Mời nghe đọc tại Trung Tâm Vì Người Mù Sao Mai - Người đọc: Nguyên Lộc.
NGUYỄN CÔNG HOAN CÂY BÚT HIỆN THỰC XUẤT SẮC
Phần I: Nguyễn Công Hoan - Nhà văn hiện thực lớn, bậc thầy truyện ngắn trào phúng.
CHẤT HÀI TRONG CÂU VĂN NGUYỄN CÔNG HOAN
NGUYỄN THANH TÚ
Như chúng ta đều biết, chất văn tiềm ẩn ở tất cả các cấp độ của ngôn ngữ văn bản: ngữ âm, từ vựng, câu, đoạn, toàn bài. Nó không chỉ có ở trong mỗi yếu tố mà chủ yếu ở quan hệ giữa các yếu tố cùng cấp độ và các cấp độ khác với nhau. Đấy chính là quan niệm nghiên cứu ngôn ngữ như là một hệ thống mà "giá trị của bất cứ một yếu tố nào cũng đều do những yếu tố xung quanh quy định".
Đi tìm chất hài hước trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan người nghiên cứu cũng phải làm công việc như đi tìm chất văn ở các văn bản của các nhà văn khác. Ở đây chúng tôi chỉ dừng lại xem xét chất hài trong câu văn của ông.
Trước hết phải thấy rằng Nguyễn Công Hoan có một quan niệm nghệ thuật độc đáo.
Đó là quan niệm đời chỉ là một sân khấu hài kịch:
"Tôi là một người bi quan, hoài nghi, nên khinh thế ngạo vật hay đùa và hay chế nhạo.
Sống dưới chế độ thống trị của tiểu thuyết, tôi thấy cái gì cũng là giả dối, lừa bịp, đáng khôi hài. Thế mà thằng làm trò khôi hài, là thằng thực dân, lại làm ra mặt nghiêm chỉnh. Thật là buồn cười. Cho nên tôi hay chế giễu, mỉa mai để khôi hài tác giả việc khôi hài. Tôi coi thường tất cả. Tất cả, đối với tôi, chỉ là trò cười. Vì vậy, tôi hay pha trò cười. Tôi viết tiểu thuyết cũng mang cái giọng nói thường tôi là trào phúng và hài hước".
Chính từ quan niệm nghệ thuật này đã cho phép nhà văn có một thái độ tiếp cận cuộc sống một cách hết sức suồng sã, xoá bỏ mọi khoảng cách ngôi thứ, đạp đổ mọi tôn ti trật tự, bóc trần mọi giáo lý giả tạo... để trơ ra một "thế giới bị lộn trái".
1. Ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan là một thứ ngôn ngữ suồng sã để "lật ngửa, lộn trái, nhòm ngó từ dưới và từ trên, đập vỡ vỏ ngoài để nhìn vào bên trong". Đó chính là "một thái độ không biết sợ". Nhà văn không ngần ngại khi tả cái râu của ông quan huyện một cách mỉa mai, ví đó chỉ là "lông tơ" (Đồng hào có ma). Tả bộ mặt quan bà lại trông ra là chiếc bánh giầy đám cưới (Đàn bà là giống yếu). Lại ví ông quan, bà quan là "một con nhái bén bám vào một quả dưa chuột" (Đàn bà là giống yếu). Khi tả, nhà văn lại hay xen vào các thán từ tỏ thái độ: "Chà! Chà! Béo ơi là béo!..." (Đồng hào có ma); "Gớm! Béo đâu có béo lạ béo lùng thế!" (Hai cái bụng)... để mỉa mai.
2. Trong nội bộ câu văn của Nguyễn Công Hoan thường mang mâu thuẫn hài hước đối chọi ở bên trong. Có khi là hài hước: "Nàng vì quá nhẹ dạ, nên phải nặng lòng, cái khối lo nó đương nằm co ở trong bụng. Chàng lo vì vô tình định thoả bụng muốn, bây giờ phải cố tình đẩy cái không muốn ra" (Oẳn tà rroằn). Có khi là mỉa mai: "Bởi cần kiếm thêm nhiều tiền, nên tôi phải bớt nhiều sự liêm chính" (Tôi tự tử). "Đối với lời nói ngọt ngào của quan phụ mẫu này, người ta sợ như gà phải cáo" (Chính sách thân dân). Có khi vừa hài hước vừa tàn nhãn: "Ít người chết thì mình sống làm sao" (Một tin buồn). Cũng có mâu thuẫn hài hước ra nước mắt: "Nỗi vui sướng của thằng bé khốn nạn"; "Sự thành công của anh cu Bản đã làm vợ anh goá chồng" (Ngậm cười).
