Mời nghe đọc tại Trung Tâm Vì Người Mù Sao Mai - Người đọc: Nguyên Lộc.
NGUYỄN CÔNG HOAN CÂY BÚT HIỆN THỰC XUẤT SẮC
Phần II: Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan - Những thành công và đóng góp.
CẢM NHẬN CỦA MỘT NGƯỜI ĐỌC TRẺ
MAI HƯƠNG
Nguyễn Công Hoan khởi bút khi ông 17 tuổi, ấy là năm 1920. Vậy là, khi tôi chào đời, ông đã có 30 năm cầm bút. Khi tôi có điều kiện tiếp cận và hiểu được văn chương, ông đã có ngót nửa thế kỷ gắn bó với Văn học. Và khi tôi chập chững vào nghề nghiên cứu, nhà văn Nguyễn Công Hoan đã ở chặng cuối của con đường sáng tạo bền bỉ, dẻo dai suốt trên nửa thế kỷ với một sự nghiệp vừa độc đáo, vừa đồ sộ gồm 300 truyện ngắn và trên 30 tập tiểu thuyết truyện dài.
Tôi thuộc lứa tuổi cháu của ông và thuộc thế hệ bạn đọc thứ ba của văn ông. Trước tôi ít nhất đã có hai thế hệ độc giả và hai thế hệ nghiên cứu đọc và nghiên cứu về ông. Chính bởi thế và trên ý nghĩa ấy, tôi coi mình là một người đọc trẻ, và xin phép được nói một đôi cảm nhận của tôi về ông, một tài năng lớn.
I - Trong cuốn Đời viết văn của tôi, Nguyễn Công Hoan tâm sự: "Chưa bao giờ tôi có ý định viết văn để được gọi là nhà văn"... "Lòng muốn viết những cái mà mình thấy cần viết, không viết không an tâm, không viết thì bứt rứt, hậm hực, thấy canh cánh bên lòng" - Đó cũng là điều đầu tiên tôi cảm nhận được qua những trang văn của ông.
Viết, đối với Nguyễn Công Hoan trước hết là sự trang trải với cuộc đời và số phận của những con người mà trái tim nhạy cảm của ông, tấm lòng nhân ái, biết đau đời của ông, tình yêu thương đồng loại sâu xa nơi ông, đã khiến ông phải vì nó mà đa mang. Viết với ông, dường như một cách sống, để ông gửi gắm những yêu thương hay căm giận, bênh vực, bảo vệ hay phê phán, đả phá, chở che, san xẻ hay bóc trần, tố cáo... văn là đời, ít thấy và hầu như không thấy qua trang văn những dấu tích riêng của cuộc đời ông, ông lăn mình, quên mình đi giữa thế giới những con người mà ông yêu thương. Cũng chính vì thế, ngòi bút Nguyễn Công Hoan cũng chỉ tố cáo, đả phá những gì từng đè nén chà đạp lên những con người xung quanh ông, chưa bao giờ ông tố cáo, bênh vực cho chính mình, dẫu cuộc đời ông cũng đầy những gian truân và lận đận...
Biết vượt lên cái tầm thường để sống cao, sống đẹp. Biết quên mình đi để vì người.
Biết vượt trên nỗi đau của riêng mình để đau nỗi đau của đồng loại... Phải vì thế mà Nguyễn Công Hoan sớm thành nhà văn, và đã là một nhà văn lớn, một tài năng!
II - Ở thế hệ chúng tôi, đọc tác phẩm của những nhà văn tiền bối sống và viết trước hàng nửa thế kỷ, thường không khỏi có những điều khó hiểu, những sự cách biệt, hoặc ít ra cảm nhận về cái hơi hướng cổ cổ, kể cả từ ý tứ đến văn phong, chữ nghĩa. Nhưng thật lạ, đọc Nguyễn Công Hoan, tôi thấy thoải mái và thanh thản. Ông như người của hôm nay - Người đồng hành cùng chúng tôi và văn ông cũng vậy, nó hoà nhập, đồng thời với văn chương hôm nay. Có khác biệt đâu giữa những truyện cuối cùng ông viết: Trong chuyến xe lam (Văn nghệ 4-10-1975), Câu chuyện của cô ấy (Văn nghệ 27-12-1975), với Sóng Vũ Môn và những truyện đầu tay của ông viết năm 1920, cả về văn phong và ý tưởng? Và nếu đem
đặt những sáng tác của Nguyễn Công Hoan vào dòng chung của văn học Việt Nam hiện đại, đương đại, cũng khó tìm thấy dấu hiệu của sự khác biệt, xưa cũ. Ngay giữa cuộc đời hôm nay, gặp một điều gì nhiễu nhương, nhăng nhố, một điều gì thương tâm hay đen bạc, tôi đã nghe nhiều người ao ước thốt lên: "Ôi, giá như cụ Nguyễn Công Hoan còn sống, thế nào cũng lại có một truyện ngắn thật hay!"
