Mời nghe đọc tại Trung Tâm Vì Người Mù Sao Mai - Người đọc: Nguyên Lộc.
NGUYỄN CÔNG HOAN CÂY BÚT HIỆN THỰC XUẤT SẮC
Phần II: Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan - Những thành công và đóng góp.
NHỮNG PHÚT LẶNG TRONG MỘT ĐỜI VĂN
LÊ MINH
Đã hơn nửa thế kỷ. Những năm tháng đầy sóng gió và bão táp dội xuống gia đình tôi, mà Cha là người đứng mũi chịu sào. Tất cả vẫn thức dậy. Phải đến khi trưởng thành, tôi mới dần hiểu, những năm 1939 - 1945 ấy đã tạo biết bao biến đổi cho xã hội và cho cả gia đình mình.
Mở đầu là năm 1939, cha tôi vừa chuyển từ Trà Cổ về dạy học ở Thái Bình. Ngày 29-9-1939, mật thám xộc vào khám nhà, sau đó ra trường bắt ông giữa giờ đang lên lớp, giải sang sở mật thám Nam Định để tống giam. "Tội tàng trữ một tài liệu của Đệ tam Quốc tế, hiện vật là cuốn Staline - Thuộc điều 3 và 4 của Sắc luật ngày 22-9-1939..., là một tài liệu tuyên truyền cộng sản...". Nhờ sự can thiệp của Đảng xã hội Pháp (SFIO) mà ông đã gia nhập, khi dạy học ở Nam Định, ông được ở tại ngoại và vì ông có giấy khai sinh là người Hà Nội, nên toà Nam Án không có hiệu lực. Bản án đã kết tội ông 3 năm tù bị huỷ bỏ.
Năm 1940. Nửa đêm, lần đầu trong đời, tôi nghe tiếng gọi cửa giật giọng:
- Có giấy của quan đốc học.
Cha tôi đang dạy ở trường Monguillot. Bọn mật thám Tây, ta xồ vào nhà như cơn bão.
Khi chúng cuốn xéo, đồ dùng, sách vở lộn tung toé, nhà cửa tan hoang. Chú Bông và anh Khoái tôi bị chúng xích tay cướp đi mất. Hai ngày sau cha mẹ tôi bổ đi dò tìm mới biết, chúng giải cả hai sang sở mật thám. Các anh Cương (Nguyễn Cơ Thạch), Đống (Mai Chí Thọ), Lộc (Thép Mới)... Các anh vốn thân nhau từ lâu, chẳng chủ nhật nào không đến nhà tôi khi còn ở gác số 7 phố Chợ Rồng, bên Nam Định. Khi Cha tôi bị tống ra đảo Trà Cổ, một trường thượng du mà cha đã phải đi một lần, là Lao Cai - kỷ luật giáng xuống Cha vì "đã quan hệ với thợ thuyền" - các anh và chú ở lại Nam Định học tiếp.
Cha đổi về dạy ở Thái Bình, gia đình ở gọn một nơi. Sáng chủ nhật nghỉ học, chú và anh thường xin phép đi chơi pic-nic. Thực là các anh ra bến Tân Đệ. Khi bị bắt cả rồi, tôi mới hiểu, đó là địa điểm trung tâm giữa Thái Bình và Nam Định ít bị để ý, khi hai bên các anh đến gặp nhau. Họ cùng trong một tổ chức Thanh niên phản đế. Ba tháng sau bị giam giữ và tra khảo ở sở mật thám Nam Định, anh tôi được tha về, còn tất cả đều nhận án tù đầy lên Sơn La. Thời ấy đã có nhà tù cho trẻ dưới 17 tuổi gọi là "Nhà trừng giới", ở vùng đồi hoang Tri Cụ (Bắc Giang). Anh tôi mới 16 tuổi, nhưng nhà chạy chọt lo lót nhiều cửa, anh thoát và tiếp tục đi học.
Năm 1942. Tôi học năm thứ 2 trường thành chung và anh học năm thứ 4. Chiều thứ năm, lớp có một giờ libre (tự do), nên hơn 2 giờ tôi mới đi học. Vừa rẽ vào con đường đến trường đã giật bắn mình. Chiếc xe ô tô căng bạt kín đậu ngay trước cổng, lố nhố nhiều học sinh bị đẩy giúi lên xe. Tôi nhận ra ngay anh Khoái. Trống ngực tôi đánh thình thình. Chờ xe rồ máy, tôi chạy vù vào trường. Xôn xao, nhốn nháo. Tất cả 11 học sinh bị mật thám xích khoá tay ngay giữa giờ học. Các bạn đến nắm tay tôi:
- Chắc cậu đã biết, các anh bình tĩnh lắm. Chúng mình thật khâm phục.
- Nhưng đáng khinh là có đứa đã báo mật thám.
Ngay sau đấy tôi được biết, chính là cháu lão đốc học. Lão vào làng Tây, cho cháu ở ngay trong pensionnat (nhà lưu trú học sinh) do lão cai quản. Từ ngày anh Khoái được tha về, hắn vẫn theo dõi. Thời ấy, xã hội rất ngại giao dịch với gia đình luôn bị khám nhà và có người bị bắt vì làm cộng sản. Vậy mà... các bạn của cha mẹ tôi vẫn đến. Lần này lo lót chạy chọt, anh phải chịu án một năm tù. Tháng tháng, có một ngày phép, gia đình được vào đề lao thăm, gặp nhau chỉ 15 phút trước mặt cai ngục. Cha đã làm quen bao giờ không rõ, lần nào ông cũng mời thuốc lá và hai người chuyện trò vui vẻ. Vì thế anh đủ thời gian dặn khéo tôi các việc. Có lần tôi vẫn kịp giúi cho anh ít giấy gói thuốc lá rất mỏng vê nhỏ ra ngoài mẩu chì như que tăm, theo lời anh dặn. Ở trong tù, tổ chức cách mạng vẫn hoạt động, anh viết tài liệu huấn luyện chuyển qua các khám. Mẹ tôi đứng che chắn. Cha nói chuyện thời sự với cai ngục, cốt đem thông tin mới cho anh.
Năm 1943 anh ra tù, bị quản thúc - tức là không được đi đâu ra khỏi thị xã nếu không được phép của sở mật thám. Mỗi tháng, anh phải cầm sổ đến trình diện. Thời kỳ này tôi vẫn có liên lạc với chị Kền ở Kiến Xương lên, từ sau khi anh Đát (Lê Thành), người kết nạp tôi vào tổ chức bị bắt. Thư từ giữa anh Khoái và tổ chức, tôi chuyển qua chị Kền. Ngày ngày, anh ngồi đọc sách và viết. Lúc nhà vắng người, anh huấn luyện tôi về chủ nghĩa cộng sản, về công tác cách mạng. Suốt đời không thể quên bài học: "Khi bị mật thám bắt, phải thế nào?".
Anh dạy tôi nhiều bài hát, trong đó có một bài gây nhiều xúc động: "Kìa xa xa nơi Côn đảo, sóng nước muôn trùng". Hát thì thầm mà lòng cũng thật lãng mạn. Tuổi trẻ, chỉ biết vươn tới.
Tôi lần trên đàn măng-đô-lin để ghi nốt nhạc, rồi in để phổ biến. Đồ lề in ấn, chúng tôi cất giấu trong thị xã mà anh cần, đã có Cha. Tôi là con gái, dễ bị lộ, vì trong xã hội thời ấy, nam nữ thụ thụ bất thân.
Ba tháng sau, chị Kền báo tin, đã tổ chức xong việc đưa anh tiếp tục đi hoạt động. Tôi rà soát trong nhà, không để vương một dấu vết. Còn anh, anh căn dặn tôi mọi việc tiếp tục.
Biết rằng anh lại ra đi, sẽ khó được gặp và gian truân thì quá nhiều. Tôi nhìn trộm anh lúc ngồi cắm cúi viết, anh đang cố để lại cho tôi những bài huấn luyện. Thương mà xót. Những trận đòn tra tấn các anh khi tôi đi đưa cơm vào sở mật thám vẫn còn văng vẳng bên tai, những tiếng kêu, tiếng thét. Tôi đánh bạo thì thầm: "Để em cùng đi với". Anh nhìn tôi, nghiêm khắc: "Bé, đi quẩn chân". Tôi chớp chớp mắt. Anh dịu giọng: "Đâu cũng là việc, phải cùng cố gắng". Tôi nuốt nước mắt.
Mùa hè ấy, mọi tối, các anh trong nhà vẫn cùng các bạn ra chơi ở sân vận động, trượt pa-tanh. Anh Khoái cũng tham gia. Khuya ấy mọi người hoảng hốt về báo với Cha, không tìm thấy anh đâu chỉ có đôi guốc của anh để trên bãi cỏ ven bờ sông. Có lẽ trời nóng, anh lội xuống bơi rồi trượt chân. Tôi lặng lẽ. Sớm hôm sau, rồi liền trong 3 ngày, cha mẹ tôi thuê người đi tìm vớt anh nhưng không thấy. Cha tôi phải cầm sổ quản thúc của anh đến trình sở mật thám. Tôi nghe cha thốt với mẹ: "Để con còn kịp thời gian...". Cha tôi ngầm hiểu.
Ba tháng sau, tin dữ đến với gia đình, anh bị bắt khi qua đò. Do cận thị mà mặc giả nông dân thì không thể đeo kính, anh bị "chó" theo, không kịp phát hiện. Đò đã nhổ sào. Lần này anh bị kết án 5 năm tù. Ít tháng sau, một vụ án khác liên quan đến anh, anh bị giải lên Hà Nội. Được tin mật báo, tôi đến bến ô tô, lên xe để ra Tân Đệ, nơi có tầu thuỷ đi Hà Nội. Trưa mùa hè nắng chang chang. Lát sau, quả nhiên thấy anh. Đầu cạo trọc, áo số tù, chân đi đất, tay xích khoá, lính áp giải đến bến xe, đẩy anh lên ô tô ngồi. Lính xuống hàng nước ngồi, chờ đủ khách. Tôi nói vội các việc từ sau khi anh đi và anh cũng cho tôi biết, lần này có thể anh phải án 20 năm và thế là bị đầy ra Côn Đảo. Đêm nay, trên đoạn nào tầu thuỷ cập bến thuận tiện, anh sẽ trốn.
Tôi đứng trên bờ, nhìn anh bị lính đẩy xuống tầu. Người và hàng đông nghịt. Tầu hú còi rời bến cũng là lúc tôi tìm được bóng dáng anh trên boong, hai tay xích khoá đưa lên cao.
Trong bóng chiều buông bảng lảng, vẳng bên tai câu hát: "Kìa xa xa nơi Côn đảo, sóng nước muôn trùng". Con tầu nhoà mờ.
Cha tôi luôn bị gọi đến sở mật thám. Một lần chúng doạ ông: "Có đứa khai ra con gái ông, liệu mà bảo nó". Không một lời răn đe, trách mắng, cho đến một hôm, học trò cũ của Ông làm trong sở đến báo tin, tên tôi có trong danh sách. Ông đưa tôi đi trốn. Nhà một y tá mà ông quen biết, ở dưới Kiến Xương. Dăm ngày vẫn yên ả, ông đón tôi về. Không hề nói ra mối quan hệ của ông với ông y tá.
