Mời nghe đọc tại Trung Tâm Vì Người Mù Sao Mai - Người đọc: Nguyên Lộc.
NGUYỄN CÔNG HOAN CÂY BÚT HIỆN THỰC XUẤT SẮC
Phần II: Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan - Những thành công và đóng góp.
BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN
TRƯƠNG CHÍNH
Bây giờ đọc lại Bước đường cùng ta mới biết tại sao cuốn này vừa ra đời đã bị bọn thực dân phong kiến bóp chết ngay, chúng cấm lưu hành và tàng trữ trong toàn cõi Đông Dương. Trước kia, và bắt đầu từ những truyện ngắn đầu tiên của ông, Nguyễn Công Hoan đã từng tìm đề tài trong những con người nghèo khổ, cùng khốn của xã hội. Nhưng những lần đó, ông chỉ tìm những cảnh hài hước, buồn cười, những kết cục bất ngờ, ngộ nghĩnh. Ta chưa kịp đau thương thì đã bật cười, cười rủ rượi. Tiếng cười làm dịu mất nỗi chua xót, đánh tan mất lòng căm phẫn. Với Bước đường cùng ông thay đổi cách viết, thay đổi thái độ.
Ông nghiêm túc hơn và nhất là đã đồng tình với nhân vật của mình. Hơn nữa, khác với những nhà văn hiện thực đương thời, ông đã nhìn thấy người nông dân bị bóc lột quá đỗi, không chịu nhẫn nhục mãi, đã vùng dậy. Anh Pha - nhân vật chính trong truyện - cùng Trương Thi và San là những người cùng chung một số phận với anh, cùng bị Nghị Lại tịch ký mất ruộng vì không trả được nợ, cả ba anh đã đoàn kết chặt chẽ với nhau, không cho thợ gặt của tên địa chủ ấy xuống gặt lúa của mình. Rồi đến khi hắn đưa lính khố xanh về hộ vệ cho bọn thợ gặt cướp lúa của anh, anh đã hăng tiết lên, "vớ được một chiếc đòn càn, xông vào Nghị Lại, phang một cái thật mạnh vào đầu:
- Đồ ăn cướp
Nghị Lại ngã rúi, kêu rầm rĩ".
Cố nhiên, rồi anh bị bọn lính ôm ghì lây, đè ngửa ra và trói gô lại, khiêng đi... có lẽ là để đưa lên trình quan. Và truyện kết thúc một cách ấm ức, nghẹn ngào:
"Pha giơ hai cánh tay bị trói lên trời, nắm chặt bàn tay run run vào ngực để tỏ nỗi căm hờn, nghiến răng, rồi nhắm nghiền mắt lại, kệ cho hai dòng lệ nó tuôn ra, và kệ cho ba anh em theo mình, không biết đến đâu mới trở lại...".
Sức phản ứng của người nông dân trong Bước đường cùng mãnh liệt hơn trong Tắt đèn nhiều lắm và, cùng tả sự thất bại của người nông dân trước lực lượng còn mạnh của địa chủ, Nguyễn Công Hoan không bi quan như Ngô Tất Tố. Ngoài điểm mấu chốt ấy ra, Nguyễn Công Hoan còn cho các nhân vật chính diện của mình những ý nghĩ, những lời nói và hành động tỏ ra sức phản ứng nói trên của người nông dân bắt nguồn từ một sự giác ngộ về giai cấp khá rõ rệt. Họ đã thấy "hai cánh tay mạnh mẽ" của họ là "hai cánh tay làm cho đất cát có giá trị" (tr.203). Họ đã biết đoàn kết là sức mạnh; Pha nói:
"... Người ta chỉ lợi dụng sự rời rạc của anh em mình để bắt nạt. Nhưng đến khi anh em mình biết hợp sức với nhau thì người ta cũng phải kiêng dè. Đẩy một người, có thể làm ngã được, chứ đẩy ba người chụm lại nhau thật chặt chẽ, tôi tính khó lòng nổi" (tr.197). Anh cũng đã nhìn thấy sự bất công trong xã hội phong kiến. Anh nghĩ: "Nghị Lại quanh năm không rời cái bàn đèn thì mỗi ngày thêm giàu có vì ruộng. Mà những người không ngày nào không làm việc cho ruộng, như anh chẳng hạn, thì lại không được hột thóc mà ăn..." (tr.190). Trời lụt, đi đắp đê dưới làn roi vọt của lính, và dưới những trận mưa tầm tã, anh đã thấy rõ rằng: "Ba phần tư lúa má ở nơi mênh mông này mà bọn dân đen vào cứu vớt được, là của Nghị Lại. Thì ra chính bọn anh đã cứu sống Nghị Lại trong khi thằng này khểnh khơi nằm hút thuốc phiện, nghĩ kế bóp hầu bóp cổ bọn anh” (tr.179)...