Ngay trong văn phong - cái dễ bị "cũ", bị "lạc hậu" nhất - cũng không cảm thấy sự xa, cũ khi đặt văn Nguyễn Công Hoan trong dòng chảy của Văn học đương đại - Giản dị, dân giã, xúc tích mà giàu hình tượng, tự nhiên và linh hoạt, bình dị và chắt lọc, tinh tế, tất cả những cái đó là gì nếu không phải dấu hiệu của một tài văn đích thực, nó không cần đến sự gân cốt, không cần phải làm duyên làm dáng, phải tỉa tót, công phu, không cần đến bất cứ một kỹ nghệ "làm văn" nào.
Đọc Nguyễn Công Hoan, do vậy, tôi có cảm giác ông thật gần gặn, ông là nhà văn của hôm nay, nhà văn của đương thời, người vẫn luôn luôn mang đến cho tôi những điều mới lạ.
Có lẽ trong lịch sử văn học Việt Nam, hiếm nhà văn mang lại được cho mọi thế hệ độc giả cảm giác nhà văn của và luôn của đương thời như thế!
Cùng đọc Nguyễn Công Hoan, cái cảm nhận ấy trong tôi rõ ràng, càng đậm. Có một giới hạn nào không, có sự cũ càng, lạc lõng nào không ở những tài năng? Văn nghiệp và văn tài của Nguyễn Công Hoan đã giúp tôi trả lời câu hỏi ấy. Không, mọi sự phân chia ranh giới về thế hệ, về không gian, về thời gian dường như đều vô nghĩa trước một tài năng đích thực.
III - Nhiều người đã nhắc đến số phận người nông dân và những người lao động nghèo dưới đáy xã hội, đặc biệt cách nhìn nhận của nhà văn Nguyễn Công Hoan với những lớp người nghèo khổ, bất hạnh ấy. Cố nhiên, đó là đóng góp rất lớn của cây bút hiện thực xuất sắc Nguyễn Công Hoan.
Riêng tôi, một người phụ nữ, tôi thực sự xúc động trước tấm lòng và những trang văn ông dành cho những người đàn bà bất hạnh trong cuộc đời. Nếu nói văn chương lớn ở tấm lòng và tài năng văn chương chỉ thực sự có được khi có cái tình, cái tâm làm "lõi cốt" thì hơn ở đâu hết, người đọc cảm nhận được cái lớn cái tài của nhà văn Nguyễn Công Hoan qua tấm lòng nhân ái và cái tình ông dành cho những người phụ nữ bất hạnh, lận đận này.
Trước Hết, phải thấy rằng: "Nguyễn Công Hoan có cái nhìn rất mới về số phận người phụ nữ. Giữa xã hội thực dân, phong kiến, người đàn bà là người phải gánh chịu tất cả mọi chua cay, đè nén của xã hội và gia đình. Đàn bà là những số phận cùng cực nhất trong xã hội, đến nỗi, dường như họ không còn được coi là những số phận, những con người - Ngay
từ thời ấy, Nguyễn Công Hoan đã công bằng để khẳng định, để viết về những số phận đàn bà, và xẻ chia với những số phận đớn đau của họ - thực ra, ở thời ông, cũng đã có những cây bút đàn ông "ghé xuống" đoái thương đến những phận đàn bà, nhưng ở trang viết của họ, vẫn dễ nhận thấy cách nhìn của con mắt đàn ông, nhìn vào, nhìn xuống, nhìn từ xa - Nguyễn Công Hoan trái lại đã hiểu thấu đáo về người phụ nữ, ông đã thực sự là người trong cuộc để cùng đau nỗi đau của họ, buồn nỗi buồn của họ, san xẻ nỗi nhọc nhằn, đớn đau của họ, cảm thông và bênh vực họ đến cùng.
