Mời nghe đọc tại Trung Tâm Vì Người Mù Sao Mai - Người đọc: Nguyên Lộc.
NGUYỄN CÔNG HOAN CÂY BÚT HIỆN THỰC XUẤT SẮC
Phần II: Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan - Những thành công và đóng góp.
ĐỌC LẠI BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN
NAM MỘC
Bước đường cùng ra đời vừa chẵn một phần tư thế kỷ. Đây là một trong những cuốn tiểu thuyết trước Cách mạng đã hiếm hoi vượt qua thử thách sống đến ngày nay và ngày càng tỏ ra có một giá trị tư tưởng và nghệ thuật không ai chối cãi. Cuốn sách vừa được in lại lần thứ V với hai vạn bản cách đây một năm và được đông đảo bạn đọc hoan nghênh. Đối với bạn đọc cùng lứa tuổi với tác giả hoặc tác phẩm, Bước đường cùng làm cho họ nhớ lại những năm đen tối đã qua, ôn cũ để càng biết mới, yêu mới, dũng cảm xoá bỏ tàn tích cái cũ, thiết tha xây dựng cái mới. Đối với bạn đọc trẻ tuổi, Bước đường cùng giúp họ thấy rõ được một phần đời sống cùng khổ của người nông dân ta dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, trên cơ sở nhận thức cái cũ họ càng hiểu giá trị của cuộc sống mới mà Cách mạng tháng Tám, cải cách ruộng đất và phong trào hợp tác hoá nông nghiệp xã hội chủ nghĩa đã và đang xây dựng ở nông thôn. So với cuộc đời của anh Pha, những người nông dân lao động dưới hai ba tầng áp bức bóc lột trước Cách mạng, thì cuộc đời của những người nông dân xã viên ngày nay - quả đã là một bước tiến từ mười tầng địa ngục đến ngưỡng cửa thiên đình. Họ đã vĩnh viễn thoát khỏi áp bức bóc lột; cách làm ăn tập thể trong hợp tác xã đảm bảo cho họ khỏi bị phá sản từ trung bần nông rớt xuống thành vô sản, cố nông, đảm bảo cho họ ngày càng đuổi kịp và vượt mức sống trung nông lớp trên. Anh Pha, nhân vật chính trong tiểu thuyết và cũng là một hình tượng chân thật của hàng triệu anh Pha trong cuộc sống, nếu thoát được cảnh nhà tù đế quốc và cảnh chết đói 1945, thì năm nay anh đã trên dưới năm mươi tuổi; và sau khi vợ con anh chết đói, chết dịch hết, nếu anh "rổ rá cạp lại" và mắn ra thì đứa con đầu lòng của anh đang độ thành niên. Hai thế hệ "cha và con", già và trẻ ấy hiện nay đang kề vai sát cánh nhau xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Những anh Pha ấy và các con anh suy nghĩ những gì khi đọc Bước đường cùng, khi qua tác phẩm nhớ lại, sống lại cuộc đời cũ của mình, của cha ông mình cách đây không xa lắm?
Bước đường cùng, chỉ ghi lại một bước đường ngắn ngủi, khoảng vài bốn tháng trong cuộc đời đầy đau khổ dằng dặc của anh Pha trước Cách mạng tháng Tám. Hồi đó anh đang tuổi trai tráng, khoẻ mạnh, một vợ một con, có tám sào ruộng tư và một gánh hàng xén đáng giá ba chục đồng (bằng khoảng ba trăm đồng bây giờ). Kể ra với tuổi tác, sức vóc và vốn liếng đó, cộng thêm tính cần cù, cơ chỉ, chồng cầy cấy vợ chạy chợ, thì đời sống của gia đình anh cũng không đến nỗi lao đao, vất vả; nếu cứ mưa thuận gió hoà và mạnh chân khoẻ tay thì còn có thể khấm khá là khác. Nhưng chế độ thực dân nửa phong kiến với bao nhiêu nanh vuốt của nó không cho phép anh Pha cũng như hàng triệu nông dân lao động như anh được an cư lạc nghiệp. Tên địa chủ Nghị Lại, do cướp bóc nông dân đã giàu nứt đố đổ vách với hai mẫu vườn và bốn trăm mẫu ruộng, còn tìm cách thâm độc để chiếm nốt tám sào ruộng của anh Pha. Hắn cấu kết với tên tri huyện sở tại, xui nguyên giục bị, đẩy nông dân đi đến chỗ kiện cáo nhau để đục nước béo cò: quan thì ăn của đút, địa chủ thì cho vay nặng lãi chiếm ruộng chiếm nhà. Nghị Lại xúc xiểm Trương Thi và Pha đi kiện nhau. Hắn cho cả hai bên vay tiền để lễ quan. Vì vụ kiện mà chính Pha không muốn có này, anh đã vấp nợ Nghị Lại ba chục đồng. Rút kinh nghiệm đau đớn của bao nhiêu gia đình nông dân đã khánh kiệt vì nợ lãi, vợ chồng Pha bán gánh hàng xén để lấy tiền trả nợ. Nhưng Nghị Lại tìm cách chần chừ không chịu nhận tiền, vì hắn đã có âm mưu nuôi lãi mẹ đẻ lãi con để cuối cùng chiếm ruộng của Pha. Kế đến vụ sưu thuế ập tới. Cường hào có quan trên đồng loã, được dịp phù thu lạm bổ. Món tiền bán gánh hàng xén của vợ Pha bị tiêu tán vào món thuế tám sào ruộng và ba suất sưu của Pha và hai người anh ruột Pha tha phương cầu thực mà bọn cường hào bắt anh phải đóng đậy. Hoạ vô đơn chí. Để tránh nạn đói giáp hạt, Pha lại phải vay của Nghị Lại 5 thùng thóc. Nhưng 5 thùng thóc đó cũng không đủ cứu đói cho cả gia đình. Vợ chồng Pha phải ăn củ chuối. Do đói và ăn bậy, lại bị nạn mưa lũ úng thuỷ, nhân dân trong vùng nhiều người mắc bệnh dịch tả. Vợ rồi con Pha cũng lần lượt chết về bệnh dịch. Nhân việc vợ con ốm, chết, Pha lại bị mê tín và lệ làng làm cho thêm tốn kém: lễ bái, bốc mộ, cúng quan ôn, tạ thần. Anh phải bán nhà và vay Nghị Lại thêm mười đồng nữa. Cuối cùng gần đến vụ gặt và giữa lúc Pha trắng tay, Nghị Lại gọi Pha đến tính nợ: 30 đồng vay lễ quan, 10 đồng vay tạ thán cộng với 5 thùng thóc vay lúc giáp hạt, tính cả vốn lẫn lãi thành 20 thùng, và tuyên bố: "Mày phải viết nhượng cho tao chỗ tám sào của mày".
Nhưng việc đời cùng tắc biến, con giun bị xéo mãi cũng quằn. "Bước đường cùng" mà Nghị Lại và cả cái chế độ tàn ác sau lưng hắn dồn anh Pha tới, đã buộc anh và những người cùng cảnh ngộ với anh phải vùng dậy. Trong cái làng An Đạo có dinh cơ của Nghị Lại, không riêng gì gia đình anh Pha bị phá sản. Bà Ánh, hàng xóm của Nghị Lại bị hắn cướp vườn. Bác đám ích hai lần mất nhà, mất ruộng vào tay hắn. Bác San cũng bị hắn lừa phỉnh, vay tiền rồi mua bò mua lợn của hắn để mời cả làng ăn khao cái bằng sơ học yếu lược của đứa con trai đầu lòng. Tất cả những con người đó đều thù oán Nghị Lại, đồng bệnh tương liên với Pha.
