Mời nghe đọc tại Trung Tâm Vì Người Mù Sao Mai - Người đọc: Nguyên Lộc.
NGUYỄN CÔNG HOAN CÂY BÚT HIỆN THỰC XUẤT SẮC
Phần II: Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan - Những thành công và đóng góp.
ĐỌC LẠI TRUYỆN NGẮN TRÀO PHÚNG CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN
NGUYỄN ĐĂNG MẠNH
Phong cách Nguyễn Công Hoan không thiên về lối thâm trầm kín đáo. Ông thích bốp chát, đánh vỗ ngay vào mặt đối phương. Tiếng cười đả kích của Nguyễn Công Hoan, vì thế, thường là những đòn đơn giản mà ác liệt.
Những vấn đề chỉ có ý nghĩa khi nhà văn nhằm trúng đối tượng cần đánh, nghĩa là kẻ thù thật sự của nhân dân, của cách mạng. Cái gì đã chỉ đạo nhà văn trào phúng của chúng ta trong việc xác định đối tượng đả kích?
Trước hết, đó là một quan điểm xã hội tạm gọi là quan điểm giàu nghèo. Hầu hết truyện ngắn, truyện dài của Nguyễn Công Hoan đều xoay quanh sự đối chọi giữa kẻ giàu và người nghèo. Một đằng chẳng làm gì cả mà ăn ngập mày ngập mặt không hết tiền, hết của. Một đằng thì vất vả đủ đường mà suốt đời đói rách. Hai cái bụng có thể coi là dạng kết cấu đơn giản nhất nhưng tiêu biểu của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan theo quan điểm nói trên. Đây là một thứ quan điểm xã hội có tính chất kinh nghiệm chủ nghĩa, nhưng dù sao cũng có nội dung chân lý phổ biến của nó. Ở Nguyễn Công Hoan, quan điểm này đã trở thành một niềm tin, một nguyên tắc nhận thức luận bền vững giúp ông khám phá ra biết bao chuyện bất công, vô lý, vô nghĩa trong xã hội cũ.
Trong sự đối lập giàu nghèo ấy, dĩ nhiên nhà văn đứng về phía người nghèo. Vì lối đánh là lối đánh ác, nên một khi đánh trúng thì truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan thường đem đến cho độc giả những giây phút hả lòng hả dạ. Đó là những khi đòn châm biếm giáng vào bọn thực dân, quan lại (cả quan ông lẫn quan bà), bọn tư sản, địa chủ, cường hào, lính tráng. Ông ghét cay ghét đắng hai tội này của chúng: cậy quyền cậy thế lấy thịt đè người và tham lam vô độ, vơ vét cả đến đồng xu cuối cùng của người dân nghèo. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Công Hoan tả chứng nhất loạt đều to béo, béo đến chảy mỡ, đến phát phì ra. Đây là cách giải thích rất Nguyễn Công Hoan: "Tôi cực lực công kích sách vệ sinh đã dạy ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn được khoẻ mạnh, béo tốt. Thuyết ấy sai. Trăm lần sai! Nghìn lần sai! Vì tôi thấy sự thực, ở đời này, bao nhiêu những anh béo khoẻ, đều là những anh thích ăn bẩn cả" (Đồng hào có ma). "Ăn bẩn" nghĩa là đục khoét dân, hút máu hút mủ của dân. Hàng loạt truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan chỉ xoay quanh các mánh khoé "ăn bẩn" của bọn quan lại, cường hào thôi mà không hề trùng lặp. Có những cách "ăn uống" thật oái ăm, kỳ lạ và hết sức đê tiện. Nghĩ lại, thấy người dân đen ngày trước thật cực khổ vô cùng: Khổ vì nghèo đói đã đành, đến con chết cũng không được chôn (Thịt người chết), mẹ chết không được đưa ra đồng (Người thứ ba), thậm chí khóc cũng không được khóc.
"Cụ thư ký (...) mặt hầm hầm, trỏ ba toong vào mặt chị Cu, hất hàm hỏi:
- Ai cho phép mày khóc?
- Lạy cụ, mẹ con chết thì con khóc.
Rồi không nhịn được nỗi thương tâm, chị ti tỉ:
- Mẹ ơi!
Hai mắt long lên, cụ Ký giơ năm đầu ngón tay:
- Ông thì vả vỡ tan họng mày ra bây giờ! Mẹ mày chết, mày đã trình báo gì tao chưa, mà đã dám khóc?" (Công dụng của cái miệng).
