ ra cuộc tranh luận sôi nổi giữa hai phái Nghệ thuật vị nghệ thuật và Nghệ thuật vị nhân sinh). Trước năm 1945, nhà văn Nguyễn Công Hoan được ví như một “lực sĩ văn chương”, cần mẫn lao động nghệ thuật: ông đã viêt hơn 200 truyện ngắn, hơn 20 truyện dài. Trong tác phẩm của mình, nhà văn thẳng tay đả kích bọn quan lại tàn ác, tham lam và bỉ ổi; bọn địa chủ cường hào keo bẩn, ngu dốt; bọn “ông chủ” vô lương tâm chỉ biết chạy theo và tôn thờ đồng tiền...Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng được ví như một “bách khoa thư” về xã hội Việt Nam thời kim tiền, nhố nhăng mà nhà văn Vũ Trọng Phụng đã gọi là một “xã hội chó đẻ”.

Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Công hoan thực sự là một bức tranh chân thực về đời sống xã hội với những cảnh sống khốn cùng của những con người nhỏ bé bị tước đoạt quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc. Người đọc nhiều thế hệ vẫn luôn luôn xúc động và không cầm được nước mắt khi đọc những truyện ngắn đặc sắc của nhà văn như: Hai thằng khốn nạn, Ngựa người và người ngựa, Kép Tư Bền, Thằng ăn cắp. Có thể nói đó là những tấn bi - hài kịch nhân gian mà nhà văn đã dựng nên bằng một nghệ thuật truyện ngắn tài tình.

Nói đến Nguyễn Công Hoan là nói đến một bậc thầy truyện ngắn trong văn chương hiện đại Việt Nam. Đọc Nguyễn Công Hoan, nhiều người có sự liên tưởng và so sánh ông với nhà văn Ý thế kỉ XIV Giovanni Bôcaxiô (1313- 1375), người đã tạo nên kiệt tác Chuyện mười ngày (Decameron, xuất bản năm 1471). Người ta nói, không phải ai khác mà chính là Bôcaxiô là người đã đem tiếng cười vang dội vào văn chương nước Ý thời đại Phục hưng. Tương tự, chúng ta cũng có quyền tự hào mà nói: không phải ai khác mà chính là Nguyễn Công Hoan là người đã đem tiếng cười trào phúng vang dội vào văn chương hiện đại Việt nam. Ngay từ năm 1942, trong sách Nhà văn hiện đại, nhà văn Vũ Ngọc phan đã tinh tường nhận xét về đặc trưng văn chương Nguyễn Công Hoan “tiêu biểu cho một thứ văn rất vui, thứ văn mà có lẽ từ ngày nước Việt Nam có tiểu thuyết viết theo lối mới, người ta chỉ thấy ở ngòi bút ông thôi”. Người ta vẫn nói tiếng cười là vũ khí của người mạnh, tiếng cười là “phép vệ sinh tinh thần”- điều đó ứng nghiệm trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Công Hoan một cách thật rõ ràng.

Hơn năm mươi năm lao động nghệ thuật bền bỉ, nhà văn Nguyễn Công Hoan đã để lại một di sản văn chương đồ sộ. Ông vinh dự được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. Hiện nay ở thủ đô Hà Nội có một đường phố mang tên nhà văn Nguyễn Công Hoan.
...


Nguồn: Báo điện tử VTC News

0 comments:

Đăng nhận xét

[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