Ngay giữa Trương Thi và Pha, hai người hàng xóm vốn hiềm khích nhau về chuyện người nọ lấy tên huý cha, ông người kia để đặt tên cho con mình, đến nỗi Trương Thi định bỏ rượu lậu vào ruộng Pha (nhưng không may lại bỏ lầm vào ruộng Nghị Lại) rồi báo Tây đoan về bắt Pha, sau đó cả hai bị Nghị Lại gièm pha, xúc xiểm, đi kiện nhau và vay tiền của hắn để đút quan, kết cục cả hai đều bị hắn cướp lúa, cắm ruộng; ngay giữa hai người đó cuối cùng cũng san bằng mọi hiềm khích, thân ái giúp đỡ nhau lúc tắt lửa tối đèn. Cuốn tiểu thuyết kết thúc bằng sự đoàn kết giữa ba nhà Pha, San, Thi để chống lại sự cướp lúa, cắm ruộng của Nghị Lại. Họ đã giúp nhau gặt chạy trót lọt lúa ở ruộng San và ruộng Thi. Nhưng đến lượt ruộng Pha, thì Nghị Lại cầu cứu lính khố xanh về đàn áp. San, Thi chưa kịp tới. Nhưng một mình Pha cũng liều chết chống lại. "Anh vớ được chiếc đòn càn, xông vào Nghị Lại, phang một cái thật mạnh vào đầu" rồi "phang huyên thiên. Nhưng anh thế cô, chẳng mấy chốc bị ba người lính khoẻ túm chặt được, đè anh ngã ngửa và trói gô lại" (tr.166) giải lên huyện.
Hành động chống đối của Pha và bè bạn chưa phải là hoàn toàn tự giác (theo ý nghĩa giác ngộ về lợi ích của giai cấp), nhưng cũng không hẳn là hoàn toàn tự phát, hăng máu gà trong giây lát. Quá trình chuyển biến của Pha từ một con người nhút nhát, cả tin, sợ và coi Nghị Lại như một ân nhân đến một con người có suy nghĩ, mạnh bạo, thù ghét và đánh lại Nghị Lại, quá trình ấy tuy ngắn ngủi, chỉ diễn ra trong vòng mấy tháng nhưng là một quá trình tất yếu. Tai hoạ dồn dập đến với gia đình Pha, kinh nghiệm xương máu của anh những khi chạm trán với Nghị Lại, quan huyện, nha lại, lính tráng, cường hào là cơ sở thực tế để anh có thể chuyển biến về nhận thức, tư tưởng sự tiếp xúc giữa anh với Dự (em vợ anh), Tân (anh cọc chèo của anh), Hoà (anh ruột anh, một công nhân đi làm ở xa về) là những người hiểu biết hơn anh, đã thúc đẩy sự chuyển biến đó từ khả năng đến hiện thực. Cố nhiên sự chuyển biến đó cũng chỉ mới là bước đầu, bước đầu của quá trình cách mạng hoá lâu dài và gian khổ của các tầng lớp nhân dân lao động, quá trình này đòi hỏi phải được sự lãnh đạo sáng suốt, sự giáo dục kiên trì của Đảng, của giai cấp công nhân. Nhưng dẫu sao đó cũng là một bước đầu đầy hứa hẹn. Những người nông dân ấy, từ Pha đến San, Trương Thi đã bắt đầu có ý thức về sự nghèo khổ của mình, đúng như lời Dự nói lúc Pha bị bắt:
"Chúng ta sống để làm gì? Không để ăn ngon, không để mặc đẹp, không để sướng, nhưng là để chịu những sự bóc lột của địa chủ tàn nhẫn, những nỗi áp bức của quan lại tham nhũng, những cái bất công của chế độ thối nát chốn hương thôn, để bước đường cùng là đi đến chỗ phá sản" (tr. 167). Chỉ cần được tiếp xúc với ánh sáng chân lý của Đảng là những người nông dân tự phát ấy có thể trở thành những người nông dân cách mạng, hoàn toàn tự giác, những người nông dân cứu quốc của Mặt trận Việt Minh và hơn nữa trở thành những người đảng viên cộng sản dẫn đầu toàn thể nông dân lao động tiến lên như sóng cuộn trong những ngày bão táp của Cách mạng tháng Tám để lật đổ cái "chế độ thối nát" chẳng riêng gì ở "chốn hương thôn" mà trong phạm vi cả nước.
Nhiều người đọc trước Cách mạng đã đánh giá cao Bước đường cùng, coi nó cùng với Tắt đèn của Ngô Tất Tố (ra đời năm 1939) là hai tác phẩm văn học anh em đã lần đầu và bước đầu phản ánh một cách tài tình, sinh động bằng hình tượng nghệ thuật trong một vài điểm cơ bản đã được nêu lên trong vấn đề dân cày, một tác phẩm khoa học xã hội của Qua Ninh và Vân Đình (bút danh của các đồng chí Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp hồi đó) xuất bản trong những năm 1937-1938.
Qua các hình tượng nhân vật chính diện Pha và phản diện Nghị Lại, Bước đường cùng đã phản ánh được một số khía cạnh điển hình trong các mâu thuẫn cơ bản giữa nông dân và phong kiến, đế quốc, trong các vấn đề nợ lãi, sưu cao thuế nặng, quan lại cường hào tham nhũng là những cái ách đè nặng trên vai nông dân dưới chế độ cũ. Bước đường cùng có những trang rất hay, rất sống về cảnh địa chủ bóc lột nợ lãi, Tây đoan bắt rượu, cường hào thu thuế, tri huyện đốc thuế, quan nha lính tráng nhũng nhiễu nhân dân và ăn hối lộ. Ngòi bút vốn sở trường về châm biếm của Nguyễn Công Hoan ở đây đã tỏ ra sắc sảo khi tả những nhân vật phản diện từ Nghị Lại, Tây đoan, tri huyện, cai lệ, lính lệ đến chánh tổng, lý trưởng, chánh hội. Nhiều nhân vật kể cả những nhân vật không có tên tuổi, lai lịch rõ rệt, chỉ mới được phác qua vài nét, về hình dáng, ngôn ngữ và hành động, nhưng qua một số nét chấm phá đó, người đọc cũng đã hình dung được khá rõ bản chất và cả cá tính của chúng với những màu sắc thời đại và màu sắc địa phương khá đậm.
Đây là chân dung và phần nào chân tướng Nghị Lại qua một cái ảnh truyền thần: "Ta nên nhớ rằng ông Lại chỉ mới là nghị viên. Song vì người làng phải nghe ông mà gọi là quan, nên ông không cần nể ai, chụp ngay cái hình mặc mũ áo đại triều và thuê vẽ. Hoạ sĩ lại là tay đồng chí của chủ nhân, càng không cần nể ai nữa. Y đã tô màu tía lên trên áo rồng và vẽ thêm đôi giao long dưới cầu mũ có rắc kim nhũ. Song trời ạ, cả một bộ triều phục uy nghi ấy lại dùng để lồng ra ngoài một tấm thân có bộ mặt hom hem, dăn dúm, khủng bố người ta bằng hai nét nhăn xoạc cong sang bên má, làm cho đôi mắt đã xếch lại càng xếch thêm. Hoạ sĩ muốn tôn người có của, đã hoà màu hồng cho khéo để tô da mặt hồng hào như người Mỹ tráng kiện, song sự thực Nghị Lại là dòng dõi một giống người thuộc chủng tộc thứ sáu trên toàn cầu (...) đích danh là thứ da của chủng tộc người nghiện" (tr.28).
Đây là hình tượng một tên lính lệ khi hắn bước vào nhà Pha: "Người lạ mặt (tức tên lính lệ - N.M) có cái đặc biệt là mặc hai áo cộc. Áo trong bằng vải, áo ngoài bằng đũi nhuộm vỏ sò mà cũng dài đến đầu gối, cùng may lối năm thân và cũng có cổ rất cao. Người ấy mặt khinh khỉnh, đội khăn lượt quấn có năm vòng, nhưng đằng trước đếm được hơn mười nếp. Người ấy tay cầm chiếc roi mây quấn tròn đầu, đi tuột vào trong nhà, leo lên phản ngồi, không chào ai cả" (tr.42-43). Khi thấy Pha bưng mâm cơm rượu lên, thì "người lính ngồi nhổm dậy, duỗi khục hai cánh tay, đứng lên, vươn vai, vặn lưng, bẻ đầu và vẫy cẳng rồi lại ngồi xuống (...). Khách kề cà vừa uống vừa nhắm rất thô tục. Trong khi ăn anh ta chẳng nói với chủ một tiếng nào. Đánh loáng hai đĩa thịt luộc đã gần hết. Pha phát ngượng về sự thiếu đồ nhắm, phải làm lối lịch sự, xuống bếp chặt nốt chỗ thịt định để dành chiều hai vợ chồng ăn với nhau. Thấy được tiếp đồ ăn, khách càng ăn càng uống dài. Hắn nốc từng hụm rượu và nuốt ừng ực" (tr.42-45).
