Mời nghe đọc tại Trung Tâm Vì Người Mù Sao Mai - Người đọc: Nguyên Lộc.
NGUYỄN CÔNG HOAN CÂY BÚT HIỆN THỰC XUẤT SẮC
Phần I: Nguyễn Công Hoan - Nhà văn hiện thực lớn, bậc thầy truyện ngắn trào phúng.
MỘT NHÀ VĂN TIÊU BIỂU CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÊ PHÁN
HỒNG CHƯƠNG
Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực phê phán Việt Nam. Ông bắt đầu viết văn từ năm 1920, nhưng từ năm 1935, ông mới được nổi tiếng với tác phẩm Kép Tư Bền. Ông đã viết rất nhiều, nhất là truyện ngắn. Những truyện ngắn của ông được in thành nhiều tập. Chỉ tính riêng về truyện dài ông cũng đã viết trên mười cuốn. Những truyện ngắn của ông rất có giá trị. Tính chất hiện thực của Nguyễn Công Hoan chủ yếu là ở trong các truyện ngắn của ông (nhất là những tập Kép Tư Bền, Đào kép mới), về truyện dài của ông thì Bước đường cùng là có giá trị hơn cả.
Nguyễn Công Hoan chuyên tả những cảnh xấu xa bỉ ổi, những cảnh bất công, vô lý trong xã hội nước ta dưới thời thuộc Pháp. Trong truyện Báo hiếu: trả nghĩa mẹ ông công kích hạng trọc phú ăn ở với mẹ không ra gì. Tên này gọi mẹ bằng "con vú già", để vợ đầu độc mẹ chết cho khuất mắt, rồi "trả nghĩa mẹ" bằng cách làm đám ma thật linh đình để báo hiếu. Trong truyện Hai thằng khốn nạn ông dựng lên một tên trọc phú keo kiệt khác: một ông Nghị bỏ ra ba hào mua một thằng bé nhưng vì lưng thằng bé có nhiều nốt ruồi nên hắn ta đã bớt lại hai xu mà vẫn còn tiếc là đắt quá! Trong truyện Mất cái ví ông đã nhạo báng lão tham đểu cáng giả vờ mất ví để vu cho người bà con nghèo của hắn, làm cho người này không thể đến quấy nhiễu, nhờ vả nó. Những nhân vật phản diện trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan đều lấy trong giai cấp thống trị hồi bấy giờ: một ông quan hà lạm hay áp bức dân, sách nhiễu dân, một cụ bá biển lận keo kiệt, một bà phán ăn không ngồi rồi chuyên đánh tổ tôm, đọc tiểu thuyết nhảm nhí, đi ve trai rồi lại "bán trôn” để cho chồng được thăng quan tiến chức... Với truyện Đào kép mới Nguyễn Công Hoan chế giễu một cách kín đáo trò hề thực dân Pháp đưa Bảo Đại "hồi loan" bày ra trò "cải tổ Triều đình" để lừa gạt nhân dân. Ông ví nó với lối quảng cáo bịp bợm của một gánh hát đã mất hết tín nhiệm. Nguyễn Công Hoan thường đặt nhân vật của ông vào trong những cảnh ngộ éo le buồn cười để làm một trò đùa cho bạn đọc. Trong nhiều tác phẩm của ông, Nguyễn Công Hoan thường cho những người giàu chạm trán với những người nghèo. Sự chạm trán giữa người giàu và người nghèo là cái cốt của hầu hết các truyện ngắn, truyện dài của ông. Trong cuộc xung đột giữa người giàu và người nghèo này bao giờ cảm tình của Nguyễn Công Hoan cũng nghiêng hẳn về phía người nghèo.
... Nguyễn Công Hoan có lối miêu tả rất sinh động, khéo léo làm cho người đọc tưởng chừng thấy ngay trước mắt cái cảnh tả trên trang giấy. Chúng ta hãy nghe tác giả tả "Thằng ăn cắp" trong Kép Tư Bền. Đứa trẻ nửa ăn mày nửa ăn cắp xuất hiện giữa đám hàng rong:
"Một hôm, nó vơ vẩn giữa đám hàng bán rong.
