Mời nghe đọc tại Trung Tâm Vì Người Mù Sao Mai - Người đọc: Nguyên Lộc.
NGUYỄN CÔNG HOAN CÂY BÚT HIỆN THỰC XUẤT SẮC
Phần I: Nguyễn Công Hoan - Nhà văn hiện thực lớn, bậc thầy truyện ngắn trào phúng.
NGUYỄN CÔNG HOAN
VÀ NHỮNG TRUYỆN NGẮN CỦA ANH
VŨ NGỌC PHAN
Sau khi cùng học lớp nhất tiểu học trường Bưởi. Hoan và tôi đi học tại hai trường khác nhau. Tôi rất nhớ Hoan, nhưng không biết cậu ta trọ học ở phố nào. Khi còn học ở trường Bưởi, có lần Hoan bảo tôi:
- Mày thì nghịch ngầm, còn tao vừa nghịch ngầm vừa nghịch bừa trước mắt thiên hạ.
Hồi nhỏ, hai thằng thích chơi với nhau có lẽ vì có mặt giống nhau như vậy.
Vào trường Nam Sư phạm phố cửa Bắc năm 1922 thì năm sau, Hoan đã có một quyển sách ra đời: Quyển Kiếp hồng nhan. Có được quyển sách để ra mắt với đời năm 1923 là hiếm lắm. Lúc bấy giờ chữ in còn có một sức mạnh ghê gớm. Chỉ nhìn thấy quyển sách in, chứ chưa đọc thấy nửa chữ, người ta đã phục lăn tác giả ra rồi. Vào những năm 20 của thế kỷ này, viết báo là viết văn. Viết văn, viết báo là một, vì văn muốn có người ta đọc thì chỉ có cách đăng lên báo. Loại sách, món ăn tinh thần, gần như không có. Ấy thế mà anh chàngHoan ta lại ra được một quyển sách, một tập truyện ngắn. Ông Tản Đà ra được quyển Khối tình con năm 1916 cũng là tự xoay lấy tiền và đi tìm lấy nhà in. Bìa sau quyển Khối tình có vẽ
một anh chàng rụt cả cổ lại để gánh hai túi sách đi bán rong Tản Đà có bài thơ đề:
Khối tình con (quyển nhất), trong câu có:
...Còn non, còn nước, còn trăng gió,
Còn có câu thơ ca bán phố phường.
Thật ra thì những truyện ngắn trong Kiếp hồng nhan đã qua một "kiếp" rồi, tức là đã in năm 1922 trong hai Truyện thế gian của Nguyễn Khắc Hiếu, rồi năm 1923 Hoan mới rút ra để in thành một quyển riêng.
Xa nhau khá lâu, một hôm, vào năm 1925, tình cờ tôi gặp Hoan ở Bờ Hồ. Anh vẫn xúng xính trong cái áo the thâm và lê đôi giày Gia Định. Hoan hồng hào, rắn rỏi, những lông tơ xanh xanh ngày xưa trên mép anh bây giờ đã đen đen. Tôi khen Hoan chịu khó viết lách. Anh cười hê hê và vẫn cái lối hồi còn bé, anh rỉ vào tai tôi:
- Ấy mình viết là do một chuyện rất lạ.
- Không phải tiểu thuyết đấy chứ? - Tôi hỏi anh.
Hoan cười xoà, kể cho tôi nghe:
- Nguyên ở làng mình có một người con gái trạc tuổi mình, con nhà thi lễ. Năm mình và cô ta mới sáu bảy tuổi mà cả làng đã yên trí là lớn lên mình sẽ lấy cô ta làm vợ. Đến nỗi vài người trong gia đình cô ta cũng tin như thế. Nhưng sự thực thì thầy mẹ mình không có ý định ấy. Rồi lớn lên, cô ta đi làm dâu một ông quan to. Chồng cô ta cứ ít lâu lại tuồn ra một bài thơ. Hãnh diện về nhà chồng và về chồng, cô ta đem thơ của chồng về nhà cô ta và đọc cho mọi người nghe...
Kể đến đây, Hoan ngừng lại và cười ngất.
Tôi hỏi anh, thơ của chồng cô ta như thế nào, có hay không, thì Hoan giơ tay lên, giả vờ bịt mũi và đọc:
...Hoa có tàn hoa ủ mấy thu,
Thương ôi! Mây khói mịt mù...
Bừng con mắt, biết tiêu du cảnh nào!
Hoan lại nói cho tôi biết anh chàng "thi sĩ" này khi nói chuyện với Hoan, cứ tỏ ra "ưu thời mẫn thế" nên Hoan có làm một bài ca trù để chế giễu, và Hoan đọc cho tôi nghe. Bài khá ngộ nghĩnh, lúc ấy tôi có chép vào sổ tay.
Lo gì lo lắm,
Vắt tay nằm trên trán để mà lo.
Lo đủ điều lo nhỏ lại lo to,
Lo đến hết thở dài, rồi thở vắn,
Lo nước bể Đông ngày dãi nắng
Lo Vưòn Con Cóc khuyển làm thơ
Lo để mặt méo xệch, chân cẳng quắp co,
Lo đến cả con bò răng vẫn trắng.
Thế mới biết cái lo là lắng đắng,
Khách đa sầu gánh nặng những điều lo.
Ai ơi, lo lỏ lò lo...
Đọc xong bài ca trù, Hoan nói:
- Làm thơ kiểu thằng cha ấy thì mình có thể suy ra hàng tràng. Nhưng mình không thèm làm. Mình sẽ viết văn xuôi và nhất định phải hơn nó, cho vợ nó mất làm bộ.
Từ lần ấy, bẵng đi mười năm chúng tôi lại không gặp nhau. Hỏi thăm biết Hoan làm giáo học ở Kinh Môn và vẫn viết. Tôi viết thư nhắn Hoan về chơi Hà Nội, không nhận được trả lời, tôi yên trí Hoan phải ở liền nơi dạy học, không rút chân đi đâu được. Bỗng một hôm, vào mùa hè năm 1935, Hoan ăn mặc Tây chỉnh tề, ôm cái cặp da to phồng, bước vào nhà tôi. Từ ngày từ giã trường Bưởi, thấm thoát đã 15 năm. Chúng tôi đều có vợ con cả. Gặp Hoan lần này là lần đầu, Hằng Phương có vẻ lấy làm lạ. Con người củ mỉ cù mì như vậy mà sao viết truyện lại sắc sảo và dí dỏm như thế. Tôi ngỏ ý muốn anh về dạy ở Hà Nội, để anh em năng gặp nhau, thì anh cho tôi biết anh khó mà về Hà Nội được. Cứ viết về bọn quan lại, về bọn tổng lý cường hào và thực dân thì Nha học chính nó còn tống anh đi các tỉnh xép mãi, có khi còn lên mạn ngược.
