Mời nghe đọc tại Trung Tâm Vì Người Mù Sao Mai - Người đọc: Nguyên Lộc.
NGUYỄN CÔNG HOAN CÂY BÚT HIỆN THỰC XUẤT SẮC
Phần I: Nguyễn Công Hoan - Nhà văn hiện thực lớn, bậc thầy truyện ngắn trào phúng.
CÓ NHIỀU TÁC GIẢ NGUYỄN CÔNG HOAN TRONG MỘT NGUYỄN CÔNG HOAN
HOÀNG NHƯ MAI
Độc giả, nhất là lớp độc giả mới đến với văn học bằng con đường nhà trường trung học, đại học không ai không biết nhà văn Nguyễn Công Hoan. Ấy là một nhà văn có một địa vị rất cao trong lịch sử văn học hiện đại. Tên tuổi của nhà văn gắn liền với sự khâm phục đối với một cây bút sắc sảo, vạch trần những xấu xa, những lố lăng của cái xã hội thời Pháp thuộc; bằng sự trào phúng - cái trào phúng giết chết, như một ngạn ngữ phương Tây đã tuyên bố - nhà văn giáng những đòn chí mạng vào cái xã hội thực dân nửa phong kiến ấy.
Là vì, khi ngồi trên ghế lớp học, các độc giả này chỉ được giới thiệu một Nguyễn Công Hoan của Bước đường cùng và vài ba truyện ngắn hiện thực phê phán.
Các khán giả của sân khấu cải lương - nhất là lớp khán giả gọi là bình dân thì lại say mê với một Nguyễn Công Hoan kia, một Nguyễn Công Hoan - nếu dùng những từ ngữ mà một số nhà nghiên cứu phê bình quen dùng khi viết về giai đoạn văn học trước 1945 - "Lãng mạn, tiêu cực, thoát ly, sướt mướt". Là vì các khán giả này đã được "bi luỵ" với Lan và Điệp (cũng gọi là Hoa rơi cửa Phật), vở cải lương đã nhiếp hồn hàng triệu hàng triệu con người mộ diệu.
Thực ra có nhiều tác giả Nguyễn Công Hoan trong một Nguyễn Công Hoan. Ấy là thường tình của các nhà văn thời kỳ 30-45. Ngày nay, ta hay áp đặt cho họ một căn cước chỉ lấy trong toàn bộ các tác phẩm của họ một số và lờ đi những số khác, có thể do động cơ tốt để cứu họ, hoặc do tư tưởng trừng phạt để xoá hộ tịch của họ trong văn học sử.
Nói chung, làm như vậy không thực thà, không công bằng, và dù muốn trừng phạt hay muốn cứu, kết quả đều làm cho họ không phải là họ, thành tàn tật, chỉ còn là một phần trong cái tổng thể của họ.
Thời kỳ 30-45 là một thời kỳ bão táp, gió cấp 10 cấp 12 và xoay chuyển đủ bốn phương tám hướng. Cái phong vũ biểu nhà văn giao động dữ dội. Những tương quan lực lượng trong xã hội không ổn định. Thật giống như một cuộc kéo co, trước khi một bên thắng dứt khoát, lúc thì bên này kéo bên kia về phía mình, lúc thì bên kia co bên này về phía họ.
Trong tình trạng ấy nhà văn, nếu đúng là nhà văn, chỉ là nhà văn không hơn không kém, chuyển từ vị trí này sang vị trí kia, đang nhìn theo hướng này bỗng quay nhìn hướng khác là chuyện thường xảy ra và không có gì khó hiểu.
Nếu ta cố gắng thực sự khách quan thì sẽ thấy trong số nhà văn được xếp vào hạng nhà văn hiện thực cũng có một hai tác phẩm lãng mạn và trong số bị coi là lãng mạn không phải chỉ thuần lãng mạn.
Tôi viết đoạn văn trên để một số độc giả nào đó đừng ngỡ ngàng với cuốn sách đang đọc của Nguyễn Công Hoan.
Dường như đã có một định kiến là nhân vật của tác giả Bước đường cùng toàn là xấu, là tồi, là hèn kém.
Là vì, khi ngồi trên ghế lớp học, các độc giả này chỉ được giới thiệu một Nguyễn Công Hoan của Bước đường cùng và vài ba truyện ngắn hiện thực phê phán.