Có thể là Pha chưa nói được trơn tru như vậy, mạch lạc như vậy, có thể là tác giả đã gợi ý cho anh những điều đó, nhưng nhất định những ý nghĩ đó trước cách mạng cũng đã nằm sẵn trong tâm trí của người bần cố nông làm lụng vất vả quanh năm, để làm giàu cho địa chủ, nhưng nào có phải như thế là đã được yên thân đâu, còn bao nhiêu phen bị tủi nhục, bị hành hạ. Ngày nay, trong phát động quần chúng, người nông dân còn hùng biện hơn anh Pha nhiều, nhưng sở dĩ tôi trích dẫn những câu trên là vì, cách đây 17, 18 năm, mà tác giả Bước đường cùng viết được như thế, thì không thể không chú ý được.
Tuy vậy, cũng chưa nên vội kết luận rằng, hồi bấy giờ, Nguyễn Công Hoan đã có một lập trường đúng. Nguyễn Công Hoan 1938 không phải là Nguyễn Công Hoan 1956. Điều đó không ai trách. Nhưng cần phải nói ra cho được trung thực, bởi vì bản Bước đường cùng vừa mới xuất bản, so với bản cũ có ít nhiều chỗ đã được sửa chữa lại, có thể khiến cho người đọc hiểu nhầm.
Theo bản cũ thì, viết Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan có một ý dụng rõ rệt, ý định đó thể hiện ở cách bố trí cốt truyện cũng như ở cách sáng tạo một số nhân vật phụ.
Ông nghiêm túc hơn và nhất là đã đồng tình với nhân vật của mình. Hơn nữa, khác với những nhà văn hiện thực đương thời, ông đã nhìn thấy người nông dân bị bóc lột quá đỗi, không chịu nhẫn nhục mãi, đã vùng dậy. Anh Pha - nhân vật chính trong truyện - cùng Trương Thi và San là những người cùng chung một số phận với anh, cùng bị Nghị Lại tịch ký mất ruộng vì không trả được nợ, cả ba anh đã đoàn kết chặt chẽ với nhau, không cho thợ gặt của tên địa chủ ấy xuống gặt lúa của mình. Rồi đến khi hắn đưa lính khố xanh về hộ vệ cho bọn thợ gặt cướp lúa của anh, anh đã hăng tiết lên, "vớ được một chiếc đòn càn, xông vào Nghị Lại, phang một cái thật mạnh vào đầu:
- Đồ ăn cướp
Nghị Lại ngã rúi, kêu rầm rĩ".
Cố nhiên, rồi anh bị bọn lính ôm ghì lây, đè ngửa ra và trói gô lại, khiêng đi... có lẽ là để đưa lên trình quan. Và truyện kết thúc một cách ấm ức, nghẹn ngào:
"Pha giơ hai cánh tay bị trói lên trời, nắm chặt bàn tay run run vào ngực để tỏ nỗi căm hờn, nghiến răng, rồi nhắm nghiền mắt lại, kệ cho hai dòng lệ nó tuôn ra, và kệ cho ba anh em theo mình, không biết đến đâu mới trở lại...".