Và đây là hình tượng quan huyện: "Quan phụ mẫu là một người có nhiều cái đặc biệt. Đứng trước ngài người ta có cảm tưởng như lại phải ăn một mâm cỗ đầy ăm ắp những thịt mỡ khi người ta đã no nê. Nghĩa là người ta phát ngấy về sự phì nộn của ngài. Ngài cúi mặt xuống, cả tấm thịt trên quai hàm bị cổ áo là cứng nó đùn lên, nó vẽ nên một nét nhăn, chia má làm hai khu đều nhau, khu nào cũng phinh phính và nung núc những thịt. Cái tấm má ấy đầy đặn, đến nỗi giá chỉ một mũi kim nhỏ lỡ đụng vào, là có thể làm chảy ra hàng lít nước nhờn nhờn mà người ta quen gọi là mỡ...". Khi Pha vào hầu kiện, trình bức thư của Nghị Lại thì thấy: "Quan vừa đọc thư, vừa với tay vào cái đĩa không để ở góc bàn. Ngài vét mấy lượt, chẳng được gì. Bỗng ngài ngẩng lên nhìn thẳng vào Pha, ngạc nhiên hỏi: - Đâu?" (tr.52). Té ra Pha quên đặt vào đĩa năm đồng bạc tiền trình theo lệ nhà quan. Vì thế anh bị quan sai lính tống cổ xuống trại giam.
Địa chủ cường hào ấy, lính ấy, quân ấy, chúng hùa nhau cấu kết với thực dân, làm tay sai đắc lực cho thực dân vơ vét nhân dân, đặc biệt là trong những vụ sưu thuế, nhờ gió bẻ măng, tha hồ phù thu lạm bổ: sưu thuê vốn đã nặng, thế mà thực dân đánh một, chúng còn thu gấp rưỡi, gấp đôi.
Bước đường cùng, chỉ ghi lại một bước đường ngắn ngủi, khoảng vài bốn tháng trong cuộc đời đầy đau khổ dằng dặc của anh Pha trước Cách mạng tháng Tám. Hồi đó anh đang tuổi trai tráng, khoẻ mạnh, một vợ một con, có tám sào ruộng tư và một gánh hàng xén đáng giá ba chục đồng (bằng khoảng ba trăm đồng bây giờ). Kể ra với tuổi tác, sức vóc và vốn liếng đó, cộng thêm tính cần cù, cơ chỉ, chồng cầy cấy vợ chạy chợ, thì đời sống của gia đình anh cũng không đến nỗi lao đao, vất vả; nếu cứ mưa thuận gió hoà và mạnh chân khoẻ tay thì còn có thể khấm khá là khác. Nhưng chế độ thực dân nửa phong kiến với bao nhiêu nanh vuốt của nó không cho phép anh Pha cũng như hàng triệu nông dân lao động như anh được an cư lạc nghiệp. Tên địa chủ Nghị Lại, do cướp bóc nông dân đã giàu nứt đố đổ vách với hai mẫu vườn và bốn trăm mẫu ruộng, còn tìm cách thâm độc để chiếm nốt tám sào ruộng của anh Pha. Hắn cấu kết với tên tri huyện sở tại, xui nguyên giục bị, đẩy nông dân đi đến chỗ kiện cáo nhau để đục nước béo cò: quan thì ăn của đút, địa chủ thì cho vay nặng lãi chiếm ruộng chiếm nhà. Nghị Lại xúc xiểm Trương Thi và Pha đi kiện nhau. Hắn cho cả hai bên vay tiền để lễ quan. Vì vụ kiện mà chính Pha không muốn có này, anh đã vấp nợ Nghị Lại ba chục đồng. Rút kinh nghiệm đau đớn của bao nhiêu gia đình nông dân đã khánh kiệt vì nợ lãi, vợ chồng Pha bán gánh hàng xén để lấy tiền trả nợ. Nhưng Nghị Lại tìm cách chần chừ không chịu nhận tiền, vì hắn đã có âm mưu nuôi lãi mẹ đẻ lãi con để cuối cùng chiếm ruộng của Pha. Kế đến vụ sưu thuế ập tới. Cường hào có quan trên đồng loã, được dịp phù thu lạm bổ. Món tiền bán gánh hàng xén của vợ Pha bị tiêu tán vào món thuế tám sào ruộng và ba suất sưu của Pha và hai người anh ruột Pha tha phương cầu thực mà bọn cường hào bắt anh phải đóng đậy. Hoạ vô đơn chí. Để tránh nạn đói giáp hạt, Pha lại phải vay của Nghị Lại 5 thùng thóc. Nhưng 5 thùng thóc đó cũng không đủ cứu đói cho cả gia đình. Vợ chồng Pha phải ăn củ chuối. Do đói và ăn bậy, lại bị nạn mưa lũ úng thuỷ, nhân dân trong vùng nhiều người mắc bệnh dịch tả. Vợ rồi con Pha cũng lần lượt chết về bệnh dịch. Nhân việc vợ con ốm, chết, Pha lại bị mê tín và lệ làng làm cho thêm tốn kém: lễ bái, bốc mộ, cúng quan ôn, tạ thần. Anh phải bán nhà và vay Nghị Lại thêm mười đồng nữa. Cuối cùng gần đến vụ gặt và giữa lúc Pha trắng tay, Nghị Lại gọi Pha đến tính nợ: 30 đồng vay lễ quan, 10 đồng vay tạ thán cộng với 5 thùng thóc vay lúc giáp hạt, tính cả vốn lẫn lãi thành 20 thùng, và tuyên bố: "Mày phải viết nhượng cho tao chỗ tám sào của mày".
Nhưng việc đời cùng tắc biến, con giun bị xéo mãi cũng quằn. "Bước đường cùng" mà Nghị Lại và cả cái chế độ tàn ác sau lưng hắn dồn anh Pha tới, đã buộc anh và những người cùng cảnh ngộ với anh phải vùng dậy. Trong cái làng An Đạo có dinh cơ của Nghị Lại, không riêng gì gia đình anh Pha bị phá sản. Bà Ánh, hàng xóm của Nghị Lại bị hắn cướp vườn. Bác đám ích hai lần mất nhà, mất ruộng vào tay hắn. Bác San cũng bị hắn lừa phỉnh, vay tiền rồi mua bò mua lợn của hắn để mời cả làng ăn khao cái bằng sơ học yếu lược của đứa con trai đầu lòng. Tất cả những con người đó đều thù oán Nghị Lại, đồng bệnh tương liên với Pha.
Ngay giữa Trương Thi và Pha, hai người hàng xóm vốn hiềm khích nhau về chuyện người nọ lấy tên huý cha, ông người kia để đặt tên cho con mình, đến nỗi Trương Thi định bỏ rượu lậu vào ruộng Pha (nhưng không may lại bỏ lầm vào ruộng Nghị Lại) rồi báo Tây đoan về bắt Pha, sau đó cả hai bị Nghị Lại gièm pha, xúc xiểm, đi kiện nhau và vay tiền của hắn để đút quan, kết cục cả hai đều bị hắn cướp lúa, cắm ruộng; ngay giữa hai người đó cuối cùng cũng san bằng mọi hiềm khích, thân ái giúp đỡ nhau lúc tắt lửa tối đèn. Cuốn tiểu thuyết kết thúc bằng sự đoàn kết giữa ba nhà Pha, San, Thi để chống lại sự cướp lúa, cắm ruộng của Nghị Lại. Họ đã giúp nhau gặt chạy trót lọt lúa ở ruộng San và ruộng Thi. Nhưng đến lượt ruộng Pha, thì Nghị Lại cầu cứu lính khố xanh về đàn áp. San, Thi chưa kịp tới. Nhưng một mình Pha cũng liều chết chống lại. "Anh vớ được chiếc đòn càn, xông vào Nghị Lại, phang một cái thật mạnh vào đầu" rồi "phang huyên thiên. Nhưng anh thế cô, chẳng mấy chốc bị ba người lính khoẻ túm chặt được, đè anh ngã ngửa và trói gô lại" (tr.166) giải lên huyện.