Các khán giả của sân khấu cải lương - nhất là lớp khán giả gọi là bình dân thì lại say mê với một Nguyễn Công Hoan kia, một Nguyễn Công Hoan - nếu dùng những từ ngữ mà một số nhà nghiên cứu phê bình quen dùng khi viết về giai đoạn văn học trước 1945 - "Lãng mạn, tiêu cực, thoát ly, sướt mướt". Là vì các khán giả này đã được "bi luỵ" với Lan và Điệp (cũng gọi là Hoa rơi cửa Phật), vở cải lương đã nhiếp hồn hàng triệu hàng triệu con người mộ diệu.
Thực ra có nhiều tác giả Nguyễn Công Hoan trong một Nguyễn Công Hoan. Ấy là thường tình của các nhà văn thời kỳ 30-45. Ngày nay, ta hay áp đặt cho họ một căn cước chỉ lấy trong toàn bộ các tác phẩm của họ một số và lờ đi những số khác, có thể do động cơ tốt để cứu họ, hoặc do tư tưởng trừng phạt để xoá hộ tịch của họ trong văn học sử.
Nói chung, làm như vậy không thực thà, không công bằng, và dù muốn trừng phạt hay muốn cứu, kết quả đều làm cho họ không phải là họ, thành tàn tật, chỉ còn là một phần trong cái tổng thể của họ.
Thời kỳ 30-45 là một thời kỳ bão táp, gió cấp 10 cấp 12 và xoay chuyển đủ bốn phương tám hướng. Cái phong vũ biểu nhà văn giao động dữ dội. Những tương quan lực lượng trong xã hội không ổn định. Thật giống như một cuộc kéo co, trước khi một bên thắng dứt khoát, lúc thì bên này kéo bên kia về phía mình, lúc thì bên kia co bên này về phía họ.
Trong tình trạng ấy nhà văn, nếu đúng là nhà văn, chỉ là nhà văn không hơn không kém, chuyển từ vị trí này sang vị trí kia, đang nhìn theo hướng này bỗng quay nhìn hướng khác là chuyện thường xảy ra và không có gì khó hiểu.
Nếu ta cố gắng thực sự khách quan thì sẽ thấy trong số nhà văn được xếp vào hạng nhà văn hiện thực cũng có một hai tác phẩm lãng mạn và trong số bị coi là lãng mạn không phải chỉ thuần lãng mạn.
Tôi viết đoạn văn trên để một số độc giả nào đó đừng ngỡ ngàng với cuốn sách đang đọc của Nguyễn Công Hoan.
Dường như đã có một định kiến là nhân vật của tác giả Bước đường cùng toàn là xấu, là tồi, là hèn kém.
Ở đây trái lại ta gặp đông đảo những con người tốt, khoẻ, đẹp. Sơn một người viết văn có lương tâm, có lý tưởng. Sinh, Thuỷ những người bạn chân thành và trung thành. Ngọc, Tham Khai người chị và người anh rể hào hiệp. Huyện Hậu và vợ, những con người vị tha. Cả Ông Cửu Bà Cửu cũng không phải những thứ cha mẹ "làm hại" con. Cả độc giả của nhà văn Sơn, thính giả của diễn giả Sơn, các cây bút phê bình Sơn đều là những người quí tài năng Minh Châu thì quá trong sáng, đúng là một viên minh châu.
Độc giả khó tính - bây giờ số độc giả này không phải ít ỏi (đối với văn chương cần khó tính, không được dễ dãi, nhưng khó tính như kiểu các ông bà già trái tính trái nết, hễ thấy ai, thấy cái gì hơi khác ý mình là quát lác, sợ vả thì không nên) - có thể chê cuốn tiểu thuyết là có luận đề, lãng mạn.
Cũng đúng thôi.
Nhưng, mà trong lẽ phải có người có ta...
Nhà văn đập phá, cũng là việc để xây dựng cái gì. Ước mơ là cái quyền của con người. Mà nó cũng là một thuộc tính của nhân loại, là bông hoa tự nhiên mọc trên miếng đất hiện thực.
Là nhà văn - cái thứ "nhà văn An nam khổ như..." đã được miêu tả trong một bài thơ của Nguyễn Vỹ ấy - Nguyễn Công Hoan ước mơ và hình dung ra một xã hội mà người ta hiểu giá trị của văn chương, biết quý trọng nó, nuôi nó sống và tạo mọi điều kiện tinh thần và vật chất cho nó đơm hoa kết trái. Cuốn tiểu thuyết trình bày một luận đề. Đúng thế. Nói chung bất kỳ sáng tác nào cũng có luận đề. Chỗ khác nhau chỉ là phơi bày hay ẩn kín, nhiều hay ít thiếu thiện chí, hữu lý hay vô lý, lý giải khéo hay vụng.
Cái luận đề trong cuốn tiểu thuyết không phải hoàn toàn lãng mạn, với nghĩa thuần tuý tưởng tượng.