Sức phản ứng của người nông dân trong Bước đường cùng mãnh liệt hơn trong Tắt đèn nhiều lắm và, cùng tả sự thất bại của người nông dân trước lực lượng còn mạnh của địa chủ, Nguyễn Công Hoan không bi quan như Ngô Tất Tố. Ngoài điểm mấu chốt ấy ra, Nguyễn Công Hoan còn cho các nhân vật chính diện của mình những ý nghĩ, những lời nói và hành động tỏ ra sức phản ứng nói trên của người nông dân bắt nguồn từ một sự giác ngộ về giai cấp khá rõ rệt. Họ đã thấy "hai cánh tay mạnh mẽ" của họ là "hai cánh tay làm cho đất cát có giá trị" (tr.203). Họ đã biết đoàn kết là sức mạnh; Pha nói:
"... Người ta chỉ lợi dụng sự rời rạc của anh em mình để bắt nạt. Nhưng đến khi anh em mình biết hợp sức với nhau thì người ta cũng phải kiêng dè. Đẩy một người, có thể làm ngã được, chứ đẩy ba người chụm lại nhau thật chặt chẽ, tôi tính khó lòng nổi" (tr.197). Anh cũng đã nhìn thấy sự bất công trong xã hội phong kiến. Anh nghĩ: "Nghị Lại quanh năm không rời cái bàn đèn thì mỗi ngày thêm giàu có vì ruộng. Mà những người không ngày nào không làm việc cho ruộng, như anh chẳng hạn, thì lại không được hột thóc mà ăn..." (tr.190). Trời lụt, đi đắp đê dưới làn roi vọt của lính, và dưới những trận mưa tầm tã, anh đã thấy rõ rằng: "Ba phần tư lúa má ở nơi mênh mông này mà bọn dân đen vào cứu vớt được, là của Nghị Lại. Thì ra chính bọn anh đã cứu sống Nghị Lại trong khi thằng này khểnh khơi nằm hút thuốc phiện, nghĩ kế bóp hầu bóp cổ bọn anh” (tr.179)...
Có thể là Pha chưa nói được trơn tru như vậy, mạch lạc như vậy, có thể là tác giả đã gợi ý cho anh những điều đó, nhưng nhất định những ý nghĩ đó trước cách mạng cũng đã nằm sẵn trong tâm trí của người bần cố nông làm lụng vất vả quanh năm, để làm giàu cho địa chủ, nhưng nào có phải như thế là đã được yên thân đâu, còn bao nhiêu phen bị tủi nhục, bị hành hạ. Ngày nay, trong phát động quần chúng, người nông dân còn hùng biện hơn anh Pha nhiều, nhưng sở dĩ tôi trích dẫn những câu trên là vì, cách đây 17, 18 năm, mà tác giả Bước đường cùng viết được như thế, thì không thể không chú ý được.
Tuy vậy, cũng chưa nên vội kết luận rằng, hồi bấy giờ, Nguyễn Công Hoan đã có một lập trường đúng. Nguyễn Công Hoan 1938 không phải là Nguyễn Công Hoan 1956. Điều đó không ai trách. Nhưng cần phải nói ra cho được trung thực, bởi vì bản Bước đường cùng vừa mới xuất bản, so với bản cũ có ít nhiều chỗ đã được sửa chữa lại, có thể khiến cho người đọc hiểu nhầm.
Theo bản cũ thì, viết Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan có một ý dụng rõ rệt, ý định đó thể hiện ở cách bố trí cốt truyện cũng như ở cách sáng tạo một số nhân vật phụ.
Ông chủ trương rằng: thảm trạng của nông thôn Việt Nam sở dĩ kéo dài được là vì người nông dân dốt. Vì dốt, anh Pha mới bị Nghị Lại xúi giục kiện cáo, vì dốt, anh mới không biết trong văn tự hắn viết những gì để đến nỗi tám sào ruộng nhà bị đoạt mất mà gánh hàng xén của vợ đáng giá ba mươi đồng cũng lọt vào tay quan huyện và các hào lý, lính lệ. Nhiều lần, Pha đã thở dài nói với vợ: "Tôi bị bao nhiêu tai hoạ vì dốt nát...", "Tôi căm ông Nghị Lại bao nhiêu, tôi oán ông huyện bao nhiêu, tôi lại bực mình vì cái tội dốt bấy nhiêu..." (tr.117) Và theo lời bác Tân, anh đã bàn với vợ học cho biết chữ quốc ngữ rồi mượn sách báo về đọc.
Dự, anh ruột chị Pha, và là người về sau đã giác ngộ cho Pha rất nhiều cũng nói: "... Tôi may được bác Tân khuyên bảo học hành, nên bây giờ mới rạng ra một tí, biết thế nào là lẽ phải, thế nào là áp bức...". Rồi y còn cho biết rõ chủ trương của y hơn: "Những làng có người, đứng đắn trông nom công việc thì chỉ ba năm, bỏ lệ ăn uống hủ lậu, là đủ có đường giải gạch, có trường dạy trẻ, và làm bao nhiêu việc công ích. Làng ta, dân thất học, nhà cửa ẩm thấp, đường xá lầy lội, nhất là cái ao nửa để tắm giặt rửa ráy, nửa để gánh nước ăn, thật là bẩn thỉu tai hại" (tr.120). Những ý đó trong bản mới của Văn nghệ vẫn y nguyên. Tôi tưởng không cần phê bình một chủ trương như thế. Đó cũng là chủ trương của Khương, Duy trong Con đường sáng.