Hành động chống đối của Pha và bè bạn chưa phải là hoàn toàn tự giác (theo ý nghĩa giác ngộ về lợi ích của giai cấp), nhưng cũng không hẳn là hoàn toàn tự phát, hăng máu gà trong giây lát. Quá trình chuyển biến của Pha từ một con người nhút nhát, cả tin, sợ và coi Nghị Lại như một ân nhân đến một con người có suy nghĩ, mạnh bạo, thù ghét và đánh lại Nghị Lại, quá trình ấy tuy ngắn ngủi, chỉ diễn ra trong vòng mấy tháng nhưng là một quá trình tất yếu. Tai hoạ dồn dập đến với gia đình Pha, kinh nghiệm xương máu của anh những khi chạm trán với Nghị Lại, quan huyện, nha lại, lính tráng, cường hào là cơ sở thực tế để anh có thể chuyển biến về nhận thức, tư tưởng sự tiếp xúc giữa anh với Dự (em vợ anh), Tân (anh cọc chèo của anh), Hoà (anh ruột anh, một công nhân đi làm ở xa về) là những người hiểu biết hơn anh, đã thúc đẩy sự chuyển biến đó từ khả năng đến hiện thực. Cố nhiên sự chuyển biến đó cũng chỉ mới là bước đầu, bước đầu của quá trình cách mạng hoá lâu dài và gian khổ của các tầng lớp nhân dân lao động, quá trình này đòi hỏi phải được sự lãnh đạo sáng suốt, sự giáo dục kiên trì của Đảng, của giai cấp công nhân. Nhưng dẫu sao đó cũng là một bước đầu đầy hứa hẹn. Những người nông dân ấy, từ Pha đến San, Trương Thi đã bắt đầu có ý thức về sự nghèo khổ của mình, đúng như lời Dự nói lúc Pha bị bắt:
"Chúng ta sống để làm gì? Không để ăn ngon, không để mặc đẹp, không để sướng, nhưng là để chịu những sự bóc lột của địa chủ tàn nhẫn, những nỗi áp bức của quan lại tham nhũng, những cái bất công của chế độ thối nát chốn hương thôn, để bước đường cùng là đi đến chỗ phá sản" (tr. 167). Chỉ cần được tiếp xúc với ánh sáng chân lý của Đảng là những người nông dân tự phát ấy có thể trở thành những người nông dân cách mạng, hoàn toàn tự giác, những người nông dân cứu quốc của Mặt trận Việt Minh và hơn nữa trở thành những người đảng viên cộng sản dẫn đầu toàn thể nông dân lao động tiến lên như sóng cuộn trong những ngày bão táp của Cách mạng tháng Tám để lật đổ cái "chế độ thối nát" chẳng riêng gì ở "chốn hương thôn" mà trong phạm vi cả nước.
Nhiều người đọc trước Cách mạng đã đánh giá cao Bước đường cùng, coi nó cùng với Tắt đèn của Ngô Tất Tố (ra đời năm 1939) là hai tác phẩm văn học anh em đã lần đầu và bước đầu phản ánh một cách tài tình, sinh động bằng hình tượng nghệ thuật trong một vài điểm cơ bản đã được nêu lên trong vấn đề dân cày, một tác phẩm khoa học xã hội của Qua Ninh và Vân Đình (bút danh của các đồng chí Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp hồi đó) xuất bản trong những năm 1937-1938.
Qua các hình tượng nhân vật chính diện Pha và phản diện Nghị Lại, Bước đường cùng đã phản ánh được một số khía cạnh điển hình trong các mâu thuẫn cơ bản giữa nông dân và phong kiến, đế quốc, trong các vấn đề nợ lãi, sưu cao thuế nặng, quan lại cường hào tham nhũng là những cái ách đè nặng trên vai nông dân dưới chế độ cũ. Bước đường cùng có những trang rất hay, rất sống về cảnh địa chủ bóc lột nợ lãi, Tây đoan bắt rượu, cường hào thu thuế, tri huyện đốc thuế, quan nha lính tráng nhũng nhiễu nhân dân và ăn hối lộ. Ngòi bút vốn sở trường về châm biếm của Nguyễn Công Hoan ở đây đã tỏ ra sắc sảo khi tả những nhân vật phản diện từ Nghị Lại, Tây đoan, tri huyện, cai lệ, lính lệ đến chánh tổng, lý trưởng, chánh hội. Nhiều nhân vật kể cả những nhân vật không có tên tuổi, lai lịch rõ rệt, chỉ mới được phác qua vài nét, về hình dáng, ngôn ngữ và hành động, nhưng qua một số nét chấm phá đó, người đọc cũng đã hình dung được khá rõ bản chất và cả cá tính của chúng với những màu sắc thời đại và màu sắc địa phương khá đậm.
Đây là chân dung và phần nào chân tướng Nghị Lại qua một cái ảnh truyền thần: "Ta nên nhớ rằng ông Lại chỉ mới là nghị viên. Song vì người làng phải nghe ông mà gọi là quan, nên ông không cần nể ai, chụp ngay cái hình mặc mũ áo đại triều và thuê vẽ. Hoạ sĩ lại là tay đồng chí của chủ nhân, càng không cần nể ai nữa. Y đã tô màu tía lên trên áo rồng và vẽ thêm đôi giao long dưới cầu mũ có rắc kim nhũ. Song trời ạ, cả một bộ triều phục uy nghi ấy lại dùng để lồng ra ngoài một tấm thân có bộ mặt hom hem, dăn dúm, khủng bố người ta bằng hai nét nhăn xoạc cong sang bên má, làm cho đôi mắt đã xếch lại càng xếch thêm. Hoạ sĩ muốn tôn người có của, đã hoà màu hồng cho khéo để tô da mặt hồng hào như người Mỹ tráng kiện, song sự thực Nghị Lại là dòng dõi một giống người thuộc chủng tộc thứ sáu trên toàn cầu (...) đích danh là thứ da của chủng tộc người nghiện" (tr.28).
Đây là hình tượng một tên lính lệ khi hắn bước vào nhà Pha: "Người lạ mặt (tức tên lính lệ - N.M) có cái đặc biệt là mặc hai áo cộc. Áo trong bằng vải, áo ngoài bằng đũi nhuộm vỏ sò mà cũng dài đến đầu gối, cùng may lối năm thân và cũng có cổ rất cao. Người ấy mặt khinh khỉnh, đội khăn lượt quấn có năm vòng, nhưng đằng trước đếm được hơn mười nếp. Người ấy tay cầm chiếc roi mây quấn tròn đầu, đi tuột vào trong nhà, leo lên phản ngồi, không chào ai cả" (tr.42-43). Khi thấy Pha bưng mâm cơm rượu lên, thì "người lính ngồi nhổm dậy, duỗi khục hai cánh tay, đứng lên, vươn vai, vặn lưng, bẻ đầu và vẫy cẳng rồi lại ngồi xuống (...). Khách kề cà vừa uống vừa nhắm rất thô tục. Trong khi ăn anh ta chẳng nói với chủ một tiếng nào. Đánh loáng hai đĩa thịt luộc đã gần hết. Pha phát ngượng về sự thiếu đồ nhắm, phải làm lối lịch sự, xuống bếp chặt nốt chỗ thịt định để dành chiều hai vợ chồng ăn với nhau. Thấy được tiếp đồ ăn, khách càng ăn càng uống dài. Hắn nốc từng hụm rượu và nuốt ừng ực" (tr.42-45).
Và đây là hình tượng quan huyện: "Quan phụ mẫu là một người có nhiều cái đặc biệt. Đứng trước ngài người ta có cảm tưởng như lại phải ăn một mâm cỗ đầy ăm ắp những thịt mỡ khi người ta đã no nê. Nghĩa là người ta phát ngấy về sự phì nộn của ngài. Ngài cúi mặt xuống, cả tấm thịt trên quai hàm bị cổ áo là cứng nó đùn lên, nó vẽ nên một nét nhăn, chia má làm hai khu đều nhau, khu nào cũng phinh phính và nung núc những thịt. Cái tấm má ấy đầy đặn, đến nỗi giá chỉ một mũi kim nhỏ lỡ đụng vào, là có thể làm chảy ra hàng lít nước nhờn nhờn mà người ta quen gọi là mỡ...". Khi Pha vào hầu kiện, trình bức thư của Nghị Lại thì thấy: "Quan vừa đọc thư, vừa với tay vào cái đĩa không để ở góc bàn. Ngài vét mấy lượt, chẳng được gì. Bỗng ngài ngẩng lên nhìn thẳng vào Pha, ngạc nhiên hỏi: - Đâu?" (tr.52). Té ra Pha quên đặt vào đĩa năm đồng bạc tiền trình theo lệ nhà quan. Vì thế anh bị quan sai lính tống cổ xuống trại giam.