Tôi thuộc lứa tuổi cháu của ông và thuộc thế hệ bạn đọc thứ ba của văn ông. Trước tôi ít nhất đã có hai thế hệ độc giả và hai thế hệ nghiên cứu đọc và nghiên cứu về ông. Chính bởi thế và trên ý nghĩa ấy, tôi coi mình là một người đọc trẻ, và xin phép được nói một đôi cảm nhận của tôi về ông, một tài năng lớn.
I - Trong cuốn Đời viết văn của tôi, Nguyễn Công Hoan tâm sự: "Chưa bao giờ tôi có ý định viết văn để được gọi là nhà văn"... "Lòng muốn viết những cái mà mình thấy cần viết, không viết không an tâm, không viết thì bứt rứt, hậm hực, thấy canh cánh bên lòng" - Đó cũng là điều đầu tiên tôi cảm nhận được qua những trang văn của ông.
Viết, đối với Nguyễn Công Hoan trước hết là sự trang trải với cuộc đời và số phận của những con người mà trái tim nhạy cảm của ông, tấm lòng nhân ái, biết đau đời của ông, tình yêu thương đồng loại sâu xa nơi ông, đã khiến ông phải vì nó mà đa mang. Viết với ông, dường như một cách sống, để ông gửi gắm những yêu thương hay căm giận, bênh vực, bảo vệ hay phê phán, đả phá, chở che, san xẻ hay bóc trần, tố cáo... văn là đời, ít thấy và hầu như không thấy qua trang văn những dấu tích riêng của cuộc đời ông, ông lăn mình, quên mình đi giữa thế giới những con người mà ông yêu thương. Cũng chính vì thế, ngòi bút Nguyễn Công Hoan cũng chỉ tố cáo, đả phá những gì từng đè nén chà đạp lên những con người xung quanh ông, chưa bao giờ ông tố cáo, bênh vực cho chính mình, dẫu cuộc đời ông cũng đầy những gian truân và lận đận...
Biết vượt lên cái tầm thường để sống cao, sống đẹp. Biết quên mình đi để vì người.
Biết vượt trên nỗi đau của riêng mình để đau nỗi đau của đồng loại... Phải vì thế mà Nguyễn Công Hoan sớm thành nhà văn, và đã là một nhà văn lớn, một tài năng!
II - Ở thế hệ chúng tôi, đọc tác phẩm của những nhà văn tiền bối sống và viết trước hàng nửa thế kỷ, thường không khỏi có những điều khó hiểu, những sự cách biệt, hoặc ít ra cảm nhận về cái hơi hướng cổ cổ, kể cả từ ý tứ đến văn phong, chữ nghĩa. Nhưng thật lạ, đọc Nguyễn Công Hoan, tôi thấy thoải mái và thanh thản. Ông như người của hôm nay - Người đồng hành cùng chúng tôi và văn ông cũng vậy, nó hoà nhập, đồng thời với văn chương hôm nay. Có khác biệt đâu giữa những truyện cuối cùng ông viết: Trong chuyến xe lam (Văn nghệ 4-10-1975), Câu chuyện của cô ấy (Văn nghệ 27-12-1975), với Sóng Vũ Môn và những truyện đầu tay của ông viết năm 1920, cả về văn phong và ý tưởng? Và nếu đem
đặt những sáng tác của Nguyễn Công Hoan vào dòng chung của văn học Việt Nam hiện đại, đương đại, cũng khó tìm thấy dấu hiệu của sự khác biệt, xưa cũ. Ngay giữa cuộc đời hôm nay, gặp một điều gì nhiễu nhương, nhăng nhố, một điều gì thương tâm hay đen bạc, tôi đã nghe nhiều người ao ước thốt lên: "Ôi, giá như cụ Nguyễn Công Hoan còn sống, thế nào cũng lại có một truyện ngắn thật hay!"
