Mời nghe đọc tại Trung Tâm Vì Người Mù Sao Mai - Người đọc: Nguyên Lộc.
NGUYỄN CÔNG HOAN CÂY BÚT HIỆN THỰC XUẤT SẮC
Phần I: Nguyễn Công Hoan - Nhà văn hiện thực lớn, bậc thầy truyện ngắn trào phúng.
TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA SÊKHÔP
JAN MUCKA
Hãy cho phép tôi đề cập đến đề tài của tôi bằng cách dẫn lời của Sêkhôp: "Tôi chỉ muốn nói một cách thành thực với mọi người rằng: "Anh hãy tự nhìn vào bản thân. Hãy xem mình sống khổ sở và trong bực dọc!"... "Điều quan trọng hơn cả là có người hiểu được điều đó và một khi đã hiểu thì chắc chắn họ sẽ tự tạo cho mình một đời sống tốt hơn... Một người sẽ trở nên tốt hơn khi anh chỉ cho người đó thấy họ là người như thế nào".
Theo ý tôi, những suy nghĩ đó thể hiện đúng cái đặc thù trong sự tìm tòi mỹ học đối với con người về phía Sêkhôp cũng như về phía Nguyễn Công Hoan. Trên cơ sở đó, cái cơ sở trong chừng mực nào, như là một mẫu số khách quan.
Tôi muốn so sánh ở đây những tác phẩm ngắn của hai nhà văn lớn thuộc hai nền văn học và văn hoá khác nhau và rất xa nhau, hai nhà văn được nghiên cứu chẳng những với tư cách những sáng tạo cá nhân khác nhau mà còn với tư cách những đại biểu của một kiểu loại thể và một phong cách khá gần gũi nhau về phương diện tư tưởng mỹ học. Dĩ nhiên, ở đây không phải là vấn đề hồi tưởng lại Sêkhôp trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, mục đích của chúng tôi, đúng hơn, là làm nổi bật lên những sự tương ứng nhất định trong sự hiểu biết của các nhà văn này về đời sống bên trong của con người. Đồng thời, chúng tôi chú ý đến một sự kiện rất quen thuộc là ở thời kỳ trước cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã xuất hiện trong các nhà văn Việt Nam một thể loại truyện ngắn, có khuynh hướng đi vào tâm lý nhân vật...
Cho phép chúng tôi chọn hai cặp truyện ngắn để rút ra một vài khía cạnh tương ứng.
Trong trường hợp thứ nhất là truyện ngắn của Những người bạn gái (1937) của Nguyễn Công Hoan và truyện Anh béo và anh gầy (1883) của Sêkhôp. Ở tác giả Việt Nam, có thể nói rằng đây là một tác phẩm viết dưới ngòi bút của một nhà văn mà tài năng đã già dặn và kết tinh. Trong lúc ở nhà kinh điển Nga, đó là công trình của một tác giả đang trên đường hình thành về phương diện mỹ học, nhưng là một công trình mà tuyệt nhiên không thể xem là "một thí nghiệm văn học". Nhiều hoàn cảnh đã khiến cho chúng tôi quyết định việc lựa chọn này, những yếu tố chính được xem xét tới là sự tương tự về chủ đề và tính chất châm biếm của hai truyện. Chúng tôi thử so sánh giữa hai truyện, chủ yếu ở hai lĩnh vực cụ thể, sự gần nhau và sự xa nhau về mặt tư tưởng mỹ học và nghệ thuật.
Mọi tác phẩm nghệ thuật ở vào một giai đoạn nào đó đều biểu hiện một hệ thống phức tạp mà các yếu tố của nó chỉ có thể hiểu được trong mối quan hệ qua lại và sự gắn bó của chúng với các lĩnh vực bên ngoài, phi văn học (ví dụ hệ tư tưởng), Ở Sêkhôp cũng như ở Nguyễn Công Hoan, có một "quan niệm sáng tác chung" nhất định, quan niệm này được thực hiện ở chỗ toàn bộ "cái chung" phải được hiểu là "chung về mặt xã hội".