Có một đề tài cứ trở đi trở lại luôn trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan: Chuyện ăn cắp, thói ăn cắp. Có lẽ xoay quanh những vụ trộm cắp, nhà văn dễ tìm ra những tình tiết ly kỳ hấp dẫn chăng? Có phần chắc là, viết về đề tài này, Nguyễn Công Hoan có dịp thuận tiện để đem công lý của người nghèo chọi lại một cách thú vị "công lý" của nhà giàu. Nghĩa là ông đóng vai trạng sư cãi trắng án cho những kẻ ăn cắp do nghèo đói mà phải ăn quỵt hai xu bún riêu, bốc trộm củ khoai, một tấm bánh (Thằng ăn cắp, Bữa no đòn, Thế cho nó chừa...), ngược lại, ông chỉ đích danh thủ phạm chính là bọn nhà giàu. Cách dựng truyện ở đây dắt dẫn độc giả bắt quả tang những vụ trộm bất ngờ: Chẳng hạn, Cái ví ấy của ai? là chuyện mấy ông huyện, ông đốc, bà tham, bà cử nào đó rất chi là sang trọng lịch sự, đang khiêu vũ với nhau, nói toàn tiếng Tây, tưởng đâu chỉ có say vì nhạc, mê vì tình. Ấy thế mà xoay ra lần ví của nhau. Thằng Quýt tố cáo một ông phán ăn cắp tiền của đầy tớ một cách đểu giả, độc ác. Cụ Chánh Bá mất giày cũng là một kiểu ăn cắp không hơn không kém: dựng đứng lên chuyện mất cắp để thực sự ăn cắp một đôi giày mới. Đê tiện và bất ngờ nhất có lẽ là vụ Đồng hào có ma: người dân đen ngày trước đã vào đến cửa quan thì như con sâu cái kiến, ai chửi bới, bóp nặn cũng phải chịu. Nhưng có ngờ đâu quan huyện oai vệ là thế mà lại đi ăn cắp mà ăn cắp một đồng hào đánh rơi của người dân nghèo, mặt cứ tỉnh như không, đúng là ăn cắp chính tông! Một trường hợp khác còn có phần ly kỳ hơn: quan huyện ăn cướp của một thằng ăn cướp đến nỗi nó phải giải nghệ vì lỗ vốn to với quan lớn (Thằng ăn cướp)...
Thế là trong cái xã hội của truyện ngắn, truyện dài Nguyễn Công Hoan, bọn thống trị chỉ là một lũ ăn cắp, ăn cướp. Luật pháp của chúng bày ra chỉ là để đè đầu người dân xuống mà ăn cắp, ăn cướp. Nguyễn Công Hoan đã phản ánh được chính xác, một khía cạnh bản chất của hiện thực.
Quan điểm gọi là giầu nghèo dĩ nhiên là có nhiều nhược điểm. Bởi vì giàu, nghèo là những khái niệm khá mơ hồ. Ta hiểu vì sao ngòi bút của Nguyễn Công Hoan nhiều phen chuệch choạc, lẫn lộn bạn thù, nhất là trong những sáng tác thời kỳ đầu. Đến thời kỳ Mặt trận dân chủ (1936-1939), chịu ảnh hưởng của Cách mạng, ngòi bút Nguyễn Công Hoan có những bước chuyển biến rõ rệt: quan điểm giàu nghèo có xu hướng đi tới gần quan điểm giai cấp. Vì thế, tuy cũng nhằm vào những đối tượng cũ, nhưng những đòn đả kích của ông bây giờ nhiều khi đã đụng được đến bản chất giai cấp của chúng. Sức tố cáo của ngòi bút Nguyễn Công Hoan do đó càng mãnh liệt hơn, ý nghĩa khái quát của hình tượng càng rộng lớn, sâu sắc hơn (Sáu mạng người, Thịt người chết, Tấm giấy một trăm...) Nhiều tác phẩm khác dám đánh thẳng vào bọn thực dân và những chính sách xảo quyệt của chúng (Sáng, chị phu mỏ, Đào kép mới, Tinh thần thể dục,...)
Một chuyển biến quan trọng nữa của nhà văn là từ chỗ chỉ quẩn quanh với những lớp dân nghèo thành thị (phu xe, kép hát, người ở, ăn mày, gái điếm, lưu manh...), ông đã mở rộng thế giới nhân vật của mình, đi vào đời sống công nhân, nông dân. Mà không phải chỉ mô tả như những nạn tiêu cực, mà còn phát hiện ở họ bản chất ngoan cường bất khuất. Hình ảnh chị công nhân Sáng quyết liệt chống lại thằng chủ Tây dâm ác trong Sáng, chị phu mỏ, và hình ảnh anh Pha phang đòn gánh vào đầu tên địa chủ Nghị Lại trong Bước đường cùng, cũng xuất hiện năm 1938, tuy chưa chứng tỏ nhà văn đã nhận thức được điều gì rõ ràng, chính xác về đường lối cách mạng, nhưng trong khuôn khổ của chủ nghĩa hiện thực phê phán, đó là những dấu hiệu tư tưởng mới mẻ, táo bạo chỉ có thể có được trong không khí cách mạng sôi nổi lúc bấy giờ.