Ngay trong văn phong - cái dễ bị "cũ", bị "lạc hậu" nhất - cũng không cảm thấy sự xa, cũ khi đặt văn Nguyễn Công Hoan trong dòng chảy của Văn học đương đại - Giản dị, dân giã, xúc tích mà giàu hình tượng, tự nhiên và linh hoạt, bình dị và chắt lọc, tinh tế, tất cả những cái đó là gì nếu không phải dấu hiệu của một tài văn đích thực, nó không cần đến sự gân cốt, không cần phải làm duyên làm dáng, phải tỉa tót, công phu, không cần đến bất cứ một kỹ nghệ "làm văn" nào.
Đọc Nguyễn Công Hoan, do vậy, tôi có cảm giác ông thật gần gặn, ông là nhà văn của hôm nay, nhà văn của đương thời, người vẫn luôn luôn mang đến cho tôi những điều mới lạ.
Có lẽ trong lịch sử văn học Việt Nam, hiếm nhà văn mang lại được cho mọi thế hệ độc giả cảm giác nhà văn của và luôn của đương thời như thế!
Cùng đọc Nguyễn Công Hoan, cái cảm nhận ấy trong tôi rõ ràng, càng đậm. Có một giới hạn nào không, có sự cũ càng, lạc lõng nào không ở những tài năng? Văn nghiệp và văn tài của Nguyễn Công Hoan đã giúp tôi trả lời câu hỏi ấy. Không, mọi sự phân chia ranh giới về thế hệ, về không gian, về thời gian dường như đều vô nghĩa trước một tài năng đích thực.
III - Nhiều người đã nhắc đến số phận người nông dân và những người lao động nghèo dưới đáy xã hội, đặc biệt cách nhìn nhận của nhà văn Nguyễn Công Hoan với những lớp người nghèo khổ, bất hạnh ấy. Cố nhiên, đó là đóng góp rất lớn của cây bút hiện thực xuất sắc Nguyễn Công Hoan.
Riêng tôi, một người phụ nữ, tôi thực sự xúc động trước tấm lòng và những trang văn ông dành cho những người đàn bà bất hạnh trong cuộc đời. Nếu nói văn chương lớn ở tấm lòng và tài năng văn chương chỉ thực sự có được khi có cái tình, cái tâm làm "lõi cốt" thì hơn ở đâu hết, người đọc cảm nhận được cái lớn cái tài của nhà văn Nguyễn Công Hoan qua tấm lòng nhân ái và cái tình ông dành cho những người phụ nữ bất hạnh, lận đận này.
Trước Hết, phải thấy rằng: "Nguyễn Công Hoan có cái nhìn rất mới về số phận người phụ nữ. Giữa xã hội thực dân, phong kiến, người đàn bà là người phải gánh chịu tất cả mọi chua cay, đè nén của xã hội và gia đình. Đàn bà là những số phận cùng cực nhất trong xã hội, đến nỗi, dường như họ không còn được coi là những số phận, những con người - Ngay
từ thời ấy, Nguyễn Công Hoan đã công bằng để khẳng định, để viết về những số phận đàn bà, và xẻ chia với những số phận đớn đau của họ - thực ra, ở thời ông, cũng đã có những cây bút đàn ông "ghé xuống" đoái thương đến những phận đàn bà, nhưng ở trang viết của họ, vẫn dễ nhận thấy cách nhìn của con mắt đàn ông, nhìn vào, nhìn xuống, nhìn từ xa - Nguyễn Công Hoan trái lại đã hiểu thấu đáo về người phụ nữ, ông đã thực sự là người trong cuộc để cùng đau nỗi đau của họ, buồn nỗi buồn của họ, san xẻ nỗi nhọc nhằn, đớn đau của họ, cảm thông và bênh vực họ đến cùng.
Đồng thời ông cũng là người đã phát hiện vẻ đẹp nhân hậu, bao dung tiềm ẩn tận thẳm sâu trong tâm hồn họ.