Từ nhỏ anh đã biết nhiều về những thối nát của bọn quan lại. Cụ Huấn thân sinh ra anh đã kể cho anh nghe rất nhiều về những chuyện ấy. Cách sống đồi trụy của bọn quan lại, bọn hàn nghị, những thói xu nịnh của chúng đối với quan thầy Tây, những mánh khóe bòn hút nhân dân của chúng, anh kể cho tôi nghe tỷ mỉ. Nhờ biết được những chuyện như vậy, nên
tôi đã viết được vài bài về những cảnh khổ cực của người nông dân Việt Nam dưới nhanh vuốt của bọn quan nha và tổng lý, tay sai của thực dân Pháp, đăng trên những số đặc biệt của báo L’EFFORT INDOCHINOIS vào năm 1939, 1940 theo yêu cầu của tờ báo này.
Nguyễn Công Hoan nói động cơ viết của anh lúc đầu là một chuyện tình duyên, nhưng theo tôi nghĩ thì anh viết được trước hết là do bản thân anh có khả năng, có tích luỹ về văn hóa, về cuộc sống. Tôi biết anh rất nhạy cảm, có cái nhìn sâu về cuộc đời, có trí nhớ dai, lại lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước. Dân tộc Việt Nam ta có nhiều gia đình nho sĩ bậc trung có lòng yêu Tổ quốc và ghét phi nghĩa. Khi có phong trào khởi nghĩa thì họ là người sẵn sàng hưởng ứng, sẵn sàng ủng hộ. Có nhiều gia đình nho sĩ ở nông thôn rắt gần với nông dân và đã có một số người trong các gia đình ấy là tác giả những văn thơ yêu nước, những bài ca, bài vè chống quan lại tham ô, chống thực dân Pháp. Cũng lại chính ở những gia đình ấy người ta đã nghe được một cách thầm kín những thơ văn khuyết danh chế giễu những "quan đại thần" ôm váy cho "đầm, xách giày cho Tây, những bài ca về phong trào Đông du và những bài vè đánh giặc Pháp xâm lược. Nhiều người trong đám nhà nho ấy cũng ra làm những chức quan nhỏ để sinh sống, nhưng trung thành với "nhà nước bảo hộ" thì không. Đó là một trong nhiều đặc điểm của dân tộc ta, nên ở nhiều thời kỳ lịch sử của dân tộc, cả nước đã đứng lên chống ngoại xâm, tầng lớp trí thức cũng như nhân dân lao động, đều một lòng đánh giặc cứu nước, chỉ một thiểu số theo giặc và cuối cùng bị tiêu diệt.
Chính ở trong gia đình mình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe những câu thơ, câu đối đả kích những kẻ quan thì to nhưng tài đức thì lại quá nhỏ. Thí dụ những loại câu như câu về một "quan đại thần" nọ đập đầu lạy vua để con được đỗ tiến sĩ và chị tên khoa bảng thì ra vào công sứ để em được bổ nhiệm:
Em nên khoa mục, cha mòn trán
Em được công danh, chị nát đồ
Và câu của Trần Tán Bình về mụ Tư Hồng vợ Tây và bố mụ được sắc phong:
Một đạo sắc phong hàm cụ lớn
Trăm năm danh giá của bà to
Nguyễn Công Hoan thuộc rất nhiều câu loại trên này, và cũng rất nhiều giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm. Những thơ ca và giai thoại này có ảnh hưởng sâu sắc đến lối viết của anh, một đặc điểm Việt Nam, tuy là văn xuôi mà rõ ràng kế tục dòng Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương về cách nhìn con người và cách đánh giá mọi việc trong xã hội.
Hồi mới bước vào nghề văn, Nguyễn Công Hoan đã tích lũy được nhiều vốn về xã hội đương thời, về văn hóa văn nghệ truyền thống, phần nhiều là truyền miệng; anh lại có một kỹ thuật khá độc đáo về miêu tả con người và sự việc, nhưng trong bước đầu anh cũng long đong như nhiều nhà văn khác.
Kiếp hồng nhan (viết năm 1921 và in thành sách năm 1923) quyển sách đầu tay của anh, ra đời vào buổi bình minh của văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ, nên anh đã cặp kè được với Nguyễn Khắc Hiếu. Những truyện ngắn của Phạm Duy Tốn như Sống chết mặc bay và Con người Sở Khanh cũng chỉ mới đăng trong một tạp chí, tạp chí Nam Phong, vào những năm 1918 và 1919, trước Nguyễn Công Hoan có vài năm. Nhưng vào thời ấy, những người chú ý đến truyện ngắn cũng không nhiều và họ cũng chưa đánh giá được đúng. Tôi đọc An Nam tạp chí để theo dõi công việc viết văn của Hoan, vì tôi nghe nói Hoan có viết cho tạp chí này, nhưng đọc Annam tạp chí, tôi thấy ngấy quá. Một hôm, tôi đọc một bài của Tản Đà và thấy ông khen Nguyễn Công Hoan làm thơ hay. Đó là câu vịnh Ông Táo của Hoan:
Thân tớ ví không lành tựa đất,
Cuộc đời hồ dễ đã ra tro.
Tôi tự nghĩ: "Quái cậu ta bảo mình là cậu ta sẽ viết văn xuôi, sao bây giờ lại đi làm thơ! Hay cậu ta viết văn xuôi bí rồi?".
Hoan đi với Tản Đà, nhưng chính Tản Đà cũng long đong. Annam tạp chí của Tản Đà ra đời năm 1926, in được mười ba số thì chết. Tản Đà phải vào Nam theo lời mời của Diệp Văn Kỳ.
Năm 1928, Hoan ở gần Nguyễn Trọng Thuật, ông này đem một đống Nam phong về nhà. Hoan vùi đầu vào đọc. Sau khi đã bỏ viết bảy năm, bây giờ anh lại ngứa nghề cũ. Anh viết Những cảnh khốn nạn, nhưng viết xong, không biết đăng vào đâu.
Năm 1931, Tản Đà lại ra Bắc và cho Annam tạp chí sống lại. Muốn cho tại chí của mình hấp dẫn, nhà thơ mở hai mục: "Việt Nam nhị thế kỷ xã hội ba đào ký" và "Việt Nam nhị thập thế kỷ xã hội thiển đàn". Tản Đà tưởng lúc nào Nha học chính Bắc kỳ cũng đẩy Nguyễn Công Hoan đi thật xa, nên ông vội mua vé xe hoả đi Lào Cai để tìm Hoan, nhưng lên đến cái tỉnh giáp giới Trung Quốc, ông không tìm thấy Hoan ở đâu cả. Thì ra lúc đó, Hoan đang dạy học ở Kinh Môn.