Thấy nó, bà hàng rau đứng dậy, quẩy gánh hàng lên vai, đi chỗ khác. Bà hàng thịt rờ lại ruột tượng. Bà hàng bún riêu nắn túi tiền. Bà hàng lê bấm cô hàng bánh đúc. Chị bán bánh rán sốt ruột đưa mắt cho bác hàng khoai.
Họ thì thào:
- Thằng ăn cắp!" (tr.21)
Tác giả mới tả đứa bé ăn cắp một cách gián tiếp qua những cử chỉ, lời nói, khoé mắt của những người bán hàng rong. Bây giờ tác giả tả thẳng vào đứa bé ăn cắp:
"... Nó ngồi sán vào cô hàng bánh đúc. Nó chìa tay ra xin một miếng. Cô hàng ôm khư khư lấy mẹt vào lòng, xua lấy xua để:
- Chưa bán mở hàng đây! Khỉ ạ!
Nó lại dịch sang kề nồi bún riêu.
- Lạy bà, con ăn mày bà một bát.
- Ba mươi sáu cái nõn nường! Mỗi bát mấy đồng xu của người ta đấy. Thôi đi! Dơ!
Nó lại mó vào củ khoai lang, tủm tỉm cười.
Bà ấy vội hắt tay nó ra và mắng:
- Bà thì tát cho một cái bây giờ, đừng láo!
Bà hàng lê chắc chẳng đời thuở nào nó dám động đến hàng mình, là thứ xa xỉ phẩm, đùa nói rằng:
- Một hào một quả, bỏ tiền đây, tao bán cho.
Nó cười, lắc đầu.
Bà ấy ném vào lòng nó một mảnh vỏ quýt. Nó đỡ được, bỏ vào mồm, nhai gau gáu.
Rồi nghĩ thế nào, nó đứng dậy, tay nó đếm xu trong túi, nói với bà hàng bún riêu:
- Bà bán cho cháu một bát.
- Mày có tiền không?
Nó gật đầu, mạnh bạo. Rồi đắc chí, nó lắc túi.
Bà ấy múc cho nó một bát đầy. Nó ăn. Phù phù! Nóng! Suỵt soạt! Cay! Ngon quá!"
Đứa bé ăn cắp là cái gai trong mắt mấy mụ hàng rong. Mỗi người đều coi nó là một con chiên ghẻ. Ai cũng xua đuổi nó.
Ăn xong bát bún đứa bé bỏ chạy:
"- Ối ông đội xếp ơi! Thằng ăn cắp! Ai đuổi hộ tôi!
Bọn bán hàng nhốn nháo. Chạy tứ tung. Quang gánh vướng. Người ngã. Hàng đổ. Bát vỡ.
- Bắt lấy nó!"
Nguyễn Công Hoan chuyên tả những cảnh xấu xa bỉ ổi, những cảnh bất công, vô lý trong xã hội nước ta dưới thời thuộc Pháp. Trong truyện Báo hiếu: trả nghĩa mẹ ông công kích hạng trọc phú ăn ở với mẹ không ra gì. Tên này gọi mẹ bằng "con vú già", để vợ đầu độc mẹ chết cho khuất mắt, rồi "trả nghĩa mẹ" bằng cách làm đám ma thật linh đình để báo hiếu. Trong truyện Hai thằng khốn nạn ông dựng lên một tên trọc phú keo kiệt khác: một ông Nghị bỏ ra ba hào mua một thằng bé nhưng vì lưng thằng bé có nhiều nốt ruồi nên hắn ta đã bớt lại hai xu mà vẫn còn tiếc là đắt quá! Trong truyện Mất cái ví ông đã nhạo báng lão tham đểu cáng giả vờ mất ví để vu cho người bà con nghèo của hắn, làm cho người này không thể đến quấy nhiễu, nhờ vả nó. Những nhân vật phản diện trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan đều lấy trong giai cấp thống trị hồi bấy giờ: một ông quan hà lạm hay áp bức dân, sách nhiễu dân, một cụ bá biển lận keo kiệt, một bà phán