Tôi đã đọc bao lần truyện ngắn "Ngựa người và người ngựa", càng đọc càng thấy xót xa, chua chát cho tình cảnh thê thảm của người đàn bà giang hồ, cho cái con "người ngựa" mà chắc chắn chỉ có tình yêu thương và nỗi đau với số phận đàn bà của Nguyễn Công Hoan, chỉ có ngòi bút tài tình của ông mới có thể lẫy lách được đến những tầng vỉa cuối cùng của nỗi đau để mang lại cho người đọc sự cảm thương sâu xa và chua chát đến dường ấy.
Vẫn tấm lòng ấy trong những số phận đàn bà trong Tắt lửa lòng, trong Cô giáo Minh, trong Lá ngọc cành vàng, trong bao truyện dài và hàng trăm truyện ngắn súc tích, đậm đà của ông. Và dường như tất cả đã đọng lại, thăng hoa đến diệu kỳ ở Đống rác cũ.
Lần giở lại và suy ngẫm trên hơn một ngàn trang bộ tiểu thuyết đồ sộ "Đống rác cũ” của ông, tôi càng rưng rưng thổn thức trong nỗi thương cảm, day dứt về những số phận đàn bà được khắc hoạ trong những trang viết xuất thần của một tài năng. Nhà văn Tô Hoài đã khẳng định những đóng góp đặc sắc, lớn lao của Đống rác cũ. Theo ông "chỉ nói riêng về những chương miêu tả gia đình một nhà nho, một gia đình phong kiến điển hình, với những thói tục hủ lậu đã giam hãm và hành hạ những người phụ nữ trong ngưỡng cửa của gia đình, người đọc đã phải sửng sốt trước tài năng của ông. Ông đã phơi bầy, đã kết tội giai cấp bóc lột một cách đặc sắc nhất. Ông tố cáo xã hội phong kiến thối nát thời kỳ mà thực dân Pháp mới xâm lược nước ta, đem giá trị cao cho bộ tiểu thuyết công phu ấy của ông. Phần thành công trong biểu hiện và mổ xẻ tư tưởng cũng như khung cảnh những nhân vật phong kiến ấy hoạt động, đã là sự tích tụ biết bao từng trải cuộc đời với những cảm xúc và suy nghĩ của riêng ông".
Quả đúng như vậy. Và cũng không chỉ trong Đống rác cũ, toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, như một bộ cẩm nang quý giá, đối với những người đọc trẻ chúng tôi, giúp chúng tôi hiểu cả một xã hội, một thời kỳ lịch sử dân tộc mà chúng tôi không được sống trải. Nếu như Ban zắc đã dựng được một Tấn trò đời của xã hội phương Tây, thì ở Việt Nam hơn ai hết, Nguyễn Công Hoan đã dựng được một "Tấn trò đời” của xã hội Việt Nam thời thực dân phong kiến. Trong đó, là những tấn bi kịch thảm thương của phận đàn bà đủ các giai tầng, hoàn cảnh, đủ các lứa tuổi, nghề nghiệp...
Những người đàn bà trong "Đống rác cũ" chịu số phận nổi chìm đau đớn trong cả hai vòng quay đảo của xã hội và gia đình. Gắn với Anbe Thừa - sự lai tạp giữa thằng Sở Khanh Á Đông với tên Tác Tuýp phương Tây - là năm người đàn bà được chằng lại với nhau trong cái quan hệ gọi là "gia đình": Mẹ Mão, cô Múi, cô Lễ, Xuy Dan và Mari. Trong đó ngoại trừ con quỷ Tây lai Mari, là bốn người đàn bà Việt Nam chất phác. Từ những phương trời, những cảnh ngộ khác nhau, cuộc đời đã dun dủi họ gặp Thừa để cùng rơi vào cạm bẫy của tên Sở Khanh và thành vật hy sinh của nó. Quả trong văn học Việt Nam hiếm có những bộ tiểu thuyết tập trung được nhiều những trang viết đọng đậm lại ấn tượng sâu sắc đến thế về người phụ nữ. Mỗi chương, trói lại một kiếp đàn bà, mở ra một tấn thảm kịch. Những chương viết về cái chết tội nghiệp của cô Lễ, về tình cảm của mẹ Mão sau khi bị tù oan, về cuộc "kỳ ngộ" đau lòng của Xuy Dan với người cha - để lại thành gái giang hồ, thành "người ngựa" với chính người cha từng bỏ rơi cô khi còn đang bụng mẹ sau khi đã lừa vét đến những đồng tiền cuối cùng của mẹ cô, để lại sinh ra một "kiếp đàn bà" mới với những tấm thảm kịch chắc chắn còn muôn lần tồi tệ hơn những gì Bà và Mẹ nó từng phải nếm trải...