Tản Đà mời Hoan giúp Annam tạp chí, viết về những "cảnh xuống" của xã hội Việt Nam. Hoan viết truyện ngắn Hai thằng khốn nạn và Oẳn tà roằn đăng vào mục "Việt Nam nhị thập thế kỷ xã hội ba đào ký". Trừ Kiếp hồng nhan in thành sách, còn từ 1928 đến 1931, truyện ngắn của anh đều chỉ đăng tên các báo chí: đầu tiên đăng ở Annam tạp chí, rồi ở Nhật Tân và về sau ở Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san. Tuy vậy những sáng tác của anh đã được một người ký biệt hiệu là Trúc Hà giới thiệu trong tạp chí Nam Phong (tháng 7 năm 1932). Đây cũng là một sự hiếm có. Thường thường tác phẩm văn học đăng trên báo chí ít khi được có người giới thiệu, phê bình.
- Mày thì nghịch ngầm, còn tao vừa nghịch ngầm vừa nghịch bừa trước mắt thiên hạ.
Hồi nhỏ, hai thằng thích chơi với nhau có lẽ vì có mặt giống nhau như vậy.
Vào trường Nam Sư phạm phố cửa Bắc năm 1922 thì năm sau, Hoan đã có một quyển sách ra đời: Quyển Kiếp hồng nhan. Có được quyển sách để ra mắt với đời năm 1923 là hiếm lắm. Lúc bấy giờ chữ in còn có một sức mạnh ghê gớm. Chỉ nhìn thấy quyển sách in, chứ chưa đọc thấy nửa chữ, người ta đã phục lăn tác giả ra rồi. Vào những năm 20 của thế kỷ này, viết báo là viết văn. Viết văn, viết báo là một, vì văn muốn có người ta đọc thì chỉ có cách đăng lên báo. Loại sách, món ăn tinh thần, gần như không có. Ấy thế mà anh chàngHoan ta lại ra được một quyển sách, một tập truyện ngắn. Ông Tản Đà ra được quyển Khối tình con năm 1916 cũng là tự xoay lấy tiền và đi tìm lấy nhà in. Bìa sau quyển Khối tình có vẽ
một anh chàng rụt cả cổ lại để gánh hai túi sách đi bán rong Tản Đà có bài thơ đề:
Khối tình con (quyển nhất), trong câu có:
...Còn non, còn nước, còn trăng gió,
Còn có câu thơ ca bán phố phường.
Thật ra thì những truyện ngắn trong Kiếp hồng nhan đã qua một "kiếp" rồi, tức là đã in năm 1922 trong hai Truyện thế gian của Nguyễn Khắc Hiếu, rồi năm 1923 Hoan mới rút ra để in thành một quyển riêng.
Xa nhau khá lâu, một hôm, vào năm 1925, tình cờ tôi gặp Hoan ở Bờ Hồ. Anh vẫn xúng xính trong cái áo the thâm và lê đôi giày Gia Định. Hoan hồng hào, rắn rỏi, những lông tơ xanh xanh ngày xưa trên mép anh bây giờ đã đen đen. Tôi khen Hoan chịu khó viết lách. Anh cười hê hê và vẫn cái lối hồi còn bé, anh rỉ vào tai tôi:
- Ấy mình viết là do một chuyện rất lạ.
- Không phải tiểu thuyết đấy chứ? - Tôi hỏi anh.
Hoan cười xoà, kể cho tôi nghe:
- Nguyên ở làng mình có một người con gái trạc tuổi mình, con nhà thi lễ. Năm mình và cô ta mới sáu bảy tuổi mà cả làng đã yên trí là lớn lên mình sẽ lấy cô ta làm vợ. Đến nỗi vài người trong gia đình cô ta cũng tin như thế. Nhưng sự thực thì thầy mẹ mình không có ý định ấy. Rồi lớn lên, cô ta đi làm dâu một ông quan to. Chồng cô ta cứ ít lâu lại tuồn ra một bài thơ. Hãnh diện về nhà chồng và về chồng, cô ta đem thơ của chồng về nhà cô ta và đọc cho mọi người nghe...
Kể đến đây, Hoan ngừng lại và cười ngất.
Tôi hỏi anh, thơ của chồng cô ta như thế nào, có hay không, thì Hoan giơ tay lên, giả vờ bịt mũi và đọc:
...Hoa có tàn hoa ủ mấy thu,
Thương ôi! Mây khói mịt mù...
Bừng con mắt, biết tiêu du cảnh nào!
Hoan lại nói cho tôi biết anh chàng "thi sĩ" này khi nói chuyện với Hoan, cứ tỏ ra "ưu thời mẫn thế" nên Hoan có làm một bài ca trù để chế giễu, và Hoan đọc cho tôi nghe. Bài khá ngộ nghĩnh, lúc ấy tôi có chép vào sổ tay.
Lo gì lo lắm,
Vắt tay nằm trên trán để mà lo.
Lo đủ điều lo nhỏ lại lo to,
Lo đến hết thở dài, rồi thở vắn,
Lo nước bể Đông ngày dãi nắng
Lo Vưòn Con Cóc khuyển làm thơ
Lo để mặt méo xệch, chân cẳng quắp co,
Lo đến cả con bò răng vẫn trắng.
Thế mới biết cái lo là lắng đắng,
Khách đa sầu gánh nặng những điều lo.
Ai ơi, lo lỏ lò lo...
Đọc xong bài ca trù, Hoan nói:
- Làm thơ kiểu thằng cha ấy thì mình có thể suy ra hàng tràng. Nhưng mình không thèm làm. Mình sẽ viết văn xuôi và nhất định phải hơn nó, cho vợ nó mất làm bộ.
Từ lần ấy, bẵng đi mười năm chúng tôi lại không gặp nhau. Hỏi thăm biết Hoan làm giáo học ở Kinh Môn và vẫn viết. Tôi viết thư nhắn Hoan về chơi Hà Nội, không nhận được trả lời, tôi yên trí Hoan phải ở liền nơi dạy học, không rút chân đi đâu được. Bỗng một hôm, vào mùa hè năm 1935, Hoan ăn mặc Tây chỉnh tề, ôm cái cặp da to phồng, bước vào nhà tôi. Từ ngày từ giã trường Bưởi, thấm thoát đã 15 năm. Chúng tôi đều có vợ con cả. Gặp Hoan lần này là lần đầu, Hằng Phương có vẻ lấy làm lạ. Con người củ mỉ cù mì như vậy mà sao viết truyện lại sắc sảo và dí dỏm như thế. Tôi ngỏ ý muốn anh về dạy ở Hà Nội, để anh em năng gặp nhau, thì anh cho tôi biết anh khó mà về Hà Nội được. Cứ viết về bọn quan lại, về bọn tổng lý cường hào và thực dân thì Nha học chính nó còn tống anh đi các tỉnh xép mãi, có khi còn lên mạn ngược.