Hiện thực thẩm mỹ đối với họ chỉ có thể có được là cái xấu được nguỵ trang trong cái hàng ngày, một cái xấu mà họ cách điệu hoá và bằng cách đó đem lại cho cái thông tục hoặc cái tầm thường một ý nghĩ mỹ học tâm lý. Họ dùng nhiều sắc thái, từ khôi hài đến châm biếm, trong lúc ở Nguyễn Công Hoan khuynh hướng đó đôi khi xuất hiện như một mục đích tự thân và cách cường điệu sự phủ định (ví dụ kết luận của truyện). Ở Trung tâm của hài hước hoặc châm biếm, người ta tìm thấy bản thân nhà văn trong sự đối lập với những tính cách hài hước và như là hiện thân của nguyên tắc không thâm nhập và xa lạ với các nhân vật của truyện. Một sự tương tự nhất định cũng tồn tại giữa Sêkhôp và Nguyễn Công Hoan trong việc miêu tả và tính chức năng của chi tiết mà vượt lên trên những chi tiết này là cuộc sống với tất cả sự rộng lớn của nó đã ẩn náu. Tuy nhiên, chỉ cần người ta tưởng tượng điều mà các tác giả dành cho sáng kiến của người đọc. Ở họ, bằng ý nghĩa của nó, chi tiết thông thường đồng nghĩa với trật tự xã hội chống con người và đồng thời cũng là yếu tố năng động của sự phát triển chủ đề cũng giống như trong trường hợp Sêkhôp, giới phê bình trách Nguyễn Công Hoan đã miêu tả cuộc sống và con người với một sự bàng quan, thậm chí một thái độ thiếu thông cảm. Thực ra, tình trạng dốt nát của quần chúng mà ông thường minh hoạ một cách hài hước, đối với ông, chủ yếu là chất nguyên liệu nhằm tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến, xã hội mà ngay từ lúc đầu đã nhấn chìm quần chúng trong sự dốt nát. Vì vậy, đây là một thứ hài hước ở mức độ cao mà bằng một hình thức đặc biệt đối với bản thân nó, đã bóc trần những mâu thuẫn của cuộc sống và có thái độ phê phán đối với trật tự xã hội. Độc giả cảm thấy cái hài hước ấy ở chỗ họ tự nâng mình lên trên tính chất hài hước, mà họ xem như một sự đi chệch nhất định ra ngoài chuẩn mực, một sự phá rối lý tưởng có ý thức về phẩm giá của chính mình.
Đồng thời, cả Sêkhôp lẫn Nguyễn Công Hoan không xem sự đi chệch chuẩn mực ấy là một nét gắn liền với nhân vật, mà chỉ như kết quả tác động của hoàn cảnh cuộc sống trong đó nhân vật ấy hành động.
Trong hai tác phẩm châm biếm cỡ nhỏ này, đều có cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa hai người bạn trai hoặc hai người bạn gái. Cái khác là ở chỗ trong truyện của Sêkhôp, họ là hai người bạn thực sự từ tuổi thơ, đã lâu không gặp nhau, vì vậy không biết gì về nhau cả (chính sự phát triển về sau của truyện được xây dựng trên sự kiện này), trong lúc ở Nguyễn Công Hoan, họ là những người gọi là bạn gái, dĩ nhiên biết nhau rất rõ, nhưng thực tế chưa bao giờ là những người bạn theo nghĩa chân chính của từ này mà trở thành bạn theo nghĩa hài hước. Ở Sêkhôp, sự tan vỡ đột ngột xảy ra vào lúc người này biết người kia đạt tới một danh vọng hết sức cao, là được bổ nhiệm làm hội viên tư vấn (người gầy đột nhiên tái mặt, sửng sốt...). Ớ Nguyễn Công Hoan, một tình huống như vậy xảy đến vào lúc vợ viên tuần phủ nắm lấy cổ tay người kia, ở địa vị xã hội thấp hơn (vợ viên chánh tổng Đồng Quân) (Hé! Hé! Hé! Bà chị lên tỉnh từ bao giờ thế?). Ngay cả khi hình thức phản ứng của hai nhân vật khác nhau thì những nhân vật ấy về cơ bản vẫn hoạt động một cách như nhau. Bắt đầu từ lúc ấy, dưới con mắt của các tác giả đó không còn là những con người mà chỉ là những giá trị xã hội, một cao hơn, một thấp hơn. Trong lời đối thoại của họ được đánh dấu bằng sự ca tụng quá đáng của nhân vật thấp hơn, hai tác giả đều gợi cho độc giả thấy ý nghĩa ẩn ở phía sau văn bản, trong đó tác giả nhấn mạnh tính chất quỵ luỵ của sự kính trọng đối với những người nói chung ở địa vị cao hơn, độc lập đối với phẩm chất cá nhân của con người.
Hơn thế, Sêkhôp còn nhấn mạnh cái hài hước của tình huống bằng việc nhân cách hoá đồ vật ("các thứ vali, gói và hộp của anh ta cũng chợt lún xuống, bĩu môi").
Truyện ngắn Anh béo và anh gầy phân làm hai bình diện rõ rệt: Bình diện thứ I là sự gặp gỡ giữa hai người, bình diện thứ II là sự gặp gỡ của những phẩm chất xã hội. Điều đó cũng toát ra từ kết luận của cả hai phần, trong đó chúng ta hầu như tìm thấy một câu nói giống nhau được lặp đi lặp lại: "... họ lấy làm ngạc nhiện một cách thú vị", nhằm nhấn mạnh sự tương phản giữa tình bạn chân thực và sự tuỳ thuộc của kẻ tôi đòi. Truyện ngắn Những người bạn gái không có sự phân chia như vậy. Trong khi miêu tả, Nguyễn Công Hoan dựa trên tính năng động của đối thoại và của những tình cảm bên trong hơn là dựa vào môi trường xung quanh ("Cụ lớn phải kéo mãi bà mới dám ngồi trên chiếc ghế bành đánh bóng"). Trái với truyện ngắn của Sêkhôp, sự đụng độ xảy ra trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và lúc bằng một bức thư, tác giả cho thấy "người bạn gái" ăn không 500 đồng. "Khi nghe xong thư, bà Chánh Tiền nhăn nhó rồi thở dài mãi. Thì té ra bây giờ, xoay ngược lại. Bà ta là con nợ của cụ lớn".