Sau cùng, tôi có một số ý kiến về những nhân vật phản diện. Sau khi đọc Tắt đèn của Ngô Tất Tố, đọc đến Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, tôi thấy hơi ngấy. Cùng một đề tài nên hai tác giả đã xây dựng những nhân vật giống nhau. Tuy ngòi bút của mỗi người có một lối riêng, nhưng các nhân vật đó có những nét chung chung, làm cho người ta không chú ý nhìn kỹ nữa. Đành rằng, địa chủ thì ác, quan thì tham, lính thì nhiễu nhưng có cần phải tả một thằng địa chủ đểu như Nghị Lại, làm văn tự giả mạo bắt anh Pha ấn dấu tay vào, một thằng quan vừa có một diện mạo kỳ khôi, vừa ăn tiền một cách trắng trợn và có những thủ đoạn thu thuế ít thấy như thằng quan huyện này, và những tên lính lệ huyện này,v.v..., người ta mới ghét chế độ phong kiến, mới thấy cần phải đạp đổ giai cấp địa chủ. Đành rằng, trong thực tế, có những thằng như thế. Trong cuộc phát động quần chúng vừa qua, chúng là những tên đầu sỏ bị đưa ra đấu và bị nhân dân trừng phạt một cách xứng đáng. Nhưng tôi tưởng, chúng ta có thể tả những nhân vật phản diện có tính cách... người hơn, mà sức phản ứng của chúng ta không vì thế mà bớt mãnh liệt. Trái lại chúng ta sẽ đau xót hơn khi thấy, trong chế độ phong kiến, con người đã trở thành chó sói, ngoài ý muốn của mình, không cưỡng lại được. Cách tập trung tất cả những tính xấu vào nhân vật phản diện có lẽ không phải là cách sáng tạo nhân vật điển hình mầu nhiệm nhất. Cách đó sẽ làm cho nhân vật trở thành kỳ dị, như bị phóng đại, thiếu tính chất hiện thực và do đó mất tác dụng của nó. Tại sao một số tiểu thuyết ngày nay về cải cách ruộng đất dễ rơi vào bệnh công thức, bệnh sơ lược chủ nghĩa? Có lẽ vì chúng ta chỉ tìm tả bọn địa chủ gian ác đầu sỏ, mà gạt ra ngoài không tả bọn địa chủ thường. Chúng ta sợ gặp phải phần... con người ở chúng chăng? Có khi gặp thì đã sao! Không phải vì bọn địa chủ còn có tính chất người mà chúng ta không ghét chế độ bóc lột địa tô, chiếm hữu ruộng đất nữa. Xây dựng nhân vật phản diện như vậy ấu trĩ chẳng khác gì xây dựng nhân vật chính diện bằng cách gán cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời. Những nhân vật đó nhất định sẽ trở thành giả tạo, không hiện thực.
Đọc Bước đường cùng, tôi có cảm tưởng như đọc một tác phẩm vừa sáng tác trong phong trào cải cách ruộng đất vừa qua. Đó là một lời khen. Giữa lúc đế quốc và phong kiến còn có thế lực mà tác giả dám nói lên nỗi phẫn uất cùng độ của người nông dân, thật phải can đảm lắm. Xã hội mục nát đến nỗi một lời mỉa mai, giễu cợt không còn có tác dụng nữa, phải đả kích, vạch mặt chỉ tên thật sự. Với Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan đã làm việc đó. Có thể nói Nguyễn Công Hoan là nhà văn đàn anh dẫn đầu trong việc đi sâu vào nông thôn, cảm thông với người nông dân để nói lên nỗi lòng của họ.