Những năm 1942-1943 ấy, đêm đêm Cha vẫn ngồi viết và luôn canh chừng mọi động tĩnh. Ngày vẫn đi dạy học, còn mẹ trông nom cửa nhà. Tôi xin thôi học, lấy cớ bị viêm phổi và đi dạy Truyền bá quốc ngữ, để phát triển đoàn thể Phụ nữ cứu quốc. Thấp thoáng có người đến gặp Cha, thầy thầy con con, như học trò cũ. Dần dần gia đình tôi là nơi đi về của cán bộ. Các anh luôn nhớ những nắm cơm với tôm rang mẹ tôi gói theo khi các anh lại ra đi. Mẹ còn giúp tôi đi bán tín phiếu cho Việt Minh, quyên quần áo để gửi lên chiến khu. Còn Cha, giúp các anh nhiều việc khi các anh "nhờ".
Sau này mới biết, có anh là Tỉnh uỷ viên, Xứ uỷ viên. Họ rất tâm đắc khi chuyện trò với Cha. Và Cha cũng thật quý trọng họ ở tầm hiểu biết. Ngày ấy trong nhà tôi còn giấu một máy thu thanh tự tạo, để hàng đêm các anh nghe tin đài phương Tây, theo sát những diễn biến của cuộc chiến tranh giữa hai phe phát xít và đồng minh. Đến thời phát xít Nhật ngự trị ở Thái Bình, thì nhiều lần Cha tôi đến gặp cụ Phan Kế Toại, lúc đó là Tổng đốc tỉnh. Ông thuyết phục cụ đứng về phía Tổ quốc Việt Nam. Từ tình thế quân đội Nhật hất cẳng Pháp và nông dân Thái Bình phải phá ruộng để trồng đay cho Nhật, nạn đói hoành hành, người chết xám đen như ngả rạ khắp trong tỉnh... Cụ nên ủng hộ tổ chức Việt Nam...
Đầu năm 1945, khi Cha tôi bị phát xít Nhật bắt về tội làm Cách mạng, trong gia đinh chỉ có mẹ. Chú cháu, anh em tôi đều mỗi người mỗi địa phương, hoạt động bí mật, không tin tức gì về với gia đình. Cuộc sống của những người gia đình tôi tham gia cách mạng năm 1939-1945 đã như trong bão tố, lúc im lìm, lúc nổi sóng. Mỗi người mỗi nhiệm vụ, tuỳ theo hoàn cảnh, sức lực, kiên quyết theo đuổi lý tưởng đến cùng. Trong khi đó, không phải không có những trường hợp đã xảy ra trong Đảng thời kỳ khốc liệt này. Có những người ra tù vẫn hoạt động tiếp, không sờn lòng, dù đã nếm trải mọi tra tấn, đầy đoạ. Nhưng cũng có người tìm cách lảng tránh, "trùm chăn" nằm im, không dám liên lạc với cách mạng. Có kẻ đi làm tay sai cho phát xít, đế quốc...
Lần giở những trang "Đời viết văn" của Cha, tôi nhìn rõ hơn con đường Cha đã ghé vai gánh vác cùng anh em, chú cháu tôi và cả trong những đối phó của Cha với cường quyền để giành giật một đời văn, như Hoàng Trung Thông đã viết: "Khó nhọc và phong phú bao nhiêu".
Chính phủ thực dân phát xít hoá dần chế độ kiểm duyệt sách báo bị tái lập. "Thấy tôi viết một vài truyện gây tinh thần phản chiến (Chiến tranh) và đề cao ý thức kháng nhật của phụ nữ Trung Quốc (Thiếu Hoa), bọn thực dân doạ tôi, khám nhà, suýt kết án tôi 3 năm tù. Nhưng tôi khai sinh ở Hà Nội, không thuộc toà Nam Án xét xử" (Trích T.211).
"Quân đội phát xít Nhật tràn vào Đông Dương, việc kiểm duyệt càng khắc nghiệt. Tôi bắt đầu viết một loạt truyện lấy tên chung là "Hồi còi báo động". Tôi gửi đăng báo. Nhưng kiểm duyệt xoá gần hết. Trước đó, tôi có viết một truyện ”Êu, êu Mê-đo), cũng bị xoá gần hết. Rồi "Công dụng của cái miệng", "Người thứ ba", "Chuộc cụ"... đều bị cấm" (Trích T. 212 - T. 213).
"Nhân nhà xuất bản Tân Dân mở báo "Truyền bá" đăng truyện nhi đồng, tôi viết cho "Truyền bá". Muốn cẩn thận, tôi không ký tên thật, xoay lại những chữ thành tên giả là Ngọc Oanh. Truyện Ngọc Oanh được kiểm duyệt, cho ra trót lọt... Lần thứ hai viết cho "Truyền bá", tôi ký hẳn tên tôi. Quả nhiên, sách được ra. Tôi viết vài truyện nữa cho "Truyền bá" rồi lấn thêm một bước nữa, viết tiếp tục cho người lớn đọc" (Trích T.217).
Quả là Ông "không chịu lùi trước bất kỳ thế lực nào. Ông không hề khom lưng cúi cổ, cúi đầu trước thực dân và lũ cường quyền" (Hoàng Trung Thông). Quả là một "ngòi bút sức lực, dũng khí, lạ lùng" (Tô Hoài).
Nghề viết là nhu cầu tự thân của nhà văn. Những dòng viết mang tư tưởng và phẩm cách của nhà văn. Ngày 8 giờ, ông dạy học ở trường, về nhà chấm bài cho học sinh. Ông đứng mũi chịu sào cả một gia đình lớn, triền miên bị đế quốc rình rập, truy đuổi. Người Cha, người Anh phải thực mắt chứng kiến số phận của các con, các em mình, tiếp nối tiếp đi trong bão lốc, bản thân cũng trong bão lốc, trong nghèo nàn và cả... nợ nần. Bình tâm và quả cảm xiết bao trong niềm tin ở lý tưởng, người nhà văn mới tự tách được mình để "sống" số phận các nhân vật tiểu thuyết mà mình theo đuổi, gắn bó, mà mình tự ý thức trách nhiệm phải tố cáo để bênh vực.
Nhà xuất bản lảng tránh Ông. Sở kiểm duyệt ra lệnh, bất cứ Ông viết gì cũng không cho ra. Các ngả đường để tác phẩm của Ông đến được bạn đọc đã bị chặn đứng. Hoặc tìm nghề khác kiếm sống? Hoặc bẻ queo ngòi bút, đầu hàng? Hoặc cam chịu an phận? Ông vật lộn bằng nhiều kiểu mẹo, kể cả "chiến thuật" đi vòng vèo để nguỵ trang tác phẩm (Thanh đạm), kể cả tìm cách đưa xuất bản những tiểu thuyết mang ý tưởng của mình đăng trên báo trước đây (Ông chủ - Bà chủ, Cô làm công...)- Riêng "Cái thủ lợn", Nhà xuất bản Đời Mới hối lộ 15 đồng cho kiểm duyệt, vẫn ra đời được vào năm 1944.
Làm những việc "quẫy đạp", không phải Ông không biết đến sự theo dõi và đòn thù của đế quốc sẽ giáng xuống con, em mình đang hoạt động cách mạng bí mật, đang bị cầm tù - và chính bản thân Ông cũng đang làm nhiều việc tự thấy cần thiết cho cách mạng, cũng như những việc do Đảng giao phó. Sách và truyện của Ông bị "kiểm duyệt cấm" luôn là niềm tự hào của Ông, của cả gia đình và bè bạn Ông. Cũng như việc gia đình thường xuyên bị mật thám khám xét, bị bắt người, không làm bất kỳ ai trong gia đình nao núng.
Tình cờ năm 2001, tôi thấy những dòng viết đánh giá đời văn của Nguyễn Công Hoan trong giai đoạn này:
"Nguyễn Công Hoan đang như diều gặp gió thì việc "Bước đường cùng" bị cấm và "Cái thủ lợn" không được in làm cho ông chán nản sáng tác" ("Nguyễn Công Hoan - Tác giả và tác phẩm" - T. 27). Có lẽ nên dùng từ chính xác hơn. "Cái thủ lợn" bị kiểm duyệt cấm, khác nghĩa hoàn toàn với "không được in". Chán ngán không thể đồng nghĩa với "Chán nản".
Khi Như Phong viết: "Nguyễn Công Hoan bắt đầu tự khẳng định được mình một cách mạnh mẽ và vững chắc vào khoảng những năm 1929 - 1931. Nguyễn Công Hoan đã tự vạch cho mình một con đường đi, một con đường tích cực tiến bộ nhất so với tình hình văn học công khai nước ta hồi ấy". Vậy đâu phải nhờ "gió" mà "diều" lên!
"... Vô hình chung Ông đã tuyên truyền không công cho phong kiến phụ hoạ với thực dân..." (T. 87 - "Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan - 1979).
"Do Nguyễn Công Hoan còn thiếu nhận thức về mặt lý luận và phương pháp sáng tác của bản thân nên đến thời kỳ đen tối của những năm 40, Ông dễ bị phân hoá theo khuynh hướng xấu (lãng mạn, tiêu cực) rồi bế tắc, lúng túng" (T. 91) - Cùng sách).
"Đầu thời kỳ Mặt trận dân chủ, Nguyễn Công Hoan có chịu ảnh hưởng của Đảng... nhưng ông vẫn để lộ những nhược điểm vẫn có... ông vẫn đứng trên cương vị một trí thức tiểu tư sản, chưa thật giác ngộ mà tiếp thu ảnh hưởng đó... Nói thực ra ông chưa dám làm cách mạng, mới chỉ là nhà văn có cảm tình với phong trào" (T. 72 - "Nguyễn Công Hoan 1903 - 1977").
"Quả là khi gặp những khó khăn khách quan thì những chỗ yếu vốn có trong tư tưởng nhà văn lại bộc lộ và đời viết văn của Ông đến 1943 coi như hoàn toàn xuống dốc" (T. 28 - "Nguyễn Công Hoan - Tác giả và tác phẩm").
"Qua một thời rực rỡ, đến lúc Nguyễn Công Hoan đang lâm vào tình trạng bế tắc (1943) thì may thay cuộc Cách mạng tháng Tám thành công" (T.33 - Cùng sách).
Đến đây thì những đánh giá về Nguyễn Công Hoan không còn thuộc lĩnh vực văn chương, tác phẩm, mà thuộc về phẩm chất chính trị một nhà văn trong những thời điểm gian an nhất của cách mạng. Một con người phụ hoạ với thực dân là con người đi lầm, đi chệch, mất phương hướng vì chưa thật giác ngộ, chưa dám làm cách mạng. Vậy mà "đang lâm vào tình trạng bế tắc" thì "may thay Cách mạng tháng Tám thành công). Chính phủ Cách mạng đưa ngay Ông vào nhiệm vụ Giám đốc Sở Tuyên truyền Bắc Bộ. Chẳng hoá ra Chính quyền Cách mạng quá dễ dãi? Ông bị phát xít Nhật bắt, bỏ tù về tội chính trị, đến Cách mạng tháng Tám mới được tự do, chẳng hoá ra không lý giải gì về cái gọi là ”1943-1945"? Và đến năm 1948, Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, khi đang công tác ở Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam?
Đã thật tiên đoán khi Nguyễn Công Hoan viết một đoạn trong "Đời viết văn của tôi”, từ năm 1957:
"Có một số hiện tượng văn học của ta hồi trước Cách mạng tháng Tám, anh em làm nghiên cứu bây giờ có nhận thấy nhưng chưa tìm ra lý do... Nghiên cứu để thấy hiện tượng là tốt, nhưng tìm ra lý do của hiện tượng mới càng tốt hơn. Nếu không, sẽ suy luận... Người phê bình độc lập suy nghĩ và phán đoán, không nhắc lại điều người trước đã viết. Chẳng lẽ có một khuyết điểm của một tác phẩm mà người này nói rồi, người khác cũng nói lại. Chỉ lợi cho mình là chẳng lẽ ta lại chẳng nói gì. Nên tránh cái lối quái gở thiếu vinh dự ấy" (T. 388).