Ngay khi ngồi viết những dòng này, vẫn cứ day dứt, sâu xoáy trong tôi cái hình ảnh cô Lễ tội nghiệp với những tiếng kêu, những trận đòn, những mũi giày đạp tới tấp vào mặt, vào hai mạng sườn, vào khắp cái thân hình đã quá tiều tuỵ của cô, chỉ vì tội cô không chịu cho thằng lừa đảo tiếp tục "đào mỏ”, một cái xác chết bé xíu, co quắp, dưới chân tường bệnh viện, thế nhưng cái xác cô đơn và oan khốc ấy vẫn tiếp tục bị hành hạ, bị mổ ra để làm cái gọi là bằng chứng cho một mưu đồ bẩn thỉu mới của Anbe Thừa mà cả Pháp giới, Y giới và Giáo giới đã túm tụm cùng hiệp sức để "phát minh" ra... vẫn cứ xoay vòng trong đầu tôi, hình ảnh cái bè chuối nửa chìm, nửa nổi, quay đảo trong dòng nước lũ hung tợn đang sắp nhấn chìm đi cái gọi là một kiếp người của mẹ Mão. Cái bè chuối nửa chìm, nửa nổi, cái khung xương gầy gò, mù loà, đang kiệt đi vì đói, dậm một nửa trong nước, vẫn cứ níu mãi trong tư tưởng của tôi... Và vẫn đang hiển hiện bên tôi cô bé Xuy Dan trong trắng, hồn hậu, tay ôm đứa con mới sinh, ngơ ngác, chua chát khi ngã ngủ ra rằng: cả hai mẹ con cô đều có chung một người cha - tên Sở Khanh mang tên Anbe Thừa, vẫn đang hiển hiện trước mắt tôi phút hấp hối của Anbe Thừa. Cả bốn người đàn bà tội nghiệp lại hiện diện trong sự sám hối muộn màn của hắn, trong sự đối lập của con quỷ Tây lai Mari với bốn người đàn bà Việt Nam nhân hậu, chất phác. Nguyễn Công Hoan đã cho người đọc một lần nữa cảm thông đến tận cùng nỗi đau của những kiếp đàn bà và mến phục vẻ đẹp nhân hậu, tiềm ẩn và được gìn giữ sâu xa nơi họ. Vẻ đẹp ấy là vũ khí của cái thiện, nó đủ sức mạnh khiến một tên sở Khanh, đểu cáng đên như Anbe Thừa cũng phải sám hối...
Quả đó là những trang tuyệt bút, thật dữ dội, thật xót xa. Vừa tố cáo, vừa bênh vực, bảo vệ. Nguyễn Công Hoan đã tố cáo quyết liệt những thế lực chà đạp người phụ nữ để thiết tha bênh vực họ. Chỉ một người vốn sống gần gũi, hoà đồng trong nhân quần lao khổ; vốn có sự quan sát tinh tế, sắc sảo; vốn do tình yêu thương sâu nồng với những người đàn bà, như với người mẹ, người chị, người em, người con, người cháu của chính mình và nhất là sự một sự đồng cảm thường trực với những nỗi đau của con người... Chỉ có một người như thế, mới có được những trang văn như thế, mới có được sự mô tả, xẻ chia và lý giải nhất quán thấu lý, thấu về tình thân phận đàn bà trong hàng loạt tác phẩm, trong suốt cả đời văn như thế.
Chính đó là dấu hiệu của tài năng và chính đó là cơ sở để khối tác phẩm đồ sộ tới mức khổng lồ của Nguyễn Công Hoan vượt qua mọi giới hạn để đến được với mọi thế hệ độc giả, và lưu lại mãi mãi trong lòng mến mộ sâu xa của họ...