ăn không ngồi rồi chuyên đánh tổ tôm, đọc tiểu thuyết nhảm nhí, đi ve trai rồi lại "bán trôn” để cho chồng được thăng quan tiến chức... Với truyện Đào kép mới Nguyễn Công Hoan chế giễu một cách kín đáo trò hề thực dân Pháp đưa Bảo Đại "hồi loan" bày ra trò "cải tổ Triều đình" để lừa gạt nhân dân. Ông ví nó với lối quảng cáo bịp bợm của một gánh hát đã mất hết tín nhiệm. Nguyễn Công Hoan thường đặt nhân vật của ông vào trong những cảnh ngộ éo le buồn cười để làm một trò đùa cho bạn đọc. Trong nhiều tác phẩm của ông, Nguyễn Công Hoan thường cho những người giàu chạm trán với những người nghèo. Sự chạm trán giữa người giàu và người nghèo là cái cốt của hầu hết các truyện ngắn, truyện dài của ông. Trong cuộc xung đột giữa người giàu và người nghèo này bao giờ cảm tình của Nguyễn Công Hoan cũng nghiêng hẳn về phía người nghèo.
... Nguyễn Công Hoan có lối miêu tả rất sinh động, khéo léo làm cho người đọc tưởng chừng thấy ngay trước mắt cái cảnh tả trên trang giấy. Chúng ta hãy nghe tác giả tả "Thằng ăn cắp" trong Kép Tư Bền. Đứa trẻ nửa ăn mày nửa ăn cắp xuất hiện giữa đám hàng rong:
"Một hôm, nó vơ vẩn giữa đám hàng bán rong.
Thấy nó, bà hàng rau đứng dậy, quẩy gánh hàng lên vai, đi chỗ khác. Bà hàng thịt rờ lại ruột tượng. Bà hàng bún riêu nắn túi tiền. Bà hàng lê bấm cô hàng bánh đúc. Chị bán bánh rán sốt ruột đưa mắt cho bác hàng khoai.
Họ thì thào:
- Thằng ăn cắp!" (tr.21)
Tác giả mới tả đứa bé ăn cắp một cách gián tiếp qua những cử chỉ, lời nói, khoé mắt của những người bán hàng rong. Bây giờ tác giả tả thẳng vào đứa bé ăn cắp:
"... Nó ngồi sán vào cô hàng bánh đúc. Nó chìa tay ra xin một miếng. Cô hàng ôm khư khư lấy mẹt vào lòng, xua lấy xua để:
- Chưa bán mở hàng đây! Khỉ ạ!
Nó lại dịch sang kề nồi bún riêu.
- Lạy bà, con ăn mày bà một bát.
- Ba mươi sáu cái nõn nường! Mỗi bát mấy đồng xu của người ta đấy. Thôi đi! Dơ!
Nó lại mó vào củ khoai lang, tủm tỉm cười.
Bà ấy vội hắt tay nó ra và mắng:
- Bà thì tát cho một cái bây giờ, đừng láo!
Bà hàng lê chắc chẳng đời thuở nào nó dám động đến hàng mình, là thứ xa xỉ phẩm, đùa nói rằng:
- Một hào một quả, bỏ tiền đây, tao bán cho.
Nó cười, lắc đầu.
Bà ấy ném vào lòng nó một mảnh vỏ quýt. Nó đỡ được, bỏ vào mồm, nhai gau gáu.
Rồi nghĩ thế nào, nó đứng dậy, tay nó đếm xu trong túi, nói với bà hàng bún riêu:
- Bà bán cho cháu một bát.
- Mày có tiền không?
Nó gật đầu, mạnh bạo. Rồi đắc chí, nó lắc túi.
Bà ấy múc cho nó một bát đầy. Nó ăn. Phù phù! Nóng! Suỵt soạt! Cay! Ngon quá!"
Đứa bé ăn cắp là cái gai trong mắt mấy mụ hàng rong. Mỗi người đều coi nó là một con chiên ghẻ. Ai cũng xua đuổi nó.