Về thời kỳ sáng tác này của Nguyễn Công Hoan, riêng tôi rất chú ý đến mấy truyện ngắn này: Chiếc quan tài (I), Tôi cũng không hiểu tại làm sao? (I và II). Có một cái gì như là sự thay đổi về bút pháp một cách đặc biệt. Câu chuyện về chiếc quan tài lênh đênh trên đồng nước lụt, cứ ám ảnh người đọc, gợi lên biết bao suy nghĩ về kiếp sống thê thảm của người dân cày; sống đã không thước đất cắm dùi, chết cũng không có chỗ mà chôn, sống điêu đứng vất vả, chết lại đành chịu cho gió dập, sóng vùi... Tôi cũng không hiểu tại làm sao? lại thuộc vào số những tác phẩm không phổ biến lắm của nhà văn viết về cái nhục của người dân nô lệ: "Nô lệ thì đâu có nhân cách mà giữ", ở những tác phẩm như thế, tiếng cười của Nguyễn Công Hoan có nội dung trữ tình cảm động, thật sự là tiếng cười ra nước mắt.
Những vấn đề chỉ có ý nghĩa khi nhà văn nhằm trúng đối tượng cần đánh, nghĩa là kẻ thù thật sự của nhân dân, của cách mạng. Cái gì đã chỉ đạo nhà văn trào phúng của chúng ta trong việc xác định đối tượng đả kích?
Trước hết, đó là một quan điểm xã hội tạm gọi là quan điểm giàu nghèo. Hầu hết truyện ngắn, truyện dài của Nguyễn Công Hoan đều xoay quanh sự đối chọi giữa kẻ giàu và người nghèo. Một đằng chẳng làm gì cả mà ăn ngập mày ngập mặt không hết tiền, hết của. Một đằng thì vất vả đủ đường mà suốt đời đói rách. Hai cái bụng có thể coi là dạng kết cấu đơn giản nhất nhưng tiêu biểu của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan theo quan điểm nói trên. Đây là một thứ quan điểm xã hội có tính chất kinh nghiệm chủ nghĩa, nhưng dù sao cũng có nội dung chân lý phổ biến của nó. Ở Nguyễn Công Hoan, quan điểm này đã trở thành một niềm tin, một nguyên tắc nhận thức luận bền vững giúp ông khám phá ra biết bao chuyện bất công, vô lý, vô nghĩa trong xã hội cũ.
Trong sự đối lập giàu nghèo ấy, dĩ nhiên nhà văn đứng về phía người nghèo. Vì lối đánh là lối đánh ác, nên một khi đánh trúng thì truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan thường đem đến cho độc giả những giây phút hả lòng hả dạ. Đó là những khi đòn châm biếm giáng vào bọn thực dân, quan lại (cả quan ông lẫn quan bà), bọn tư sản, địa chủ, cường hào, lính tráng. Ông ghét cay ghét đắng hai tội này của chúng: cậy quyền cậy thế lấy thịt đè người và tham lam vô độ, vơ vét cả đến đồng xu cuối cùng của người dân nghèo. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Công Hoan tả chứng nhất loạt đều to béo, béo đến chảy mỡ, đến phát phì ra. Đây là cách giải thích rất Nguyễn Công Hoan: "Tôi cực lực công kích sách vệ sinh đã dạy ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn được khoẻ mạnh, béo tốt. Thuyết ấy sai. Trăm lần sai! Nghìn lần sai! Vì tôi thấy sự thực, ở đời này, bao nhiêu những anh béo khoẻ, đều là những anh thích ăn bẩn cả" (Đồng hào có ma). "Ăn bẩn" nghĩa là đục khoét dân, hút máu hút mủ của dân. Hàng loạt truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan chỉ xoay quanh các mánh khoé "ăn bẩn" của bọn quan lại, cường hào thôi mà không hề trùng lặp. Có những cách "ăn uống" thật oái ăm, kỳ lạ và hết sức đê tiện. Nghĩ lại, thấy người dân đen ngày trước thật cực khổ vô cùng: Khổ vì nghèo đói đã đành, đến con chết cũng không được chôn (Thịt người chết), mẹ chết không được đưa ra đồng (Người thứ ba), thậm chí khóc cũng không được khóc.
"Cụ thư ký (...) mặt hầm hầm, trỏ ba toong vào mặt chị Cu, hất hàm hỏi:
- Ai cho phép mày khóc?
- Lạy cụ, mẹ con chết thì con khóc.
Rồi không nhịn được nỗi thương tâm, chị ti tỉ:
- Mẹ ơi!
Hai mắt long lên, cụ Ký giơ năm đầu ngón tay:
- Ông thì vả vỡ tan họng mày ra bây giờ! Mẹ mày chết, mày đã trình báo gì tao chưa, mà đã dám khóc?" (Công dụng của cái miệng).