3. Cường điệu là một trong những thủ pháp nghệ thuật cơ bản của văn học trào phúng.
Có thể nói, không có cường điệu thì không có trào phúng. Văn học dân gian thường sử dụng thủ pháp này để tạo nên tiếng cười. Lối cường điệu của Nguyễn Công Hoan thường làm biến chất sự vật: "Hình như trời đã đặt một cái khuôn riêng để đúc nặn các người làm bà lớn. Nên chẳng mấy chốc, bà phủ đã được đúng kiểu mẫu. Chỉ riêng bộ mặt cũng đã đủ long trọng. Người ta tưởng chiếc bánh giầy đám cưới, ở giữa đặt một quả chuối ngự, và ngay đầu quả chuối, nằm dài hai múi cà chua. Rồi khi hai múi cà chua tách ra để theo nhịp với cặp mắt híp, đưa quan ông vào chỗ nát bàn, thì ai cũng phải thấy một cái hố sâu thăm thẳm, sâu như bụng dạ một người đàn bà" (Đàn bà là giống yếu).
Tả người mà hoá vật. Đấy là cách tả Nguyễn Công Hoan và trong văn học Việt Nam chỉ có ở Nguyễn Công Hoan: "Vậy thì bà nằm đó. Nhưng thoạt trông, đố ai dám bảo là một người. Nếu người ta chưa nom rõ cái mặt phị, cái cổ rụt, cái thân nung núc và bốn chân tay ngắn chùn chùn, thì phải bảo là một đống hai ba cái chăn bông cuộn lại với nhau, sắp đem cất đi" (Phành phạch).
4. Nhà văn có những lối ví von so sánh, độc đáo, những liên tưởng bất ngờ, thú vị;
"Quan ngắm một lúc, hai con mắt sáng quắc như hai ngọn đèn giời..." (Thật là phúc). Lại có cách so sánh để "đá móc" một sự vật, hiện tượng khác: "Mỹ thuật nhất là cái ngực đầy như cái ví của nhà tư bản, chứ không như cái óc của ông Nghị ngay cả trước ngày họp hội đồng" (Samandji). Có so sánh bất ngờ mà ngộ nghĩnh: "Xe thứ bảy, thì một cô xấu nhưng tân thời, mặt phấn má hồng, môi đỏ, rẽ lệch, chiếc áo căng lườn, trông tức anh ách như một bài thơ thất luật" (Đào kép mới).
5. Lối chơi chữ và phép nghịch nghĩa được dùng rất phổ biến trong câu văn Nguyễn Công Hoan. Ngoài lối chơi chữ ở hầu hết khắp các tên truyện, phép nghịch nghĩa cũng được coi như một thủ pháp tạo dựng cái hài. Ông đối lập từ Hán Việt có sắc thái trang trọng và từ thuần Việt có sắc thái thông tục để làm bật ra tiếng cười: "Thì lúc ấy, trên bờ đầm, quan huyện tư pháp là một, cụ lục sự là hai, cậu lính lệ là ba, cùng trịnh trọng làm việc và cùng trịnh trọng khạc nhổ" (Thịt người chết).
Từ "Trịnh trọng" (Hán Việt) và từ "khạc nhổ" (thuần Việt) đi liền nhau lại không hợp nhau về nghĩa. Đã "khạc nhổ" hẳn chẳng có gì là "trịnh trọng" cả. Từ sự đối lập về sắc thái này mà bật ra sự mỉa mai về cách "làm việc" của vị "quan huyện tư pháp".
"Mà thực, giá ông này có khôn thiêng mà nhìn thấy sau linh cữu mình, một vị đeo thẻ
bài ngà lững thững đi một cách nghiêm trang, thì có lẽ sung sướng quá đến nỗi sống lại mất" (Chính sách thân dân).
Hai từ "lững thững" và "nghiêm trang" cũng đối lập nhau về sắc thái. Đã "lững thững" hẳn chẳng còn gì là "nghiêm trang" cả. Chất mỉa mai toát ra chính nhờ sự vô lý này.
Hầu như từ Hán Việt lại được dùng để gây ra sự hài hước. Bản thân những từ này mang sắc thái trang trọng nhưng lại để chỉ những việc chẳng trang trọng tí nào.
"Cái áo dài vải tây đen, nay chỉ còn giữ được màu nước dưa, thì ở lưng, vai, tay, ngực bướp ra, mà năm khuy thì về hưu trí bốn. Mỗi chỗ rách là kỷ niệm một trận đòn mê tơi, kết quả của một kỳ công về sự nghiệp trong đời sinh sống của nó" (Bữa no đòn). Hoặc: "Lắm đứa sợ thầy đánh, hoặc vô ý không biết, cứ đưa cả vào lớp cho thầy và bạn hưởng chung cái tác phẩm của nhà soạn giả ẩn danh" (Thầy cáu).