Ăn xong bát bún đứa bé bỏ chạy:
"- Ối ông đội xếp ơi! Thằng ăn cắp! Ai đuổi hộ tôi!
Bọn bán hàng nhốn nháo. Chạy tứ tung. Quang gánh vướng. Người ngã. Hàng đổ. Bát vỡ.
- Bắt lấy nó!"
Người ta đuổi bắt nó. Người thì bảo nó giật khăn, người thì đồn nó giật đôi khuyên tai vàng. Cuối cùng người ta bắt được nó, khám người nó không có gì, người ta cho là nó có bè có đảng nên đã tẩu thoát tang vật. Người ta đánh nó nhừ tử:
"Ức! Một cái đá vào mạng mỡ... Hự! Một cái tống vào ngực! Huỵch! Huỵch! Bốp!
Bốp... A lê! Lên cẩm!... Nó mềm như sợi bún, không dậy được..."
Bà hàng bún riêu "áo lấm, khăn sổ, tóc rũ", chạy "lạch xạch như con vịt" còn mãi phía sau. Đến lúc tới gần người ta xúm lại hỏi: Bà mất cái gì?
"Bà ấy cố trả lời, nói rời rạc như người sắp tắt thở:
- Nó ăn... của... tôi... hai xu... bún riêu... rồi... nó quỵt... nó chạy...!"
Cả một cảnh sống thực bày ra trước mắt chúng ta. Lối tả tỉ mỉ các chi tiết là một đặc điểm của phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa của Nguyễn Công Hoan. Câu chuyện kết thúc một cách đột ngột. Hai xu bún riêu, một trận đòn nhừ tử! Đó, giá trị con người dưới thời thuộc Pháp! Nguyễn Công Hoan đã giáng một đòn chí mạng vào chế độ coi mạng người như cỏ rác.
... Bước đường cùng ra đời vào năm 1938 giữa lúc phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương lên cao nhất. Điều đó có ảnh hưởng quyết định đến xu hướng chung của tác phẩm.
Bước đường cùng là tác phẩm có giá trị cao nhất của Nguyễn Công Hoan. Với Bước đường cùng lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam có một tác phẩm nói đến đời sống nông thôn Việt Nam một cách sâu sắc, vạch trần được một trong hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội nước ta dưới thời thuộc Pháp là mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến. Trong Bước đường cùng Nguyễn Công Hoan kể chuyện một nông dân nghèo là anh Pha bị tên địa chủ Nghị Lại cướp mất ruộng bằng cách làm văn tự giả rồi bắt anh ấn dấu tay vào. Anh Pha cùng hai nông dân khác cũng bị Nghị Lại tịch thu ruộng vì không trả được nợ là Trương Thi và San đoàn kết nhau lại để giữ ruộng không cho thợ gặt của Nghị Lại xuống gặt lúa của mình. Nghị Lại đưa lính huyện về hộ vệ cho thợ gặt cướp lúa của anh Pha. Anh Pha chống lại bị bọn lính ôm ghì lấy, đè ngửa ra và trói gô lại khiêng đi... Truyện kết thúc một cách nghẹn ngào, uất ức.