Có một đề tài cứ trở đi trở lại luôn trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan: Chuyện ăn cắp, thói ăn cắp. Có lẽ xoay quanh những vụ trộm cắp, nhà văn dễ tìm ra những tình tiết ly kỳ hấp dẫn chăng? Có phần chắc là, viết về đề tài này, Nguyễn Công Hoan có dịp thuận tiện để đem công lý của người nghèo chọi lại một cách thú vị "công lý" của nhà giàu. Nghĩa là ông đóng vai trạng sư cãi trắng án cho những kẻ ăn cắp do nghèo đói mà phải ăn quỵt hai xu bún riêu, bốc trộm củ khoai, một tấm bánh (Thằng ăn cắp, Bữa no đòn, Thế cho nó chừa...), ngược lại, ông chỉ đích danh thủ phạm chính là bọn nhà giàu. Cách dựng truyện ở đây dắt dẫn độc giả bắt quả tang những vụ trộm bất ngờ: Chẳng hạn, Cái ví ấy của ai? là chuyện mấy ông huyện, ông đốc, bà tham, bà cử nào đó rất chi là sang trọng lịch sự, đang khiêu vũ với nhau, nói toàn tiếng Tây, tưởng đâu chỉ có say vì nhạc, mê vì tình. Ấy thế mà xoay ra lần ví của nhau. Thằng Quýt tố cáo một ông phán ăn cắp tiền của đầy tớ một cách đểu giả, độc ác. Cụ Chánh Bá mất giày cũng là một kiểu ăn cắp không hơn không kém: dựng đứng lên chuyện mất cắp để thực sự ăn cắp một đôi giày mới. Đê tiện và bất ngờ nhất có lẽ là vụ Đồng hào có ma: người dân đen ngày trước đã vào đến cửa quan thì như con sâu cái kiến, ai chửi bới, bóp nặn cũng phải chịu. Nhưng có ngờ đâu quan huyện oai vệ là thế mà lại đi ăn cắp mà ăn cắp một đồng hào đánh rơi của người dân nghèo, mặt cứ tỉnh như không, đúng là ăn cắp chính tông! Một trường hợp khác còn có phần ly kỳ hơn: quan huyện ăn cướp của một thằng ăn cướp đến nỗi nó phải giải nghệ vì lỗ vốn to với quan lớn (Thằng ăn cướp)...
Thế là trong cái xã hội của truyện ngắn, truyện dài Nguyễn Công Hoan, bọn thống trị chỉ là một lũ ăn cắp, ăn cướp. Luật pháp của chúng bày ra chỉ là để đè đầu người dân xuống mà ăn cắp, ăn cướp. Nguyễn Công Hoan đã phản ánh được chính xác, một khía cạnh bản chất của hiện thực.
Quan điểm gọi là giầu nghèo dĩ nhiên là có nhiều nhược điểm. Bởi vì giàu, nghèo là những khái niệm khá mơ hồ. Ta hiểu vì sao ngòi bút của Nguyễn Công Hoan nhiều phen chuệch choạc, lẫn lộn bạn thù, nhất là trong những sáng tác thời kỳ đầu. Đến thời kỳ Mặt trận dân chủ (1936-1939), chịu ảnh hưởng của Cách mạng, ngòi bút Nguyễn Công Hoan có những bước chuyển biến rõ rệt: quan điểm giàu nghèo có xu hướng đi tới gần quan điểm giai cấp. Vì thế, tuy cũng nhằm vào những đối tượng cũ, nhưng những đòn đả kích của ông bây giờ nhiều khi đã đụng được đến bản chất giai cấp của chúng. Sức tố cáo của ngòi bút Nguyễn Công Hoan do đó càng mãnh liệt hơn, ý nghĩa khái quát của hình tượng càng rộng lớn, sâu sắc hơn (Sáu mạng người, Thịt người chết, Tấm giấy một trăm...) Nhiều tác phẩm khác dám đánh thẳng vào bọn thực dân và những chính sách xảo quyệt của chúng (Sáng, chị phu mỏ, Đào kép mới, Tinh thần thể dục,...)
Một chuyển biến quan trọng nữa của nhà văn là từ chỗ chỉ quẩn quanh với những lớp dân nghèo thành thị (phu xe, kép hát, người ở, ăn mày, gái điếm, lưu manh...), ông đã mở rộng thế giới nhân vật của mình, đi vào đời sống công nhân, nông dân. Mà không phải chỉ mô tả như những nạn tiêu cực, mà còn phát hiện ở họ bản chất ngoan cường bất khuất. Hình ảnh chị công nhân Sáng quyết liệt chống lại thằng chủ Tây dâm ác trong Sáng, chị phu mỏ, và hình ảnh anh Pha phang đòn gánh vào đầu tên địa chủ Nghị Lại trong Bước đường cùng, cũng xuất hiện năm 1938, tuy chưa chứng tỏ nhà văn đã nhận thức được điều gì rõ ràng, chính xác về đường lối cách mạng, nhưng trong khuôn khổ của chủ nghĩa hiện thực phê phán, đó là những dấu hiệu tư tưởng mới mẻ, táo bạo chỉ có thể có được trong không khí cách mạng sôi nổi lúc bấy giờ.