Từ nhỏ anh đã biết nhiều về những thối nát của bọn quan lại. Cụ Huấn thân sinh ra anh đã kể cho anh nghe rất nhiều về những chuyện ấy. Cách sống đồi trụy của bọn quan lại, bọn hàn nghị, những thói xu nịnh của chúng đối với quan thầy Tây, những mánh khóe bòn hút nhân dân của chúng, anh kể cho tôi nghe tỷ mỉ. Nhờ biết được những chuyện như vậy, nên
tôi đã viết được vài bài về những cảnh khổ cực của người nông dân Việt Nam dưới nhanh vuốt của bọn quan nha và tổng lý, tay sai của thực dân Pháp, đăng trên những số đặc biệt của báo L’EFFORT INDOCHINOIS vào năm 1939, 1940 theo yêu cầu của tờ báo này.
Nguyễn Công Hoan nói động cơ viết của anh lúc đầu là một chuyện tình duyên, nhưng theo tôi nghĩ thì anh viết được trước hết là do bản thân anh có khả năng, có tích luỹ về văn hóa, về cuộc sống. Tôi biết anh rất nhạy cảm, có cái nhìn sâu về cuộc đời, có trí nhớ dai, lại lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước. Dân tộc Việt Nam ta có nhiều gia đình nho sĩ bậc trung có lòng yêu Tổ quốc và ghét phi nghĩa. Khi có phong trào khởi nghĩa thì họ là người sẵn sàng hưởng ứng, sẵn sàng ủng hộ. Có nhiều gia đình nho sĩ ở nông thôn rắt gần với nông dân và đã có một số người trong các gia đình ấy là tác giả những văn thơ yêu nước, những bài ca, bài vè chống quan lại tham ô, chống thực dân Pháp. Cũng lại chính ở những gia đình ấy người ta đã nghe được một cách thầm kín những thơ văn khuyết danh chế giễu những "quan đại thần" ôm váy cho "đầm, xách giày cho Tây, những bài ca về phong trào Đông du và những bài vè đánh giặc Pháp xâm lược. Nhiều người trong đám nhà nho ấy cũng ra làm những chức quan nhỏ để sinh sống, nhưng trung thành với "nhà nước bảo hộ" thì không. Đó là một trong nhiều đặc điểm của dân tộc ta, nên ở nhiều thời kỳ lịch sử của dân tộc, cả nước đã đứng lên chống ngoại xâm, tầng lớp trí thức cũng như nhân dân lao động, đều một lòng đánh giặc cứu nước, chỉ một thiểu số theo giặc và cuối cùng bị tiêu diệt.
Chính ở trong gia đình mình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe những câu thơ, câu đối đả kích những kẻ quan thì to nhưng tài đức thì lại quá nhỏ. Thí dụ những loại câu như câu về một "quan đại thần" nọ đập đầu lạy vua để con được đỗ tiến sĩ và chị tên khoa bảng thì ra vào công sứ để em được bổ nhiệm:
Em nên khoa mục, cha mòn trán
Em được công danh, chị nát đồ
Và câu của Trần Tán Bình về mụ Tư Hồng vợ Tây và bố mụ được sắc phong:
Một đạo sắc phong hàm cụ lớn
Trăm năm danh giá của bà to
Nguyễn Công Hoan thuộc rất nhiều câu loại trên này, và cũng rất nhiều giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm. Những thơ ca và giai thoại này có ảnh hưởng sâu sắc đến lối viết của anh, một đặc điểm Việt Nam, tuy là văn xuôi mà rõ ràng kế tục dòng Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương về cách nhìn con người và cách đánh giá mọi việc trong xã hội.
Hồi mới bước vào nghề văn, Nguyễn Công Hoan đã tích lũy được nhiều vốn về xã hội đương thời, về văn hóa văn nghệ truyền thống, phần nhiều là truyền miệng; anh lại có một kỹ thuật khá độc đáo về miêu tả con người và sự việc, nhưng trong bước đầu anh cũng long đong như nhiều nhà văn khác.
Kiếp hồng nhan (viết năm 1921 và in thành sách năm 1923) quyển sách đầu tay của anh, ra đời vào buổi bình minh của văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ, nên anh đã cặp kè được với Nguyễn Khắc Hiếu. Những truyện ngắn của Phạm Duy Tốn như Sống chết mặc bay và Con người Sở Khanh cũng chỉ mới đăng trong một tạp chí, tạp chí Nam Phong, vào những năm 1918 và 1919, trước Nguyễn Công Hoan có vài năm. Nhưng vào thời ấy, những người chú ý đến truyện ngắn cũng không nhiều và họ cũng chưa đánh giá được đúng. Tôi đọc An Nam tạp chí để theo dõi công việc viết văn của Hoan, vì tôi nghe nói Hoan có viết cho tạp chí này, nhưng đọc Annam tạp chí, tôi thấy ngấy quá. Một hôm, tôi đọc một bài của Tản Đà và thấy ông khen Nguyễn Công Hoan làm thơ hay. Đó là câu vịnh Ông Táo của Hoan:
Thân tớ ví không lành tựa đất,
Cuộc đời hồ dễ đã ra tro.
Tôi tự nghĩ: "Quái cậu ta bảo mình là cậu ta sẽ viết văn xuôi, sao bây giờ lại đi làm thơ! Hay cậu ta viết văn xuôi bí rồi?".
Hoan đi với Tản Đà, nhưng chính Tản Đà cũng long đong. Annam tạp chí của Tản Đà ra đời năm 1926, in được mười ba số thì chết. Tản Đà phải vào Nam theo lời mời của Diệp Văn Kỳ.
Năm 1928, Hoan ở gần Nguyễn Trọng Thuật, ông này đem một đống Nam phong về nhà. Hoan vùi đầu vào đọc. Sau khi đã bỏ viết bảy năm, bây giờ anh lại ngứa nghề cũ. Anh viết Những cảnh khốn nạn, nhưng viết xong, không biết đăng vào đâu.