"Nếu công kích thẳng quan trường như từ trước đến giờ tôi vẫn làm, tất kiểm duyệt xoá hết sách của tôi. Tôi cần thay đổi chiến thuật... Thế nào kiểm duyệt cũng mắc mưu... Độc giả yêu quan ngày xưa, so sánh với quan ngày nay, sẽ khinh ghét, kinh tởm bọn đỉa đói" (T. 388).
Mở đầu là năm 1939, cha tôi vừa chuyển từ Trà Cổ về dạy học ở Thái Bình. Ngày 29-9-1939, mật thám xộc vào khám nhà, sau đó ra trường bắt ông giữa giờ đang lên lớp, giải sang sở mật thám Nam Định để tống giam. "Tội tàng trữ một tài liệu của Đệ tam Quốc tế, hiện vật là cuốn Staline - Thuộc điều 3 và 4 của Sắc luật ngày 22-9-1939..., là một tài liệu tuyên truyền cộng sản...". Nhờ sự can thiệp của Đảng xã hội Pháp (SFIO) mà ông đã gia nhập, khi dạy học ở Nam Định, ông được ở tại ngoại và vì ông có giấy khai sinh là người Hà Nội, nên toà Nam Án không có hiệu lực. Bản án đã kết tội ông 3 năm tù bị huỷ bỏ.
Năm 1940. Nửa đêm, lần đầu trong đời, tôi nghe tiếng gọi cửa giật giọng:
- Có giấy của quan đốc học.
Cha tôi đang dạy ở trường Monguillot. Bọn mật thám Tây, ta xồ vào nhà như cơn bão.
Khi chúng cuốn xéo, đồ dùng, sách vở lộn tung toé, nhà cửa tan hoang. Chú Bông và anh Khoái tôi bị chúng xích tay cướp đi mất. Hai ngày sau cha mẹ tôi bổ đi dò tìm mới biết, chúng giải cả hai sang sở mật thám. Các anh Cương (Nguyễn Cơ Thạch), Đống (Mai Chí Thọ), Lộc (Thép Mới)... Các anh vốn thân nhau từ lâu, chẳng chủ nhật nào không đến nhà tôi khi còn ở gác số 7 phố Chợ Rồng, bên Nam Định. Khi Cha tôi bị tống ra đảo Trà Cổ, một trường thượng du mà cha đã phải đi một lần, là Lao Cai - kỷ luật giáng xuống Cha vì "đã quan hệ với thợ thuyền" - các anh và chú ở lại Nam Định học tiếp.
Cha đổi về dạy ở Thái Bình, gia đình ở gọn một nơi. Sáng chủ nhật nghỉ học, chú và anh thường xin phép đi chơi pic-nic. Thực là các anh ra bến Tân Đệ. Khi bị bắt cả rồi, tôi mới hiểu, đó là địa điểm trung tâm giữa Thái Bình và Nam Định ít bị để ý, khi hai bên các anh đến gặp nhau. Họ cùng trong một tổ chức Thanh niên phản đế. Ba tháng sau bị giam giữ và tra khảo ở sở mật thám Nam Định, anh tôi được tha về, còn tất cả đều nhận án tù đầy lên Sơn La. Thời ấy đã có nhà tù cho trẻ dưới 17 tuổi gọi là "Nhà trừng giới", ở vùng đồi hoang Tri Cụ (Bắc Giang). Anh tôi mới 16 tuổi, nhưng nhà chạy chọt lo lót nhiều cửa, anh thoát và tiếp tục đi học.
Năm 1942. Tôi học năm thứ 2 trường thành chung và anh học năm thứ 4. Chiều thứ năm, lớp có một giờ libre (tự do), nên hơn 2 giờ tôi mới đi học. Vừa rẽ vào con đường đến trường đã giật bắn mình. Chiếc xe ô tô căng bạt kín đậu ngay trước cổng, lố nhố nhiều học sinh bị đẩy giúi lên xe. Tôi nhận ra ngay anh Khoái. Trống ngực tôi đánh thình thình. Chờ xe rồ máy, tôi chạy vù vào trường. Xôn xao, nhốn nháo. Tất cả 11 học sinh bị mật thám xích khoá tay ngay giữa giờ học. Các bạn đến nắm tay tôi:
- Chắc cậu đã biết, các anh bình tĩnh lắm. Chúng mình thật khâm phục.
- Nhưng đáng khinh là có đứa đã báo mật thám.
Ngay sau đấy tôi được biết, chính là cháu lão đốc học. Lão vào làng Tây, cho cháu ở ngay trong pensionnat (nhà lưu trú học sinh) do lão cai quản. Từ ngày anh Khoái được tha về, hắn vẫn theo dõi. Thời ấy, xã hội rất ngại giao dịch với gia đình luôn bị khám nhà và có người bị bắt vì làm cộng sản. Vậy mà... các bạn của cha mẹ tôi vẫn đến. Lần này lo lót chạy chọt, anh phải chịu án một năm tù. Tháng tháng, có một ngày phép, gia đình được vào đề lao thăm, gặp nhau chỉ 15 phút trước mặt cai ngục. Cha đã làm quen bao giờ không rõ, lần nào ông cũng mời thuốc lá và hai người chuyện trò vui vẻ. Vì thế anh đủ thời gian dặn khéo tôi các việc. Có lần tôi vẫn kịp giúi cho anh ít giấy gói thuốc lá rất mỏng vê nhỏ ra ngoài mẩu chì như que tăm, theo lời anh dặn. Ở trong tù, tổ chức cách mạng vẫn hoạt động, anh viết tài liệu huấn luyện chuyển qua các khám. Mẹ tôi đứng che chắn. Cha nói chuyện thời sự với cai ngục, cốt đem thông tin mới cho anh.
Năm 1943 anh ra tù, bị quản thúc - tức là không được đi đâu ra khỏi thị xã nếu không được phép của sở mật thám. Mỗi tháng, anh phải cầm sổ đến trình diện. Thời kỳ này tôi vẫn có liên lạc với chị Kền ở Kiến Xương lên, từ sau khi anh Đát (Lê Thành), người kết nạp tôi vào tổ chức bị bắt. Thư từ giữa anh Khoái và tổ chức, tôi chuyển qua chị Kền. Ngày ngày, anh ngồi đọc sách và viết. Lúc nhà vắng người, anh huấn luyện tôi về chủ nghĩa cộng sản, về công tác cách mạng. Suốt đời không thể quên bài học: "Khi bị mật thám bắt, phải thế nào?".
Anh dạy tôi nhiều bài hát, trong đó có một bài gây nhiều xúc động: "Kìa xa xa nơi Côn đảo, sóng nước muôn trùng". Hát thì thầm mà lòng cũng thật lãng mạn. Tuổi trẻ, chỉ biết vươn tới.
Tôi lần trên đàn măng-đô-lin để ghi nốt nhạc, rồi in để phổ biến. Đồ lề in ấn, chúng tôi cất giấu trong thị xã mà anh cần, đã có Cha. Tôi là con gái, dễ bị lộ, vì trong xã hội thời ấy, nam nữ thụ thụ bất thân.
Ba tháng sau, chị Kền báo tin, đã tổ chức xong việc đưa anh tiếp tục đi hoạt động. Tôi rà soát trong nhà, không để vương một dấu vết. Còn anh, anh căn dặn tôi mọi việc tiếp tục.
Biết rằng anh lại ra đi, sẽ khó được gặp và gian truân thì quá nhiều. Tôi nhìn trộm anh lúc ngồi cắm cúi viết, anh đang cố để lại cho tôi những bài huấn luyện. Thương mà xót. Những trận đòn tra tấn các anh khi tôi đi đưa cơm vào sở mật thám vẫn còn văng vẳng bên tai, những tiếng kêu, tiếng thét. Tôi đánh bạo thì thầm: "Để em cùng đi với". Anh nhìn tôi, nghiêm khắc: "Bé, đi quẩn chân". Tôi chớp chớp mắt. Anh dịu giọng: "Đâu cũng là việc, phải cùng cố gắng". Tôi nuốt nước mắt.
Mùa hè ấy, mọi tối, các anh trong nhà vẫn cùng các bạn ra chơi ở sân vận động, trượt pa-tanh. Anh Khoái cũng tham gia. Khuya ấy mọi người hoảng hốt về báo với Cha, không tìm thấy anh đâu chỉ có đôi guốc của anh để trên bãi cỏ ven bờ sông. Có lẽ trời nóng, anh lội xuống bơi rồi trượt chân. Tôi lặng lẽ. Sớm hôm sau, rồi liền trong 3 ngày, cha mẹ tôi thuê người đi tìm vớt anh nhưng không thấy. Cha tôi phải cầm sổ quản thúc của anh đến trình sở mật thám. Tôi nghe cha thốt với mẹ: "Để con còn kịp thời gian...". Cha tôi ngầm hiểu.
Ba tháng sau, tin dữ đến với gia đình, anh bị bắt khi qua đò. Do cận thị mà mặc giả nông dân thì không thể đeo kính, anh bị "chó" theo, không kịp phát hiện. Đò đã nhổ sào. Lần này anh bị kết án 5 năm tù. Ít tháng sau, một vụ án khác liên quan đến anh, anh bị giải lên Hà Nội. Được tin mật báo, tôi đến bến ô tô, lên xe để ra Tân Đệ, nơi có tầu thuỷ đi Hà Nội. Trưa mùa hè nắng chang chang. Lát sau, quả nhiên thấy anh. Đầu cạo trọc, áo số tù, chân đi đất, tay xích khoá, lính áp giải đến bến xe, đẩy anh lên ô tô ngồi. Lính xuống hàng nước ngồi, chờ đủ khách. Tôi nói vội các việc từ sau khi anh đi và anh cũng cho tôi biết, lần này có thể anh phải án 20 năm và thế là bị đầy ra Côn Đảo. Đêm nay, trên đoạn nào tầu thuỷ cập bến thuận tiện, anh sẽ trốn.
Tôi đứng trên bờ, nhìn anh bị lính đẩy xuống tầu. Người và hàng đông nghịt. Tầu hú còi rời bến cũng là lúc tôi tìm được bóng dáng anh trên boong, hai tay xích khoá đưa lên cao.
Trong bóng chiều buông bảng lảng, vẳng bên tai câu hát: "Kìa xa xa nơi Côn đảo, sóng nước muôn trùng". Con tầu nhoà mờ.
Cha tôi luôn bị gọi đến sở mật thám. Một lần chúng doạ ông: "Có đứa khai ra con gái ông, liệu mà bảo nó". Không một lời răn đe, trách mắng, cho đến một hôm, học trò cũ của Ông làm trong sở đến báo tin, tên tôi có trong danh sách. Ông đưa tôi đi trốn. Nhà một y tá mà ông quen biết, ở dưới Kiến Xương. Dăm ngày vẫn yên ả, ông đón tôi về. Không hề nói ra mối quan hệ của ông với ông y tá.
Những năm 1942-1943 ấy, đêm đêm Cha vẫn ngồi viết và luôn canh chừng mọi động tĩnh. Ngày vẫn đi dạy học, còn mẹ trông nom cửa nhà. Tôi xin thôi học, lấy cớ bị viêm phổi và đi dạy Truyền bá quốc ngữ, để phát triển đoàn thể Phụ nữ cứu quốc. Thấp thoáng có người đến gặp Cha, thầy thầy con con, như học trò cũ. Dần dần gia đình tôi là nơi đi về của cán bộ. Các anh luôn nhớ những nắm cơm với tôm rang mẹ tôi gói theo khi các anh lại ra đi. Mẹ còn giúp tôi đi bán tín phiếu cho Việt Minh, quyên quần áo để gửi lên chiến khu. Còn Cha, giúp các anh nhiều việc khi các anh "nhờ".