Tôi đã đọc bao lần truyện ngắn "Ngựa người và người ngựa", càng đọc càng thấy xót xa, chua chát cho tình cảnh thê thảm của người đàn bà giang hồ, cho cái con "người ngựa" mà chắc chắn chỉ có tình yêu thương và nỗi đau với số phận đàn bà của Nguyễn Công Hoan, chỉ có ngòi bút tài tình của ông mới có thể lẫy lách được đến những tầng vỉa cuối cùng của nỗi đau để mang lại cho người đọc sự cảm thương sâu xa và chua chát đến dường ấy.
Vẫn tấm lòng ấy trong những số phận đàn bà trong Tắt lửa lòng, trong Cô giáo Minh, trong Lá ngọc cành vàng, trong bao truyện dài và hàng trăm truyện ngắn súc tích, đậm đà của ông. Và dường như tất cả đã đọng lại, thăng hoa đến diệu kỳ ở Đống rác cũ.
Lần giở lại và suy ngẫm trên hơn một ngàn trang bộ tiểu thuyết đồ sộ "Đống rác cũ” của ông, tôi càng rưng rưng thổn thức trong nỗi thương cảm, day dứt về những số phận đàn bà được khắc hoạ trong những trang viết xuất thần của một tài năng. Nhà văn Tô Hoài đã khẳng định những đóng góp đặc sắc, lớn lao của Đống rác cũ. Theo ông "chỉ nói riêng về những chương miêu tả gia đình một nhà nho, một gia đình phong kiến điển hình, với những thói tục hủ lậu đã giam hãm và hành hạ những người phụ nữ trong ngưỡng cửa của gia đình, người đọc đã phải sửng sốt trước tài năng của ông. Ông đã phơi bầy, đã kết tội giai cấp bóc lột một cách đặc sắc nhất. Ông tố cáo xã hội phong kiến thối nát thời kỳ mà thực dân Pháp mới xâm lược nước ta, đem giá trị cao cho bộ tiểu thuyết công phu ấy của ông. Phần thành công trong biểu hiện và mổ xẻ tư tưởng cũng như khung cảnh những nhân vật phong kiến ấy hoạt động, đã là sự tích tụ biết bao từng trải cuộc đời với những cảm xúc và suy nghĩ của riêng ông".
Quả đúng như vậy. Và cũng không chỉ trong Đống rác cũ, toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, như một bộ cẩm nang quý giá, đối với những người đọc trẻ chúng tôi, giúp chúng tôi hiểu cả một xã hội, một thời kỳ lịch sử dân tộc mà chúng tôi không được sống trải. Nếu như Ban zắc đã dựng được một Tấn trò đời của xã hội phương Tây, thì ở Việt Nam hơn ai hết, Nguyễn Công Hoan đã dựng được một "Tấn trò đời” của xã hội Việt Nam thời thực dân phong kiến. Trong đó, là những tấn bi kịch thảm thương của phận đàn bà đủ các giai tầng, hoàn cảnh, đủ các lứa tuổi, nghề nghiệp...
Những người đàn bà trong "Đống rác cũ" chịu số phận nổi chìm đau đớn trong cả hai vòng quay đảo của xã hội và gia đình. Gắn với Anbe Thừa - sự lai tạp giữa thằng Sở Khanh Á Đông với tên Tác Tuýp phương Tây - là năm người đàn bà được chằng lại với nhau trong cái quan hệ gọi là "gia đình": Mẹ Mão, cô Múi, cô Lễ, Xuy Dan và Mari. Trong đó ngoại trừ con quỷ Tây lai Mari, là bốn người đàn bà Việt Nam chất phác. Từ những phương trời, những cảnh ngộ khác nhau, cuộc đời đã dun dủi họ gặp Thừa để cùng rơi vào cạm bẫy của tên Sở Khanh và thành vật hy sinh của nó. Quả trong văn học Việt Nam hiếm có những bộ tiểu thuyết tập trung được nhiều những trang viết đọng đậm lại ấn tượng sâu sắc đến thế về người phụ nữ. Mỗi chương, trói lại một kiếp đàn bà, mở ra một tấn thảm kịch. Những chương viết về cái chết tội nghiệp của cô Lễ, về tình cảm của mẹ Mão sau khi bị tù oan, về cuộc "kỳ ngộ" đau lòng của Xuy Dan với người cha - để lại thành gái giang hồ, thành "người ngựa" với chính người cha từng bỏ rơi cô khi còn đang bụng mẹ sau khi đã lừa vét đến những đồng tiền cuối cùng của mẹ cô, để lại sinh ra một "kiếp đàn bà" mới với những tấm thảm kịch chắc chắn còn muôn lần tồi tệ hơn những gì Bà và Mẹ nó từng phải nếm trải...