Theo ý tôi, những suy nghĩ đó thể hiện đúng cái đặc thù trong sự tìm tòi mỹ học đối với con người về phía Sêkhôp cũng như về phía Nguyễn Công Hoan. Trên cơ sở đó, cái cơ sở trong chừng mực nào, như là một mẫu số khách quan.
Tôi muốn so sánh ở đây những tác phẩm ngắn của hai nhà văn lớn thuộc hai nền văn học và văn hoá khác nhau và rất xa nhau, hai nhà văn được nghiên cứu chẳng những với tư cách những sáng tạo cá nhân khác nhau mà còn với tư cách những đại biểu của một kiểu loại thể và một phong cách khá gần gũi nhau về phương diện tư tưởng mỹ học. Dĩ nhiên, ở đây không phải là vấn đề hồi tưởng lại Sêkhôp trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, mục đích của chúng tôi, đúng hơn, là làm nổi bật lên những sự tương ứng nhất định trong sự hiểu biết của các nhà văn này về đời sống bên trong của con người. Đồng thời, chúng tôi chú ý đến một sự kiện rất quen thuộc là ở thời kỳ trước cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã xuất hiện trong các nhà văn Việt Nam một thể loại truyện ngắn, có khuynh hướng đi vào tâm lý nhân vật...
Cho phép chúng tôi chọn hai cặp truyện ngắn để rút ra một vài khía cạnh tương ứng.
Trong trường hợp thứ nhất là truyện ngắn của Những người bạn gái (1937) của Nguyễn Công Hoan và truyện Anh béo và anh gầy (1883) của Sêkhôp. Ở tác giả Việt Nam, có thể nói rằng đây là một tác phẩm viết dưới ngòi bút của một nhà văn mà tài năng đã già dặn và kết tinh. Trong lúc ở nhà kinh điển Nga, đó là công trình của một tác giả đang trên đường hình thành về phương diện mỹ học, nhưng là một công trình mà tuyệt nhiên không thể xem là "một thí nghiệm văn học". Nhiều hoàn cảnh đã khiến cho chúng tôi quyết định việc lựa chọn này, những yếu tố chính được xem xét tới là sự tương tự về chủ đề và tính chất châm biếm của hai truyện. Chúng tôi thử so sánh giữa hai truyện, chủ yếu ở hai lĩnh vực cụ thể, sự gần nhau và sự xa nhau về mặt tư tưởng mỹ học và nghệ thuật.
Mọi tác phẩm nghệ thuật ở vào một giai đoạn nào đó đều biểu hiện một hệ thống phức tạp mà các yếu tố của nó chỉ có thể hiểu được trong mối quan hệ qua lại và sự gắn bó của chúng với các lĩnh vực bên ngoài, phi văn học (ví dụ hệ tư tưởng), Ở Sêkhôp cũng như ở Nguyễn Công Hoan, có một "quan niệm sáng tác chung" nhất định, quan niệm này được thực hiện ở chỗ toàn bộ "cái chung" phải được hiểu là "chung về mặt xã hội".
Hiện thực thẩm mỹ đối với họ chỉ có thể có được là cái xấu được nguỵ trang trong cái hàng ngày, một cái xấu mà họ cách điệu hoá và bằng cách đó đem lại cho cái thông tục hoặc cái tầm thường một ý nghĩ mỹ học tâm lý. Họ dùng nhiều sắc thái, từ khôi hài đến châm biếm, trong lúc ở Nguyễn Công Hoan khuynh hướng đó đôi khi xuất hiện như một mục đích tự thân và cách cường điệu sự phủ định (ví dụ kết luận của truyện). Ở Trung tâm của hài hước hoặc châm biếm, người ta tìm thấy bản thân nhà văn trong sự đối lập với những tính cách hài hước và như là hiện thân của nguyên tắc không thâm nhập và xa lạ với các nhân vật của truyện. Một sự tương tự nhất định cũng tồn tại giữa Sêkhôp và Nguyễn Công Hoan trong việc miêu tả và tính chức năng của chi tiết mà vượt lên trên những chi tiết này là cuộc sống với tất cả sự rộng lớn của nó đã ẩn náu. Tuy nhiên, chỉ cần người ta tưởng tượng điều mà các tác giả dành cho sáng kiến của người đọc. Ở họ, bằng ý nghĩa của nó, chi tiết thông thường đồng nghĩa với trật tự xã hội chống con người và đồng thời cũng là yếu tố năng động của sự phát triển chủ đề cũng giống như trong trường hợp Sêkhôp, giới phê bình trách Nguyễn Công Hoan đã miêu tả cuộc sống và con người với một sự bàng quan, thậm chí một thái độ thiếu thông cảm. Thực ra, tình trạng dốt nát của quần chúng mà ông thường minh hoạ một cách hài hước, đối với ông, chủ yếu là chất nguyên liệu nhằm tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến, xã hội mà ngay từ lúc đầu đã nhấn chìm quần chúng trong sự dốt nát. Vì vậy, đây là một thứ hài hước ở mức độ cao mà bằng một hình thức đặc biệt đối với bản thân nó, đã bóc trần những mâu thuẫn của cuộc sống và có thái độ phê phán đối với trật tự xã hội. Độc giả cảm thấy cái hài hước ấy ở chỗ họ tự nâng mình lên trên tính chất hài hước, mà họ xem như một sự đi chệch nhất định ra ngoài chuẩn mực, một sự phá rối lý tưởng có ý thức về phẩm giá của chính mình.