Sau này mới biết, có anh là Tỉnh uỷ viên, Xứ uỷ viên. Họ rất tâm đắc khi chuyện trò với Cha. Và Cha cũng thật quý trọng họ ở tầm hiểu biết. Ngày ấy trong nhà tôi còn giấu một máy thu thanh tự tạo, để hàng đêm các anh nghe tin đài phương Tây, theo sát những diễn biến của cuộc chiến tranh giữa hai phe phát xít và đồng minh. Đến thời phát xít Nhật ngự trị ở Thái Bình, thì nhiều lần Cha tôi đến gặp cụ Phan Kế Toại, lúc đó là Tổng đốc tỉnh. Ông thuyết phục cụ đứng về phía Tổ quốc Việt Nam. Từ tình thế quân đội Nhật hất cẳng Pháp và nông dân Thái Bình phải phá ruộng để trồng đay cho Nhật, nạn đói hoành hành, người chết xám đen như ngả rạ khắp trong tỉnh... Cụ nên ủng hộ tổ chức Việt Nam...
Đầu năm 1945, khi Cha tôi bị phát xít Nhật bắt về tội làm Cách mạng, trong gia đinh chỉ có mẹ. Chú cháu, anh em tôi đều mỗi người mỗi địa phương, hoạt động bí mật, không tin tức gì về với gia đình. Cuộc sống của những người gia đình tôi tham gia cách mạng năm 1939-1945 đã như trong bão tố, lúc im lìm, lúc nổi sóng. Mỗi người mỗi nhiệm vụ, tuỳ theo hoàn cảnh, sức lực, kiên quyết theo đuổi lý tưởng đến cùng. Trong khi đó, không phải không có những trường hợp đã xảy ra trong Đảng thời kỳ khốc liệt này. Có những người ra tù vẫn hoạt động tiếp, không sờn lòng, dù đã nếm trải mọi tra tấn, đầy đoạ. Nhưng cũng có người tìm cách lảng tránh, "trùm chăn" nằm im, không dám liên lạc với cách mạng. Có kẻ đi làm tay sai cho phát xít, đế quốc...
Lần giở những trang "Đời viết văn" của Cha, tôi nhìn rõ hơn con đường Cha đã ghé vai gánh vác cùng anh em, chú cháu tôi và cả trong những đối phó của Cha với cường quyền để giành giật một đời văn, như Hoàng Trung Thông đã viết: "Khó nhọc và phong phú bao nhiêu".
Chính phủ thực dân phát xít hoá dần chế độ kiểm duyệt sách báo bị tái lập. "Thấy tôi viết một vài truyện gây tinh thần phản chiến (Chiến tranh) và đề cao ý thức kháng nhật của phụ nữ Trung Quốc (Thiếu Hoa), bọn thực dân doạ tôi, khám nhà, suýt kết án tôi 3 năm tù. Nhưng tôi khai sinh ở Hà Nội, không thuộc toà Nam Án xét xử" (Trích T.211).
"Quân đội phát xít Nhật tràn vào Đông Dương, việc kiểm duyệt càng khắc nghiệt. Tôi bắt đầu viết một loạt truyện lấy tên chung là "Hồi còi báo động". Tôi gửi đăng báo. Nhưng kiểm duyệt xoá gần hết. Trước đó, tôi có viết một truyện ”Êu, êu Mê-đo), cũng bị xoá gần hết. Rồi "Công dụng của cái miệng", "Người thứ ba", "Chuộc cụ"... đều bị cấm" (Trích T. 212 - T. 213).
"Nhân nhà xuất bản Tân Dân mở báo "Truyền bá" đăng truyện nhi đồng, tôi viết cho "Truyền bá". Muốn cẩn thận, tôi không ký tên thật, xoay lại những chữ thành tên giả là Ngọc Oanh. Truyện Ngọc Oanh được kiểm duyệt, cho ra trót lọt... Lần thứ hai viết cho "Truyền bá", tôi ký hẳn tên tôi. Quả nhiên, sách được ra. Tôi viết vài truyện nữa cho "Truyền bá" rồi lấn thêm một bước nữa, viết tiếp tục cho người lớn đọc" (Trích T.217).
Quả là Ông "không chịu lùi trước bất kỳ thế lực nào. Ông không hề khom lưng cúi cổ, cúi đầu trước thực dân và lũ cường quyền" (Hoàng Trung Thông). Quả là một "ngòi bút sức lực, dũng khí, lạ lùng" (Tô Hoài).
Nghề viết là nhu cầu tự thân của nhà văn. Những dòng viết mang tư tưởng và phẩm cách của nhà văn. Ngày 8 giờ, ông dạy học ở trường, về nhà chấm bài cho học sinh. Ông đứng mũi chịu sào cả một gia đình lớn, triền miên bị đế quốc rình rập, truy đuổi. Người Cha, người Anh phải thực mắt chứng kiến số phận của các con, các em mình, tiếp nối tiếp đi trong bão lốc, bản thân cũng trong bão lốc, trong nghèo nàn và cả... nợ nần. Bình tâm và quả cảm xiết bao trong niềm tin ở lý tưởng, người nhà văn mới tự tách được mình để "sống" số phận các nhân vật tiểu thuyết mà mình theo đuổi, gắn bó, mà mình tự ý thức trách nhiệm phải tố cáo để bênh vực.
Nhà xuất bản lảng tránh Ông. Sở kiểm duyệt ra lệnh, bất cứ Ông viết gì cũng không cho ra. Các ngả đường để tác phẩm của Ông đến được bạn đọc đã bị chặn đứng. Hoặc tìm nghề khác kiếm sống? Hoặc bẻ queo ngòi bút, đầu hàng? Hoặc cam chịu an phận? Ông vật lộn bằng nhiều kiểu mẹo, kể cả "chiến thuật" đi vòng vèo để nguỵ trang tác phẩm (Thanh đạm), kể cả tìm cách đưa xuất bản những tiểu thuyết mang ý tưởng của mình đăng trên báo trước đây (Ông chủ - Bà chủ, Cô làm công...)- Riêng "Cái thủ lợn", Nhà xuất bản Đời Mới hối lộ 15 đồng cho kiểm duyệt, vẫn ra đời được vào năm 1944.
Làm những việc "quẫy đạp", không phải Ông không biết đến sự theo dõi và đòn thù của đế quốc sẽ giáng xuống con, em mình đang hoạt động cách mạng bí mật, đang bị cầm tù - và chính bản thân Ông cũng đang làm nhiều việc tự thấy cần thiết cho cách mạng, cũng như những việc do Đảng giao phó. Sách và truyện của Ông bị "kiểm duyệt cấm" luôn là niềm tự hào của Ông, của cả gia đình và bè bạn Ông. Cũng như việc gia đình thường xuyên bị mật thám khám xét, bị bắt người, không làm bất kỳ ai trong gia đình nao núng.
Tình cờ năm 2001, tôi thấy những dòng viết đánh giá đời văn của Nguyễn Công Hoan trong giai đoạn này:
"Nguyễn Công Hoan đang như diều gặp gió thì việc "Bước đường cùng" bị cấm và "Cái thủ lợn" không được in làm cho ông chán nản sáng tác" ("Nguyễn Công Hoan - Tác giả và tác phẩm" - T. 27). Có lẽ nên dùng từ chính xác hơn. "Cái thủ lợn" bị kiểm duyệt cấm, khác nghĩa hoàn toàn với "không được in". Chán ngán không thể đồng nghĩa với "Chán nản".
Khi Như Phong viết: "Nguyễn Công Hoan bắt đầu tự khẳng định được mình một cách mạnh mẽ và vững chắc vào khoảng những năm 1929 - 1931. Nguyễn Công Hoan đã tự vạch cho mình một con đường đi, một con đường tích cực tiến bộ nhất so với tình hình văn học công khai nước ta hồi ấy". Vậy đâu phải nhờ "gió" mà "diều" lên!
"... Vô hình chung Ông đã tuyên truyền không công cho phong kiến phụ hoạ với thực dân..." (T. 87 - "Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan - 1979).
"Do Nguyễn Công Hoan còn thiếu nhận thức về mặt lý luận và phương pháp sáng tác của bản thân nên đến thời kỳ đen tối của những năm 40, Ông dễ bị phân hoá theo khuynh hướng xấu (lãng mạn, tiêu cực) rồi bế tắc, lúng túng" (T. 91) - Cùng sách).
"Đầu thời kỳ Mặt trận dân chủ, Nguyễn Công Hoan có chịu ảnh hưởng của Đảng... nhưng ông vẫn để lộ những nhược điểm vẫn có... ông vẫn đứng trên cương vị một trí thức tiểu tư sản, chưa thật giác ngộ mà tiếp thu ảnh hưởng đó... Nói thực ra ông chưa dám làm cách mạng, mới chỉ là nhà văn có cảm tình với phong trào" (T. 72 - "Nguyễn Công Hoan 1903 - 1977").
"Quả là khi gặp những khó khăn khách quan thì những chỗ yếu vốn có trong tư tưởng nhà văn lại bộc lộ và đời viết văn của Ông đến 1943 coi như hoàn toàn xuống dốc" (T. 28 - "Nguyễn Công Hoan - Tác giả và tác phẩm").
"Qua một thời rực rỡ, đến lúc Nguyễn Công Hoan đang lâm vào tình trạng bế tắc (1943) thì may thay cuộc Cách mạng tháng Tám thành công" (T.33 - Cùng sách).
Đến đây thì những đánh giá về Nguyễn Công Hoan không còn thuộc lĩnh vực văn chương, tác phẩm, mà thuộc về phẩm chất chính trị một nhà văn trong những thời điểm gian an nhất của cách mạng. Một con người phụ hoạ với thực dân là con người đi lầm, đi chệch, mất phương hướng vì chưa thật giác ngộ, chưa dám làm cách mạng. Vậy mà "đang lâm vào tình trạng bế tắc" thì "may thay Cách mạng tháng Tám thành công). Chính phủ Cách mạng đưa ngay Ông vào nhiệm vụ Giám đốc Sở Tuyên truyền Bắc Bộ. Chẳng hoá ra Chính quyền Cách mạng quá dễ dãi? Ông bị phát xít Nhật bắt, bỏ tù về tội chính trị, đến Cách mạng tháng Tám mới được tự do, chẳng hoá ra không lý giải gì về cái gọi là ”1943-1945"? Và đến năm 1948, Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, khi đang công tác ở Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam?
Đã thật tiên đoán khi Nguyễn Công Hoan viết một đoạn trong "Đời viết văn của tôi”, từ năm 1957:
"Có một số hiện tượng văn học của ta hồi trước Cách mạng tháng Tám, anh em làm nghiên cứu bây giờ có nhận thấy nhưng chưa tìm ra lý do... Nghiên cứu để thấy hiện tượng là tốt, nhưng tìm ra lý do của hiện tượng mới càng tốt hơn. Nếu không, sẽ suy luận... Người phê bình độc lập suy nghĩ và phán đoán, không nhắc lại điều người trước đã viết. Chẳng lẽ có một khuyết điểm của một tác phẩm mà người này nói rồi, người khác cũng nói lại. Chỉ lợi cho mình là chẳng lẽ ta lại chẳng nói gì. Nên tránh cái lối quái gở thiếu vinh dự ấy" (T. 388).