"Tác phẩm" của "nhà soạn giả ẩn danh” là cái gì vậy? Đó là mùi thối đã làm náo loạn lớp Đồng ấu của ông thầy nọ. Nếu nói kiểu thông tục: "Lắm đứa sợ thầy đánh, hoặc vô ý không biết, cứ đưa cả vào lớp cho thầy và bạn hưởng chung cái mùi thối" thì đâu còn hài hước, đâu còn là Nguyễn Công Hoan.
Đi tìm chất hài hước trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan người nghiên cứu cũng phải làm công việc như đi tìm chất văn ở các văn bản của các nhà văn khác. Ở đây chúng tôi chỉ dừng lại xem xét chất hài trong câu văn của ông.
Trước hết phải thấy rằng Nguyễn Công Hoan có một quan niệm nghệ thuật độc đáo.
Đó là quan niệm đời chỉ là một sân khấu hài kịch:
"Tôi là một người bi quan, hoài nghi, nên khinh thế ngạo vật hay đùa và hay chế nhạo.
Sống dưới chế độ thống trị của tiểu thuyết, tôi thấy cái gì cũng là giả dối, lừa bịp, đáng khôi hài. Thế mà thằng làm trò khôi hài, là thằng thực dân, lại làm ra mặt nghiêm chỉnh. Thật là buồn cười. Cho nên tôi hay chế giễu, mỉa mai để khôi hài tác giả việc khôi hài. Tôi coi thường tất cả. Tất cả, đối với tôi, chỉ là trò cười. Vì vậy, tôi hay pha trò cười. Tôi viết tiểu thuyết cũng mang cái giọng nói thường tôi là trào phúng và hài hước".
Chính từ quan niệm nghệ thuật này đã cho phép nhà văn có một thái độ tiếp cận cuộc sống một cách hết sức suồng sã, xoá bỏ mọi khoảng cách ngôi thứ, đạp đổ mọi tôn ti trật tự, bóc trần mọi giáo lý giả tạo... để trơ ra một "thế giới bị lộn trái".
1. Ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan là một thứ ngôn ngữ suồng sã để "lật ngửa, lộn trái, nhòm ngó từ dưới và từ trên, đập vỡ vỏ ngoài để nhìn vào bên trong". Đó chính là "một thái độ không biết sợ". Nhà văn không ngần ngại khi tả cái râu của ông quan huyện một cách mỉa mai, ví đó chỉ là "lông tơ" (Đồng hào có ma). Tả bộ mặt quan bà lại trông ra là chiếc bánh giầy đám cưới (Đàn bà là giống yếu). Lại ví ông quan, bà quan là "một con nhái bén bám vào một quả dưa chuột" (Đàn bà là giống yếu). Khi tả, nhà văn lại hay xen vào các thán từ tỏ thái độ: "Chà! Chà! Béo ơi là béo!..." (Đồng hào có ma); "Gớm! Béo đâu có béo lạ béo lùng thế!" (Hai cái bụng)... để mỉa mai.
2. Trong nội bộ câu văn của Nguyễn Công Hoan thường mang mâu thuẫn hài hước đối chọi ở bên trong. Có khi là hài hước: "Nàng vì quá nhẹ dạ, nên phải nặng lòng, cái khối lo nó đương nằm co ở trong bụng. Chàng lo vì vô tình định thoả bụng muốn, bây giờ phải cố tình đẩy cái không muốn ra" (Oẳn tà rroằn). Có khi là mỉa mai: "Bởi cần kiếm thêm nhiều tiền, nên tôi phải bớt nhiều sự liêm chính" (Tôi tự tử). "Đối với lời nói ngọt ngào của quan phụ mẫu này, người ta sợ như gà phải cáo" (Chính sách thân dân). Có khi vừa hài hước vừa tàn nhãn: "Ít người chết thì mình sống làm sao" (Một tin buồn). Cũng có mâu thuẫn hài hước ra nước mắt: "Nỗi vui sướng của thằng bé khốn nạn"; "Sự thành công của anh cu Bản đã làm vợ anh goá chồng" (Ngậm cười).
3. Cường điệu là một trong những thủ pháp nghệ thuật cơ bản của văn học trào phúng.
Có thể nói, không có cường điệu thì không có trào phúng. Văn học dân gian thường sử dụng thủ pháp này để tạo nên tiếng cười. Lối cường điệu của Nguyễn Công Hoan thường làm biến chất sự vật: "Hình như trời đã đặt một cái khuôn riêng để đúc nặn các người làm bà lớn. Nên chẳng mấy chốc, bà phủ đã được đúng kiểu mẫu. Chỉ riêng bộ mặt cũng đã đủ long trọng. Người ta tưởng chiếc bánh giầy đám cưới, ở giữa đặt một quả chuối ngự, và ngay đầu quả chuối, nằm dài hai múi cà chua. Rồi khi hai múi cà chua tách ra để theo nhịp với cặp mắt híp, đưa quan ông vào chỗ nát bàn, thì ai cũng phải thấy một cái hố sâu thăm thẳm, sâu như bụng dạ một người đàn bà" (Đàn bà là giống yếu).