Đồng thời, cả Sêkhôp lẫn Nguyễn Công Hoan không xem sự đi chệch chuẩn mực ấy là một nét gắn liền với nhân vật, mà chỉ như kết quả tác động của hoàn cảnh cuộc sống trong đó nhân vật ấy hành động.
Trong hai tác phẩm châm biếm cỡ nhỏ này, đều có cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa hai người bạn trai hoặc hai người bạn gái. Cái khác là ở chỗ trong truyện của Sêkhôp, họ là hai người bạn thực sự từ tuổi thơ, đã lâu không gặp nhau, vì vậy không biết gì về nhau cả (chính sự phát triển về sau của truyện được xây dựng trên sự kiện này), trong lúc ở Nguyễn Công Hoan, họ là những người gọi là bạn gái, dĩ nhiên biết nhau rất rõ, nhưng thực tế chưa bao giờ là những người bạn theo nghĩa chân chính của từ này mà trở thành bạn theo nghĩa hài hước. Ở Sêkhôp, sự tan vỡ đột ngột xảy ra vào lúc người này biết người kia đạt tới một danh vọng hết sức cao, là được bổ nhiệm làm hội viên tư vấn (người gầy đột nhiên tái mặt, sửng sốt...). Ớ Nguyễn Công Hoan, một tình huống như vậy xảy đến vào lúc vợ viên tuần phủ nắm lấy cổ tay người kia, ở địa vị xã hội thấp hơn (vợ viên chánh tổng Đồng Quân) (Hé! Hé! Hé! Bà chị lên tỉnh từ bao giờ thế?). Ngay cả khi hình thức phản ứng của hai nhân vật khác nhau thì những nhân vật ấy về cơ bản vẫn hoạt động một cách như nhau. Bắt đầu từ lúc ấy, dưới con mắt của các tác giả đó không còn là những con người mà chỉ là những giá trị xã hội, một cao hơn, một thấp hơn. Trong lời đối thoại của họ được đánh dấu bằng sự ca tụng quá đáng của nhân vật thấp hơn, hai tác giả đều gợi cho độc giả thấy ý nghĩa ẩn ở phía sau văn bản, trong đó tác giả nhấn mạnh tính chất quỵ luỵ của sự kính trọng đối với những người nói chung ở địa vị cao hơn, độc lập đối với phẩm chất cá nhân của con người.
Hơn thế, Sêkhôp còn nhấn mạnh cái hài hước của tình huống bằng việc nhân cách hoá đồ vật ("các thứ vali, gói và hộp của anh ta cũng chợt lún xuống, bĩu môi").
Truyện ngắn Anh béo và anh gầy phân làm hai bình diện rõ rệt: Bình diện thứ I là sự gặp gỡ giữa hai người, bình diện thứ II là sự gặp gỡ của những phẩm chất xã hội. Điều đó cũng toát ra từ kết luận của cả hai phần, trong đó chúng ta hầu như tìm thấy một câu nói giống nhau được lặp đi lặp lại: "... họ lấy làm ngạc nhiện một cách thú vị", nhằm nhấn mạnh sự tương phản giữa tình bạn chân thực và sự tuỳ thuộc của kẻ tôi đòi. Truyện ngắn Những người bạn gái không có sự phân chia như vậy. Trong khi miêu tả, Nguyễn Công Hoan dựa trên tính năng động của đối thoại và của những tình cảm bên trong hơn là dựa vào môi trường xung quanh ("Cụ lớn phải kéo mãi bà mới dám ngồi trên chiếc ghế bành đánh bóng"). Trái với truyện ngắn của Sêkhôp, sự đụng độ xảy ra trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và lúc bằng một bức thư, tác giả cho thấy "người bạn gái" ăn không 500 đồng. "Khi nghe xong thư, bà Chánh Tiền nhăn nhó rồi thở dài mãi. Thì té ra bây giờ, xoay ngược lại. Bà ta là con nợ của cụ lớn".