Năm 1931, Tản Đà lại ra Bắc và cho Annam tạp chí sống lại. Muốn cho tại chí của mình hấp dẫn, nhà thơ mở hai mục: "Việt Nam nhị thế kỷ xã hội ba đào ký" và "Việt Nam nhị thập thế kỷ xã hội thiển đàn". Tản Đà tưởng lúc nào Nha học chính Bắc kỳ cũng đẩy Nguyễn Công Hoan đi thật xa, nên ông vội mua vé xe hoả đi Lào Cai để tìm Hoan, nhưng lên đến cái tỉnh giáp giới Trung Quốc, ông không tìm thấy Hoan ở đâu cả. Thì ra lúc đó, Hoan đang dạy học ở Kinh Môn.
Tản Đà mời Hoan giúp Annam tạp chí, viết về những "cảnh xuống" của xã hội Việt Nam. Hoan viết truyện ngắn Hai thằng khốn nạn và Oẳn tà roằn đăng vào mục "Việt Nam nhị thập thế kỷ xã hội ba đào ký". Trừ Kiếp hồng nhan in thành sách, còn từ 1928 đến 1931, truyện ngắn của anh đều chỉ đăng tên các báo chí: đầu tiên đăng ở Annam tạp chí, rồi ở Nhật Tân và về sau ở Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san. Tuy vậy những sáng tác của anh đã được một người ký biệt hiệu là Trúc Hà giới thiệu trong tạp chí Nam Phong (tháng 7 năm 1932). Đây cũng là một sự hiếm có. Thường thường tác phẩm văn học đăng trên báo chí ít khi được có người giới thiệu, phê bình.
Năm 1932, tập truyện dài Những cảnh khốn nạn của anh được in thành sách, nhưng không có lấy một tiếng vang. Từ tập truyện Kép Tư Bền (do Tiểu thuyết thứ bảy xuất bản và in tại Tân Dân năm 1935) Nguyễn Công Hoan mới bắt đầu nổi tiếng. Hải Triều, một trong những nhà lý luận văn nghệ đầu tiên của Đảng đã đánh giá cao tập truyện. Trong truyện Kép
Tư Bền, anh đã miêu tả những mánh khoé bóc lột rất tinh vi của tên chủ gánh hát và cái mâu thuẫn chua cay của cuộc đời vui nhộn bên ngoài với cái bi kịch ngấm ngầm bên trong. Ngoài cái truyện mang tên tập này, còn những truyện ngắn khác cũng sâu sắc. Đó là những truyện: Thằng ăn cắp, Samandji, Mất cái ví, Nỗi vui sướng của thằng bé khốn nạn...
Từ năm 1935 cho đến 1940, cứ đến nghỉ hè là Nguyễn Công Hoan lại về chơi với tôi. Bao giờ anh cũng vẫn ôm cái cặp da phồng trong để ít quần áo và một số bản thảo. Anh ở chơi với tôi ba, bốn ngày có khi dăm ngày. Anh đến với chúng tôi như một người trong gia đình. Vừa trông thấy anh ngoài ngõ mấy đứa con của chúng tôi còn ngọng đã reo lên: "Bác
Hoang! Bác Hoang!". Vợ chồng tôi coi anh như một người anh của mình mới ở quê ra. Tôi nói: "Ở quê ra" không phải nói ngoa. Tôi vốn người Bắc Ninh, còn anh Hoan, cho đến bây giờ, cũng vẫn cứ nhận mình là người tỉnh Bắc, tuy Xuân Cầu quê anh thuộc Văn Giang và Văn Giang thì đã thuộc Hưng Yên (Hải Hưng) từ lâu rồi.
Đời viết văn của Nguyễn Công Hoan là một đời viết văn gương mẫu. Cảnh nhà thanh bạch, trong gia đình hết người này bị bắt đến người kia bị bắt, bọn mật thám thỉnh thoảng lại xông đến khám nhà, toà kiểm duyệt Pháp lúc nào cũng như trói tay người viết, nhưng anh vẫn luôn luôn say sưa với nghề nghiệp, không lúc nào nao núng. Thời gian anh hay đến chơi với tôi (1935-1940) cũng là thời gian anh hay đến ăn nằm ở nhà Tân Dân để vay trước "Vũ Đình Long tiên ông" ít tiền. Rồi về một tỉnh xép, đêm đêm dưới ánh đèn dầu anh khom lưng ngồi viết để trả nợ "tiên ông".
Câu chuyện của anh với chúng tôi phần nhiều là giai thoại và những chuyện éo le ở đời. Những chuyện này có thể là đề tài cho những truyện ngắn của anh, tôi nghe cũng rất thú vị. Phần nhiều nó có những cái đột ngột, ngẫu nhiên, đầy kịch tính. Chuyện anh kể rất giản dị, chua cay, điểm những nét vui cười, vừa sâu sắc vừa phong phú.
Anh nói cho chúng tôi nghe những điều tai nghe mắt thấy. Người nông dân Việt Nam rất khổ cực. Ngày thường họ đã khổ; những ngày sưu thuế, những ngày Tết, cưới xin, ma chay, họ còn bị bọn quan nha, cường hào áp bức bóc lột, bị phong tục xưa ràng buộc, họ lại càng cùng cực. Họ không còn cái gì để bán, để cầm, nên họ bán cả con, đem cả bài vị tổ tiên đến nhà địa chủ để cầm, hòng vay mấy đồng bạc, rồi đến tết họ chạy tiền chuộc về.
Câu chuyện ấy tôi thấy về sau anh viết thành một truyện ngắn nhan đề là Chuộc Cụ. Anh kể cho nghe cái hồn nhiên của một cô gái quê và cái tò mò không được "trí thức" của mấy anh tiểu trí thức về ở nông thôn, về sau anh viết thành Cái nồi hông khá dí dỏm.
Anh kể nhiều chuyện nhất về người nông dân, về bọn quan lại và tay sai, thứ đến những người tiểu trí thức, tiểu công chức, bọn tư sản, hàn, nghị và lưu manh, rồi đến bọn thực dân.
Về người công nhân, anh biết ít. Đọc truyện ngắn của anh, tôi nhận thấy đề tài về nông dân và về quan nha, tổng lý là nhiều hơn cả. Anh có quan hệ nhiều với nông dân, vói tầng lớp tiểu tư sản trí thức và bọn hàn, nghị ở những nơi anh dạy học, nên anh nắm rất chắc tính chất những "nhân vật" ấy.
Anh thương xót rất nhiều những gia đình nông dân thất cơ lỡ vận, phải ra Hà Nội kéo xe; anh thương vô cùng những trẻ em ở nông thôn còn ngây thơ, đã phải xa cha mẹ đi ở và bị bọn chủ hành hạ. Đó là truyện Ngựa người và người ngựa, Được chuyến khách, Tấm giấy 100, miêu tả cảnh khổ của những người phu xe, đó là những truyện Thanh! Dạ! Thằng Quýt, Phành phạch phản ánh những cảnh địa ngục của những em nhỏ phải đi ở và những sự đối xử cực kỳ tàn bạo của bọn chủ. Đối với những kẻ lưu manh, anh cũng nhìn với con mắt khác những người đồng thời với anh. Anh đã nhìn thấy những kẻ ấy là nạn nhân của xã hội nước ta dưới ách thực dân Pháp.
