Mời nghe đọc tại Trung Tâm Vì Người Mù Sao Mai - Người đọc: Nguyên Lộc.
NGUYỄN CÔNG HOAN CÂY BÚT HIỆN THỰC XUẤT SẮC
Phần I: Nguyễn Công Hoan - Nhà văn hiện thực lớn, bậc thầy truyện ngắn trào phúng.
NGUYỄN CÔNG HOAN
PHONG LÊ
Nguyễn Công Hoan là một trong số không nhiều nhà văn đã có thể in rõ dấu ấn bản sắc riêng mình lên bối cảnh văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt là văn học 1930-1945. Ông viết khá nhiều sáng tác văn xuôi thuộc mọi thể loại, nhưng trong đó truyện ngắn có lẽ là phần đặc sắc hơn cả; và do vậy, đó cũng là phần chắc chắn sẽ còn sống lâu dài với thời gian. Tuy vậy bàn về Nguyễn Công Hoan nếu chỉ xét riêng truyện ngắn thì có thể sẽ không có được một cái nhìn toàn bộ về nhà văn trong cả mặt mạnh lẫn mặt yếu của nó, cũng như trong cả quá trình phát triển đi lên, lắm lúc khá quanh co của nó.
Không cần phải là người nghiên cứu sâu sắc cũng có thể thấy rõ chính sự từng trải và kinh nghiệm sống dồi dào mà bộ mặt xã hội trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan hết sức phong phú, nhiều vẻ hơn một số nhà văn tiến bộ khác cùng thời. Đó là cả một xã hội gồm đủ mặt các loại người nông dân, địa chủ, lý dịch cường hào, nghị viện, quan lại huyện, phủ, án, tuần...), công nhân, phu phen thuyền thợ, con buôn, tư sản, thầu khoán, các loại tiểu tư sản trí thức, người làm nghề tự do, thầy thuốc, nhà báo, nhà giáo, nhà văn, nghệ sĩ, học trò, công chức, cô đầu, gái điếm, phu xe, con sen, đứa ở, kẻ cắp, hát xẩm, bồi bếp, lính tráng, hàng rong, tây trắng, tây đen, me tây, kép hát, lính cơ, thầy quyền, phán, than, chủ báo...
Tất cả họ lại, làm thành một bức tranh đời khá nhiều màu sắc, một tấn trò đời với nhiều cung bậc khác nhau của tình cảm: hài hước, đau xót, thương tâm, uất ức, khinh bỉ, căm giận...
Nếu có hiếm hoi thì là hiếm hoi một thứ màu sắc tươi sáng, một niềm vui, một tình cảm lạc quan... Nhưng biết làm thế nào, khi đó là nét chính, là mặt chủ đạo của xã hội cũ.
Điểm đặc sắc của Nguyễn Công Hoan là những đòn công kích chế độ quan trường, công kích bộ mặt quan lại. Ấy là những đòn rất mạnh mẽ, cay độc, nghe rất sướng tai.
Nhưng cũng do hạn chế trong chỗ đứng, trong cách nhìn như đã nói trên, nên tiếng chửi của nhà văn tuy cay độc, tuy có lúc rát mặt rát mày nhưng vẫn chưa điểm đúng huyệt, chưa đi được vào các mặt cốt lõi để đánh gục chúng. Ở đây, phạm vi công kích của Nguyễn Công Hoan vẫn còn bị hạn chế trong mặt luân lý, nếp sống, nhân cách, sinh hoạt... Tố cáo nhân cách, sinh hoạt, những ngọn đòn của Nguyễn Công Hoan đối với quan lại về mặt này phải nhận là đau. Nhà văn đã thực sự làm nhục chúng trong dư luận xã hội. Những chuyện thương luân bại lý, chuyện nhân cách sinh hoạt, chưa phải là mặt chính, càng chưa phải là toàn bộ sự thối nát của giai cấp thống trị lúc này. Hơn nữa, những mặt đó, tuy giai cấp có chịu phần trách nhiệm, nhưng trách nhiệm cá nhân vẫn nhiều hơn, dễ thấy hơn. Người ta có thể nghĩ: chế độ quan trường thối nát xấu xa, chính là do các cá nhân cá biệt chịu trách nhiệm. Chẳng hạn tên huyện này, tên phủ kia. Cho nên cũng có thể có những viên quan tốt, có nhân cách trong sạch, có ý thức trách nhiệm về nghĩa vụ của mình, không làm những chuyện thương luân bại lý... và trong điều kiện như vậy, với những bậc thực sự là "phụ mẫu" như vậy, dân có thể sống yên ổn, dễ chịu được. Có thể đó là nguyên nhân khiến cho Nguyễn Công Hoan có lúc vẫn mơ ước một chế độ quan trường tốt với những kiểu quan tốt như Lê Sĩ Cư trong Thanh đạm (1943).