Nguyễn Công Hoan giải quyết mâu thuẫn này bằng sự châm biếm trật tự xã hội, cái trật tự phân chia con người một cách máy móc bằng sức mạnh ngu dại và không chịu tính đến phẩm cách của con người... (nhưng chỉ cần bà ta nghe: "Ấy kìa! Hé! Hé! Hé! Bà chị! Tôi mong mãi!", bà Chánh Tiền bỗng quên hết mọi sự. Bà lại cảm động, rơm rớm nước mắt và hởi lòng, hởi dạ như thường").
Ở cả hai truyện ngắn, chủ nghĩa nhân đạo và nhân phẩm chỉ là những giá trị thứ yếu trong quan hệ giữa con người với con người, trong khi giá trị hàng đầu là địa vị của người đó trong xã hội. Thực tế, ý nghĩa đáng buồn của cái hài hước là ở đó và đồng thời cái hài hước thực sự của các tác giả cũng ở đó.
Trong cả hai truyện ngắn, bố cục được dắt dẫn bằng vai trò trung gian có điều kiện của người kể chuyện (ngôi thứ ba), người kể này không trở nên nhân vật có thật và không thuộc vào số người của tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy, vấn đề ở đây là hình thức tường thuật chủ quan hoàn chỉnh bằng một sự đánh giá trực tiếp đối với biến cố. Chẳng hạn, ở Sêkhôp, truyện mở đầu bằng: "Ở nhà ga xe lửa Ni-cô-la, hai người bạn thân, một anh gầy, một anh béo đã gặp nhau. Anh béo vừa mới ăn cơm tối xong ngay tại nhà ga",... Cũng giống như vậy, đoạn đầu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là: "Lúc ấy, bà Chánh Tiền đương đi vội vàng trên hè. Bà không để ý đến đường phố, bởi vì ở nhà quê ra tỉnh, bà định sắm ít xẻng cuốc, cùng vài thứ lặt vặt nên đi đi lại lại ở phố Khách đến mười lượt, để khảo giá các hiệu bán đồ sắt...". Trong cả hai trường hợp, lời của người kể chuyện tham gia vào biến cố hoàn toàn chỉ với tư cách bình luận sự phát triển của câu chuyện. Trái với tính chất truyền thống khép kín của chủ đề (Nguyễn Công Hoan theo sát điều này cho đến cùng), Sêkhôp đã bỏ ngỏ kết thúc, do đấy tạo ra một khoảng cách cho ý muốn giải thích của độc giả theo kinh nghiệm của riêng họ.
Nhiều lần, giới phê bình đã trách ông về chỗ ấy, như là đã viết thiếu quá trình xâydựng hoặc thiếu nói rõ, nhưng chính sự sáng tạo có tính toán của Sêkhôp là ở chỗ đã bỏ lửng "không kết thúc" đó. Sự ăn ý giữa hai tác giả về chức năng của người kể chuyện là không để cho họ thâm nhập vào ý thức của nhân vật mà chỉ ghi nhận ngôn ngữ, điệu bộ và cử chỉ của nhân vật mà thôi. Một điểm giống nhau quan trọng khác là hai tác giả nắm chủ đề biểu hiện của mình (ở đây là mối quan hệ con người - nhân cách), một cách sao cho mỗi một chi tiết được miêu tả xuất hiện như sự thể hiện của một tổng thể.
Hai truyện ngắn không có những sự miêu tả độc lập đối với bản chất, nhưng đều có xung đột sâu xa và đều rung lên độ căng về nội tâm. Sự hài hước chuyển từ việc châm biếm sang việc tha hoá phẩm cách con người ở nước Nga Sa hoàng độc đoán và ở nước Việt Nam thực dân nửa phong kiến.
Chúng ta cũng có thể tiến hành sự so sánh như vậy giữa hai truyện ngắn khác của Sêkhôp và của Nguyễn Công Hoan, cụ thể là Cái chết của một viên công chức (1883) và Thằng điên (1935). Truyện thứ nhất mang tính chất hài hước hơn truyện thứ hai. Trong truyện thứ hai này chỉ có cái ngây thơ mang ít nhiều tính chất hài hước của một người nông dân được đem đối lập với lôgic của chủ nghĩa nhân đạo là điều duy nhất làm cho tác giả quan tâm. Người nông dân tội nghiệp là Mùi đã mang đỡ hành lý cho một ông có tầm cỡ quan trọng, là người ở Hà Nội trong lúc đang gặp khó khăn. Ông này thân ái, nồng nhiệt mời anh ta đến chơi. Với tâm hồn chất phác, anh Mùi thực sự muốn đến thăm ông ta. Nhưng khi anh đến nơi, ông này không còn nhận ra anh ta, hết lời chửi rủa, gọi anh ta là thằng điên và đuổi ra khỏi nhà. Bị sỉ nhục và tuyệt vọng, theo lời khuyên của người đầy tớ ông nọ, Mùi trở về nhà để khỏi bị xem là thằng điên. Trong truyện ngắn Cái chết của một viên công chức, tác giả miêu tả sự cố gắng tức cười của người thư ký Bộ tư pháp Secviacôp tìm đủ cách thanh minh với viên tướng Bơritgialôp rằng trong một buổi xem biểu diễn sân khấu, tình cờ trong lúc hắt hơi đã làm bắn nước bọt vào viên tướng này. Cuối cùng, viên tướng đuổi anh ra khỏi cửa vì cho anh ta là kẻ nhạo báng mình hay một thằng điên, Secviacôp tuyệt vọng đến mức đã chết.