Trong Bước đường cùng Nguyễn Công Hoan đả kích mạnh mẽ vào tên địa chủ Nghị Lại, vào tên tri huyện, vào bọn lính lệ... nghĩa là những đại biểu của giai cấp địa chủ phong kiến đang cấu kết với đế quốc để thống trị nhân dân ta hồi đó. Trong Bước đường cùng người ta tìm thấy những nét chính của xã hội cũ trong đó tên trọc phú bụng phệ ăn không ngồi rồi bóc lột nông dân từng xu, tên tri huyện chuyên ăn hối lộ đục khoét nông dân lao động nghèo không có miếng đất cắm dùi, tên lính lệ đểu cáng thấy đàn bà như mèo thấy mỡ và những điều chướng tai gai mắt khác. Trong tác phẩm này tác giả tỏ ra là hoàn toàn đồng tình với những người bị áp bức. Ở đây sự đồng tình này không bị tiếng cười mỉa mai châm biếm và thái độ hài hước cay độc che lấp như trong các tác phẩm khác của ông. Tác giả cũng đã phần nào thấy được sức mạnh của người nông dân. Các nhân vật chính diện của ông đã thấy được "hai cánh tay mạnh mẽ" của mình là "hai cánh tay làm cho đất cát có giá trị". Họ đã nhìn thấy được sự bất công trong xã hội. Họ cũng đã biết được đoàn kết là sức mạnh. Thái độ của anh Pha khi đã hăng tiết lên "vớ được một chiếc đòn càn, xông vào Nghị Lại, phang một cái thật mạnh vào đầu: "Đồ ăn cướp!" đã nói lên điều đó. Người nông dân trong Bước đường cùng không còn thụ động như người nông dân trong văn học Việt Nam ngày trước nữa. Đó là một hiện tượng rất mới trong văn học nước ta hồi bấy giờ. Hiện tượng mới này trong văn học đã phản ánh được hiện tượng mới ngoài xã hội đã xảy ra từ 7, 8 năm về trước (tức lúc có phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh), nhất là từ khi có phong trào Mặt trận Dân chủ. Phản ánh được sự kiện lịch sử này, chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Công Hoan tỏ ra là đã cao hơn một bực so với chủ nghĩa hiện thực của Vũ Trọng Phụng và của nhiều nhà văn hiện thực chủ nghĩa khác hồi bấy giờ.
...Nguyễn Công Hoan thường tả những cảnh oái oăm vô lý trong xã hội cũ, làm cho người đọc thấy được sự thối nát của xã hội cũ: một bọn người vô tình nhẫn tâm bắt một anh kép hát bông lơn trong lúc cha anh đang hấp hối; một anh phu xe hôm ba mươi Tết kéo phải một chị giang hồ không tiền cũng đi tìm khách; một người mẹ bỏ con nằm một mình để đi theo trai... tất cả tình đời éo le, chua cay đau xót trong xã hội cũ hiện ra dưới ngòi bút Nguyễn Công Hoan.
...Toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Công Hoan là cả một pho tài liệu rất quý về "lịch sử xã hội" nước ta thời thuộc Pháp. Vì vậy chúng ta rất quý trọng các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan.
"Ức! Một cái đá vào mạng mỡ... Hự! Một cái tống vào ngực! Huỵch! Huỵch! Bốp!
Bốp... A lê! Lên cẩm!... Nó mềm như sợi bún, không dậy được..."
Bà hàng bún riêu "áo lấm, khăn sổ, tóc rũ", chạy "lạch xạch như con vịt" còn mãi phía sau. Đến lúc tới gần người ta xúm lại hỏi: Bà mất cái gì?
"Bà ấy cố trả lời, nói rời rạc như người sắp tắt thở:
- Nó ăn... của... tôi... hai xu... bún riêu... rồi... nó quỵt... nó chạy...!"
Cả một cảnh sống thực bày ra trước mắt chúng ta. Lối tả tỉ mỉ các chi tiết là một đặc điểm của phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa của Nguyễn Công Hoan. Câu chuyện kết thúc một cách đột ngột. Hai xu bún riêu, một trận đòn nhừ tử! Đó, giá trị con người dưới thời thuộc Pháp! Nguyễn Công Hoan đã giáng một đòn chí mạng vào chế độ coi mạng người như cỏ rác.
... Bước đường cùng ra đời vào năm 1938 giữa lúc phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương lên cao nhất. Điều đó có ảnh hưởng quyết định đến xu hướng chung của tác phẩm.