"Nếu công kích thẳng quan trường như từ trước đến giờ tôi vẫn làm, tất kiểm duyệt xoá hết sách của tôi. Tôi cần thay đổi chiến thuật... Thế nào kiểm duyệt cũng mắc mưu... Độc giả yêu quan ngày xưa, so sánh với quan ngày nay, sẽ khinh ghét, kinh tởm bọn đỉa đói" (T. 388).
Tô Hoài cũng đã viết:
"Bây giờ có một bài đọc sách ngắn khoảng nửa gang tay chữ trên báo Cờ Giải phóng in litô, phát hành bí mật (Vậy đâu phải là báo Cứu Quốc, như người viết phê bình - T. 79 - "Nguyễn Công Hoan 1903 - 1977". Chắc người ấy cũng chỉ nghe kể. Nghe rồi nói theo!). Rất tiếc khi nước nhà độc lập, các nhà phê bình nghiên cứu văn học vẫn cứ nguyên tinh thần bài đọc sách ngắn ngủi ấy mà nói lại... Ừ thì tác phẩm ấy có thể chứa đựng tư tưởng bảo thủ nhưng phải được lý giải rằng bảo thủ thế nào, cái gì không thể chỉ im lặng và lặp lại một bài điểm báo thông thường".
Sáng tạo văn học nghệ thuật mang nhiều đặc thù, hoàn toàn khác biệt với mọi hình sản xuất khác, dù sản phẩm của nó cuối cùng cũng trở thành hàng hoá. Lao động sáng tạo văn học nghệ thuật hoàn toàn không rập khuôn, đầu này vào nguyên liệu, tức khắc đầu kia tọt ra sản phẩm, với năng suất đều đặn như gà đẻ trứng.
Tiểu thuyết "Tranh tối tranh sáng", Nguyễn Công Hoan viết ngay khi vừa mới ra tù tháng
8-1945 (do phát xít Nhật bắt về tội chính trị), viết ngoài giờ gánh vác trách nhiệm giám đốc Sở Tuyên truyền Bắc Bộ bộn bề và mới mẻ. Nhà xuất bản "Sự thật" ấn hành năm 1946, đang in dở dang thì kháng chiến toàn quốc, nhà in phải di chuyển, bản thảo bị thất lạc, tình cờ Tô Hoài nhặt được ở nhà in Tiến Bộ trong rừng, khoảng 40 trang. Mười năm sau (1956), Ông viết lại, dày khoảng 463 trang in.
Cả hai sự kiện kể trên trong một đời văn dường như hiếm và cũng đáng để ta suy nghĩ.
Nếu không từ những vốn tích luỹ, quan sát tỉ mỉ, xuất phát từ ý tưởng giác ngộ cách mạng quyết liệt và bền bỉ, từ tầm nhìn sâu sắc được trang bị mạnh mẽ trong những tiếp xúc với Đảng ở giai đoạn 1942 - 1945, thì dù có sống giữa cơn lốc của nạn chết đói khủng khiếp mà tỉnh Thái Bình là điển hình của cả nước, người nhà văn cũng chỉ còn ôm nỗi kinh hoàng. Hoặc cho dù đến sau Cách mạng tháng 8 - 1945, nhà văn mới "bừng tỉnh" để "đi lấy tài liệu", thì tiểu thuyết cũng không thể tọt ra như con gà đẻ trứng để năm 1946 đã có ngay bản thảo ở nhà in. Và những nhân vật tiểu thuyết làm sao đủ thời gian để hiện hình!
Bản thảo bị thất lạc, 10 năm sau (1956) nhà văn vẫn viết lại được, chẳng là minh chứng về thực tế cuộc sống khốc liệt thời trước Cách mạng tháng 8 mà Ông đã trải ở Thái Bình vẫn bám riết Ông, thôi thúc Ông. Nó chứng minh giai đoạn mà đời văn của Ông buộc có những "phút lặng", do đế quốc ngáng chặn ngòi bút, đến mức Ông phải dùng mọi "chiến thuật" để đến với bạn đọc (tất nhiên kết quả không phải thuộc quyền của Ông). Cùng lúc, Ông tìm một lối đi: tích luỹ, tạo độ chín để vượt cao hơn, và vì thế khi đất nước vừa giành được độc lập, Ông mới kịp sinh ra được hàng loạt tiểu thuyết, mà mở đầu là "Tranh tối tranh sáng" - NXB Sự Thật ấn hành năm 1946.
"Yếu tố quyết định một tác phẩm bao giờ cũng là sự sống. Trong "Tranh tối tranh
sáng", tôi đã viết một chuyện xảy ra ở nơi tôi đã sống, trong hoàn cảnh xã hội tôi đã trải, với những nhân vật tôi đã thuộc" (T. 236 - Đời viết văn của tôi). "Tranh tối tranh sáng" viết năm 1956 dày gấp 3 cuốn đã viết năm 1946. Tiếc rằng mất những trang có nhiều con số - mà có thể bây giờ không tìm đâu ra... Những con số về diện tích Pháp, Nhật bắt nhân dân ta trồng đay, những con số về số lương thực mà giặc thu từng mùa, ở từng tỉnh, số ấy tăng dần từ vụ mùa 1942 cho đến vụ chiêm 1945" (T. 234 - T. 235).
Vậy mà cũng đã có một đoạn đánh giá "Tranh tối tranh sáng” đấy chứ, trong "Nguyễn
Công Hoan 1903 - 1977" (T. 85 - T. 86):
"Tranh tối tranh sáng viết về lúc giao thời; thời kỳ tiền khởi nghĩa, chủ yếu lên án sự áp bức bóc lột của bọn địa chủ cấu kết với thực dân, đế quốc... Ông đã nhìn thấy nhiều phẩm chất tốt đẹp của những cán bộ hoạt động bí mật như: Hựu, "anh ấy"... Nguyễn Công Hoan đã chú ý xây dựng cả một hệ thống hình tượng, từ những tên thực dân cáo già Vamê, Vatxi,... đến những tên cha đạo, tên dự thẩm. Nhiều loại nhân vật khác đã xuất hiện như mật thám,... nhiều sự việc với thái độ rõ ràng".
Vậy đã chẳng từ những tích luỹ, những nung nấu của những năm đế quốc "treo giò" rồi
cuối cùng bỏ tù ông, những năm trong nhà ông luôn có cán bộ bí mật đi về và ông trực tiếp gánh vác nhiều việc của cách mạng. (Đến năm 1998, bà Nguyễn Công Hoan được nhận bằng "Có công với nước"). Chính những cán bộ hoạt động mà ông tiếp xúc thời bí mật ấy, đã hoá thân vào tác phẩm: "Hựu, anh ấy”. Bởi có một khắc nghiệt trong nghề văn, nếu nhân vật được nhào nặn từ "tài" lấy mẫu của tác phẩm người khác, người đọc nhận ra ngay. Nó không có phần hồn mang dấu ấn tác giả, để "sống thành một hệ thống hình tượng trong tác phẩm".
Trong ký ức đời tôi, chưa phút nào gặp nguy nan Cha đứng ngoài lề hoặc ngả nghiêng,
trốn chạy. Không có Cha và Mẹ hoạt động theo cách của riêng mình, cuộc đời tham gia cách mạng trong bí mật luôn bị khủng bố của anh em, chú cháu tôi từ tuổi 13 - 14, đâu có thể kiên cường và liên tục cho đến hôm nay. Vậy mà bước vào kháng chiến chống Pháp chưa được 6 tháng, Ông đã chịu ngay nỗi đau, anh Khoái tôi hy sinh mới hơn 20 tuổi. Rồi liên tiếp, 6 tháng một lần, 6 người ruột thịt ngã xuống. Đến kháng chiến chống Mỹ vào chiến trường miền Nam ông chấp nhận để người con trai duy nhất còn lại đi vào chiến trường miền Nam. ít năm sau, anh bị bắt và biệt giam trong xà lim trắng. Cuối cùng không khai thác được gì ở anh, "ngay trước khi xe tăng Bắc Việt Nam tràn vào Sài Gòn, một quan chức cao cấp của CIA đã gợi ý với nhà chức trách Sài Gòn là tiện nhất là y "biến mất" Bởi vì Tài là một tay khủng bố có kinh nghiệm nên khó có thể mong đợi y là một người thắng trận rộng lượng. Người Nam Việt đồng ý. Tài bị đưa lên một máy bay và ném xuống biển Nam Hải từ độ cao 10 ngàn bộ. Đến đây thì ông ta đã trải qua 4 năm bị biệt giam trong một phòng quét trắng toát và cũng chưa khi nào nhận một cách đầy đủ mình là ai cả" (Decent Intervalt - dịch là "Khoảng cách thích hợp" - của Frank Snepp, nguyên phụ trách phân tích chiến lược của CIA tại Việt Nam, xuất bản tại Mỹ năm 1977 (Bản dịch của Cục Tình báo Bộ Nội Vụ (BCA) ngày 2-6-1981).
Ông viết một loạt tiểu thuyết "Nếu không có anh", "Anh con trai người bạn đọc ấy",
“Trong ấy ngoài này", đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam. Làm cha
mẹ rồi, tôi mới thấu hiểu, ứng xử được như Ông trước biết bao tình huống khốc liệt của đời người, triền miên dội xuống gia đình, dội xuống đời văn, không thể từ một người mất phương hướng, lúng túng, đi chệch và trượt xuống dốc.
Kẻ nào xô Ông xuống dốc? Nếu không là bọn đế quốc cấm đường, truy diệt, rồi bỏ tù,
can gì Ông phải tìm chiến thuật, đi đường vòng vèo, nguỵ trang, để ý tưởng nung nấu của mình vẫn đến được với bạn đọc. Vậy đâu phải tự Ông trượt xuống dốc? Không lẽ cuộc sống của một nhà văn khi trực tiếp hoạt động cho cách mạng đã đẩy Ông xuống dốc? Những cuộc gặp gỡ trao đổi với nhiều cán bộ hoạt động bí mật, có trình độ lý luận, am tường chiến lược – những nhiệm vụ được giao cao hơn nhiều so với lần đầu tiếp xúc thấp thoáng năm 1936 - mà từ đó Ông sinh ra "Bước đường cùng" - thực chất đã mở ra trước Ông những tầm nhìn mới. Phút lặng - cho dù bắt đầu từ bọn cường quyền, nhằm triệt hạ cấm đường Ông đến với bạn đọc - thì Ông đã sử dụng như tấm màn nguỵ trang cho một giai đoạn mới tự vượt chính mình trong đời làm cách mạng và đời văn. (Tất cả được phản chiếu những vệt sáng trong "Tranh tối tranh sáng, "Hỗn canh hỗn cư",...). Nhiều người sống ở thị xã Thái Bình thời ấy vẫn còn nhắc đến hình ảnh Ông giáo Hoan, ngày ngày vào buổi trưa, đẩy xe bò cùng anh em thanh niên đi quyên gạo, quyên cơm cứu tế đồng bào bị nạn đói. Đêm hôm bọn Nhật giải hai tên Công sứ và phó Công sứ Pháp qua thị xã Thái Bình, một cuộc biểu tình lớn nổ ra tập hợp nhân dân diễu hành kéo lên dinh Tổng đốc với khẩu hiệu: "Đả đảo Varê, Valăng xô" - "Việt Nam độc lập". Ông giáo Hoan đi gõ cửa từng nhà. Từng nhà đi theo Ông giáo Hoan, hô khẩu hiệu theo Ông giáo. Mà trời thì đang mưa lạnh. Cuộc mít tinh họp ngay đêm ấy giữa sân dinh Tổng đốc và mọi người thật ngạc nhiên đến thán phục - cán bộ Việt Minh diễn thuyết chính là anh Tài Khoái, con trai ông giáo Hoan mới vừa từ nhà tù vượt ra, đầu còn trọc tóc.