Ở đây cũng vậy, phong cách kể chuyện được một người thứ ba thể hiện. Tuy nhiên, lời bình luận của người kể chuyện của Sêkhôp có một sắc thái hài hước hơn ("Viên thư ký Bộ tư pháp cũng không kém phần đẹp đẽ”). Và chuyển thành một ngôn ngữ hài hước ("người ta không cấm bất cứ ai hắt hơi và hắt hơi ở bất kỳ đâu"). Hơn nữa, chỉ riêng tên gọi của hai nhân vật (Secviacôp, Bơritgialôp) cũng đã đưa một không khí hài hước vào cách hành động của họ. Trong truyện của Nguyễn Công Hoan chủ yếu chỉ là sự thể hiện thái độ đối với sự phát triển của biến cố (yêu cầu sự giúp đỡ của người nông dân, đó là việc thường và Mùi không từ chối) hoặc "một câu mời dơi, một câu hứa vượn", hành động trong truyện Sêkhôp cô đúc, diễn ra theo một nhịp điệu nhanh, không miêu tả thiên nhiên hoặc môi trường, ở Nguyễn Công Hoan, người ta thấy những câu miêu tả thiên nhiên trong một hình thức tiết kiệm ("Trời nắng, cái nắng mới làm cho người ta khó chịu, dễ sinh giận dữ, gắt gỏng với cả mọi người"). Trong phần kết luận, người đọc nhận thấy ngoài tác dụng hài hước còn thêm một cảm giác buồn bã. Cũng như Sêkhôp, Nguyễn Công Hoan tính đến trực giác của người đọc và xây dựng tác phẩm của mình sao cho có giá trị thẩm mỹ khái quát được thể hiện triệt để trong mối liên hệ với những mặt hết sức khác nhau của đời sống tinh thần của người đọc.
Vì vậy, tác giả tính đến những yếu tố chủ quan của độc giả.
Một điểm của chủ đề được nêu lên qua vấn đề điển hình hoá, cái mà cả hai tác giả miêu tả. Đối tượng của mọi thứ văn hoá nghệ thuật là hệ thống đặc biệt của những chân dung, ở Sêkhôp, hệ thống này được xây dựng sao cho trong đó thể hiện nguyên lý phổ biến của con người trong những xung đột hàng ngày, một nguyên lý mà trong những hậu quả tối hậu của nó, với những quy tắc có hiệu lực phổ biến của nó đã dẫn tới sự từ bỏ cuộc sống.
Tính chất miêu tả chân dung của Nguyễn Công Hoan đơn giản hơn trong hệ thống những chi tiết tượng trưng, nhưng cũng dẫn tới một hiệu lực phổ biến. Đến với cái hài trong truyện của tác giả không bao giờ thể hiện sự nhập cuộc của người viết. Ở ông, mô típ hài hước thực sự của tình huống và mô típ giải thích độc đáo của nhân vật gặp nhau; cái mô típ thứ hai này vẫn gây ấn tượng phi lôgic và ấn tượng hài hước, mặc dù về bản chất là lôgic trong tình huống được trình bày.
Trong hai truyện ngắn trên đây của hai tác giả, vấn đề chính là đặt những nhân vật trong mối mâu thuẫn, tuỳ theo vị trí của họ mà trật tự xã hội quy định. Chính điều này đã giải thích rõ ràng cách thức hoạt động của những nhân vật. Sự vắng mặt tư tưởng của người kể trong cấu trúc của truyện nhằm nhấn mạnh sự có mặt của tư tưởng như là một triệu chứng, một dấu hiệu của phương pháp sáng tạo nghệ thuật của hai nhà văn.
Đúng là những truyện ngắn kể ở đây chỉ mới trình bày một thế giới thu nhỏ trong bộkhung sáng tác phong phú của hai tác giả, nhưng chúng giữ một vị trí xứng đáng trong quá trình phát triển nghệ thuật của mỗi nhà văn. Vào cuối thế kỷ trước, Sêkhôp đã đóng góp những bức tranh nhỏ đặc sắc vào mô thức văn học Nga lúc đó. Cũng như vậy, trong những năm 30 ở thế kỷ này, Nguyễn Công Hoan đã đưa vào văn học Việt Nam một cách không theo truyền thông một thể loại truyện ngắn mang tính chất xã hội mạnh mẽ, truyện ngắn châm biếm.