Tả người mà hoá vật. Đấy là cách tả Nguyễn Công Hoan và trong văn học Việt Nam chỉ có ở Nguyễn Công Hoan: "Vậy thì bà nằm đó. Nhưng thoạt trông, đố ai dám bảo là một người. Nếu người ta chưa nom rõ cái mặt phị, cái cổ rụt, cái thân nung núc và bốn chân tay ngắn chùn chùn, thì phải bảo là một đống hai ba cái chăn bông cuộn lại với nhau, sắp đem cất đi" (Phành phạch).
4. Nhà văn có những lối ví von so sánh, độc đáo, những liên tưởng bất ngờ, thú vị;
"Quan ngắm một lúc, hai con mắt sáng quắc như hai ngọn đèn giời..." (Thật là phúc). Lại có cách so sánh để "đá móc" một sự vật, hiện tượng khác: "Mỹ thuật nhất là cái ngực đầy như cái ví của nhà tư bản, chứ không như cái óc của ông Nghị ngay cả trước ngày họp hội đồng" (Samandji). Có so sánh bất ngờ mà ngộ nghĩnh: "Xe thứ bảy, thì một cô xấu nhưng tân thời, mặt phấn má hồng, môi đỏ, rẽ lệch, chiếc áo căng lườn, trông tức anh ách như một bài thơ thất luật" (Đào kép mới).
5. Lối chơi chữ và phép nghịch nghĩa được dùng rất phổ biến trong câu văn Nguyễn Công Hoan. Ngoài lối chơi chữ ở hầu hết khắp các tên truyện, phép nghịch nghĩa cũng được coi như một thủ pháp tạo dựng cái hài. Ông đối lập từ Hán Việt có sắc thái trang trọng và từ thuần Việt có sắc thái thông tục để làm bật ra tiếng cười: "Thì lúc ấy, trên bờ đầm, quan huyện tư pháp là một, cụ lục sự là hai, cậu lính lệ là ba, cùng trịnh trọng làm việc và cùng trịnh trọng khạc nhổ" (Thịt người chết).
Từ "Trịnh trọng" (Hán Việt) và từ "khạc nhổ" (thuần Việt) đi liền nhau lại không hợp nhau về nghĩa. Đã "khạc nhổ" hẳn chẳng có gì là "trịnh trọng" cả. Từ sự đối lập về sắc thái này mà bật ra sự mỉa mai về cách "làm việc" của vị "quan huyện tư pháp".
"Mà thực, giá ông này có khôn thiêng mà nhìn thấy sau linh cữu mình, một vị đeo thẻ
bài ngà lững thững đi một cách nghiêm trang, thì có lẽ sung sướng quá đến nỗi sống lại mất" (Chính sách thân dân).
Hai từ "lững thững" và "nghiêm trang" cũng đối lập nhau về sắc thái. Đã "lững thững" hẳn chẳng còn gì là "nghiêm trang" cả. Chất mỉa mai toát ra chính nhờ sự vô lý này.
Hầu như từ Hán Việt lại được dùng để gây ra sự hài hước. Bản thân những từ này mang sắc thái trang trọng nhưng lại để chỉ những việc chẳng trang trọng tí nào.
"Cái áo dài vải tây đen, nay chỉ còn giữ được màu nước dưa, thì ở lưng, vai, tay, ngực bướp ra, mà năm khuy thì về hưu trí bốn. Mỗi chỗ rách là kỷ niệm một trận đòn mê tơi, kết quả của một kỳ công về sự nghiệp trong đời sinh sống của nó" (Bữa no đòn). Hoặc: "Lắm đứa sợ thầy đánh, hoặc vô ý không biết, cứ đưa cả vào lớp cho thầy và bạn hưởng chung cái tác phẩm của nhà soạn giả ẩn danh" (Thầy cáu).
"Tác phẩm" của "nhà soạn giả ẩn danh” là cái gì vậy? Đó là mùi thối đã làm náo loạn lớp Đồng ấu của ông thầy nọ. Nếu nói kiểu thông tục: "Lắm đứa sợ thầy đánh, hoặc vô ý không biết, cứ đưa cả vào lớp cho thầy và bạn hưởng chung cái mùi thối" thì đâu còn hài hước, đâu còn là Nguyễn Công Hoan.