Về thời kỳ sáng tác này của Nguyễn Công Hoan, riêng tôi rất chú ý đến mấy truyện ngắn này: Chiếc quan tài (I), Tôi cũng không hiểu tại làm sao? (I và II). Có một cái gì như là sự thay đổi về bút pháp một cách đặc biệt. Câu chuyện về chiếc quan tài lênh đênh trên đồng nước lụt, cứ ám ảnh người đọc, gợi lên biết bao suy nghĩ về kiếp sống thê thảm của người dân cày; sống đã không thước đất cắm dùi, chết cũng không có chỗ mà chôn, sống điêu đứng vất vả, chết lại đành chịu cho gió dập, sóng vùi... Tôi cũng không hiểu tại làm sao? lại thuộc vào số những tác phẩm không phổ biến lắm của nhà văn viết về cái nhục của người dân nô lệ: "Nô lệ thì đâu có nhân cách mà giữ", ở những tác phẩm như thế, tiếng cười của Nguyễn Công Hoan có nội dung trữ tình cảm động, thật sự là tiếng cười ra nước mắt.
Tiếng cười của Nguyễn Công Hoan xét về một phương diện nào đó, như là muốn kế tục mạch trào phúng của Tú Xương vậy. Cũng như Tú Xương, ông cảm thấy đau đớn, phẫn uất trước tình trạng chủ nghĩa thực dân và sinh hoạt tư sản đã đẻ ra biết bao quái thai, ngang nhiên xéo lên những truyền thống đạo đức của cha ông.
Tú Xương từng chứng kiến:
Đến thời Nguyễn Công Hoan, tình trạng còn thối nát hơn nhiều. Nhà văn đã ghi lại nhiều cảnh thật tồi tệ; Một ông chủ xe ô tô Con Cọp nào đó giỗ cha rất linh đình, nhưng mà mẹ nghèo còn sống sờ sờ ra đây thì cấm cửa (Báo hiếu: trả nghĩa cha), một bà tham hay bà đốc gì đó đã đền ơn chồng bằng cách "Thế rồi mợ nó đi Tây"; một ông viên chức nọ vác ba toong dạy vợ về đạo tòng phu, hiểu theo nghĩa phải vâng lệnh chồng đi ngủ với cấp trên (Xuất giá tòng phu), một bà quả phụ quan tuần phủ kia kiếm được bốn chữ "Tiết hạnh khả phong" bằng cách vứt bỏ chính cái tiết hạnh của mình (Một tấm gương sáng), Hai thằng khốn nạn, Thật là phúc, Mất cái ví, Thằng điên... cũng đều là những truyện đặc sắc nói về tính cách "khốn nạn" của bọn thống trị, bóc lột trong xã hội cũ. Ở những tác phẩm như thế, quan điểm đạo đức đã thống nhất chặt chẽ với quan điểm giàu nghèo, giúp nhà văn luyện được những đòn vừa chính xác vừa hiểm hóc.
Đối với nhà văn trào phúng, việc tìm ra mâu thuẫn trào phúng cũng có ý quyết định hệt như việc tìm ra tứ thơ đối với một nhà thơ. Nhưng nếu từ tứ thơ đến bài thơ còn biết bao việc phải làm, thì từ mâu thuẫn trào phúng đến một truyện ngắn trào phúng hoàn chỉnh cũng thế. Công việc quan trọng nhất phải giải quyết là sắp xếp cốt truyện, xây dựng nhân vật và chọn cách kể chuyện. Ở những nhà văn nào khác, tính cách là trung tâm, tính cách chi phối cốt truyện, nhưng ở Nguyễn Công Hoan thì ngược lại, cốt truyện là điều quan trọng nhất, nhiều khi để cho cốt truyện ly kỳ hấp dẫn, nhà văn sẵn sàng hy sinh cả tính hợp lý, tính chân thực của những quá trình diễn biến tâm lý nhân vật (Chồng cô Kếu, Gái tân thời, Cái vốn để sinh nhai, Tôi xin hết lòng, Truyện Trung Kỳ...). Nhược điểm này càng bộc lộ rõ hơn, nặng hơn ở truyện dài của Nguyễn Công Hoan. Nhưng để bù lại, ông có một cái duyên kể chuyện hết sức hấp dẫn. Người ta nói có nhà văn hài hước nào đó đã buộc cả kẻ thù phải bật cười.