Nếu không tính đến các truyện ngắn, thì có thể xem đỉnh cao của Nguyễn Công Hoan là Bước đường cùng (1938). Do ảnh hưởng của phong trào quần chúng trong thời kỳ Mặt trân Dân chủ, trên tác phẩm này, nhà văn đã tiếp cận được với cái nhìn của nhân dân, đã thấy ở bọn địa chủ không phải chỉ có mặt thương luân bại lý mà còn biết đào sâu vào các âm mưu, thủ đoạn kinh tế và chính trị của chúng. Ở đây bản chất giai cấp, động cơ giai cấp của nhân vật đã được nhà văn nhìn nhận một cách đúng đắn, nghiêm chỉnh. Mới hay phong cách hài hước, trào lộng không phải lúc nào cũng thích hợp với nhà văn ưa châm biếm này, mặc dù quan niệm của ông về xã hội cũ là cả một tấn trò đời oái ăm.
...Điểm đặc sắc ở Nguyễn Công Hoan còn là cái nhìn trào lộng.
Đặc điểm này bộc lộ rõ trong truyện ngắn. Ông sử dụng tiếng cười như một thứ vũ khí.
Không cần phải là người nghiên cứu sâu sắc cũng có thể thấy rõ chính sự từng trải và kinh nghiệm sống dồi dào mà bộ mặt xã hội trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan hết sức phong phú, nhiều vẻ hơn một số nhà văn tiến bộ khác cùng thời. Đó là cả một xã hội gồm đủ mặt các loại người nông dân, địa chủ, lý dịch cường hào, nghị viện, quan lại huyện, phủ, án, tuần...), công nhân, phu phen thuyền thợ, con buôn, tư sản, thầu khoán, các loại tiểu tư sản trí thức, người làm nghề tự do, thầy thuốc, nhà báo, nhà giáo, nhà văn, nghệ sĩ, học trò, công chức, cô đầu, gái điếm, phu xe, con sen, đứa ở, kẻ cắp, hát xẩm, bồi bếp, lính tráng, hàng rong, tây trắng, tây đen, me tây, kép hát, lính cơ, thầy quyền, phán, than, chủ báo...
Tất cả họ lại, làm thành một bức tranh đời khá nhiều màu sắc, một tấn trò đời với nhiều cung bậc khác nhau của tình cảm: hài hước, đau xót, thương tâm, uất ức, khinh bỉ, căm giận...
Nếu có hiếm hoi thì là hiếm hoi một thứ màu sắc tươi sáng, một niềm vui, một tình cảm lạc quan... Nhưng biết làm thế nào, khi đó là nét chính, là mặt chủ đạo của xã hội cũ.
Điểm đặc sắc của Nguyễn Công Hoan là những đòn công kích chế độ quan trường, công kích bộ mặt quan lại. Ấy là những đòn rất mạnh mẽ, cay độc, nghe rất sướng tai.
Nhưng cũng do hạn chế trong chỗ đứng, trong cách nhìn như đã nói trên, nên tiếng chửi của nhà văn tuy cay độc, tuy có lúc rát mặt rát mày nhưng vẫn chưa điểm đúng huyệt, chưa đi được vào các mặt cốt lõi để đánh gục chúng. Ở đây, phạm vi công kích của Nguyễn Công Hoan vẫn còn bị hạn chế trong mặt luân lý, nếp sống, nhân cách, sinh hoạt... Tố cáo nhân cách, sinh hoạt, những ngọn đòn của Nguyễn Công Hoan đối với quan lại về mặt này phải nhận là đau. Nhà văn đã thực sự làm nhục chúng trong dư luận xã hội. Những chuyện thương luân bại lý, chuyện nhân cách sinh hoạt, chưa phải là mặt chính, càng chưa phải là toàn bộ sự thối nát của giai cấp thống trị lúc này. Hơn nữa, những mặt đó, tuy giai cấp có chịu phần trách nhiệm, nhưng trách nhiệm cá nhân vẫn nhiều hơn, dễ thấy hơn. Người ta có thể nghĩ: chế độ quan trường thối nát xấu xa, chính là do các cá nhân cá biệt chịu trách nhiệm. Chẳng hạn tên huyện này, tên phủ kia. Cho nên cũng có thể có những viên quan tốt, có nhân cách trong sạch, có ý thức trách nhiệm về nghĩa vụ của mình, không làm những chuyện thương luân bại lý... và trong điều kiện như vậy, với những bậc thực sự là "phụ mẫu" như vậy, dân có thể sống yên ổn, dễ chịu được. Có thể đó là nguyên nhân khiến cho Nguyễn Công Hoan có lúc vẫn mơ ước một chế độ quan trường tốt với những kiểu quan tốt như Lê Sĩ Cư trong Thanh đạm (1943).