Ở cả hai truyện ngắn, chủ nghĩa nhân đạo và nhân phẩm chỉ là những giá trị thứ yếu trong quan hệ giữa con người với con người, trong khi giá trị hàng đầu là địa vị của người đó trong xã hội. Thực tế, ý nghĩa đáng buồn của cái hài hước là ở đó và đồng thời cái hài hước thực sự của các tác giả cũng ở đó.
Trong cả hai truyện ngắn, bố cục được dắt dẫn bằng vai trò trung gian có điều kiện của người kể chuyện (ngôi thứ ba), người kể này không trở nên nhân vật có thật và không thuộc vào số người của tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy, vấn đề ở đây là hình thức tường thuật chủ quan hoàn chỉnh bằng một sự đánh giá trực tiếp đối với biến cố. Chẳng hạn, ở Sêkhôp, truyện mở đầu bằng: "Ở nhà ga xe lửa Ni-cô-la, hai người bạn thân, một anh gầy, một anh béo đã gặp nhau. Anh béo vừa mới ăn cơm tối xong ngay tại nhà ga",... Cũng giống như vậy, đoạn đầu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là: "Lúc ấy, bà Chánh Tiền đương đi vội vàng trên hè. Bà không để ý đến đường phố, bởi vì ở nhà quê ra tỉnh, bà định sắm ít xẻng cuốc, cùng vài thứ lặt vặt nên đi đi lại lại ở phố Khách đến mười lượt, để khảo giá các hiệu bán đồ sắt...". Trong cả hai trường hợp, lời của người kể chuyện tham gia vào biến cố hoàn toàn chỉ với tư cách bình luận sự phát triển của câu chuyện. Trái với tính chất truyền thống khép kín của chủ đề (Nguyễn Công Hoan theo sát điều này cho đến cùng), Sêkhôp đã bỏ ngỏ kết thúc, do đấy tạo ra một khoảng cách cho ý muốn giải thích của độc giả theo kinh nghiệm của riêng họ.
Nhiều lần, giới phê bình đã trách ông về chỗ ấy, như là đã viết thiếu quá trình xâydựng hoặc thiếu nói rõ, nhưng chính sự sáng tạo có tính toán của Sêkhôp là ở chỗ đã bỏ lửng "không kết thúc" đó. Sự ăn ý giữa hai tác giả về chức năng của người kể chuyện là không để cho họ thâm nhập vào ý thức của nhân vật mà chỉ ghi nhận ngôn ngữ, điệu bộ và cử chỉ của nhân vật mà thôi. Một điểm giống nhau quan trọng khác là hai tác giả nắm chủ đề biểu hiện của mình (ở đây là mối quan hệ con người - nhân cách), một cách sao cho mỗi một chi tiết được miêu tả xuất hiện như sự thể hiện của một tổng thể.
Hai truyện ngắn không có những sự miêu tả độc lập đối với bản chất, nhưng đều có xung đột sâu xa và đều rung lên độ căng về nội tâm. Sự hài hước chuyển từ việc châm biếm sang việc tha hoá phẩm cách con người ở nước Nga Sa hoàng độc đoán và ở nước Việt Nam thực dân nửa phong kiến.
Chúng ta cũng có thể tiến hành sự so sánh như vậy giữa hai truyện ngắn khác của Sêkhôp và của Nguyễn Công Hoan, cụ thể là Cái chết của một viên công chức (1883) và Thằng điên (1935). Truyện thứ nhất mang tính chất hài hước hơn truyện thứ hai. Trong truyện thứ hai này chỉ có cái ngây thơ mang ít nhiều tính chất hài hước của một người nông dân được đem đối lập với lôgic của chủ nghĩa nhân đạo là điều duy nhất làm cho tác giả quan tâm. Người nông dân tội nghiệp là Mùi đã mang đỡ hành lý cho một ông có tầm cỡ quan trọng, là người ở Hà Nội trong lúc đang gặp khó khăn. Ông này thân ái, nồng nhiệt mời anh ta đến chơi. Với tâm hồn chất phác, anh Mùi thực sự muốn đến thăm ông ta. Nhưng khi anh đến nơi, ông này không còn nhận ra anh ta, hết lời chửi rủa, gọi anh ta là thằng điên và đuổi ra khỏi nhà. Bị sỉ nhục và tuyệt vọng, theo lời khuyên của người đầy tớ ông nọ, Mùi trở về nhà để khỏi bị xem là thằng điên. Trong truyện ngắn Cái chết của một viên công chức, tác giả miêu tả sự cố gắng tức cười của người thư ký Bộ tư pháp Secviacôp tìm đủ cách thanh minh với viên tướng Bơritgialôp rằng trong một buổi xem biểu diễn sân khấu, tình cờ trong lúc hắt hơi đã làm bắn nước bọt vào viên tướng này. Cuối cùng, viên tướng đuổi anh ra khỏi cửa vì cho anh ta là kẻ nhạo báng mình hay một thằng điên, Secviacôp tuyệt vọng đến mức đã chết.