Sự thực, có nhiều người thuộc một xu hướng thẩm mỹ khác, không tán thành Nguyễn Công Hoan về quan điểm này, quan điểm khác, thậm chí cho những điều ông viết là bịa đặt, vô lý nữa, vậy mà vẫn bị ông lôi cuốn không sao cưỡng lại được. Thành công của Nguyễn Công Hoan do nhiều nguyên nhân: phương thức kể chuyện biến hoá, tài vẽ hình, vẽ cảnh sinh động, khả năng dựng đối thoại có kịch tính, giọng kể chuyện tự nhiên hoạt bát, lối ví von so sánh độc đáo, cách chơi chữ táo bạo, dí dỏm... Nhưng về đại thể, bí quyết chủ yếu vẫn là nghệ thuật dẫn dắt tình tiết sao cho mâu thuẫn trào phúng, tình thế hài hước bật ra ở cuối tác phẩm một cách thật đột ngột bất ngờ. Ở đây, một trong những thủ thuật hóm hỉnh nhất của Nguyễn Công Hoan là dùng những chi tiết đánh lạc hướng độc giả khỏi cái đích thật sự của câu chuyện. Người đọc càng bị lạc đi xa bao nhiêu thì khi truyện kết thúc, càng bị bất ngờ bấy nhiêu. Đây là chỗ mà nhà trào phúng có thể nghĩ ra đủ thứ "cạm bẫy” thú vị. Cũng là thủ thuật đánh lạc hướng, nhưng ở nhiều trường hợp, tác giả lại dùng một loại nhân vật đóng vai người trong cuộc hay người chứng kiến. Nhân vật này bộ dạng thường thật thà, ngớ ngẩn, kỳ thực mang tất cả cái hóm hỉnh, ranh mãnh của nhà văn (Lại chuyện con mèo, Nỗi lòng ai tỏ, Oẳn tà rroằn, Cái lò gạch bí mật, Lập gioòng...)
Nói chung, nghệ thuật trào phúng chấp nhận rộng rãi biện pháp phóng đại. Thực ra, trong văn học trào phúng thường có hai lối gây cười. Có lối gây cười gián tiếp, nghĩa là cứ trình bày khách quan và bình luận sự việc, để mặc cho người đọc tự mình rút ra kết luận trào phúng từ chính cái vô lý, vô nghĩa, cái lố bịch, ngu xuẩn của hiện thực được phản ánh. Lối gây cười này thường thấy ở những phong cách thâm trầm, kín đáo. Nhưng cũng có lối gây cười trực tiếp, nghĩa là nhà văn không giấu giếm vai trò bố trí sắp xếp của mình đối với câu chuyện và đặc biệt thường dùng lối phóng đại để làm nổi bật tính chất hài hước của nó.
Tiếng cười Nguyễn Công Hoan thuộc loại thứ hai này.
Muốn đánh giá đầy đủ vị trí văn học sử của Nguyễn Công Hoan, cần nhớ lại nền văn xuôi nước ta trong buổi đầu xây dựng khoảng trước sau năm 1930. Lúc bây giờ trên sách báo còn đầy rẫy thứ văn biền ngẫu ước lệ sáo rỗng, dài dòng, luộm thuộm. Lối viết của Hoàng Tích Chu có nhu cách tân táo bạo đây nhưng lại quá cộc lốc. Sau này những cây bút Tự lực văn đoàn có đưa đến cho câu văn xuôi khả năng diễn đạt nhuần nhị và trong sáng hơn, nhưng là thứ trong sáng của ngôn ngữ trí thức trưởng giả, cũng nhanh chóng trở thành kiểu cách, mòn sáo. Chính lúc ấy Nguyễn Công Hoan xuất hiện, đã tìm được cho mình hướng đi đúng đắn: hướng đi của chủ nghĩa hiện thực, của tiếng nói giàu có và đầy sức sống của nhân dân. Bị lôi kéo bởi nhu cầu trào phúng có lúc mất tỉnh táo, ông đã đem lầm vào văn học một ít rác rưởi của ngôn ngữ vỉa hè. Nhưng nhìn chung tiếng nói văn học của Nguyễn Công Hoan là thứ tiếng nói giản dị, trong sáng, linh hoạt, mới mẻ, và rất đỗi Việt Nam.
Cũng cần đánh giá cao vai trò của Nguyễn Công Hoan trong việc xây dựng và phát triển thể tài truyện ngắn hiện đại ở nước ta. Mấy năm sau này sẽ xuất hiện hàng loạt cây bút truyện ngắn xuất sắc như Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng, Thanh Tịnh, Tô Hoài, Bùi Hiển... Nhưng lịch sử văn học vẫn mãi mãi ghi đậm nét tên tuổi của những người có công phá lối, mở đường, tiêu biểu là Nguyễn Công Hoan.