Rồi chỉ một thời gian rất ngắn ngay sau đó, chính ông phải vào nhà tù của phát xít
Nhật. Cách mạng tháng Tám thành công đâu phải "may thay" với nhà văn Nguyễn Công Hoan! Và việc gọi là quay ra "làm thơ tình", đến bản thân mình đã thấy nó không hay nên không thuộc, thì thơ gửi cho ai? Chẳng cũng là một lối nói trào phúng của Ông vậy sao! Một bài học Ông vẫn thường căn dặn thế hệ trẻ chúng tôi: Khi đi thực tế nghiên cứu sự kiện, nhân vật, không thể chỉ đọc các báo cáo, nghe tự kể hoặc mọi người kể, rồi nhìn hiện tượng. Có khi người ta kể thế, nhưng lại ẩn đằng sau những điều ngược lại ta còn phải khám phá, bỏ công tìm tòi lý giải, tự trả lời những câu hỏi từ bản chất cuộc sống, trong thời điểm lịch sử ấy. Nếu không, ai cần đọc tiểu thuyết. Đời phong phú hơn nhiều.
Suy diễn tuỳ tiện đến chà đạp nhân phẩm của nhà văn, đâu phải khuynh hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phê bình nghiên cứu văn học. Với nghề văn, đòi hỏi trước tiên là cái tâm và cái đức. Đọc những dòng tâm sự của Ông, càng thấu hiểu Ông hơn.
"Kể ra thì hồi này tôi còn viết được nhiều. Còn nhiều đề tài tôi chưa viết. Có nhiều chuyện, tôi định viết, nhưng không viết nổi vì không nỡ, nó thương tâm quá. Chẳng hạn một cảnh trong gia đình một anh phu xe. Ngày mà tên đốc lý Hà Nội ra lệnh cấm ngồi xe cao-su hai người, và định giá mỗi cuốc ngắn, khách phải trả một hào, thì ai cũng tưởng nó tốt với anh em lao động. Nhưng cái áo ngoài nhân đạo che đậy cái âm mưu bên là nó giết anh em kéo xe. Bởi vì trong khi ấy, nó hạ giá xe điện xuống mỗi chặng đỗ có hai xu. Cho nên xe điện đương ế thì chật những khách. Người ta không đi xe kéo nữa, vì đáng lẽ hai người thuê hai xe, phải trả hai hào, thì đi xe điện, mỗi người chỉ mất có hai xu. Vì lẽ ấy mà anh phu xe tôi nói trên kia, không kiếm ra tiền để nuôi nổi vợ và một con. Vợ anh vì bận con mọn, cũng chỉ đi gánh nước thuê, mỗi ngày chẳng đủ ăn. Hai vợ chồng bèn đổi cách sinh sống, vợ làm nghề mại dâm. Chồng dắt khách về. Cứ tối tối, người vợ trang điểm xong, thì mang gửi con bên hàng xóm. Chồng đưa khách về nhà, thì ngồi chờ ở ngoài đường. Rồi khách ra, anh kéo người ấy đi. Tôi đã ngồi vào bàn giấy, nghĩ ra cảnh ấy để viết. Tôi đã tưởng tượng hai trường hợp để chọn lấy một. Một là người khách ở trong nhà anh khá lâu, thì anh vui sướng thế nào. Hai là người ấy vừa vào đã ra ngay, tức là không vừa lòng vợ anh, thì anh thất vọng
và lo buồn thế nào. Nhưng tôi không chọn được trường hợp nào. Và tôi đã khóc. Không thể nào hạ bút được..." (T. 214 - T. 215).
Một tấm lòng. Một tâm hồn đáng kính. Một ý tưởng quyết liệt, từ giác ngộ cách mạng.
Suốt đời, Nguyễn Công Hoan trung thành với Tổ quốc, nhất quán trong mọi ứng phó, trước
biết bao tình huống khắc nghiệt (dù với việc của gia đình, của đoàn thể, của ngòi bút). Ông coi nghề viết là sứ mạng thiêng liêng. Ông không bao giờ "bứt lìa" hoặc "bán” ngòi bút của mình và cũng không bao giờ ông tự "cãi" cho chính mình. Như một cây cổ thụ cam chịu đứng trước giông bão. Như một con khủng long mà Nguyễn Minh Châu đã từng "nhìn" thấy. Và Hoàng Trung Thông phải thốt lên: "Trong thế hệ nhà văn cùng với Anh, chẳng ai làm được hơn Anh".
Tháng Chạp, Hà Nội trong những ngày sang mùa vừa thiêng liêng, vừa xao xuyến.
Những cơn gió heo may mát lạnh. Những đợt lá sấu già trút xuống lòng đường, lăn lăn xào xạc. Người đi trong gió lạnh đầu mùa như vứt lại đằng sau những gì nặng nề, những gì gay gắt và cáu kỉnh. Không khí thở nhẹ nhàng. Những ý nghĩ bay bổng. Những ao ước thoáng đãng. Phía trước là cả một chân trời. Mặc dầu ngày mai, ngày mai còn chưa biết thế nào.
Không ai tưởng tượng hết được.
Ở cuộc họp lần cuối cùng những người tình nguyện ở lại với Thủ đô, chúng tôi chia tay
nhau, không bịn rịn lo âu, chỉ lắc tay thật mạnh, rồi tan đi rất nhanh. Ai về với công việc ấy. Đêm nay, 19 tháng 12 năm 1946, 7 giờ kém 5 phút, tất cả đều phải có mặt ở địa điểm chiến đấu đã được phân công.
Buổi chiều, tôi trở về nhà. Gọi là nhà để cho hợp với cách nói thời đại hôm nay, chứ đó là nơi một số cán bộ chúng tôi thường đi về như một trạm hẹn. Cha tôi, lúc đó làm việc ở Sở tuyên truyền Bắc Bộ. Ông đã ở đây từ nhiều tháng trước. Vì thế, những ngày sắp nổ súng, tôi đi về để tiện với công việc - ngõ Tân Hưng, nhà số 1 Bis, nay là ngõ Tức Mạc, rất gần ga Hàng Cỏ.
Gọi là cùng một nhà, nhưng cha con tôi rất ít dịp được gặp nhau. Mỗi người đi về một
giờ, mỗi người bận bịu một kiểu. Một tuần nay rồi, các cơ quan Chính phủ đã không còn ở trong thành phố. Cha tôi chỉ thấp thoáng đi về. Mà những khi ấy, tôi còn bận các việc được phân công ở lại. Mọi người đều khẩn trương chuẩn bị cho Hà Nội kháng chiến và vận động nhân dân Hà Nội nhất thiết phải tản cư ra khỏi thành phố.
Chiều 19 tháng 12, tôi trở về. Ngõ Tân Hưng vắng lặng. Đến nỗi tiếng xích xe đạp cùng
với bước chân tôi như vang lên rất to. Các nhà trong ngõ đã không người. Ngôi nhà xế cửa không tiếng nhạc, không ánh đèn xanh. Rặng y lan lặng phắc. Một mình tôi chạy lên thang.
Tiếng khoá mở cửa sắc lạnh. Tôi hé cánh và chợt lặng người. Dưới khe cửa có thư. Những dòng chữ viết vội. Chữ của Cha.
"Tối nay không được ở nhà nữa. Nhớ giữ gìn sức khoẻ".
Không mùi thuốc lá vương lại. Vậy là Cha tôi đã trở về từ sớm? Cha đã được nhận lệnh... Tôi như thấy bóng dáng Cha, vội vã chạy lên cửa. Cửa không khoá xích. Vội vã viết dòng chữ. Dòng chữ đọng mọi nỗi niềm ấp ủ của Cha với đứa con gái nhỏ. Dù đã là cán bộ thì vẫn là đứa con gái nhỏ đang đứng trước phút giây biến cố sắp rung chuyển toàn đất nước, và cũng là giây phút có thể quyết định số phận của con, mà cũng là của cả Cha.
Một tháng sau, khi tôi đang ở trong nhà in, bỗng cha tôi xuất hiện. Ba-lô trên lưng, trấn thủ xám quân đội. Không hiểu sao cha tôi biết được cơ quan đóng trong nhà dân ở đây mà tìm đến. Hàng ngày chúng tôi ra báo (Báo "Mê Linh kháng chiến", cơ quan tuyên truyền của Quận VI, Hà Nội), in truyền đơn và tài liệu do cấp trên đưa xuống. Đêm đêm, Đội tuyên truyền xung phong của chúng tôi len lỏi vào những nơi địch chiếm trong nội thành, đem báo và tài liệu đến nhân dân. Bốn chiếc máy in "Mi-nec đạp chân, những thợ in, một phóng viên mặt trận, cùng với đội tuyên truyền xung phong làm việc không phân biệt ngày đêm. Máy bay rú xoẹt trên đầu, thả bom, xả liên thanh. Chúng tôi bám sát trận Vĩnh Tuy.
Cha tôi cũng chỉ ngồi được một lát để tôi giới thiệu với bà chủ nhà đã cho cơ quan đóng, rồi phải đi. Cha lấy trong ba-lô ra mấy trái cam vàng đặt vào đĩa biếu bà chủ, và tôi đi tiễn cha ra đến bờ đê. Không một dặn dò, không một băn khoăn làm nhụt chí con. Như ngày mai cha con sẽ gặp lại. Vậy mà, sao đến tận hôm nay tôi mới biết ngỡ ngàng. Có lẽ Cha tìm đến tôi vì sau khi Cha nhập ngũ, khó còn có kịp khác. Mà tôi thì vẫn ở lại mặt trận Hà Nội không biết sẽ thế nào.
Một lần Cha tôi nói:
- Kháng chiến chống Pháp, gia đình ta hy sinh 6 người. Nhưng đến kháng chiến chống
Mỹ, gia đình mình toàn vẹn.
Lời ước của Cha nhói đau trong tim tôi.
Sau này Tô Hoài viết:
"Bấy giờ vào khoảng 1967, các vùng tạm chiếm miền Nam đương ngập ngụa sách vở phản động, văn chương đồi truỵ. Ta cần tìm cách thổi luồng gió mới vào. Cục Địch vận họp với một số nhà văn, đề nghị viết tác phẩm phù hợp có thể in công khai trong thành, hoặc in ngoài chiến khu rồi bí mật đưa vào các đô thị. Nhưng chưa ai làm được gì thì anh Nguyễn Công Hoan đã xong một tiểu thuyết, trên một trăm trang bản thảo. Hồi kháng chiến chống Pháp, anh đã viết một truyện theo yêu cầu như thế để quân đội in. Quyển tiểu thuyết mang tên "Xổng cũi" dày 219 trang - Nxb quân đội (mà ông ký tên tác giả là Nguyễn Văn Lung). "Không chỉ một cuốn tiểu thuyết ấy, anh còn viết: "Anh con trai người bạn đọc ấy", “Trong ấy, ngoài này..." đều trong kế hoạch đóng góp với chiến trường miền Nam, của một nhà văn với đất nước".
Đã hơn nửa thế kỷ, từ kháng chiến chống Pháp. Đã hơn 60 năm, từ 1939 - 1945.
Những việc xảy ra vẫn đi cùng với đời ta như hình với bóng, bất chấp thời gian. Và sự tìm, để hiểu biết về một con người, vẫn chưa phải hết. Vậy mà sự hoá thân của tác giả vào tác phẩm, đâu chỉ có thể chỉ cần đọc lướt một lần.