Dự, anh ruột chị Pha, và là người về sau đã giác ngộ cho Pha rất nhiều cũng nói: "... Tôi may được bác Tân khuyên bảo học hành, nên bây giờ mới rạng ra một tí, biết thế nào là lẽ phải, thế nào là áp bức...". Rồi y còn cho biết rõ chủ trương của y hơn: "Những làng có người, đứng đắn trông nom công việc thì chỉ ba năm, bỏ lệ ăn uống hủ lậu, là đủ có đường giải gạch, có trường dạy trẻ, và làm bao nhiêu việc công ích. Làng ta, dân thất học, nhà cửa ẩm thấp, đường xá lầy lội, nhất là cái ao nửa để tắm giặt rửa ráy, nửa để gánh nước ăn, thật là bẩn thỉu tai hại" (tr.120). Những ý đó trong bản mới của Văn nghệ vẫn y nguyên. Tôi tưởng không cần phê bình một chủ trương như thế. Đó cũng là chủ trương của Khương, Duy trong Con đường sáng.
***
Sau cùng, tôi có một số ý kiến về những nhân vật phản diện. Sau khi đọc Tắt đèn của Ngô Tất Tố, đọc đến Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, tôi thấy hơi ngấy. Cùng một đề tài nên hai tác giả đã xây dựng những nhân vật giống nhau. Tuy ngòi bút của mỗi người có một lối riêng, nhưng các nhân vật đó có những nét chung chung, làm cho người ta không chú ý nhìn kỹ nữa. Đành rằng, địa chủ thì ác, quan thì tham, lính thì nhiễu nhưng có cần phải tả một thằng địa chủ đểu như Nghị Lại, làm văn tự giả mạo bắt anh Pha ấn dấu tay vào, một thằng quan vừa có một diện mạo kỳ khôi, vừa ăn tiền một cách trắng trợn và có những thủ đoạn thu thuế ít thấy như thằng quan huyện này, và những tên lính lệ huyện này,v.v..., người ta mới ghét chế độ phong kiến, mới thấy cần phải đạp đổ giai cấp địa chủ. Đành rằng, trong thực tế, có những thằng như thế. Trong cuộc phát động quần chúng vừa qua, chúng là những tên đầu sỏ bị đưa ra đấu và bị nhân dân trừng phạt một cách xứng đáng. Nhưng tôi tưởng, chúng ta có thể tả những nhân vật phản diện có tính cách... người hơn, mà sức phản ứng của chúng ta không vì thế mà bớt mãnh liệt. Trái lại chúng ta sẽ đau xót hơn khi thấy, trong chế độ phong kiến, con người đã trở thành chó sói, ngoài ý muốn của mình, không cưỡng lại được. Cách tập trung tất cả những tính xấu vào nhân vật phản diện có lẽ không phải là cách sáng tạo nhân vật điển hình mầu nhiệm nhất. Cách đó sẽ làm cho nhân vật trở thành kỳ dị, như bị phóng đại, thiếu tính chất hiện thực và do đó mất tác dụng của nó. Tại sao một số tiểu thuyết ngày nay về cải cách ruộng đất dễ rơi vào bệnh công thức, bệnh sơ lược chủ nghĩa? Có lẽ vì chúng ta chỉ tìm tả bọn địa chủ gian ác đầu sỏ, mà gạt ra ngoài không tả bọn địa chủ thường. Chúng ta sợ gặp phải phần... con người ở chúng chăng? Có khi gặp thì đã sao! Không phải vì bọn địa chủ còn có tính chất người mà chúng ta không ghét chế độ bóc lột địa tô, chiếm hữu ruộng đất nữa. Xây dựng nhân vật phản diện như vậy ấu trĩ chẳng khác gì xây dựng nhân vật chính diện bằng cách gán cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời. Những nhân vật đó nhất định sẽ trở thành giả tạo, không hiện thực.
Đọc Bước đường cùng, tôi có cảm tưởng như đọc một tác phẩm vừa sáng tác trong phong trào cải cách ruộng đất vừa qua. Đó là một lời khen. Giữa lúc đế quốc và phong kiến còn có thế lực mà tác giả dám nói lên nỗi phẫn uất cùng độ của người nông dân, thật phải can đảm lắm. Xã hội mục nát đến nỗi một lời mỉa mai, giễu cợt không còn có tác dụng nữa, phải đả kích, vạch mặt chỉ tên thật sự. Với Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan đã làm việc đó. Có thể nói Nguyễn Công Hoan là nhà văn đàn anh dẫn đầu trong việc đi sâu vào nông thôn, cảm thông với người nông dân để nói lên nỗi lòng của họ.