6. Nhằm mục đích tạo ra sự hài hước mỉa mai, văn trào phúng có thể chấp nhận kiểu tư duy phi lôgic. Sự cố tình mâu thuẫn trong tư duy này để gây ra tiếng cười, kiểu như: gió sợ bờ tường, bờ tường sợ chuột cống, chuột cống sợ mèo, mèo sợ mẹ đĩ nhà hề... trong văn chương dân gian. Câu văn của Nguyễn Công Hoan cũng có trường hợp ấy:
"Con ngựa ô ấy, ông huyện, hồi ở Yên Dũng, đã mua lại của ông phó công sứ Bắc Giang, sắp về Tây. Vì lẽ đó, nó cũng có tên là ngựa Tây. Và cũng vì là ngựa Tây, nên nó không hiền lành như ngựa ta. Nó dữ, khoẻ mạnh và hung hăng lắm" (Con ngựa già).
7. Cơ chế của phép châm biếm, mỉa mai là nói A sao để cho độc giả thấy rằng cái mà mình muốn nói không phải là A. Chẳng hạn nói "Đẹp (mặt) nhỉ!" nghĩa là "Xấu hổ chưa?".
Trong lời văn, nó thể hiện ở cách nói vòng: "Tang vật đó to bằng vành khăn đàn bà, cuộn khoanh lù lù trên mặt đất thành một bãi, đầu hình búp măng, màu vàng, mà đứt đuôi là có hơi ngạt, thôi thối" (Cái lò gạch bí mật).
Đọc lên, người đọc hiểu ngay tác giả muốn chỉ vật gì. Cách nói vòng cho phép tạo ra những liên tưởng gợi lên sự thú vị ở độc giả, đồng thời cho phép đưa vào lời văn những từ mang dụng ý hài: "Nhất là mũi ông không thể lúc nào tránh được mà không giao thiệp với cái không khí không được êm đềm" (Thầy cáu).
Nếu nói thẳng: "Nhất là mũi ông không thể tránh được mùi thối" thì chất muốn hài sẽ giảm hẳn.
8. Câu văn Nguyễn Công Hoan thường ngắn gọn. Đó là cách cần thiết để tạo ra kịch tính cho câu chuyện: "Nó đứng ở cạnh bàn, run lên bần bật. Nó liếc nhìn quan. Ngài oai vệ quá. Nó lại sợ hơn nữa. Nhưng dù run hay sợ, nó cũng không quên được việc vi thiềng quan" (Đồng hào có ma).
Câu ngắn có tác dụng tạo ra nhiều hình ảnh. Đoạn văn như là một đoạn phim ngắn: "Xong đâu đấy, cô lận đôi giầy mang cá, ôm cái ví đầm, đến trước tủ gương mà đứng: Cô quay đằng trước, cô quay đằng sau. Cô đi đi. Cô lại lại. Cô uốn éo. Cô thướt tha. Rồi cô đứng yên. Cô ngắm. Cô bàn. Cô bình phẩm... Cô khoái lắm!" (Cô Kêu, gái tân thời). Nhờ câu ngắn mà hình ảnh cô Kếu hiện ra rõ mồn một. Chất hài toát ra từ chính những động tác của nhân vật này.
Câu văn nhiều khi lại bị lược chủ ngữ theo một ý đồ nào đấy.
"Anh này hiểu ý, ra hiên đứng nhìn, rồi đến cạnh cụ, cúi xuống nhặt... rồi thu thu vào trong bọc. Rồi len lén ra ngoài ao. Rồi giơ thẳng cánh tay, ném xuống nước. Tõm!..." (Cụ chánh Bá mất giầy).
9. Câu văn Nguyễn Công Hoan có sự tuân thủ phép lặp cú pháp vì mục đích nghệ thuật gia tăng sắc thái hài hước.
"Nào hoa tai, nào hột vàng, nào tráp đồi mồi, nào ống nhổ sứ, ai trông cũng đoán được là nhà giàu" (Báo hiếu: trả nghĩa mẹ).
Ngoài diễn tả hình ảnh, phép lặp cú pháp diễn tả hành động:
"... Rồi cô rẽ lệch đường ngôi. Rồi cô uốn lại mái tóc cho cong xuống, và thò ra mang tai, rồi cô bôi phấn khắp mặt, tai và gáy. Rồi cô vươn cổ ra để xoa cho đều. Rồi cô rề dài môi ra để tô son..." (Cô Kếu, gái tân thời).
Nhờ phép lặp cú pháp này mà người đọc cảm thấy nhân vật như là một con rối diễn hề.
10. Để tạo nên sự sống động tự nhiên, giễu cượt nhẹ nhàng, tác giả để cho lời kể chuyện và lời thoại của nhân vật giao hoà đến mức khó phân biệt:
"Bà cắt cho nó việc ấy, thật là bà đủ lòng nhân đạo đối với một con bé ở mười hai, mười ba tuổi đầu. Phải, còn gì nhẹ nhàng bằng việc ngồi yên một chỗ, cầm chiếc quạt, khẽ đưa đi đưa lại. Bà đã vì thương người mà nuôi cơm không cho nó là tốt. Chứ ngữ ấy, cơm chẳng biết thổi, nước chẳng biết gánh, quần áo chẳng biết giặt, nếu chẳng xin ở công không để kiếm ăn, tất chỉ có đi ăn mày..." (Phành phạch).