Nếu không tính đến các truyện ngắn, thì có thể xem đỉnh cao của Nguyễn Công Hoan là Bước đường cùng (1938). Do ảnh hưởng của phong trào quần chúng trong thời kỳ Mặt trân Dân chủ, trên tác phẩm này, nhà văn đã tiếp cận được với cái nhìn của nhân dân, đã thấy ở bọn địa chủ không phải chỉ có mặt thương luân bại lý mà còn biết đào sâu vào các âm mưu, thủ đoạn kinh tế và chính trị của chúng. Ở đây bản chất giai cấp, động cơ giai cấp của nhân vật đã được nhà văn nhìn nhận một cách đúng đắn, nghiêm chỉnh. Mới hay phong cách hài hước, trào lộng không phải lúc nào cũng thích hợp với nhà văn ưa châm biếm này, mặc dù quan niệm của ông về xã hội cũ là cả một tấn trò đời oái ăm.
...Điểm đặc sắc ở Nguyễn Công Hoan còn là cái nhìn trào lộng.
Đặc điểm này bộc lộ rõ trong truyện ngắn. Ông sử dụng tiếng cười như một thứ vũ khí.
Ông đứng lên trên tất cả mà cười. Cười với mọi cung bậc: hả hê, khoái trá, chua chát, chế giễu, khinh bỉ, đau xót, căm giận... Có cái cười ra nước mắt của một tấm lòng ưu ái, nhân hậu. Nhưng cũng lại có cái cười để mà cười, của một người vui tính hoặc vô tâm, thậm chí có khi lạc điệu. Cho nên cần thấy nét đặc sắc trong cái cười của Nguyễn Công Hoan, nhưng cũng phải thấy không phải cái cười nào của ông cũng đúng chỗ và có ý nghĩa. Mặt khác người hay cười đời ấy lại là một kẻ bi quan. Vì đời đáng cười nghĩa là đời toàn những chuyện vô nghĩa, nhố nhăng, không có gì đáng cho ông tin yêu hy vọng. Do cái nhìn bi quan ấy nên đóng góp chính của Nguyễn Công Hoan, thiên về mặt phê phán, là sự xây dựng những hình tượng phản diện. Nguyễn Công Hoan từng nói: "Tôi vẽ người xấu nhạy hơn người tốt. Bởi vì tôi vốn bi quan nên nhìn mọi vật bằng con mắt hoài nghi, chỉ thấy phía xấu. Phía xấu dễ nhập tâm hơn phía tốt". Trong tình hình xã hội cũ và trong yêu cầu của văn học hiện thực phê phán, đóng góp đó của Nguyễn Công Hoan rất đáng quí. Nhưng cũng chính vì chỉ mới dừng lại ở mặt phê phán đó nên văn học hiện thực không thể đi xa hơn. Cố nhiên, đối với Nguyễn Công Hoan, sự phê phán không phải là sự phủ định sạch trơn, sự đập phá vô chính phủ như Vũ Trọng Phụng. Hình như đâu đây vẫn còn le lói một chút ánh sáng toát ra từ một ít lòng tốt ở đời. Tuy vậy, từ ánh sáng đó vẫn chưa thật đậm đà, thật nổi hẳn, với tất cả sức hấp dẫn, làm cho con người tin tưởng chắc chắn, vì dường như chính bản thân nhà văn cũng chưa thật tin hẳn. Ta hiểu vì sao trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan thỉnh thoảng vẫn xuất hiện một vài nhân vật chính diện như cô giáo Minh (Cô giáo Minh), như thầy giáo Nhượng, hoặc anh học trò Đức (Tấm lòng vàng) biết cách cư xử, hoặc biết sống tu nhân tích đức, biết giúp đỡ những người nghèo khổ hơn mình. Có điều các nhân vật đó thường ít sinh động, bởi lẽ đối với Nguyễn Công Hoan, đó không phải là sự đúc kết những mẫu người có
thực của cuộc sống mà chỉ là kết quả của một niềm mơ ước. Cho nên người ta lại nghĩ, đối với Nguyễn Công Hoan, nhân vật tốt chỉ có thể có trong tưởng tượng, trong ý muốn, còn trong cuộc đời thì rất hiếm.
Tập truyện ngắn Nông dân với địa chủ (1955) viết về đời sống nông thôn với những đau khổ và quá trình vùng lên của người nông dân trong cải cách ruộng đất vẫn chưa phải là sáng tác hay và bản thân nhà văn cũng không thoả mãn. Ông thông cảm với những đau khổ của họ, nhưng nguyên nhân gốc rễ của những đau khổ đó, lại là một thực tế, cho đến lúc này ông mới nhận ra. Rồi quá trình vùng lên, quật khởi ở họ, đối với ông lại càng là chuyện mới mẻ. Tất cả những nhận thức mới ấy chưa thật sự biến thành ấn tượng, thành kinh nghiệm trong vốn sống của ông.