Địa chủ cường hào ấy, lính ấy, quân ấy, chúng hùa nhau cấu kết với thực dân, làm tay sai đắc lực cho thực dân vơ vét nhân dân, đặc biệt là trong những vụ sưu thuế, nhờ gió bẻ măng, tha hồ phù thu lạm bổ: sưu thuê vốn đã nặng, thế mà thực dân đánh một, chúng còn thu gấp rưỡi, gấp đôi.
Hàng năm cứ đến vụ thuế đánh gióng ba là người nông dân rùng mình, có cảm tưởng như là trống giặc, trống cướp, trống cháy nhà vỡ đê. Riêng gia đình Pha, có 8 sào ruộng và 3 suất đinh, phải nộp tới 13 đồng rưỡi, bằng khoảng 4 tạ gạo. Chính một phần vì món sưu thuế đó, mà Pha phải mất hết ruộng vào tay Nghị Lại, Những người khác như anh Cò định bán con để nộp sưu, nhưng không ai mua, bị lý trưởng sai tuần phu bắt ra đình kìm kẹp bên cạnh hàng chục người khác. Bà cụ Trứ có con trai chết đã 5, 6 tháng vẫn phải chạy tiền nộp sưu cho con. Trong khi nông dân méo mặt vì thuế, thì địa chủ lại có dịp làm giàu thêm. Đây là cảnh nông dân chen chúc nhau trước cổng nhà Nghị Lại để cầm đồ lấy tiền nộp thuế:
"Người nào người nấy vẻ mặt buồn bã vì ốm đói, vì lo lắng, cố lách vào đứng sát cánh cửa tò vò đóng kín. Trên chòi cổng lớn, Phát (đầy tớ của Nghị Lại - N.M) luôn miệng hô:
- Chị nào cầm đôi đèn kia, hãy đứng giãn ra cho bà đám Rót vào trước!
Hoặc:
- Ai ôm cái áo bông kia mang về, đây không lấy áo.
Lúc hai cánh cửa hé mở, một người ra thì mấy chục người chen vào. Ngọn roi mây như
mưa vào các đầu và Phát đứng trên rát cổ vì hò hét ầm ĩ. Hai cánh lại đóng ập lại sau khi nuốt chửng một người. Bác Thứ chen được đến chỗ rộng, xổ cả khăn, mặt đỏ dừ. Vậy mà bác hể hả cười và khoe:
- Quan ông không nhận hoa tai, chê là vàng giả, nhưng quan bà cho vay hai đồng.
Mọi người thèm muốn, nhìn bác Thứ, ước ao được may mắn như bác, Pha hỏi:
- Lãi bao nhiêu?
- Mỗi đồng một ngày năm xu" (tr.107).
"Mỗi đồng một ngày năm xu"! Người nông dân "hể hả" vì vay được tiền để nộp thuế, khỏi cái cảnh kìm kẹp, tù tội trước mắt. Nhưng nhất tội nhì nợ. Để thoát tù tội vì sưu thuế của thực dân, người nông dân đã đút cổ vào cái thòng lọng nợ lãi của địa chủ. "Mỗi đồng một ngày năm xu”! Một tháng sau, hai đồng bạc vay nộp thuế sẽ biến thành năm đồng cả vốn lẫn lãi trong sổ nợ nhà địa chủ, một thứ "sổ đoạn trường". Nông dân một khi đã mắc vào tròng nợ lãi thì ít ai có thể gỡ ra. Rồi lãi mẹ đẻ lãi con, rút cục vẫn là "bước đường cùng": phá sản, chết vợ, chết con, mất nhà mất ruộng và tù tội vẫn hoàn tù tội, như Pha vậy.
Đối với lịch sử dân tộc Việt Nam, xã hội Việt Nam, cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, vấn đề nông dân là một vấn đề rất lớn, phức tạp, nhiều mặt. Trong "Lời nói đầu" tác phẩm Vấn đề dân cày, các đồng chí Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố: Xét đến tình cảnh dân cày, chúng tôi không quên những vấn đề ruộng đất, địa tô, sưu thuế, cho vay nợ lãi, hối lộ, giáo dục...". Sau đó, các đồng chí đã khái quát một cách vừa súc tích vừa toàn diện thái độ các giai cấp đối với dân cày và tính chất, lực lượng, khả năng của dân cày:
"Ở nước ta, bọn quan lại, quý tộc thường khinh miệt dân cày, cho là một hạng "thấp cổ bé miệng". Bọn địa chủ thì cho dân cày là một hạng "ăn no vác nặng" chỉ tốt cho họ bóc lột. Đối với bọn tư bản thì dân cày là một hạng nhà quê ngờ nghệch, ngu xuẩn, không đáng cho người ta đếm xỉa đến.
(...) Chúng quên rằng một xứ nông nghiệp như Đông Dương, dân cày chiếm 90 phần trăm dân số, 90 phần trăm ấy suốt ngày đầu tắt mặt tối ở ngoài đồng để cho một số ít người no nê, phè phỡn một cách hỗn xược trước cảnh lầm than đói rách của quần chúng. Cái hạng người đen đủi, chất phác kia chịu khổ là vì không hiểu bởi đâu mình khổ. Họ đành cầu trời, khấn Phật, mong cho con cháu sau này đỡ phải điêu linh. Gặp nắng hạn thì họ tế lễ cầu mưa; gặp năm đói kém, ăn nhảm ăn nhí cho đầy dạ dầy, không may dịch tả thì họ cúng quan ôn bị bóc lột trăm đường, làm ăn sa sút thì họ đi cất mồ cất mả, cầu khấn ông vải; hơn nữa họ đi kiện quan, mặc sức cho bọn quan lại, thầy dùi đục khoét. Nhưng mỗi khi không thể nào chịu nổi, họ liền tỉnh giấc, nhìn vào thực tế thì bao nhiêu sự mơ màng dẹp lại mà nhường chỗ cho sự phẫn uất. Lúc đó họ nhảy lên trường chiến đấu, quyết sống mái với kẻ bóc lột mình, cho hả giận. Họ say máu đấu tranh, hình như nghĩ cứu mình không được thà chết!
Ấy chính cái tinh thần đấu tranh, phẫn uất hy sinh đó đã giúp cho cuộc tiến hoá của dân tộc".
Cố nhiên là Nguyễn Công Hoan chưa thể có cái nhìn khái quát toàn diện và sâu sắc của các tác giả vấn đề dân cày. Tuy nhiên, như đã phân tích trên kia, Bước đường cùng phản ánh được một vài điểm cơ bản đề ra trong vấn đề dân cày. Nguyễn Công Hoan chưa có dịp nghiên cứu mọi mặt vấn đề dân cày khi viết Bước đường cùng. Nhưng quả thật ở đây nhà văn đã gặp các nhà cách mạng ở một số nhận định. Đúng là Nguyễn Công Hoan hồi đó đã vượt qua "mấy nhà văn quí phái, tư sản phóng ô tô chạy vụt qua nhà quê, thấy cánh đồng bát ngát, xanh rì, buổi chiều mấy nóc nhà tranh khói lên nghi ngút, (...) liền thêu dệt nên những bức tranh đầy "thi vị", nào có biết đâu...".