(Thời báo Văn nghệ, số 144, 11-1956)
Văn nghệ, Hà Nội, s. 144 (25.10.1956), tr. 3
Chú thích:
Trong năm 1958, tiểu thuyết “Bước đường cùng” lại được Nxb. Hội nhà văn tái bản, với ghi chú ngay ở trang tên sách: In lần thứ 4, theo nguyên văn bản thảo. Bản in này hiện có lưu tại Thư viện quốc gia, Hà Nội, ký hiệu VN61.15161 (chú thích của L.N.Â., 2017)
NGUYỄN CÔNG HOAN SỬA CHỮA BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG, KHI TÁI BẢN 1956
Trương ChínhThursday, 11:49 Day 12/01/2017
Facebook của Lại Nguyên Ân, post lúc 11;20 ngày 12/01/2017:
Gặp bài Trương Chính viết về tiểu thuyết Bước đường cùng, tái bản 1956, chỗ đáng ngạc nhiên là thông tin này: Tác giả Nguyễn Công Hoan đã sửa chữa tác phẩm cũ trước 1945 của mình ở khá nhiều chỗ.
Trương Chính kín đáo cho thấy, Nguyễn Công Hoan chủ ý xóa dấu vết từng chịu ảnh hưởng Tự Lực văn đoàn!
[...] "Tuy vậy, cũng chưa nên kết luận rằng, hồi bấy giờ, Nguyễn Công Hoan đã có một lập trường đúng. NCH 1938 không phải là NCH 1956. Điều đó không ai trách. Nhưng cần phải nói ra cho được trung thực, bởi vì bản Bước Đường Cùng [BĐC] vừa mới được x.bản [Nxb. Văn nghệ, 1956] so với bản cũ [in 1938, bị cấm] có ít nhiều chỗ đã bị sửa chữa lại, có thể làm cho người đọc hiểu nhầm.
Theo bản cũ thì, viết BĐC, NCH có một ý định rõ rệt, ý định đó thể hiện ở cách bố trí cốt truyện cũng như ở cách sáng tạo một số nhân vật phụ. Ông chủ trương rằng: thảm trạng của nông thôn VN sở dĩ kéo dài được là vì người nông dân dốt. [...] Nhiều lần Pha đã thở dài nói với vợ: "Tôi bị bao nhiêu tai vạ về dốt nát...", "Tôi căm ông Nghị Lại bao nhiêu, tôi lại bực mình về cái tôi dốt bấy nhiêu" (tr. 117). Và nghe lời bác Tân, anh đã bàn với vợ học cho biết chữ quốc ngữ rồi mượn sách báo về đọc! Dư, anh ruột chị Pha, và là người về sau đã giác ngộ cho Pha rất nhiều, cũng nói: "...Tôi may được bác Tân khuyên bảo học hành, nên bây giờ mới rạng ra một tý, biết thế nào là lẽ phải, thế nào là áp bức..." Rồi y còn cho biết rõ chủ trương của y hơn:
"Những làng có người đứng đắn trông nom công việc thì chỉ ba năm, bỏ lệ ăn uống hủ lậu, là đủ có đường giải gạch, có trường dạy trẻ, và làm bao nhiêu việc công ích. Làng ta, dân thất học, nhà cửa ẩm thấp, đường xá lầm lội, nhất là cái ao nửa để tắm giặt rửa ráy, nửa để gánh nước ăn, thật là bẩn thỉu tai hại" (tr. 120). Những ý đó trong bản mới của Văn nghệ vẫn y nguyên.
Trương Chính kín đáo cho thấy, Nguyễn Công Hoan chủ ý xóa dấu vết từng chịu ảnh hưởng Tự Lực văn đoàn!
[...] "Tuy vậy, cũng chưa nên kết luận rằng, hồi bấy giờ, Nguyễn Công Hoan đã có một lập trường đúng. NCH 1938 không phải là NCH 1956. Điều đó không ai trách. Nhưng cần phải nói ra cho được trung thực, bởi vì bản Bước Đường Cùng [BĐC] vừa mới được x.bản [Nxb. Văn nghệ, 1956] so với bản cũ [in 1938, bị cấm] có ít nhiều chỗ đã bị sửa chữa lại, có thể làm cho người đọc hiểu nhầm.