Tôi cắm cúi xuống những trang tiểu thuyết của Cha, như người địa chất đi tìm quặng
gốc. Ngoài kia gió bấc đang lại tràn về.
"Bây giờ có một bài đọc sách ngắn khoảng nửa gang tay chữ trên báo Cờ Giải phóng in litô, phát hành bí mật (Vậy đâu phải là báo Cứu Quốc, như người viết phê bình - T. 79 - "Nguyễn Công Hoan 1903 - 1977". Chắc người ấy cũng chỉ nghe kể. Nghe rồi nói theo!). Rất tiếc khi nước nhà độc lập, các nhà phê bình nghiên cứu văn học vẫn cứ nguyên tinh thần bài đọc sách ngắn ngủi ấy mà nói lại... Ừ thì tác phẩm ấy có thể chứa đựng tư tưởng bảo thủ nhưng phải được lý giải rằng bảo thủ thế nào, cái gì không thể chỉ im lặng và lặp lại một bài điểm báo thông thường".
Sáng tạo văn học nghệ thuật mang nhiều đặc thù, hoàn toàn khác biệt với mọi hình sản xuất khác, dù sản phẩm của nó cuối cùng cũng trở thành hàng hoá. Lao động sáng tạo văn học nghệ thuật hoàn toàn không rập khuôn, đầu này vào nguyên liệu, tức khắc đầu kia tọt ra sản phẩm, với năng suất đều đặn như gà đẻ trứng.
Tiểu thuyết "Tranh tối tranh sáng", Nguyễn Công Hoan viết ngay khi vừa mới ra tù tháng
8-1945 (do phát xít Nhật bắt về tội chính trị), viết ngoài giờ gánh vác trách nhiệm giám đốc Sở Tuyên truyền Bắc Bộ bộn bề và mới mẻ. Nhà xuất bản "Sự thật" ấn hành năm 1946, đang in dở dang thì kháng chiến toàn quốc, nhà in phải di chuyển, bản thảo bị thất lạc, tình cờ Tô Hoài nhặt được ở nhà in Tiến Bộ trong rừng, khoảng 40 trang. Mười năm sau (1956), Ông viết lại, dày khoảng 463 trang in.
Cả hai sự kiện kể trên trong một đời văn dường như hiếm và cũng đáng để ta suy nghĩ.
Nếu không từ những vốn tích luỹ, quan sát tỉ mỉ, xuất phát từ ý tưởng giác ngộ cách mạng quyết liệt và bền bỉ, từ tầm nhìn sâu sắc được trang bị mạnh mẽ trong những tiếp xúc với Đảng ở giai đoạn 1942 - 1945, thì dù có sống giữa cơn lốc của nạn chết đói khủng khiếp mà tỉnh Thái Bình là điển hình của cả nước, người nhà văn cũng chỉ còn ôm nỗi kinh hoàng. Hoặc cho dù đến sau Cách mạng tháng 8 - 1945, nhà văn mới "bừng tỉnh" để "đi lấy tài liệu", thì tiểu thuyết cũng không thể tọt ra như con gà đẻ trứng để năm 1946 đã có ngay bản thảo ở nhà in. Và những nhân vật tiểu thuyết làm sao đủ thời gian để hiện hình!
Bản thảo bị thất lạc, 10 năm sau (1956) nhà văn vẫn viết lại được, chẳng là minh chứng về thực tế cuộc sống khốc liệt thời trước Cách mạng tháng 8 mà Ông đã trải ở Thái Bình vẫn bám riết Ông, thôi thúc Ông. Nó chứng minh giai đoạn mà đời văn của Ông buộc có những "phút lặng", do đế quốc ngáng chặn ngòi bút, đến mức Ông phải dùng mọi "chiến thuật" để đến với bạn đọc (tất nhiên kết quả không phải thuộc quyền của Ông). Cùng lúc, Ông tìm một lối đi: tích luỹ, tạo độ chín để vượt cao hơn, và vì thế khi đất nước vừa giành được độc lập, Ông mới kịp sinh ra được hàng loạt tiểu thuyết, mà mở đầu là "Tranh tối tranh sáng" - NXB Sự Thật ấn hành năm 1946.
"Yếu tố quyết định một tác phẩm bao giờ cũng là sự sống. Trong "Tranh tối tranh
sáng", tôi đã viết một chuyện xảy ra ở nơi tôi đã sống, trong hoàn cảnh xã hội tôi đã trải, với những nhân vật tôi đã thuộc" (T. 236 - Đời viết văn của tôi). "Tranh tối tranh sáng" viết năm 1956 dày gấp 3 cuốn đã viết năm 1946. Tiếc rằng mất những trang có nhiều con số - mà có thể bây giờ không tìm đâu ra... Những con số về diện tích Pháp, Nhật bắt nhân dân ta trồng đay, những con số về số lương thực mà giặc thu từng mùa, ở từng tỉnh, số ấy tăng dần từ vụ mùa 1942 cho đến vụ chiêm 1945" (T. 234 - T. 235).
Vậy mà cũng đã có một đoạn đánh giá "Tranh tối tranh sáng” đấy chứ, trong "Nguyễn
Công Hoan 1903 - 1977" (T. 85 - T. 86):
"Tranh tối tranh sáng viết về lúc giao thời; thời kỳ tiền khởi nghĩa, chủ yếu lên án sự áp bức bóc lột của bọn địa chủ cấu kết với thực dân, đế quốc... Ông đã nhìn thấy nhiều phẩm chất tốt đẹp của những cán bộ hoạt động bí mật như: Hựu, "anh ấy"... Nguyễn Công Hoan đã chú ý xây dựng cả một hệ thống hình tượng, từ những tên thực dân cáo già Vamê, Vatxi,... đến những tên cha đạo, tên dự thẩm. Nhiều loại nhân vật khác đã xuất hiện như mật thám,... nhiều sự việc với thái độ rõ ràng".
Vậy đã chẳng từ những tích luỹ, những nung nấu của những năm đế quốc "treo giò" rồi
cuối cùng bỏ tù ông, những năm trong nhà ông luôn có cán bộ bí mật đi về và ông trực tiếp gánh vác nhiều việc của cách mạng. (Đến năm 1998, bà Nguyễn Công Hoan được nhận bằng "Có công với nước"). Chính những cán bộ hoạt động mà ông tiếp xúc thời bí mật ấy, đã hoá thân vào tác phẩm: "Hựu, anh ấy”. Bởi có một khắc nghiệt trong nghề văn, nếu nhân vật được nhào nặn từ "tài" lấy mẫu của tác phẩm người khác, người đọc nhận ra ngay. Nó không có phần hồn mang dấu ấn tác giả, để "sống thành một hệ thống hình tượng trong tác phẩm".
Trong ký ức đời tôi, chưa phút nào gặp nguy nan Cha đứng ngoài lề hoặc ngả nghiêng,
trốn chạy. Không có Cha và Mẹ hoạt động theo cách của riêng mình, cuộc đời tham gia cách mạng trong bí mật luôn bị khủng bố của anh em, chú cháu tôi từ tuổi 13 - 14, đâu có thể kiên cường và liên tục cho đến hôm nay. Vậy mà bước vào kháng chiến chống Pháp chưa được 6 tháng, Ông đã chịu ngay nỗi đau, anh Khoái tôi hy sinh mới hơn 20 tuổi. Rồi liên tiếp, 6 tháng một lần, 6 người ruột thịt ngã xuống. Đến kháng chiến chống Mỹ vào chiến trường miền Nam ông chấp nhận để người con trai duy nhất còn lại đi vào chiến trường miền Nam. ít năm sau, anh bị bắt và biệt giam trong xà lim trắng. Cuối cùng không khai thác được gì ở anh, "ngay trước khi xe tăng Bắc Việt Nam tràn vào Sài Gòn, một quan chức cao cấp của CIA đã gợi ý với nhà chức trách Sài Gòn là tiện nhất là y "biến mất" Bởi vì Tài là một tay khủng bố có kinh nghiệm nên khó có thể mong đợi y là một người thắng trận rộng lượng. Người Nam Việt đồng ý. Tài bị đưa lên một máy bay và ném xuống biển Nam Hải từ độ cao 10 ngàn bộ. Đến đây thì ông ta đã trải qua 4 năm bị biệt giam trong một phòng quét trắng toát và cũng chưa khi nào nhận một cách đầy đủ mình là ai cả" (Decent Intervalt - dịch là "Khoảng cách thích hợp" - của Frank Snepp, nguyên phụ trách phân tích chiến lược của CIA tại Việt Nam, xuất bản tại Mỹ năm 1977 (Bản dịch của Cục Tình báo Bộ Nội Vụ (BCA) ngày 2-6-1981).
Ông viết một loạt tiểu thuyết "Nếu không có anh", "Anh con trai người bạn đọc ấy",
“Trong ấy ngoài này", đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam. Làm cha
mẹ rồi, tôi mới thấu hiểu, ứng xử được như Ông trước biết bao tình huống khốc liệt của đời người, triền miên dội xuống gia đình, dội xuống đời văn, không thể từ một người mất phương hướng, lúng túng, đi chệch và trượt xuống dốc.
Kẻ nào xô Ông xuống dốc? Nếu không là bọn đế quốc cấm đường, truy diệt, rồi bỏ tù,
can gì Ông phải tìm chiến thuật, đi đường vòng vèo, nguỵ trang, để ý tưởng nung nấu của mình vẫn đến được với bạn đọc. Vậy đâu phải tự Ông trượt xuống dốc? Không lẽ cuộc sống của một nhà văn khi trực tiếp hoạt động cho cách mạng đã đẩy Ông xuống dốc? Những cuộc gặp gỡ trao đổi với nhiều cán bộ hoạt động bí mật, có trình độ lý luận, am tường chiến lược – những nhiệm vụ được giao cao hơn nhiều so với lần đầu tiếp xúc thấp thoáng năm 1936 - mà từ đó Ông sinh ra "Bước đường cùng" - thực chất đã mở ra trước Ông những tầm nhìn mới. Phút lặng - cho dù bắt đầu từ bọn cường quyền, nhằm triệt hạ cấm đường Ông đến với bạn đọc - thì Ông đã sử dụng như tấm màn nguỵ trang cho một giai đoạn mới tự vượt chính mình trong đời làm cách mạng và đời văn. (Tất cả được phản chiếu những vệt sáng trong "Tranh tối tranh sáng, "Hỗn canh hỗn cư",...). Nhiều người sống ở thị xã Thái Bình thời ấy vẫn còn nhắc đến hình ảnh Ông giáo Hoan, ngày ngày vào buổi trưa, đẩy xe bò cùng anh em thanh niên đi quyên gạo, quyên cơm cứu tế đồng bào bị nạn đói. Đêm hôm bọn Nhật giải hai tên Công sứ và phó Công sứ Pháp qua thị xã Thái Bình, một cuộc biểu tình lớn nổ ra tập hợp nhân dân diễu hành kéo lên dinh Tổng đốc với khẩu hiệu: "Đả đảo Varê, Valăng xô" - "Việt Nam độc lập". Ông giáo Hoan đi gõ cửa từng nhà. Từng nhà đi theo Ông giáo Hoan, hô khẩu hiệu theo Ông giáo. Mà trời thì đang mưa lạnh. Cuộc mít tinh họp ngay đêm ấy giữa sân dinh Tổng đốc và mọi người thật ngạc nhiên đến thán phục - cán bộ Việt Minh diễn thuyết chính là anh Tài Khoái, con trai ông giáo Hoan mới vừa từ nhà tù vượt ra, đầu còn trọc tóc.