Đọc những truyện Giá ai cho cháu một hào, Thằng ăn cắp, Bữa no đòn, ai cũng phải xót thương những trẻ em thiếu ăn, thiếu mặc và chưa bao giờ được bước chân đến nhà trường.
Anh tiếp thu truyền thống dân gian, nên cũng như truyện cười Việt Nam, nhiều truyện của anh có tính chất đấu tranh trong nội bộ nhân dân, hướng sự phê phán nghiêm khắc vào những kẻ có thói xấu, như lười biếng, dốt nát, tham ăn, chuộng hư danh, nịnh hót. Truyện cười Việt Nam chế giễu những ông đồ dốt thì có những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan cũng châm biếm rất chua cay một số người trí thức. Đó là những truyện Tôi chủ báo, anh chú báo, nó chủ báo; Xin chữ cụ Nghè, Ông chủ báo chẳng bằng lòng. Trong truyện Nỗi vui sướng của thằng bé khốn nạn, anh phanh phui những tâm tình giả dối của cặp tình nhân tiểu tư sản mà người phụ nữ trai lơ là một gái mới goá chồng đã có một con trai. Truyện Tôi xin hết lòng của anh cho chúng ta thấy một mụ phán chỉ vì một lợi nhỏ là có được cái độn tóc đẹp không mất tiền mua, đã nhẫn tâm cắt luôn mớ tóc đen dài của một cô gái ốm liệt giường mà mẹ cô ta đã nhờ mụ trông giúp một đêm. Ngay đối với thói lười biếng của một số dân nghèo, anh cũng đả kích rất mạnh (truyện Cái vốn để sinh nhai).
Nhưng đối với bọn quan lại, hàn, nghị và cường hào thì anh đả kích không khoan nhượng. Đó là những truyện Hai thằng khốn nạn, Báo hiếu: trả nghĩa cha, trả nghĩa mẹ, Răng con chó... về bọn quan lại, chánh phó lý, Nguyễn Công Hoan miêu tả rất tài tình trong những truyện: Đàn bà là giống yếu, Cái nạn ô tô, Đồng hào có ma, Cụ Chánh Bá mất giầy...
Về những cái kệch cỡm và quan liêu của bọn thực dân, anh vẽ nên bức tranh hài hước trong hai truyện Tinh thần thể dục và Lại chuyện con mèo. Còn về giai cấp công nhân Việt Nam, có lẽ anh chưa chú ý đến mấy, nên anh mới chỉ phác hoạ một chị công nhân mỏ chống đối quyết liệt một tên chủ Tây định hãm hiếp chị, và chị ta đã thắng thế, thoát được tay thằng khốn nạn. Đó là truyện Sáng, chị phu mỏ.
Nguyễn Công Hoan viết rất nhanh, nhưng thật ra mỗi truyện ngắn anh đã phải tập hợp rất lâu những nhận xét của anh về một nhân vật. Rồi những hành động của nhân vật cũng phải được nhuần nhuyễn khá lâu trong tâm trí anh trước khi anh đặt bút viết. Công việc của anh lâu ở suy nghĩ và nhanh ở thể hiện bằng lời văn.
Truyện ngắn viết rất khó. Nguyễn Công Hoan đã đạt tới kỹ thuật cao trong sự miêu tả hiện thực đươg thời. Có nhiều truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan toàn là truyện khôi hài mang những tính chất phóng đại, cường điệu với những yếu tố bất ngờ. Đó là những truyện Samandji, Thầy cáu, Cái lò gạch bí mật, Truyện con mèo.
Lại có những truyện tác giả miêu tả chủ yếu những cảnh truỵ lạc, những sự thối nát, lố bịch trong xã hội cũ, như những truyện Oẳn tà roằn, Lập gioòng, Chồng cô Kếu tân thời, Cái thú tổ tôm, Tinh thần thể dục, nhưng trong đó vẫn có nhiều yếu tố trào phúng. Ở những chuyện thật bi thảm, đôi khi tác giả cũng điểm vào những nét châm biếm và giễu cợt làm cho truyện có tính chất bi hài.
Tuy có mặt này mặt nọ, nhưng nếu so sánh truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan với những truyện ngắn của các tác gia Việt Nam khác, tôi nhận thấy chỉ riêng những truyện ngắn của anh viết trong giai đoạn 1930-1942 cũng đủ đưa anh tới đỉnh cao của nghệ thuật. Nhân vật trong các truyện ngắn của anh thuộc đủ các tầng lớp người trong xã hội Việt Nam vào thời mà chế độ thực dân và nửa phong kiến suy tàn nhất.
Trong các truyện ngắn của anh, gần như không có bóng dáng người công nhân. Nhưng cho đến nay cũng chưa có tác giả Việt Nam nào thể hiện được công nhân nước ta cho tương đối thoải mái không ngượng nghịu, chứ chưa nói đến vẽ nên những nét điển hình. Phải chăng người công nhân nước ta còn mang nhiều tính chất nông dân, tính chất của những con người đã ra đời cùng với đất cổ Việt Nam này, nên khi miêu tả thì "nhân vật công nhân" lại giống người nông dân đến tám, chín phần mười.
Đã có lần đi sưu tầm ca dao và dân ca hiện đại của công nhân, tôi thấy đa số những sáng tác mới ấy vẫn ca ngợi đồng ruộng, luỹ tre đầu làng, và con cò bay bổng, không thấy ai sáng tác về cái ống khói, về nhà máy của mình. Như vậy thì Nguyễn Công Hoan và nhiều tác giả khác cũng không đáng trách.
Từ sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Công Hoan vẫn viết khoẻ như con người lực lưỡng của anh. Anh đã viết không mệt mỏi trong nửa thế kỷ. Nhưng bây giờ, cũng như nhiều nhà văn khác, trước những quan hệ xã hội mới, anh còn có những cái chưa tìm hiểu sâu được. Nhưng Nguyễn Công Hoan vẫn là nhà văn hiện thực có phong cách đặc biệt, làm cho anh khác hẳn những nhà văn hiện thực đồng thời với anh. Đó là tính chất trào lộng không nhiều thì ít trong hầu hết các truyện ngắn của anh, đó là sự phong phú về đề tài của các truyện, và đặc biệt là trong tất cả các truyện ngắn của anh, thiên nhiên rất ít được miêu tả, vậy mà truyện của anh vẫn hấp dẫn một cách lạ thường, đố ai đọc nửa chừng mà có thể thôi không đọc tiếp.