Mấy nhà văn đó "nào có biết đâu", nhưng qua Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan đã tỏ ra có biết, biết khá nhiều, khá sâu đến hoàn cảnh nông thôn, tính cách nông dân, mâu thuẫn giai cấp, phong tục tập quán trong xã hội sau các luỹ tre xanh. Bước đường cùng thành công tốt đẹp, chính vì Nguyễn Công Hoan đã hiểu biết đề tài và chủ đề mà mình lựa chọn để sáng tác. Và Nguyễn Công Hoan hiểu biết chính vì ông đã "không phóng ô tô chạy vút qua nhà quê", mà thực tế đã sống lâu với những cảnh và người mà ông miêu tả. Ông xuất thân trong một dòng họ có cả quan lại, địa chủ, cường hào, nông dân lao động, chiến sĩ cách mạng; và trong nghề dạy học của ông trước, ông đã có nhiều dịp sống gần nông dân. Dù muốn hay không, Nguyễn Công Hoan cũng đã "đi thực tế" lâu dài ở nông thôn: Trong các cửa phủ, cửa huyện ở Thanh Oai, ở Phù Ninh, ở Thái Ninh rồi các cửa trường ở Nam Sách, Kinh Môn, Trà cổ... Mặt khác, thời Mặt trận Dân chủ, ông đã có dịp tiếp xúc với những người cộng sản đã được đồng chí Nguyễn Văn Phúc giảng cho nghe về chủ nghĩa cộng sản, về giá trị thặng dư, đã đọc sách báo cách mạng, và do đó thế giới quan của ông đã bắt đầu có chuyển biến, tiếp thu thêm nhiều yếu tố tiến bộ. Trong bài hồi ký Thời kỳ Mặt trận Bình dân tôi đã chịu ảnh hưởng của Đảng, Nguyễn Công Hoan đã kể lại: "Từ khi tôi hiểu thế nào là thặng dư giá trị, thế nào là bóc lột, thế nào là giai cấp, thế nào là đấu tranh, từ khi tôi đi theo dõi các cuộc đình công của công nhân đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị, từ khi có các cuộc điều tra của Chính phủ bình dân phái Gô-đa, Vi-an sang Đông Dương và tự khi tôi thích đọc sách báo của Mặt trận Dân chủ, thì tôi bắt đầu thông cảm với nỗi thống khổ của anh em lao động. Tôi tìm hiểu dân cày, tìm hiểu thợ thuyền". Bước đường cùng chính là kết quả tốt đẹp của sự "tìm hiểu dân cày", sự kết hợp vốn sống thực tế ở nông thôn với việc "hiểu thế nào là thặng dư giá trị..." việc "thích đọc sách báo của Mặt trận Dân chủ", việc "bắt đầu thông cảm với nỗi khổ của anh em lao động", nghĩa là sự kết hợp kinh nghiệm sống phong phú với tư tưởng và tình cảm tiến bộ của nhà văn.
Tô Hoài trong bài Người bạn đọc ấy có kể lại rằng: mùa hè 1938, trong khi Nguyễn Công Hoan còn ở thị xã Nam Định, để hoàn thành Bước đường cùng, thì một buổi trưa, có "một người "nhà quê" (...) trạc bốn mươi tuổi (...) khuôn mặt (...) vừa rám đen nắng vừa vàng nghệ thành màu đất thó xám, không thể đoán được là người đương ốm hay người khoẻ, (...) quấn khăn lượt, mặc áo the lửng, tay cầm cái ô vải trắng lơ, đi đất" đến gõ cửa. Người ấy tự giới thiệu quê ở Yên Mô, Ninh Bình rồi thốt lên một câu: "Ông ôi! Đời tôi rất khổ". Rồi người ấy kể khổ với nhà văn, cuối cùng người ấy kết luận và yêu cầu nhà văn: "Tôi chỉ thấy khổ như cảnh tôi là khổ đến tuyệt trần rồi, cho nên tôi phải kể cho ông viết, nếu không thì chẳng ai biết dân đen chúng tôi cực nhục đến như thế nào, bọn hào lý, quan trên kia độc ác đến như thế nào". Rất có thể người "nhà quê" trên đây vừa là một bạn đọc lại vừa là một nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan. "Người bạn đọc ấy" đã coi nhà văn như là người thân thiết ruột rà của mình, coi tác phẩm văn học như là một lời tố khổ, một bản cáo trạng, một vũ khí đấu tranh và dốc tất cả những dòng mồ hôi, nước mắt và máu trong cuộc đời mình cho tuôn chảy vào ngòi bút của nhà văn. Và biết đâu trong sự thành công của Bước đường cùng lại không có sự đóng góp trực tiếp của "người độc giả ấy". Biết đâu sự thành công của Bước đường cùng không phải một phần là do nhiệt tình của nhà văn muốn "trang trải món nợ lòng" đối với "người độc giả ấy" ở Ninh Bình cũng như "đối với anh em cộng sản ở Nam Định".
Có người chê Bước đường cùng về mặt nội dung chưa phản ánh được những điều cơ bản nhất của "Vấn đề dân cày", như ruộng đất và địa tô, và về mặt nghệ thuật ngoài Pha ra, còn nhiều nhân vật quá tĩnh, đơn điệu, sơ lược, thiếu diễn biến biện chứng trong tính cách, có những chi tiết tự nhiên chủ nghĩa như cảnh vợ Pha đẻ, kỳ hào đánh chủ, lính lệ bóp vú, vợ Trương Thi chửi mất gà... Lời chê ấy có phần nào đúng, nhưng quả là quá khe khắt. Không nhất thiết tác phẩm văn học ưu tú nào cũng phải phản ánh đầy đủ những mặt bản chất của hiện thực. Lê-nin đánh giá rất cao sáng tác của L. Tônxtôi, coi đó là "tấm gương phản chiếu cách mạng Nga", mặc dầu trong các tác phẩm của mình, L.Tônxtôi chỉ mới phản ánh "vài khía cạnh chủ yếu của cuộc cách mạng". Tắt đèn của Ngô Tất Tố hầu như chỉ đề cập đến một khía cạnh là vấn đề sưu thuế, nhưng qua vấn đề đó cũng đã đề cập đến khá nhiều vấn đề khác đặt ra trong đời sống nông thôn và tố cáo một cách đanh thép chế độ quan lại, địa chủ, cường hào thối nát và chính vì thế mà Tắt đèn đã trở thành một tác phẩm ưu tú. Bước đường cùng, ngoài vấn đề sưu thuế, đã đề cập tới vấn đề nợ lãi và qua hai câu sưu thuế và nợ lãi cũng đã phê phán nghiêm khắc bọn địa chủ, cường hào, quan lại, ngoài ra còn phê phán một số hủ tục mê tín. Và nhờ những chi tiết cụ thể, bề ngoài có vẻ như là tự nhiên chủ nghĩa, Bước đường cùng đã phần nào tránh được công thức, sơ lược, có màu sắc thời đại, địa phương sinh động. Nếu Bước đường cùng có chỗ yếu, thì chỗ yếu ấy căn bản không phải là vì cách chọn đề tài, chủ đề, mà chính là ở cách nhìn của tác giả. Cách nhìn này tuy đã có những yếu tố tiến bộ nhờ ảnh hưởng của Mặt trận Dân chủ, nhưng cũng còn có những mặt bị hạn chế. Chẳng hạn cảnh sinh nở khó khăn của vợ Pha, cách đỡ đẻ luộm thuộm của bà trùm Sủng, cảnh nhà cửa chật chội, bẩn thỉu của gia đình Pha, cảnh nhân dân kéo nhau đi xem Tây đoan bắt Pha... đáng được miêu tả với một thái độ thương xót hơn là hài hước.
Nhưng mặt hạn chế chủ yếu trong Bước đường cùng là tác giả chưa thấy rõ ràng, dứt khoát quá trình vận động cách mạng của hiện thực, chưa nhận ra hướng đi lên của giai cấp nông dân và đà xuống dốc của chế độ quan lại, địa chủ, cường hào, chỉ mới nhìn thấy "Bước đường cùng" của nông dân mà chưa nhìn thấy "Bước đường cùng" của chế độ thực dân nửa phong kiến, mặc dầu về chủ quan tác giả đã được bước đầu tiếp xúc với chủ nghĩa cộng sản và đã có "dự định viết tiếp đời anh nông dân bị phá sản trong cuốn Bước đường ngoặt và viết cuốn Bước đường sáng để nối vào Bước đường ngoặt là hai bước đường đưa nông dân tới cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Do mặt hạn chế này mà nhà văn chưa nhìn thẳng vào nguyên nhân chính làm cho nông dân phá sản là cơ sở xã hội, là bản thân chế độ thực dân nửa phong kiến, là chế độ địa chủ chiếm đoạt ruộng đất bóc lột nông dân bằng công tức, nhà văn lại nhìn chệch sang những nguyên nhân thứ yếu khác thuộc phạm vi kiến trúc thượng tầng như hủ tục và nhất là trình độ văn hoá. Về nguyên nhân "trình độ văn hoá này", trong tác phẩm đã có tới 11 đoạn đề cập tới (tr.75, 76, 88, 90, 95, 96, 97, 98, 131, 155, 165). Ở chương cuối cùng, Dự, một nhân vật có "giác ngộ" đã khuyên Pha muốn thoát khỏi cảnh khổ thì "phải hiểu biết, và muốn hiểu biết phải học chữ" (tr.165). Có lẽ khi viết những đoạn trên đây, tác giả đã ít nhiều chịu ảnh hưởng của phong trào Truyền bá chữ quốc ngữ đương thời có lúc khá rầm rộ. Có người căn cứ vào đó mà quy cho tác giả là có khuynh hướng cải lương xã hội chủ nghĩa. Lời quy kết này cũng quá nghiêm khắc. Nhưng dẫu sao mặt hạn chế về cách nhìn của tác giả cũng đã giảm một phần giá trị tư tưởng của tác phẩm.