Rồi chỉ một thời gian rất ngắn ngay sau đó, chính ông phải vào nhà tù của phát xít
Nhật. Cách mạng tháng Tám thành công đâu phải "may thay" với nhà văn Nguyễn Công Hoan! Và việc gọi là quay ra "làm thơ tình", đến bản thân mình đã thấy nó không hay nên không thuộc, thì thơ gửi cho ai? Chẳng cũng là một lối nói trào phúng của Ông vậy sao! Một bài học Ông vẫn thường căn dặn thế hệ trẻ chúng tôi: Khi đi thực tế nghiên cứu sự kiện, nhân vật, không thể chỉ đọc các báo cáo, nghe tự kể hoặc mọi người kể, rồi nhìn hiện tượng. Có khi người ta kể thế, nhưng lại ẩn đằng sau những điều ngược lại ta còn phải khám phá, bỏ công tìm tòi lý giải, tự trả lời những câu hỏi từ bản chất cuộc sống, trong thời điểm lịch sử ấy. Nếu không, ai cần đọc tiểu thuyết. Đời phong phú hơn nhiều.
Suy diễn tuỳ tiện đến chà đạp nhân phẩm của nhà văn, đâu phải khuynh hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phê bình nghiên cứu văn học. Với nghề văn, đòi hỏi trước tiên là cái tâm và cái đức. Đọc những dòng tâm sự của Ông, càng thấu hiểu Ông hơn.
"Kể ra thì hồi này tôi còn viết được nhiều. Còn nhiều đề tài tôi chưa viết. Có nhiều chuyện, tôi định viết, nhưng không viết nổi vì không nỡ, nó thương tâm quá. Chẳng hạn một cảnh trong gia đình một anh phu xe. Ngày mà tên đốc lý Hà Nội ra lệnh cấm ngồi xe cao-su hai người, và định giá mỗi cuốc ngắn, khách phải trả một hào, thì ai cũng tưởng nó tốt với anh em lao động. Nhưng cái áo ngoài nhân đạo che đậy cái âm mưu bên là nó giết anh em kéo xe. Bởi vì trong khi ấy, nó hạ giá xe điện xuống mỗi chặng đỗ có hai xu. Cho nên xe điện đương ế thì chật những khách. Người ta không đi xe kéo nữa, vì đáng lẽ hai người thuê hai xe, phải trả hai hào, thì đi xe điện, mỗi người chỉ mất có hai xu. Vì lẽ ấy mà anh phu xe tôi nói trên kia, không kiếm ra tiền để nuôi nổi vợ và một con. Vợ anh vì bận con mọn, cũng chỉ đi gánh nước thuê, mỗi ngày chẳng đủ ăn. Hai vợ chồng bèn đổi cách sinh sống, vợ làm nghề mại dâm. Chồng dắt khách về. Cứ tối tối, người vợ trang điểm xong, thì mang gửi con bên hàng xóm. Chồng đưa khách về nhà, thì ngồi chờ ở ngoài đường. Rồi khách ra, anh kéo người ấy đi. Tôi đã ngồi vào bàn giấy, nghĩ ra cảnh ấy để viết. Tôi đã tưởng tượng hai trường hợp để chọn lấy một. Một là người khách ở trong nhà anh khá lâu, thì anh vui sướng thế nào. Hai là người ấy vừa vào đã ra ngay, tức là không vừa lòng vợ anh, thì anh thất vọng
và lo buồn thế nào. Nhưng tôi không chọn được trường hợp nào. Và tôi đã khóc. Không thể nào hạ bút được..." (T. 214 - T. 215).
Một tấm lòng. Một tâm hồn đáng kính. Một ý tưởng quyết liệt, từ giác ngộ cách mạng.
Suốt đời, Nguyễn Công Hoan trung thành với Tổ quốc, nhất quán trong mọi ứng phó, trước
biết bao tình huống khắc nghiệt (dù với việc của gia đình, của đoàn thể, của ngòi bút). Ông coi nghề viết là sứ mạng thiêng liêng. Ông không bao giờ "bứt lìa" hoặc "bán” ngòi bút của mình và cũng không bao giờ ông tự "cãi" cho chính mình. Như một cây cổ thụ cam chịu đứng trước giông bão. Như một con khủng long mà Nguyễn Minh Châu đã từng "nhìn" thấy. Và Hoàng Trung Thông phải thốt lên: "Trong thế hệ nhà văn cùng với Anh, chẳng ai làm được hơn Anh".
***
Tháng Chạp, Hà Nội trong những ngày sang mùa vừa thiêng liêng, vừa xao xuyến.
Những cơn gió heo may mát lạnh. Những đợt lá sấu già trút xuống lòng đường, lăn lăn xào xạc. Người đi trong gió lạnh đầu mùa như vứt lại đằng sau những gì nặng nề, những gì gay gắt và cáu kỉnh. Không khí thở nhẹ nhàng. Những ý nghĩ bay bổng. Những ao ước thoáng đãng. Phía trước là cả một chân trời. Mặc dầu ngày mai, ngày mai còn chưa biết thế nào.
Không ai tưởng tượng hết được.
Ở cuộc họp lần cuối cùng những người tình nguyện ở lại với Thủ đô, chúng tôi chia tay
nhau, không bịn rịn lo âu, chỉ lắc tay thật mạnh, rồi tan đi rất nhanh. Ai về với công việc ấy. Đêm nay, 19 tháng 12 năm 1946, 7 giờ kém 5 phút, tất cả đều phải có mặt ở địa điểm chiến đấu đã được phân công.
Buổi chiều, tôi trở về nhà. Gọi là nhà để cho hợp với cách nói thời đại hôm nay, chứ đó là nơi một số cán bộ chúng tôi thường đi về như một trạm hẹn. Cha tôi, lúc đó làm việc ở Sở tuyên truyền Bắc Bộ. Ông đã ở đây từ nhiều tháng trước. Vì thế, những ngày sắp nổ súng, tôi đi về để tiện với công việc - ngõ Tân Hưng, nhà số 1 Bis, nay là ngõ Tức Mạc, rất gần ga Hàng Cỏ.
Gọi là cùng một nhà, nhưng cha con tôi rất ít dịp được gặp nhau. Mỗi người đi về một
giờ, mỗi người bận bịu một kiểu. Một tuần nay rồi, các cơ quan Chính phủ đã không còn ở trong thành phố. Cha tôi chỉ thấp thoáng đi về. Mà những khi ấy, tôi còn bận các việc được phân công ở lại. Mọi người đều khẩn trương chuẩn bị cho Hà Nội kháng chiến và vận động nhân dân Hà Nội nhất thiết phải tản cư ra khỏi thành phố.
Chiều 19 tháng 12, tôi trở về. Ngõ Tân Hưng vắng lặng. Đến nỗi tiếng xích xe đạp cùng
với bước chân tôi như vang lên rất to. Các nhà trong ngõ đã không người. Ngôi nhà xế cửa không tiếng nhạc, không ánh đèn xanh. Rặng y lan lặng phắc. Một mình tôi chạy lên thang.
Tiếng khoá mở cửa sắc lạnh. Tôi hé cánh và chợt lặng người. Dưới khe cửa có thư. Những dòng chữ viết vội. Chữ của Cha.
"Tối nay không được ở nhà nữa. Nhớ giữ gìn sức khoẻ".
Không mùi thuốc lá vương lại. Vậy là Cha tôi đã trở về từ sớm? Cha đã được nhận lệnh... Tôi như thấy bóng dáng Cha, vội vã chạy lên cửa. Cửa không khoá xích. Vội vã viết dòng chữ. Dòng chữ đọng mọi nỗi niềm ấp ủ của Cha với đứa con gái nhỏ. Dù đã là cán bộ thì vẫn là đứa con gái nhỏ đang đứng trước phút giây biến cố sắp rung chuyển toàn đất nước, và cũng là giây phút có thể quyết định số phận của con, mà cũng là của cả Cha.
Một tháng sau, khi tôi đang ở trong nhà in, bỗng cha tôi xuất hiện. Ba-lô trên lưng, trấn thủ xám quân đội. Không hiểu sao cha tôi biết được cơ quan đóng trong nhà dân ở đây mà tìm đến. Hàng ngày chúng tôi ra báo (Báo "Mê Linh kháng chiến", cơ quan tuyên truyền của Quận VI, Hà Nội), in truyền đơn và tài liệu do cấp trên đưa xuống. Đêm đêm, Đội tuyên truyền xung phong của chúng tôi len lỏi vào những nơi địch chiếm trong nội thành, đem báo và tài liệu đến nhân dân. Bốn chiếc máy in "Mi-nec đạp chân, những thợ in, một phóng viên mặt trận, cùng với đội tuyên truyền xung phong làm việc không phân biệt ngày đêm. Máy bay rú xoẹt trên đầu, thả bom, xả liên thanh. Chúng tôi bám sát trận Vĩnh Tuy.
Cha tôi cũng chỉ ngồi được một lát để tôi giới thiệu với bà chủ nhà đã cho cơ quan đóng, rồi phải đi. Cha lấy trong ba-lô ra mấy trái cam vàng đặt vào đĩa biếu bà chủ, và tôi đi tiễn cha ra đến bờ đê. Không một dặn dò, không một băn khoăn làm nhụt chí con. Như ngày mai cha con sẽ gặp lại. Vậy mà, sao đến tận hôm nay tôi mới biết ngỡ ngàng. Có lẽ Cha tìm đến tôi vì sau khi Cha nhập ngũ, khó còn có kịp khác. Mà tôi thì vẫn ở lại mặt trận Hà Nội không biết sẽ thế nào.
Một lần Cha tôi nói:
- Kháng chiến chống Pháp, gia đình ta hy sinh 6 người. Nhưng đến kháng chiến chống
Mỹ, gia đình mình toàn vẹn.
Lời ước của Cha nhói đau trong tim tôi.
Sau này Tô Hoài viết:
"Bấy giờ vào khoảng 1967, các vùng tạm chiếm miền Nam đương ngập ngụa sách vở phản động, văn chương đồi truỵ. Ta cần tìm cách thổi luồng gió mới vào. Cục Địch vận họp với một số nhà văn, đề nghị viết tác phẩm phù hợp có thể in công khai trong thành, hoặc in ngoài chiến khu rồi bí mật đưa vào các đô thị. Nhưng chưa ai làm được gì thì anh Nguyễn Công Hoan đã xong một tiểu thuyết, trên một trăm trang bản thảo. Hồi kháng chiến chống Pháp, anh đã viết một truyện theo yêu cầu như thế để quân đội in. Quyển tiểu thuyết mang tên "Xổng cũi" dày 219 trang - Nxb quân đội (mà ông ký tên tác giả là Nguyễn Văn Lung). "Không chỉ một cuốn tiểu thuyết ấy, anh còn viết: "Anh con trai người bạn đọc ấy", “Trong ấy, ngoài này..." đều trong kế hoạch đóng góp với chiến trường miền Nam, của một nhà văn với đất nước".
Đã hơn nửa thế kỷ, từ kháng chiến chống Pháp. Đã hơn 60 năm, từ 1939 - 1945.
Những việc xảy ra vẫn đi cùng với đời ta như hình với bóng, bất chấp thời gian. Và sự tìm, để hiểu biết về một con người, vẫn chưa phải hết. Vậy mà sự hoá thân của tác giả vào tác phẩm, đâu chỉ có thể chỉ cần đọc lướt một lần.
Tôi cắm cúi xuống những trang tiểu thuyết của Cha, như người địa chất đi tìm quặng
gốc. Ngoài kia gió bấc đang lại tràn về.
Xuân Cầu 18-1-2002
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