Theo bản cũ thì, viết BĐC, NCH có một ý định rõ rệt, ý định đó thể hiện ở cách bố trí cốt truyện cũng như ở cách sáng tạo một số nhân vật phụ. Ông chủ trương rằng: thảm trạng của nông thôn VN sở dĩ kéo dài được là vì người nông dân dốt. [...] Nhiều lần Pha đã thở dài nói với vợ: "Tôi bị bao nhiêu tai vạ về dốt nát...", "Tôi căm ông Nghị Lại bao nhiêu, tôi lại bực mình về cái tôi dốt bấy nhiêu" (tr. 117). Và nghe lời bác Tân, anh đã bàn với vợ học cho biết chữ quốc ngữ rồi mượn sách báo về đọc! Dư, anh ruột chị Pha, và là người về sau đã giác ngộ cho Pha rất nhiều, cũng nói: "...Tôi may được bác Tân khuyên bảo học hành, nên bây giờ mới rạng ra một tý, biết thế nào là lẽ phải, thế nào là áp bức..." Rồi y còn cho biết rõ chủ trương của y hơn:
"Những làng có người đứng đắn trông nom công việc thì chỉ ba năm, bỏ lệ ăn uống hủ lậu, là đủ có đường giải gạch, có trường dạy trẻ, và làm bao nhiêu việc công ích. Làng ta, dân thất học, nhà cửa ẩm thấp, đường xá lầm lội, nhất là cái ao nửa để tắm giặt rửa ráy, nửa để gánh nước ăn, thật là bẩn thỉu tai hại" (tr. 120). Những ý đó trong bản mới của Văn nghệ vẫn y nguyên.
Tôi tưởng không cần phê bình một chủ trương như thế. Đó cũng là chủ trương của Khương, Duy trong "Con Đường Sáng". [t.th. Hoàng Đạo, đăng báo 1938, in sách 1940].
Thật ra thì NCH cũng thừa biết vậy, nên có chỗ ông đã sửa chữa lại. Thí dụ câu bản cũ:
"Chợt mang máng, anh nhớ lại lời Tân: rút cục, nạn gì cũng do cái dốt nó đẻ ra. Và trong lúc chuếnh choáng, anh cũng nhận thấy rằng vì dốt nát nên anh quá tin ông nghị, vì dốt nát nên anh không biết trong văn tự ông ấy đã tự do viết những gì..." (tr. 118 bản cũ)
Bản của Văn nghệ sửa chữa như sau:
"Chợt mang máng, anh nhớ lại lời Tân: rút cục, nạn gì cũng do cái nghèo, không có ruộng, nó đẻ ra. Và trong lúc chuênh choáng, anh cũng nhận thấy rằng vì nghèo túng nên anh quá tin lão nghị, vì nghèo túng nên anh không biết trong văn tự hắn đã tự do viết những gì..." (tr. 108) Và nhiều đoạn khác nữa.
[bài rất dài, chỉ trích 1 đoạn như trên - LNA]
Nguồn: Trương Chính. Phê bình văn học: Đọc "Bước Đường Cùng", tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan. Nxb. Văn nghệ tái bản, 1956 // Văn nghệ, s. 142 (25.10.1956), tr. 3
Thật ra thì NCH cũng thừa biết vậy, nên có chỗ ông đã sửa chữa lại. Thí dụ câu bản cũ:
"Chợt mang máng, anh nhớ lại lời Tân: rút cục, nạn gì cũng do cái dốt nó đẻ ra. Và trong lúc chuếnh choáng, anh cũng nhận thấy rằng vì dốt nát nên anh quá tin ông nghị, vì dốt nát nên anh không biết trong văn tự ông ấy đã tự do viết những gì..." (tr. 118 bản cũ)
Bản của Văn nghệ sửa chữa như sau:
"Chợt mang máng, anh nhớ lại lời Tân: rút cục, nạn gì cũng do cái nghèo, không có ruộng, nó đẻ ra. Và trong lúc chuênh choáng, anh cũng nhận thấy rằng vì nghèo túng nên anh quá tin lão nghị, vì nghèo túng nên anh không biết trong văn tự hắn đã tự do viết những gì..." (tr. 108) Và nhiều đoạn khác nữa.
[bài rất dài, chỉ trích 1 đoạn như trên - LNA]
Nguồn: Trương Chính. Phê bình văn học: Đọc "Bước Đường Cùng", tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan. Nxb. Văn nghệ tái bản, 1956 // Văn nghệ, s. 142 (25.10.1956), tr. 3
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