Những trường hợp như vậy, sự tường thuật được đi từ ngôi thứ ba vừa có giọng người kể, vừa có giọng nhân vật. Do vậy, xuất hiện tính chất hội thoại chung của ngữ điệu, của cú pháp, của từ ngữ vốn là thuộc tính người kể. Có thể tìm nhiều ví dụ như thế trong Cô Kếu, gái tân thời, Cái nạn ô tô...
11. Yếu tố nhại trong truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan rất đa dạng, phong phú. Đó có thể là nhại phong cách lời văn của các thể loại văn khác hoặc nhại phong cách giọng nói của một tầng lớp xã hội nào đấy. Nhại văn hành chính, công vụ (Tinh thần thể dục, Đi giầy, Chính sách thân dân). Nhại văn báo chí - công luận (Thằng Quýt, Ông chủ báo chẳng bằng lòng, Một tấm gương sáng). Nhại văn cáo phó (Báo hiếu: trả nghĩa mẹ). Nhại văn trữ tình lãng mạn (Thế là mợ nó đi Tây). Nhại văn trinh thám (Cái lò gạch bí mật). Nhại giọng hát tuồng (Đào kép mới). Nhại giọng cải lương (Anh sẩm). Nhại giọng trí thức Tây học (Cái ví ấy của ai). Nhại giọng nhõng nhẽo tiểu thư (Nỗi lòng ai tỏ). Nhại giọng con buôn thớ lợ (Hé! Hé! Hé!)...
Chức năng của lời văn nhại là hạ bệ, là làm trúi nhào những gì gọi là nghiêm túc, lột cái vỏ hào nhoáng để trơ ra cái giả dối, cái lố bịch, cái đáng cười. Nói như M.Bakhtin: "Phỏng nhại hoá là tạo ra những kẻ đồng dạng bị hạ bệ, đó cũng là thế giới lộn trái". Đáng chú ý hơn, trong lời văn Nguyễn Công Hoan có nhiều kiểu nhại một cách nhìn, một suy nghĩ (có thể gọi là nhại tư tưởng):
"Thằng bé cúi đầu, sợ sệt. Ông nhìn nó một lúc, rồi hỏi cả lớp:
- Chúng mày có dám vô phép như nó không?
Cả lớp đồng thanh
- Bẩm không ạ.
- Ừ, chúng mày phải...
Học trò tiếp:
-... nghe lời, kính trọng, yêu mến thầy như cha ạ.
Ông giáo gật đầu:
- Hễ hỗn láo thì phải...
-... phạt ạ". (Thầy cáu).
Đám học trò nhại theo ý nghĩ của thầy như những con vẹt, không hơn. Có thể nói đây là một chứng tích về lối dạy học của một thời đã qua.
Để gây hài, nhiều khi người kể chuyện tự nhại lại giọng mình. Sự cố ý này làm bật ra ý mà tác giả muốn giễu. Chi tiết "đôi giầy mới nguyên, kiểu Gia Định, đế cờ lếp" nhại đi nhại lại trong "Cụ Chánh Bá mất giầy" mang dụng ý nghệ thuật rõ rệt.
Vũ Trọng Phụng cũng thường hay dùng thủ pháp nhại để tạo nên cái hài:
"Xuân tóc đỏ điên tiết lên mà rằng:
- Thế ông, ông có là con nhà bình dân không? Ông lạ lắm! Ông không đúng mốt, phải
biết cái gì là hợp thời trang chứ?
Người kia ra vẻ hổ thẹn lắm! Quần áo đã hủ lậu mà lại đến cả dòng giống cũng lại là
con nhà tử tế không hợp thời trang! Thật là hỏng bét cả" (Số đỏ).
Ở đây, lời của Xuân tóc đỏ, một kẻ vô học được nhại lại trong lời kể chuyện đã làm bật ra ý mỉa mai, châm chọc của tác giả.
Ở Nguyễn Công Hoan, nhại cũng là để mỉa mai:
“-Thầy đem Tết tôi, thầy cứ thử ngắm xem cái mả khoai lang của nhà thầy bầy ở giữa buồng giấy này trông có đẹp không đã?
Ông Lý sợ hãi, trống ngực thình thịch. Quả là cái mả khoai lang đã làm tiêu cả vẻ hùng vĩ của bộ da cọp và hai khoanh quất treo trên tường..." (Gánh khoai lang).
Trên đây là một số thủ pháp nghệ thuật biểu hiện cái hài trong câu văn của Nguyễn Công Hoan. Chúng tôi hy vọng sẽ trở lại vấn đề này trên cấp độ khác, cấp độ văn bản.