Bước đường cùng là tác phẩm có giá trị cao nhất của Nguyễn Công Hoan. Với Bước đường cùng lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam có một tác phẩm nói đến đời sống nông thôn Việt Nam một cách sâu sắc, vạch trần được một trong hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội nước ta dưới thời thuộc Pháp là mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến. Trong Bước đường cùng Nguyễn Công Hoan kể chuyện một nông dân nghèo là anh Pha bị tên địa chủ Nghị Lại cướp mất ruộng bằng cách làm văn tự giả rồi bắt anh ấn dấu tay vào. Anh Pha cùng hai nông dân khác cũng bị Nghị Lại tịch thu ruộng vì không trả được nợ là Trương Thi và San đoàn kết nhau lại để giữ ruộng không cho thợ gặt của Nghị Lại xuống gặt lúa của mình. Nghị Lại đưa lính huyện về hộ vệ cho thợ gặt cướp lúa của anh Pha. Anh Pha chống lại bị bọn lính ôm ghì lấy, đè ngửa ra và trói gô lại khiêng đi... Truyện kết thúc một cách nghẹn ngào, uất ức.
Trong Bước đường cùng Nguyễn Công Hoan đả kích mạnh mẽ vào tên địa chủ Nghị Lại, vào tên tri huyện, vào bọn lính lệ... nghĩa là những đại biểu của giai cấp địa chủ phong kiến đang cấu kết với đế quốc để thống trị nhân dân ta hồi đó. Trong Bước đường cùng người ta tìm thấy những nét chính của xã hội cũ trong đó tên trọc phú bụng phệ ăn không ngồi rồi bóc lột nông dân từng xu, tên tri huyện chuyên ăn hối lộ đục khoét nông dân lao động nghèo không có miếng đất cắm dùi, tên lính lệ đểu cáng thấy đàn bà như mèo thấy mỡ và những điều chướng tai gai mắt khác. Trong tác phẩm này tác giả tỏ ra là hoàn toàn đồng tình với những người bị áp bức. Ở đây sự đồng tình này không bị tiếng cười mỉa mai châm biếm và thái độ hài hước cay độc che lấp như trong các tác phẩm khác của ông. Tác giả cũng đã phần nào thấy được sức mạnh của người nông dân. Các nhân vật chính diện của ông đã thấy được "hai cánh tay mạnh mẽ" của mình là "hai cánh tay làm cho đất cát có giá trị". Họ đã nhìn thấy được sự bất công trong xã hội. Họ cũng đã biết được đoàn kết là sức mạnh. Thái độ của anh Pha khi đã hăng tiết lên "vớ được một chiếc đòn càn, xông vào Nghị Lại, phang một cái thật mạnh vào đầu: "Đồ ăn cướp!" đã nói lên điều đó. Người nông dân trong Bước đường cùng không còn thụ động như người nông dân trong văn học Việt Nam ngày trước nữa. Đó là một hiện tượng rất mới trong văn học nước ta hồi bấy giờ. Hiện tượng mới này trong văn học đã phản ánh được hiện tượng mới ngoài xã hội đã xảy ra từ 7, 8 năm về trước (tức lúc có phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh), nhất là từ khi có phong trào Mặt trận Dân chủ. Phản ánh được sự kiện lịch sử này, chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Công Hoan tỏ ra là đã cao hơn một bực so với chủ nghĩa hiện thực của Vũ Trọng Phụng và của nhiều nhà văn hiện thực chủ nghĩa khác hồi bấy giờ.
...Nguyễn Công Hoan thường tả những cảnh oái oăm vô lý trong xã hội cũ, làm cho người đọc thấy được sự thối nát của xã hội cũ: một bọn người vô tình nhẫn tâm bắt một anh kép hát bông lơn trong lúc cha anh đang hấp hối; một anh phu xe hôm ba mươi Tết kéo phải một chị giang hồ không tiền cũng đi tìm khách; một người mẹ bỏ con nằm một mình để đi theo trai... tất cả tình đời éo le, chua cay đau xót trong xã hội cũ hiện ra dưới ngòi bút Nguyễn Công Hoan.
...Toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Công Hoan là cả một pho tài liệu rất quý về "lịch sử xã hội" nước ta thời thuộc Pháp. Vì vậy chúng ta rất quý trọng các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan.
(Trích "Phương pháp sáng tác trong văn học nghệ thuật". NXB Sự thật, Hà Nội, 1962)
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