Ngay khi ngồi viết những dòng này, vẫn cứ day dứt, sâu xoáy trong tôi cái hình ảnh cô Lễ tội nghiệp với những tiếng kêu, những trận đòn, những mũi giày đạp tới tấp vào mặt, vào hai mạng sườn, vào khắp cái thân hình đã quá tiều tuỵ của cô, chỉ vì tội cô không chịu cho thằng lừa đảo tiếp tục "đào mỏ”, một cái xác chết bé xíu, co quắp, dưới chân tường bệnh viện, thế nhưng cái xác cô đơn và oan khốc ấy vẫn tiếp tục bị hành hạ, bị mổ ra để làm cái gọi là bằng chứng cho một mưu đồ bẩn thỉu mới của Anbe Thừa mà cả Pháp giới, Y giới và Giáo giới đã túm tụm cùng hiệp sức để "phát minh" ra... vẫn cứ xoay vòng trong đầu tôi, hình ảnh cái bè chuối nửa chìm, nửa nổi, quay đảo trong dòng nước lũ hung tợn đang sắp nhấn chìm đi cái gọi là một kiếp người của mẹ Mão. Cái bè chuối nửa chìm, nửa nổi, cái khung xương gầy gò, mù loà, đang kiệt đi vì đói, dậm một nửa trong nước, vẫn cứ níu mãi trong tư tưởng của tôi... Và vẫn đang hiển hiện bên tôi cô bé Xuy Dan trong trắng, hồn hậu, tay ôm đứa con mới sinh, ngơ ngác, chua chát khi ngã ngủ ra rằng: cả hai mẹ con cô đều có chung một người cha - tên Sở Khanh mang tên Anbe Thừa, vẫn đang hiển hiện trước mắt tôi phút hấp hối của Anbe Thừa. Cả bốn người đàn bà tội nghiệp lại hiện diện trong sự sám hối muộn màn của hắn, trong sự đối lập của con quỷ Tây lai Mari với bốn người đàn bà Việt Nam nhân hậu, chất phác. Nguyễn Công Hoan đã cho người đọc một lần nữa cảm thông đến tận cùng nỗi đau của những kiếp đàn bà và mến phục vẻ đẹp nhân hậu, tiềm ẩn và được gìn giữ sâu xa nơi họ. Vẻ đẹp ấy là vũ khí của cái thiện, nó đủ sức mạnh khiến một tên sở Khanh, đểu cáng đên như Anbe Thừa cũng phải sám hối...
Quả đó là những trang tuyệt bút, thật dữ dội, thật xót xa. Vừa tố cáo, vừa bênh vực, bảo vệ. Nguyễn Công Hoan đã tố cáo quyết liệt những thế lực chà đạp người phụ nữ để thiết tha bênh vực họ. Chỉ một người vốn sống gần gũi, hoà đồng trong nhân quần lao khổ; vốn có sự quan sát tinh tế, sắc sảo; vốn do tình yêu thương sâu nồng với những người đàn bà, như với người mẹ, người chị, người em, người con, người cháu của chính mình và nhất là sự một sự đồng cảm thường trực với những nỗi đau của con người... Chỉ có một người như thế, mới có được những trang văn như thế, mới có được sự mô tả, xẻ chia và lý giải nhất quán thấu lý, thấu về tình thân phận đàn bà trong hàng loạt tác phẩm, trong suốt cả đời văn như thế.
Chính đó là dấu hiệu của tài năng và chính đó là cơ sở để khối tác phẩm đồ sộ tới mức khổng lồ của Nguyễn Công Hoan vượt qua mọi giới hạn để đến được với mọi thế hệ độc giả, và lưu lại mãi mãi trong lòng mến mộ sâu xa của họ...
6-3-1993
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