Ở đây cũng vậy, phong cách kể chuyện được một người thứ ba thể hiện. Tuy nhiên, lời bình luận của người kể chuyện của Sêkhôp có một sắc thái hài hước hơn ("Viên thư ký Bộ tư pháp cũng không kém phần đẹp đẽ”). Và chuyển thành một ngôn ngữ hài hước ("người ta không cấm bất cứ ai hắt hơi và hắt hơi ở bất kỳ đâu"). Hơn nữa, chỉ riêng tên gọi của hai nhân vật (Secviacôp, Bơritgialôp) cũng đã đưa một không khí hài hước vào cách hành động của họ. Trong truyện của Nguyễn Công Hoan chủ yếu chỉ là sự thể hiện thái độ đối với sự phát triển của biến cố (yêu cầu sự giúp đỡ của người nông dân, đó là việc thường và Mùi không từ chối) hoặc "một câu mời dơi, một câu hứa vượn", hành động trong truyện Sêkhôp cô đúc, diễn ra theo một nhịp điệu nhanh, không miêu tả thiên nhiên hoặc môi trường, ở Nguyễn Công Hoan, người ta thấy những câu miêu tả thiên nhiên trong một hình thức tiết kiệm ("Trời nắng, cái nắng mới làm cho người ta khó chịu, dễ sinh giận dữ, gắt gỏng với cả mọi người"). Trong phần kết luận, người đọc nhận thấy ngoài tác dụng hài hước còn thêm một cảm giác buồn bã. Cũng như Sêkhôp, Nguyễn Công Hoan tính đến trực giác của người đọc và xây dựng tác phẩm của mình sao cho có giá trị thẩm mỹ khái quát được thể hiện triệt để trong mối liên hệ với những mặt hết sức khác nhau của đời sống tinh thần của người đọc.
Vì vậy, tác giả tính đến những yếu tố chủ quan của độc giả.
Một điểm của chủ đề được nêu lên qua vấn đề điển hình hoá, cái mà cả hai tác giả miêu tả. Đối tượng của mọi thứ văn hoá nghệ thuật là hệ thống đặc biệt của những chân dung, ở Sêkhôp, hệ thống này được xây dựng sao cho trong đó thể hiện nguyên lý phổ biến của con người trong những xung đột hàng ngày, một nguyên lý mà trong những hậu quả tối hậu của nó, với những quy tắc có hiệu lực phổ biến của nó đã dẫn tới sự từ bỏ cuộc sống.
Tính chất miêu tả chân dung của Nguyễn Công Hoan đơn giản hơn trong hệ thống những chi tiết tượng trưng, nhưng cũng dẫn tới một hiệu lực phổ biến. Đến với cái hài trong truyện của tác giả không bao giờ thể hiện sự nhập cuộc của người viết. Ở ông, mô típ hài hước thực sự của tình huống và mô típ giải thích độc đáo của nhân vật gặp nhau; cái mô típ thứ hai này vẫn gây ấn tượng phi lôgic và ấn tượng hài hước, mặc dù về bản chất là lôgic trong tình huống được trình bày.
Trong hai truyện ngắn trên đây của hai tác giả, vấn đề chính là đặt những nhân vật trong mối mâu thuẫn, tuỳ theo vị trí của họ mà trật tự xã hội quy định. Chính điều này đã giải thích rõ ràng cách thức hoạt động của những nhân vật. Sự vắng mặt tư tưởng của người kể trong cấu trúc của truyện nhằm nhấn mạnh sự có mặt của tư tưởng như là một triệu chứng, một dấu hiệu của phương pháp sáng tạo nghệ thuật của hai nhà văn.
Đúng là những truyện ngắn kể ở đây chỉ mới trình bày một thế giới thu nhỏ trong bộkhung sáng tác phong phú của hai tác giả, nhưng chúng giữ một vị trí xứng đáng trong quá trình phát triển nghệ thuật của mỗi nhà văn. Vào cuối thế kỷ trước, Sêkhôp đã đóng góp những bức tranh nhỏ đặc sắc vào mô thức văn học Nga lúc đó. Cũng như vậy, trong những năm 30 ở thế kỷ này, Nguyễn Công Hoan đã đưa vào văn học Việt Nam một cách không theo truyền thông một thể loại truyện ngắn mang tính chất xã hội mạnh mẽ, truyện ngắn châm biếm.
(Tham luận tại Hội nghị Văn học so sánh thế giới, 1976).
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