Tôi nhớ mãi, cách đây trên ba mươi năm, có những đêm anh kể hết chuyện này sang chuyện khác cho tôi nghe. Tôi thì nghe mê mải, còn anh thì cứ kể thao thao bất tuyệt. Rồi về sau tôi lại đọc thấy một số chuyện ấy trong những truyện ngắn của anh trên Phổ thông bán nguyệt san của nhà Tân Dân. Tôi đã có cái cảm tưởng như mình được nếm sống nhiều món ăn anh sắp đem xào nấu, những món ăn, cho đến bây giờ và cả mai sau, chắc chắn mọi người vẫn thấy đầy hương vị.
Tư Bền, anh đã miêu tả những mánh khoé bóc lột rất tinh vi của tên chủ gánh hát và cái mâu thuẫn chua cay của cuộc đời vui nhộn bên ngoài với cái bi kịch ngấm ngầm bên trong. Ngoài cái truyện mang tên tập này, còn những truyện ngắn khác cũng sâu sắc. Đó là những truyện: Thằng ăn cắp, Samandji, Mất cái ví, Nỗi vui sướng của thằng bé khốn nạn...
*
* *
* *
Từ năm 1935 cho đến 1940, cứ đến nghỉ hè là Nguyễn Công Hoan lại về chơi với tôi. Bao giờ anh cũng vẫn ôm cái cặp da phồng trong để ít quần áo và một số bản thảo. Anh ở chơi với tôi ba, bốn ngày có khi dăm ngày. Anh đến với chúng tôi như một người trong gia đình. Vừa trông thấy anh ngoài ngõ mấy đứa con của chúng tôi còn ngọng đã reo lên: "Bác
Hoang! Bác Hoang!". Vợ chồng tôi coi anh như một người anh của mình mới ở quê ra. Tôi nói: "Ở quê ra" không phải nói ngoa. Tôi vốn người Bắc Ninh, còn anh Hoan, cho đến bây giờ, cũng vẫn cứ nhận mình là người tỉnh Bắc, tuy Xuân Cầu quê anh thuộc Văn Giang và Văn Giang thì đã thuộc Hưng Yên (Hải Hưng) từ lâu rồi.
Đời viết văn của Nguyễn Công Hoan là một đời viết văn gương mẫu. Cảnh nhà thanh bạch, trong gia đình hết người này bị bắt đến người kia bị bắt, bọn mật thám thỉnh thoảng lại xông đến khám nhà, toà kiểm duyệt Pháp lúc nào cũng như trói tay người viết, nhưng anh vẫn luôn luôn say sưa với nghề nghiệp, không lúc nào nao núng. Thời gian anh hay đến chơi với tôi (1935-1940) cũng là thời gian anh hay đến ăn nằm ở nhà Tân Dân để vay trước "Vũ Đình Long tiên ông" ít tiền. Rồi về một tỉnh xép, đêm đêm dưới ánh đèn dầu anh khom lưng ngồi viết để trả nợ "tiên ông".
Câu chuyện của anh với chúng tôi phần nhiều là giai thoại và những chuyện éo le ở đời. Những chuyện này có thể là đề tài cho những truyện ngắn của anh, tôi nghe cũng rất thú vị. Phần nhiều nó có những cái đột ngột, ngẫu nhiên, đầy kịch tính. Chuyện anh kể rất giản dị, chua cay, điểm những nét vui cười, vừa sâu sắc vừa phong phú.
Anh nói cho chúng tôi nghe những điều tai nghe mắt thấy. Người nông dân Việt Nam rất khổ cực. Ngày thường họ đã khổ; những ngày sưu thuế, những ngày Tết, cưới xin, ma chay, họ còn bị bọn quan nha, cường hào áp bức bóc lột, bị phong tục xưa ràng buộc, họ lại càng cùng cực. Họ không còn cái gì để bán, để cầm, nên họ bán cả con, đem cả bài vị tổ tiên đến nhà địa chủ để cầm, hòng vay mấy đồng bạc, rồi đến tết họ chạy tiền chuộc về.
Câu chuyện ấy tôi thấy về sau anh viết thành một truyện ngắn nhan đề là Chuộc Cụ. Anh kể cho nghe cái hồn nhiên của một cô gái quê và cái tò mò không được "trí thức" của mấy anh tiểu trí thức về ở nông thôn, về sau anh viết thành Cái nồi hông khá dí dỏm.
Anh kể nhiều chuyện nhất về người nông dân, về bọn quan lại và tay sai, thứ đến những người tiểu trí thức, tiểu công chức, bọn tư sản, hàn, nghị và lưu manh, rồi đến bọn thực dân.
Về người công nhân, anh biết ít. Đọc truyện ngắn của anh, tôi nhận thấy đề tài về nông dân và về quan nha, tổng lý là nhiều hơn cả. Anh có quan hệ nhiều với nông dân, vói tầng lớp tiểu tư sản trí thức và bọn hàn, nghị ở những nơi anh dạy học, nên anh nắm rất chắc tính chất những "nhân vật" ấy.
Anh thương xót rất nhiều những gia đình nông dân thất cơ lỡ vận, phải ra Hà Nội kéo xe; anh thương vô cùng những trẻ em ở nông thôn còn ngây thơ, đã phải xa cha mẹ đi ở và bị bọn chủ hành hạ. Đó là truyện Ngựa người và người ngựa, Được chuyến khách, Tấm giấy 100, miêu tả cảnh khổ của những người phu xe, đó là những truyện Thanh! Dạ! Thằng Quýt, Phành phạch phản ánh những cảnh địa ngục của những em nhỏ phải đi ở và những sự đối xử cực kỳ tàn bạo của bọn chủ. Đối với những kẻ lưu manh, anh cũng nhìn với con mắt khác những người đồng thời với anh. Anh đã nhìn thấy những kẻ ấy là nạn nhân của xã hội nước ta dưới ách thực dân Pháp.
Đọc những truyện Giá ai cho cháu một hào, Thằng ăn cắp, Bữa no đòn, ai cũng phải xót thương những trẻ em thiếu ăn, thiếu mặc và chưa bao giờ được bước chân đến nhà trường.