Mặc dầu có chỗ yếu như trên, Bước đường cùng vẫn là một tác phẩm văn học hiện thực ưu tú và có sức sống lâu dài. Cho đến nay nó vẫn là truyện dài thành công nhất của Nguyễn Công Hoan. "Với Bước đường cùng lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam có một tác phẩm nói đến đời sống nông thôn Việt Nam một cách sâu sắc, vạch trần được một trong hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội nước ta dưới thời Pháp thuộc là mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến".
"Người nào người nấy vẻ mặt buồn bã vì ốm đói, vì lo lắng, cố lách vào đứng sát cánh cửa tò vò đóng kín. Trên chòi cổng lớn, Phát (đầy tớ của Nghị Lại - N.M) luôn miệng hô:
- Chị nào cầm đôi đèn kia, hãy đứng giãn ra cho bà đám Rót vào trước!
Hoặc:
- Ai ôm cái áo bông kia mang về, đây không lấy áo.
Lúc hai cánh cửa hé mở, một người ra thì mấy chục người chen vào. Ngọn roi mây như
mưa vào các đầu và Phát đứng trên rát cổ vì hò hét ầm ĩ. Hai cánh lại đóng ập lại sau khi nuốt chửng một người. Bác Thứ chen được đến chỗ rộng, xổ cả khăn, mặt đỏ dừ. Vậy mà bác hể hả cười và khoe:
- Quan ông không nhận hoa tai, chê là vàng giả, nhưng quan bà cho vay hai đồng.
Mọi người thèm muốn, nhìn bác Thứ, ước ao được may mắn như bác, Pha hỏi:
- Lãi bao nhiêu?
- Mỗi đồng một ngày năm xu" (tr.107).
"Mỗi đồng một ngày năm xu"! Người nông dân "hể hả" vì vay được tiền để nộp thuế, khỏi cái cảnh kìm kẹp, tù tội trước mắt. Nhưng nhất tội nhì nợ. Để thoát tù tội vì sưu thuế của thực dân, người nông dân đã đút cổ vào cái thòng lọng nợ lãi của địa chủ. "Mỗi đồng một ngày năm xu”! Một tháng sau, hai đồng bạc vay nộp thuế sẽ biến thành năm đồng cả vốn lẫn lãi trong sổ nợ nhà địa chủ, một thứ "sổ đoạn trường". Nông dân một khi đã mắc vào tròng nợ lãi thì ít ai có thể gỡ ra. Rồi lãi mẹ đẻ lãi con, rút cục vẫn là "bước đường cùng": phá sản, chết vợ, chết con, mất nhà mất ruộng và tù tội vẫn hoàn tù tội, như Pha vậy.
***
Đối với lịch sử dân tộc Việt Nam, xã hội Việt Nam, cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, vấn đề nông dân là một vấn đề rất lớn, phức tạp, nhiều mặt. Trong "Lời nói đầu" tác phẩm Vấn đề dân cày, các đồng chí Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố: Xét đến tình cảnh dân cày, chúng tôi không quên những vấn đề ruộng đất, địa tô, sưu thuế, cho vay nợ lãi, hối lộ, giáo dục...". Sau đó, các đồng chí đã khái quát một cách vừa súc tích vừa toàn diện thái độ các giai cấp đối với dân cày và tính chất, lực lượng, khả năng của dân cày:
"Ở nước ta, bọn quan lại, quý tộc thường khinh miệt dân cày, cho là một hạng "thấp cổ bé miệng". Bọn địa chủ thì cho dân cày là một hạng "ăn no vác nặng" chỉ tốt cho họ bóc lột. Đối với bọn tư bản thì dân cày là một hạng nhà quê ngờ nghệch, ngu xuẩn, không đáng cho người ta đếm xỉa đến.
(...) Chúng quên rằng một xứ nông nghiệp như Đông Dương, dân cày chiếm 90 phần trăm dân số, 90 phần trăm ấy suốt ngày đầu tắt mặt tối ở ngoài đồng để cho một số ít người no nê, phè phỡn một cách hỗn xược trước cảnh lầm than đói rách của quần chúng. Cái hạng người đen đủi, chất phác kia chịu khổ là vì không hiểu bởi đâu mình khổ. Họ đành cầu trời, khấn Phật, mong cho con cháu sau này đỡ phải điêu linh. Gặp nắng hạn thì họ tế lễ cầu mưa; gặp năm đói kém, ăn nhảm ăn nhí cho đầy dạ dầy, không may dịch tả thì họ cúng quan ôn bị bóc lột trăm đường, làm ăn sa sút thì họ đi cất mồ cất mả, cầu khấn ông vải; hơn nữa họ đi kiện quan, mặc sức cho bọn quan lại, thầy dùi đục khoét. Nhưng mỗi khi không thể nào chịu nổi, họ liền tỉnh giấc, nhìn vào thực tế thì bao nhiêu sự mơ màng dẹp lại mà nhường chỗ cho sự phẫn uất. Lúc đó họ nhảy lên trường chiến đấu, quyết sống mái với kẻ bóc lột mình, cho hả giận. Họ say máu đấu tranh, hình như nghĩ cứu mình không được thà chết!
Ấy chính cái tinh thần đấu tranh, phẫn uất hy sinh đó đã giúp cho cuộc tiến hoá của dân tộc".
Cố nhiên là Nguyễn Công Hoan chưa thể có cái nhìn khái quát toàn diện và sâu sắc của các tác giả vấn đề dân cày. Tuy nhiên, như đã phân tích trên kia, Bước đường cùng phản ánh được một vài điểm cơ bản đề ra trong vấn đề dân cày. Nguyễn Công Hoan chưa có dịp nghiên cứu mọi mặt vấn đề dân cày khi viết Bước đường cùng. Nhưng quả thật ở đây nhà văn đã gặp các nhà cách mạng ở một số nhận định. Đúng là Nguyễn Công Hoan hồi đó đã vượt qua "mấy nhà văn quí phái, tư sản phóng ô tô chạy vụt qua nhà quê, thấy cánh đồng bát ngát, xanh rì, buổi chiều mấy nóc nhà tranh khói lên nghi ngút, (...) liền thêu dệt nên những bức tranh đầy "thi vị", nào có biết đâu...".
Mấy nhà văn đó "nào có biết đâu", nhưng qua Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan đã tỏ ra có biết, biết khá nhiều, khá sâu đến hoàn cảnh nông thôn, tính cách nông dân, mâu thuẫn giai cấp, phong tục tập quán trong xã hội sau các luỹ tre xanh. Bước đường cùng thành công tốt đẹp, chính vì Nguyễn Công Hoan đã hiểu biết đề tài và chủ đề mà mình lựa chọn để sáng tác. Và Nguyễn Công Hoan hiểu biết chính vì ông đã "không phóng ô tô chạy vút qua nhà quê", mà thực tế đã sống lâu với những cảnh và người mà ông miêu tả. Ông xuất thân trong một dòng họ có cả quan lại, địa chủ, cường hào, nông dân lao động, chiến sĩ cách mạng; và trong nghề dạy học của ông trước, ông đã có nhiều dịp sống gần nông dân. Dù muốn hay không, Nguyễn Công Hoan cũng đã "đi thực tế" lâu dài ở nông thôn: Trong các cửa phủ, cửa huyện ở Thanh Oai, ở Phù Ninh, ở Thái Ninh rồi các cửa trường ở Nam Sách, Kinh Môn, Trà cổ... Mặt khác, thời Mặt trận Dân chủ, ông đã có dịp tiếp xúc với những người cộng sản đã được đồng chí Nguyễn Văn Phúc giảng cho nghe về chủ nghĩa cộng sản, về giá trị thặng dư, đã đọc sách báo cách mạng, và do đó thế giới quan của ông đã bắt đầu có chuyển biến, tiếp thu thêm nhiều yếu tố tiến bộ. Trong bài hồi ký Thời kỳ Mặt trận Bình dân tôi đã chịu ảnh hưởng của Đảng, Nguyễn Công Hoan đã kể lại: "Từ khi tôi hiểu thế nào là thặng dư giá trị, thế nào là bóc lột, thế nào là giai cấp, thế nào là đấu tranh, từ khi tôi đi theo dõi các cuộc đình công của công nhân đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị, từ khi có các cuộc điều tra của Chính phủ bình dân phái Gô-đa, Vi-an sang Đông Dương và tự khi tôi thích đọc sách báo của Mặt trận Dân chủ, thì tôi bắt đầu thông cảm với nỗi thống khổ của anh em lao động. Tôi tìm hiểu dân cày, tìm hiểu thợ thuyền". Bước đường cùng chính là kết quả tốt đẹp của sự "tìm hiểu dân cày", sự kết hợp vốn sống thực tế ở nông thôn với việc "hiểu thế nào là thặng dư giá trị..." việc "thích đọc sách báo của Mặt trận Dân chủ", việc "bắt đầu thông cảm với nỗi khổ của anh em lao động", nghĩa là sự kết hợp kinh nghiệm sống phong phú với tư tưởng và tình cảm tiến bộ của nhà văn.