"Con ngựa ô ấy, ông huyện, hồi ở Yên Dũng, đã mua lại của ông phó công sứ Bắc Giang, sắp về Tây. Vì lẽ đó, nó cũng có tên là ngựa Tây. Và cũng vì là ngựa Tây, nên nó không hiền lành như ngựa ta. Nó dữ, khoẻ mạnh và hung hăng lắm" (Con ngựa già).
7. Cơ chế của phép châm biếm, mỉa mai là nói A sao để cho độc giả thấy rằng cái mà mình muốn nói không phải là A. Chẳng hạn nói "Đẹp (mặt) nhỉ!" nghĩa là "Xấu hổ chưa?".
Trong lời văn, nó thể hiện ở cách nói vòng: "Tang vật đó to bằng vành khăn đàn bà, cuộn khoanh lù lù trên mặt đất thành một bãi, đầu hình búp măng, màu vàng, mà đứt đuôi là có hơi ngạt, thôi thối" (Cái lò gạch bí mật).
Đọc lên, người đọc hiểu ngay tác giả muốn chỉ vật gì. Cách nói vòng cho phép tạo ra những liên tưởng gợi lên sự thú vị ở độc giả, đồng thời cho phép đưa vào lời văn những từ mang dụng ý hài: "Nhất là mũi ông không thể lúc nào tránh được mà không giao thiệp với cái không khí không được êm đềm" (Thầy cáu).
Nếu nói thẳng: "Nhất là mũi ông không thể tránh được mùi thối" thì chất muốn hài sẽ giảm hẳn.
8. Câu văn Nguyễn Công Hoan thường ngắn gọn. Đó là cách cần thiết để tạo ra kịch tính cho câu chuyện: "Nó đứng ở cạnh bàn, run lên bần bật. Nó liếc nhìn quan. Ngài oai vệ quá. Nó lại sợ hơn nữa. Nhưng dù run hay sợ, nó cũng không quên được việc vi thiềng quan" (Đồng hào có ma).
Câu ngắn có tác dụng tạo ra nhiều hình ảnh. Đoạn văn như là một đoạn phim ngắn: "Xong đâu đấy, cô lận đôi giầy mang cá, ôm cái ví đầm, đến trước tủ gương mà đứng: Cô quay đằng trước, cô quay đằng sau. Cô đi đi. Cô lại lại. Cô uốn éo. Cô thướt tha. Rồi cô đứng yên. Cô ngắm. Cô bàn. Cô bình phẩm... Cô khoái lắm!" (Cô Kêu, gái tân thời). Nhờ câu ngắn mà hình ảnh cô Kếu hiện ra rõ mồn một. Chất hài toát ra từ chính những động tác của nhân vật này.
Câu văn nhiều khi lại bị lược chủ ngữ theo một ý đồ nào đấy.
"Anh này hiểu ý, ra hiên đứng nhìn, rồi đến cạnh cụ, cúi xuống nhặt... rồi thu thu vào trong bọc. Rồi len lén ra ngoài ao. Rồi giơ thẳng cánh tay, ném xuống nước. Tõm!..." (Cụ chánh Bá mất giầy).
9. Câu văn Nguyễn Công Hoan có sự tuân thủ phép lặp cú pháp vì mục đích nghệ thuật gia tăng sắc thái hài hước.
"Nào hoa tai, nào hột vàng, nào tráp đồi mồi, nào ống nhổ sứ, ai trông cũng đoán được là nhà giàu" (Báo hiếu: trả nghĩa mẹ).
Ngoài diễn tả hình ảnh, phép lặp cú pháp diễn tả hành động:
"... Rồi cô rẽ lệch đường ngôi. Rồi cô uốn lại mái tóc cho cong xuống, và thò ra mang tai, rồi cô bôi phấn khắp mặt, tai và gáy. Rồi cô vươn cổ ra để xoa cho đều. Rồi cô rề dài môi ra để tô son..." (Cô Kếu, gái tân thời).
Nhờ phép lặp cú pháp này mà người đọc cảm thấy nhân vật như là một con rối diễn hề.
10. Để tạo nên sự sống động tự nhiên, giễu cượt nhẹ nhàng, tác giả để cho lời kể chuyện và lời thoại của nhân vật giao hoà đến mức khó phân biệt:
"Bà cắt cho nó việc ấy, thật là bà đủ lòng nhân đạo đối với một con bé ở mười hai, mười ba tuổi đầu. Phải, còn gì nhẹ nhàng bằng việc ngồi yên một chỗ, cầm chiếc quạt, khẽ đưa đi đưa lại. Bà đã vì thương người mà nuôi cơm không cho nó là tốt. Chứ ngữ ấy, cơm chẳng biết thổi, nước chẳng biết gánh, quần áo chẳng biết giặt, nếu chẳng xin ở công không để kiếm ăn, tất chỉ có đi ăn mày..." (Phành phạch).