Anh tiếp thu truyền thống dân gian, nên cũng như truyện cười Việt Nam, nhiều truyện của anh có tính chất đấu tranh trong nội bộ nhân dân, hướng sự phê phán nghiêm khắc vào những kẻ có thói xấu, như lười biếng, dốt nát, tham ăn, chuộng hư danh, nịnh hót. Truyện cười Việt Nam chế giễu những ông đồ dốt thì có những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan cũng châm biếm rất chua cay một số người trí thức. Đó là những truyện Tôi chủ báo, anh chú báo, nó chủ báo; Xin chữ cụ Nghè, Ông chủ báo chẳng bằng lòng. Trong truyện Nỗi vui sướng của thằng bé khốn nạn, anh phanh phui những tâm tình giả dối của cặp tình nhân tiểu tư sản mà người phụ nữ trai lơ là một gái mới goá chồng đã có một con trai. Truyện Tôi xin hết lòng của anh cho chúng ta thấy một mụ phán chỉ vì một lợi nhỏ là có được cái độn tóc đẹp không mất tiền mua, đã nhẫn tâm cắt luôn mớ tóc đen dài của một cô gái ốm liệt giường mà mẹ cô ta đã nhờ mụ trông giúp một đêm. Ngay đối với thói lười biếng của một số dân nghèo, anh cũng đả kích rất mạnh (truyện Cái vốn để sinh nhai).
Nhưng đối với bọn quan lại, hàn, nghị và cường hào thì anh đả kích không khoan nhượng. Đó là những truyện Hai thằng khốn nạn, Báo hiếu: trả nghĩa cha, trả nghĩa mẹ, Răng con chó... về bọn quan lại, chánh phó lý, Nguyễn Công Hoan miêu tả rất tài tình trong những truyện: Đàn bà là giống yếu, Cái nạn ô tô, Đồng hào có ma, Cụ Chánh Bá mất giầy...
Về những cái kệch cỡm và quan liêu của bọn thực dân, anh vẽ nên bức tranh hài hước trong hai truyện Tinh thần thể dục và Lại chuyện con mèo. Còn về giai cấp công nhân Việt Nam, có lẽ anh chưa chú ý đến mấy, nên anh mới chỉ phác hoạ một chị công nhân mỏ chống đối quyết liệt một tên chủ Tây định hãm hiếp chị, và chị ta đã thắng thế, thoát được tay thằng khốn nạn. Đó là truyện Sáng, chị phu mỏ.
*
* *
* *
Nguyễn Công Hoan viết rất nhanh, nhưng thật ra mỗi truyện ngắn anh đã phải tập hợp rất lâu những nhận xét của anh về một nhân vật. Rồi những hành động của nhân vật cũng phải được nhuần nhuyễn khá lâu trong tâm trí anh trước khi anh đặt bút viết. Công việc của anh lâu ở suy nghĩ và nhanh ở thể hiện bằng lời văn.
Truyện ngắn viết rất khó. Nguyễn Công Hoan đã đạt tới kỹ thuật cao trong sự miêu tả hiện thực đươg thời. Có nhiều truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan toàn là truyện khôi hài mang những tính chất phóng đại, cường điệu với những yếu tố bất ngờ. Đó là những truyện Samandji, Thầy cáu, Cái lò gạch bí mật, Truyện con mèo.
Lại có những truyện tác giả miêu tả chủ yếu những cảnh truỵ lạc, những sự thối nát, lố bịch trong xã hội cũ, như những truyện Oẳn tà roằn, Lập gioòng, Chồng cô Kếu tân thời, Cái thú tổ tôm, Tinh thần thể dục, nhưng trong đó vẫn có nhiều yếu tố trào phúng. Ở những chuyện thật bi thảm, đôi khi tác giả cũng điểm vào những nét châm biếm và giễu cợt làm cho truyện có tính chất bi hài.
Tuy có mặt này mặt nọ, nhưng nếu so sánh truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan với những truyện ngắn của các tác gia Việt Nam khác, tôi nhận thấy chỉ riêng những truyện ngắn của anh viết trong giai đoạn 1930-1942 cũng đủ đưa anh tới đỉnh cao của nghệ thuật. Nhân vật trong các truyện ngắn của anh thuộc đủ các tầng lớp người trong xã hội Việt Nam vào thời mà chế độ thực dân và nửa phong kiến suy tàn nhất.
Trong các truyện ngắn của anh, gần như không có bóng dáng người công nhân. Nhưng cho đến nay cũng chưa có tác giả Việt Nam nào thể hiện được công nhân nước ta cho tương đối thoải mái không ngượng nghịu, chứ chưa nói đến vẽ nên những nét điển hình. Phải chăng người công nhân nước ta còn mang nhiều tính chất nông dân, tính chất của những con người đã ra đời cùng với đất cổ Việt Nam này, nên khi miêu tả thì "nhân vật công nhân" lại giống người nông dân đến tám, chín phần mười.
Đã có lần đi sưu tầm ca dao và dân ca hiện đại của công nhân, tôi thấy đa số những sáng tác mới ấy vẫn ca ngợi đồng ruộng, luỹ tre đầu làng, và con cò bay bổng, không thấy ai sáng tác về cái ống khói, về nhà máy của mình. Như vậy thì Nguyễn Công Hoan và nhiều tác giả khác cũng không đáng trách.
Từ sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Công Hoan vẫn viết khoẻ như con người lực lưỡng của anh. Anh đã viết không mệt mỏi trong nửa thế kỷ. Nhưng bây giờ, cũng như nhiều nhà văn khác, trước những quan hệ xã hội mới, anh còn có những cái chưa tìm hiểu sâu được. Nhưng Nguyễn Công Hoan vẫn là nhà văn hiện thực có phong cách đặc biệt, làm cho anh khác hẳn những nhà văn hiện thực đồng thời với anh. Đó là tính chất trào lộng không nhiều thì ít trong hầu hết các truyện ngắn của anh, đó là sự phong phú về đề tài của các truyện, và đặc biệt là trong tất cả các truyện ngắn của anh, thiên nhiên rất ít được miêu tả, vậy mà truyện của anh vẫn hấp dẫn một cách lạ thường, đố ai đọc nửa chừng mà có thể thôi không đọc tiếp.
Tôi nhớ mãi, cách đây trên ba mươi năm, có những đêm anh kể hết chuyện này sang chuyện khác cho tôi nghe. Tôi thì nghe mê mải, còn anh thì cứ kể thao thao bất tuyệt. Rồi về sau tôi lại đọc thấy một số chuyện ấy trong những truyện ngắn của anh trên Phổ thông bán nguyệt san của nhà Tân Dân. Tôi đã có cái cảm tưởng như mình được nếm sống nhiều món ăn anh sắp đem xào nấu, những món ăn, cho đến bây giờ và cả mai sau, chắc chắn mọi người vẫn thấy đầy hương vị.
(In trong tạp chí Tác phẩm mới, số 24, tháng 3-4 năm 1973)
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