Tô Hoài trong bài Người bạn đọc ấy có kể lại rằng: mùa hè 1938, trong khi Nguyễn Công Hoan còn ở thị xã Nam Định, để hoàn thành Bước đường cùng, thì một buổi trưa, có "một người "nhà quê" (...) trạc bốn mươi tuổi (...) khuôn mặt (...) vừa rám đen nắng vừa vàng nghệ thành màu đất thó xám, không thể đoán được là người đương ốm hay người khoẻ, (...) quấn khăn lượt, mặc áo the lửng, tay cầm cái ô vải trắng lơ, đi đất" đến gõ cửa. Người ấy tự giới thiệu quê ở Yên Mô, Ninh Bình rồi thốt lên một câu: "Ông ôi! Đời tôi rất khổ". Rồi người ấy kể khổ với nhà văn, cuối cùng người ấy kết luận và yêu cầu nhà văn: "Tôi chỉ thấy khổ như cảnh tôi là khổ đến tuyệt trần rồi, cho nên tôi phải kể cho ông viết, nếu không thì chẳng ai biết dân đen chúng tôi cực nhục đến như thế nào, bọn hào lý, quan trên kia độc ác đến như thế nào". Rất có thể người "nhà quê" trên đây vừa là một bạn đọc lại vừa là một nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan. "Người bạn đọc ấy" đã coi nhà văn như là người thân thiết ruột rà của mình, coi tác phẩm văn học như là một lời tố khổ, một bản cáo trạng, một vũ khí đấu tranh và dốc tất cả những dòng mồ hôi, nước mắt và máu trong cuộc đời mình cho tuôn chảy vào ngòi bút của nhà văn. Và biết đâu trong sự thành công của Bước đường cùng lại không có sự đóng góp trực tiếp của "người độc giả ấy". Biết đâu sự thành công của Bước đường cùng không phải một phần là do nhiệt tình của nhà văn muốn "trang trải món nợ lòng" đối với "người độc giả ấy" ở Ninh Bình cũng như "đối với anh em cộng sản ở Nam Định".
Có người chê Bước đường cùng về mặt nội dung chưa phản ánh được những điều cơ bản nhất của "Vấn đề dân cày", như ruộng đất và địa tô, và về mặt nghệ thuật ngoài Pha ra, còn nhiều nhân vật quá tĩnh, đơn điệu, sơ lược, thiếu diễn biến biện chứng trong tính cách, có những chi tiết tự nhiên chủ nghĩa như cảnh vợ Pha đẻ, kỳ hào đánh chủ, lính lệ bóp vú, vợ Trương Thi chửi mất gà... Lời chê ấy có phần nào đúng, nhưng quả là quá khe khắt. Không nhất thiết tác phẩm văn học ưu tú nào cũng phải phản ánh đầy đủ những mặt bản chất của hiện thực. Lê-nin đánh giá rất cao sáng tác của L. Tônxtôi, coi đó là "tấm gương phản chiếu cách mạng Nga", mặc dầu trong các tác phẩm của mình, L.Tônxtôi chỉ mới phản ánh "vài khía cạnh chủ yếu của cuộc cách mạng". Tắt đèn của Ngô Tất Tố hầu như chỉ đề cập đến một khía cạnh là vấn đề sưu thuế, nhưng qua vấn đề đó cũng đã đề cập đến khá nhiều vấn đề khác đặt ra trong đời sống nông thôn và tố cáo một cách đanh thép chế độ quan lại, địa chủ, cường hào thối nát và chính vì thế mà Tắt đèn đã trở thành một tác phẩm ưu tú. Bước đường cùng, ngoài vấn đề sưu thuế, đã đề cập tới vấn đề nợ lãi và qua hai câu sưu thuế và nợ lãi cũng đã phê phán nghiêm khắc bọn địa chủ, cường hào, quan lại, ngoài ra còn phê phán một số hủ tục mê tín. Và nhờ những chi tiết cụ thể, bề ngoài có vẻ như là tự nhiên chủ nghĩa, Bước đường cùng đã phần nào tránh được công thức, sơ lược, có màu sắc thời đại, địa phương sinh động. Nếu Bước đường cùng có chỗ yếu, thì chỗ yếu ấy căn bản không phải là vì cách chọn đề tài, chủ đề, mà chính là ở cách nhìn của tác giả. Cách nhìn này tuy đã có những yếu tố tiến bộ nhờ ảnh hưởng của Mặt trận Dân chủ, nhưng cũng còn có những mặt bị hạn chế. Chẳng hạn cảnh sinh nở khó khăn của vợ Pha, cách đỡ đẻ luộm thuộm của bà trùm Sủng, cảnh nhà cửa chật chội, bẩn thỉu của gia đình Pha, cảnh nhân dân kéo nhau đi xem Tây đoan bắt Pha... đáng được miêu tả với một thái độ thương xót hơn là hài hước.
Nhưng mặt hạn chế chủ yếu trong Bước đường cùng là tác giả chưa thấy rõ ràng, dứt khoát quá trình vận động cách mạng của hiện thực, chưa nhận ra hướng đi lên của giai cấp nông dân và đà xuống dốc của chế độ quan lại, địa chủ, cường hào, chỉ mới nhìn thấy "Bước đường cùng" của nông dân mà chưa nhìn thấy "Bước đường cùng" của chế độ thực dân nửa phong kiến, mặc dầu về chủ quan tác giả đã được bước đầu tiếp xúc với chủ nghĩa cộng sản và đã có "dự định viết tiếp đời anh nông dân bị phá sản trong cuốn Bước đường ngoặt và viết cuốn Bước đường sáng để nối vào Bước đường ngoặt là hai bước đường đưa nông dân tới cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Do mặt hạn chế này mà nhà văn chưa nhìn thẳng vào nguyên nhân chính làm cho nông dân phá sản là cơ sở xã hội, là bản thân chế độ thực dân nửa phong kiến, là chế độ địa chủ chiếm đoạt ruộng đất bóc lột nông dân bằng công tức, nhà văn lại nhìn chệch sang những nguyên nhân thứ yếu khác thuộc phạm vi kiến trúc thượng tầng như hủ tục và nhất là trình độ văn hoá. Về nguyên nhân "trình độ văn hoá này", trong tác phẩm đã có tới 11 đoạn đề cập tới (tr.75, 76, 88, 90, 95, 96, 97, 98, 131, 155, 165). Ở chương cuối cùng, Dự, một nhân vật có "giác ngộ" đã khuyên Pha muốn thoát khỏi cảnh khổ thì "phải hiểu biết, và muốn hiểu biết phải học chữ" (tr.165). Có lẽ khi viết những đoạn trên đây, tác giả đã ít nhiều chịu ảnh hưởng của phong trào Truyền bá chữ quốc ngữ đương thời có lúc khá rầm rộ. Có người căn cứ vào đó mà quy cho tác giả là có khuynh hướng cải lương xã hội chủ nghĩa. Lời quy kết này cũng quá nghiêm khắc. Nhưng dẫu sao mặt hạn chế về cách nhìn của tác giả cũng đã giảm một phần giá trị tư tưởng của tác phẩm.
Mặc dầu có chỗ yếu như trên, Bước đường cùng vẫn là một tác phẩm văn học hiện thực ưu tú và có sức sống lâu dài. Cho đến nay nó vẫn là truyện dài thành công nhất của Nguyễn Công Hoan. "Với Bước đường cùng lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam có một tác phẩm nói đến đời sống nông thôn Việt Nam một cách sâu sắc, vạch trần được một trong hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội nước ta dưới thời Pháp thuộc là mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến".
(Tạp chí Văn học, số 3, 1963).
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