Tuy nhiên nếu như thể tài truyện ngắn nói chung đã được nhiều nhà văn có tài năng nối tiếp nhau phát triển và hoàn thiện mãi, thì riêng lối truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan, chưa thấy có cây bút kế thừa. Điều đáng chú ý là ngay bản thân Nguyễn Công Hoan, sau Cách mạng tháng Tám, cũng không tiếp tục thể tài rất sở trường này của mình nữa.
Trong nhiều lý do, có thể lý do này chăng: chúng ta chưa chú ý đúng mức tới văn xuôi trào phúng cũng như chưa chú ý đúng mức tới nhiệm vụ phê phán của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, bản thân nghệ thuật trào phúng hiện thực xã hội chủ nghĩa cũng có khó khăn riêng của nó. Hình như ở đây, tính đảng phái thật sự trở thành bản năng, phải thấm sâu vào thói quen tư duy nghệ thuật thì mới có thể có được tiếng cười chân thực, thoải mái mà chính xác.
Trong văn học cũng như trong đời sống, cười cợt tự nhiên mà sâu sắc chính xác vẫn chứng tỏ bản lĩnh cao hơn là nói chính xác một cách nghiêm nghị khô khan.
Dù sao cũng không thể đi đến kết luận nào khác là cần phải chú ý phát triển mạnh mẽ hơn nữa các thể loại văn học trào phúng, nhất là văn xuôi, và hiện tượng cho đến nay, chưa có ai vận dụng và phát huy kinh nghiệm của truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan là một hiện tượng đáng tiếc.
Tú Xương từng chứng kiến:
Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.
Đối với nhà văn trào phúng, việc tìm ra mâu thuẫn trào phúng cũng có ý quyết định hệt như việc tìm ra tứ thơ đối với một nhà thơ. Nhưng nếu từ tứ thơ đến bài thơ còn biết bao việc phải làm, thì từ mâu thuẫn trào phúng đến một truyện ngắn trào phúng hoàn chỉnh cũng thế. Công việc quan trọng nhất phải giải quyết là sắp xếp cốt truyện, xây dựng nhân vật và chọn cách kể chuyện. Ở những nhà văn nào khác, tính cách là trung tâm, tính cách chi phối cốt truyện, nhưng ở Nguyễn Công Hoan thì ngược lại, cốt truyện là điều quan trọng nhất, nhiều khi để cho cốt truyện ly kỳ hấp dẫn, nhà văn sẵn sàng hy sinh cả tính hợp lý, tính chân thực của những quá trình diễn biến tâm lý nhân vật (Chồng cô Kếu, Gái tân thời, Cái vốn để sinh nhai, Tôi xin hết lòng, Truyện Trung Kỳ...). Nhược điểm này càng bộc lộ rõ hơn, nặng hơn ở truyện dài của Nguyễn Công Hoan. Nhưng để bù lại, ông có một cái duyên kể chuyện hết sức hấp dẫn. Người ta nói có nhà văn hài hước nào đó đã buộc cả kẻ thù phải bật cười.
Sự thực, có nhiều người thuộc một xu hướng thẩm mỹ khác, không tán thành Nguyễn Công Hoan về quan điểm này, quan điểm khác, thậm chí cho những điều ông viết là bịa đặt, vô lý nữa, vậy mà vẫn bị ông lôi cuốn không sao cưỡng lại được. Thành công của Nguyễn Công Hoan do nhiều nguyên nhân: phương thức kể chuyện biến hoá, tài vẽ hình, vẽ cảnh sinh động, khả năng dựng đối thoại có kịch tính, giọng kể chuyện tự nhiên hoạt bát, lối ví von so sánh độc đáo, cách chơi chữ táo bạo, dí dỏm... Nhưng về đại thể, bí quyết chủ yếu vẫn là nghệ thuật dẫn dắt tình tiết sao cho mâu thuẫn trào phúng, tình thế hài hước bật ra ở cuối tác phẩm một cách thật đột ngột bất ngờ. Ở đây, một trong những thủ thuật hóm hỉnh nhất của Nguyễn Công Hoan là dùng những chi tiết đánh lạc hướng độc giả khỏi cái đích thật sự của câu chuyện. Người đọc càng bị lạc đi xa bao nhiêu thì khi truyện kết thúc, càng bị bất ngờ bấy nhiêu. Đây là chỗ mà nhà trào phúng có thể nghĩ ra đủ thứ "cạm bẫy” thú vị. Cũng là thủ thuật đánh lạc hướng, nhưng ở nhiều trường hợp, tác giả lại dùng một loại nhân vật đóng vai người trong cuộc hay người chứng kiến. Nhân vật này bộ dạng thường thật thà, ngớ ngẩn, kỳ thực mang tất cả cái hóm hỉnh, ranh mãnh của nhà văn (Lại chuyện con mèo, Nỗi lòng ai tỏ, Oẳn tà rroằn, Cái lò gạch bí mật, Lập gioòng...)