Mặt mạnh của Nguyễn Công Hoan vẫn là những kinh nghiệm về mặt trái của đời sống xã hội cũ. Ông lại trở về đề tài quen thuộc của mình trong Tranh tối tranh sáng (1958), Hỗn canh hỗn cư (1961). Các tác phẩm trên đều có những ưu điểm, những đổi mới, trong nhận thức, trong cách nhìn, so với trước. Người đọc thấy rõ có một sự nỗ lực của nhà văn trong việc miêu tả những mặt tích cực của con người lao động, nhất là miêu tả cách mạng.
Cho đến bây giờ chỗ mạnh của Nguyễn Công Hoan vẫn là chỗ mạnh của một cây bút hiện thực sắc sảo về nhiều mặt xâu xa của xã hội cũ. Ưu điểm này thể hiện rất rõ ràng trong hệ thống truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng, và nhiều chương đoạn của các truyện dài ông viết sau này.
Nguyễn Công Hoan tuy đã già nhưng niềm mong muốn sáng tạo, theo chỗ hiểu biết của chúng tôi, thì vẫn còn rất dồi dào. Nói như nhà văn "còn sức thì cố mà viết". Cách mạng đã cho ông một chỗ đứng cao hơn, một tầm nhìn xa hơn. Mong rằng với ưu thế đó, có hướng đi sâu vào lĩnh vực quen thuộc nhất của mình, Nguyễn Công Hoan vẫn còn tiếp tục có khả năng đóng góp.
Tuy vậy với những gì ông đã đem lại cho người đọc trên hơn bốn mươi năm qua, Nguyễn Công Hoan thực sự đã giữ được cho mình một vị trí riêng trong văn học Việt Nam hiện đại.
thực của cuộc sống mà chỉ là kết quả của một niềm mơ ước. Cho nên người ta lại nghĩ, đối với Nguyễn Công Hoan, nhân vật tốt chỉ có thể có trong tưởng tượng, trong ý muốn, còn trong cuộc đời thì rất hiếm.
Tập truyện ngắn Nông dân với địa chủ (1955) viết về đời sống nông thôn với những đau khổ và quá trình vùng lên của người nông dân trong cải cách ruộng đất vẫn chưa phải là sáng tác hay và bản thân nhà văn cũng không thoả mãn. Ông thông cảm với những đau khổ của họ, nhưng nguyên nhân gốc rễ của những đau khổ đó, lại là một thực tế, cho đến lúc này ông mới nhận ra. Rồi quá trình vùng lên, quật khởi ở họ, đối với ông lại càng là chuyện mới mẻ. Tất cả những nhận thức mới ấy chưa thật sự biến thành ấn tượng, thành kinh nghiệm trong vốn sống của ông.
Mặt mạnh của Nguyễn Công Hoan vẫn là những kinh nghiệm về mặt trái của đời sống xã hội cũ. Ông lại trở về đề tài quen thuộc của mình trong Tranh tối tranh sáng (1958), Hỗn canh hỗn cư (1961). Các tác phẩm trên đều có những ưu điểm, những đổi mới, trong nhận thức, trong cách nhìn, so với trước. Người đọc thấy rõ có một sự nỗ lực của nhà văn trong việc miêu tả những mặt tích cực của con người lao động, nhất là miêu tả cách mạng.
** *
Cho đến bây giờ chỗ mạnh của Nguyễn Công Hoan vẫn là chỗ mạnh của một cây bút hiện thực sắc sảo về nhiều mặt xâu xa của xã hội cũ. Ưu điểm này thể hiện rất rõ ràng trong hệ thống truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng, và nhiều chương đoạn của các truyện dài ông viết sau này.
Nguyễn Công Hoan tuy đã già nhưng niềm mong muốn sáng tạo, theo chỗ hiểu biết của chúng tôi, thì vẫn còn rất dồi dào. Nói như nhà văn "còn sức thì cố mà viết". Cách mạng đã cho ông một chỗ đứng cao hơn, một tầm nhìn xa hơn. Mong rằng với ưu thế đó, có hướng đi sâu vào lĩnh vực quen thuộc nhất của mình, Nguyễn Công Hoan vẫn còn tiếp tục có khả năng đóng góp.
Tuy vậy với những gì ông đã đem lại cho người đọc trên hơn bốn mươi năm qua, Nguyễn Công Hoan thực sự đã giữ được cho mình một vị trí riêng trong văn học Việt Nam hiện đại.
(Trích trong Văn và người, NXB Văn học, Hà Nội, 1976)
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