Cái xã hội thời Pháp thuộc không phải dày đặc bùn tanh và bóng tối, chỉ toàn là ma quỷ đầu trâu mặt ngựa - như ngày nay những người ưa suy diễn từ một quan điểm ý thức hệ máy móc sơ lược thường miêu tả. Một xã hội như thế, ai sống nổi?
Có những người tốt, tất nhiên là hiếm, nhưng có. Những người như Minh Châu, Sinh, Thuỷ... và Sơn có mặt trong cuộc sống. Đương nhiên từ thực tế vào tác phẩm có hư cấu.
Đừng nên phê phán tác giả là ảo tưởng, nếu cần có lẽ gọi là viễn tưởng cũng được. Có thứ lãng mạn đánh lạc hướng hiện thực, nhưng cũng có thứ lãng mạn gợi ý, chỉ hướng thúc đẩy hiện thực, nó đem cho ta hy vọng để cố gắng phấn đấu, chờ đợi.
Tôi trân trọng - và không rụt rè miễn cưỡng chút nào - giới thiệu với độc giả một Nguyễn Công Hoan - Nguyễn Công Hoan của Tắt lửa lòng, Lá ngọc cành vàng, Cô giáo Minh... để chúng ta thấy rõ Nguyễn Công Hoan đích thật là một nhà văn lớn vì sáng tác của ông rất phong phú, đa dạng, đa diện.
Độc giả khó tính - bây giờ số độc giả này không phải ít ỏi (đối với văn chương cần khó tính, không được dễ dãi, nhưng khó tính như kiểu các ông bà già trái tính trái nết, hễ thấy ai, thấy cái gì hơi khác ý mình là quát lác, sợ vả thì không nên) - có thể chê cuốn tiểu thuyết là có luận đề, lãng mạn.
Cũng đúng thôi.
Nhưng, mà trong lẽ phải có người có ta...
Nhà văn đập phá, cũng là việc để xây dựng cái gì. Ước mơ là cái quyền của con người. Mà nó cũng là một thuộc tính của nhân loại, là bông hoa tự nhiên mọc trên miếng đất hiện thực.
Là nhà văn - cái thứ "nhà văn An nam khổ như..." đã được miêu tả trong một bài thơ của Nguyễn Vỹ ấy - Nguyễn Công Hoan ước mơ và hình dung ra một xã hội mà người ta hiểu giá trị của văn chương, biết quý trọng nó, nuôi nó sống và tạo mọi điều kiện tinh thần và vật chất cho nó đơm hoa kết trái. Cuốn tiểu thuyết trình bày một luận đề. Đúng thế. Nói chung bất kỳ sáng tác nào cũng có luận đề. Chỗ khác nhau chỉ là phơi bày hay ẩn kín, nhiều hay ít thiếu thiện chí, hữu lý hay vô lý, lý giải khéo hay vụng.
Cái luận đề trong cuốn tiểu thuyết không phải hoàn toàn lãng mạn, với nghĩa thuần tuý tưởng tượng.
Cái xã hội thời Pháp thuộc không phải dày đặc bùn tanh và bóng tối, chỉ toàn là ma quỷ đầu trâu mặt ngựa - như ngày nay những người ưa suy diễn từ một quan điểm ý thức hệ máy móc sơ lược thường miêu tả. Một xã hội như thế, ai sống nổi?
Có những người tốt, tất nhiên là hiếm, nhưng có. Những người như Minh Châu, Sinh, Thuỷ... và Sơn có mặt trong cuộc sống. Đương nhiên từ thực tế vào tác phẩm có hư cấu.
Đừng nên phê phán tác giả là ảo tưởng, nếu cần có lẽ gọi là viễn tưởng cũng được. Có thứ lãng mạn đánh lạc hướng hiện thực, nhưng cũng có thứ lãng mạn gợi ý, chỉ hướng thúc đẩy hiện thực, nó đem cho ta hy vọng để cố gắng phấn đấu, chờ đợi.
Tôi trân trọng - và không rụt rè miễn cưỡng chút nào - giới thiệu với độc giả một Nguyễn Công Hoan - Nguyễn Công Hoan của Tắt lửa lòng, Lá ngọc cành vàng, Cô giáo Minh... để chúng ta thấy rõ Nguyễn Công Hoan đích thật là một nhà văn lớn vì sáng tác của ông rất phong phú, đa dạng, đa diện.
(Lời nói đầu cuốn tiểu thuyết Bóng người qua (tên của tác giả: Trên đường sự nghiệp) Nxb Văn Nghệ, 1988)
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