Nói chung, nghệ thuật trào phúng chấp nhận rộng rãi biện pháp phóng đại. Thực ra, trong văn học trào phúng thường có hai lối gây cười. Có lối gây cười gián tiếp, nghĩa là cứ trình bày khách quan và bình luận sự việc, để mặc cho người đọc tự mình rút ra kết luận trào phúng từ chính cái vô lý, vô nghĩa, cái lố bịch, ngu xuẩn của hiện thực được phản ánh. Lối gây cười này thường thấy ở những phong cách thâm trầm, kín đáo. Nhưng cũng có lối gây cười trực tiếp, nghĩa là nhà văn không giấu giếm vai trò bố trí sắp xếp của mình đối với câu chuyện và đặc biệt thường dùng lối phóng đại để làm nổi bật tính chất hài hước của nó.
Tiếng cười Nguyễn Công Hoan thuộc loại thứ hai này.
Muốn đánh giá đầy đủ vị trí văn học sử của Nguyễn Công Hoan, cần nhớ lại nền văn xuôi nước ta trong buổi đầu xây dựng khoảng trước sau năm 1930. Lúc bây giờ trên sách báo còn đầy rẫy thứ văn biền ngẫu ước lệ sáo rỗng, dài dòng, luộm thuộm. Lối viết của Hoàng Tích Chu có nhu cách tân táo bạo đây nhưng lại quá cộc lốc. Sau này những cây bút Tự lực văn đoàn có đưa đến cho câu văn xuôi khả năng diễn đạt nhuần nhị và trong sáng hơn, nhưng là thứ trong sáng của ngôn ngữ trí thức trưởng giả, cũng nhanh chóng trở thành kiểu cách, mòn sáo. Chính lúc ấy Nguyễn Công Hoan xuất hiện, đã tìm được cho mình hướng đi đúng đắn: hướng đi của chủ nghĩa hiện thực, của tiếng nói giàu có và đầy sức sống của nhân dân. Bị lôi kéo bởi nhu cầu trào phúng có lúc mất tỉnh táo, ông đã đem lầm vào văn học một ít rác rưởi của ngôn ngữ vỉa hè. Nhưng nhìn chung tiếng nói văn học của Nguyễn Công Hoan là thứ tiếng nói giản dị, trong sáng, linh hoạt, mới mẻ, và rất đỗi Việt Nam.
Cũng cần đánh giá cao vai trò của Nguyễn Công Hoan trong việc xây dựng và phát triển thể tài truyện ngắn hiện đại ở nước ta. Mấy năm sau này sẽ xuất hiện hàng loạt cây bút truyện ngắn xuất sắc như Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng, Thanh Tịnh, Tô Hoài, Bùi Hiển... Nhưng lịch sử văn học vẫn mãi mãi ghi đậm nét tên tuổi của những người có công phá lối, mở đường, tiêu biểu là Nguyễn Công Hoan.
Tuy nhiên nếu như thể tài truyện ngắn nói chung đã được nhiều nhà văn có tài năng nối tiếp nhau phát triển và hoàn thiện mãi, thì riêng lối truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan, chưa thấy có cây bút kế thừa. Điều đáng chú ý là ngay bản thân Nguyễn Công Hoan, sau Cách mạng tháng Tám, cũng không tiếp tục thể tài rất sở trường này của mình nữa.
Trong nhiều lý do, có thể lý do này chăng: chúng ta chưa chú ý đúng mức tới văn xuôi trào phúng cũng như chưa chú ý đúng mức tới nhiệm vụ phê phán của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, bản thân nghệ thuật trào phúng hiện thực xã hội chủ nghĩa cũng có khó khăn riêng của nó. Hình như ở đây, tính đảng phái thật sự trở thành bản năng, phải thấm sâu vào thói quen tư duy nghệ thuật thì mới có thể có được tiếng cười chân thực, thoải mái mà chính xác.
Trong văn học cũng như trong đời sống, cười cợt tự nhiên mà sâu sắc chính xác vẫn chứng tỏ bản lĩnh cao hơn là nói chính xác một cách nghiêm nghị khô khan.
Dù sao cũng không thể đi đến kết luận nào khác là cần phải chú ý phát triển mạnh mẽ hơn nữa các thể loại văn học trào phúng, nhất là văn xuôi, và hiện tượng cho đến nay, chưa có ai vận dụng và phát huy kinh nghiệm của truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan là một hiện tượng đáng tiếc.
8-1978
(Nhà văn, tư tưởng và phong cách.
NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Nghe đọcNhà văn Việt Nam hiện đại - Chân dung và phong cách
(Nhà văn, tư tưởng và phong cách.
NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Nghe đọcNhà văn Việt Nam hiện đại - Chân dung và phong cách
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