Những trường hợp như vậy, sự tường thuật được đi từ ngôi thứ ba vừa có giọng người kể, vừa có giọng nhân vật. Do vậy, xuất hiện tính chất hội thoại chung của ngữ điệu, của cú pháp, của từ ngữ vốn là thuộc tính người kể. Có thể tìm nhiều ví dụ như thế trong Cô Kếu, gái tân thời, Cái nạn ô tô...
11. Yếu tố nhại trong truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan rất đa dạng, phong phú. Đó có thể là nhại phong cách lời văn của các thể loại văn khác hoặc nhại phong cách giọng nói của một tầng lớp xã hội nào đấy. Nhại văn hành chính, công vụ (Tinh thần thể dục, Đi giầy, Chính sách thân dân). Nhại văn báo chí - công luận (Thằng Quýt, Ông chủ báo chẳng bằng lòng, Một tấm gương sáng). Nhại văn cáo phó (Báo hiếu: trả nghĩa mẹ). Nhại văn trữ tình lãng mạn (Thế là mợ nó đi Tây). Nhại văn trinh thám (Cái lò gạch bí mật). Nhại giọng hát tuồng (Đào kép mới). Nhại giọng cải lương (Anh sẩm). Nhại giọng trí thức Tây học (Cái ví ấy của ai). Nhại giọng nhõng nhẽo tiểu thư (Nỗi lòng ai tỏ). Nhại giọng con buôn thớ lợ (Hé! Hé! Hé!)...
Chức năng của lời văn nhại là hạ bệ, là làm trúi nhào những gì gọi là nghiêm túc, lột cái vỏ hào nhoáng để trơ ra cái giả dối, cái lố bịch, cái đáng cười. Nói như M.Bakhtin: "Phỏng nhại hoá là tạo ra những kẻ đồng dạng bị hạ bệ, đó cũng là thế giới lộn trái". Đáng chú ý hơn, trong lời văn Nguyễn Công Hoan có nhiều kiểu nhại một cách nhìn, một suy nghĩ (có thể gọi là nhại tư tưởng):
"Thằng bé cúi đầu, sợ sệt. Ông nhìn nó một lúc, rồi hỏi cả lớp:
- Chúng mày có dám vô phép như nó không?
Cả lớp đồng thanh
- Bẩm không ạ.
- Ừ, chúng mày phải...
Học trò tiếp:
-... nghe lời, kính trọng, yêu mến thầy như cha ạ.
Ông giáo gật đầu:
- Hễ hỗn láo thì phải...
-... phạt ạ". (Thầy cáu).
Đám học trò nhại theo ý nghĩ của thầy như những con vẹt, không hơn. Có thể nói đây là một chứng tích về lối dạy học của một thời đã qua.
Để gây hài, nhiều khi người kể chuyện tự nhại lại giọng mình. Sự cố ý này làm bật ra ý mà tác giả muốn giễu. Chi tiết "đôi giầy mới nguyên, kiểu Gia Định, đế cờ lếp" nhại đi nhại lại trong "Cụ Chánh Bá mất giầy" mang dụng ý nghệ thuật rõ rệt.
Vũ Trọng Phụng cũng thường hay dùng thủ pháp nhại để tạo nên cái hài:
"Xuân tóc đỏ điên tiết lên mà rằng:
- Thế ông, ông có là con nhà bình dân không? Ông lạ lắm! Ông không đúng mốt, phải
biết cái gì là hợp thời trang chứ?
Người kia ra vẻ hổ thẹn lắm! Quần áo đã hủ lậu mà lại đến cả dòng giống cũng lại là
con nhà tử tế không hợp thời trang! Thật là hỏng bét cả" (Số đỏ).
Ở đây, lời của Xuân tóc đỏ, một kẻ vô học được nhại lại trong lời kể chuyện đã làm bật ra ý mỉa mai, châm chọc của tác giả.
Ở Nguyễn Công Hoan, nhại cũng là để mỉa mai:
“-Thầy đem Tết tôi, thầy cứ thử ngắm xem cái mả khoai lang của nhà thầy bầy ở giữa buồng giấy này trông có đẹp không đã?
Ông Lý sợ hãi, trống ngực thình thịch. Quả là cái mả khoai lang đã làm tiêu cả vẻ hùng vĩ của bộ da cọp và hai khoanh quất treo trên tường..." (Gánh khoai lang).
Trên đây là một số thủ pháp nghệ thuật biểu hiện cái hài trong câu văn của Nguyễn Công Hoan. Chúng tôi hy vọng sẽ trở lại vấn đề này trên cấp độ khác, cấp độ văn bản.
(Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 1995)
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