Mời nghe đọc tại Trung Tâm Vì Người Mù Sao Mai - Người đọc: Nguyên Lộc.
NGUYỄN CÔNG HOAN CÂY BÚT HIỆN THỰC XUẤT SẮC
Phần I: Nguyễn Công Hoan - Nhà văn hiện thực lớn, bậc thầy truyện ngắn trào phúng.
MỘT NHÀ VĂN XUẤT SẮC CỦA DÒNG VĂN HỌC HIỆN THỰC PHÊ PHÁN
NHƯ PHONG
Nguyễn Công Hoan bắt đầu cầm bút viết vào khoảng những năm 1920 - 1923 và bắt đầu tự khẳng định được mình một cách mạnh mẽ và vững chắc vào khoảng từ những năm 1929 - 1931 trở đi.
Trong thời gian này, văn học nước ta đang có những chuyển biến, tìm tòi bước đầu để tự đổi mới cho phù hợp với những nhu cầu mới về tư tường và tình cảm của xã hội. Nhiều khuynh hướng văn học đã xuất hiện. Lẽ tất nhiên dưới chính sách văn hoá nô dịch và ngu dân, dưới các thủ đoạn đàn áp tư tưởng và ngôn luận của thực dân Pháp, văn học yêu nước công khai của nước ta hồi ấy không thể tự do phát triển như nó đã phải và có thể phát triển... Và cũng tất nhiên, mỗi nhà văn tuỳ theo bản chất giai cấp của mình, tuỳ theo quá trình tiếp thu những gì của cuộc sống và của các ý thức hệ đương thời, tuỳ theo cả thái độ chính trị đối với chế độ thực dân và phong kiến mà tự chọn khuynh hướng này hay khuynh hướng khác.
Ngay từ buổi đầu cầm bút, Nguyễn Công Hoan đã tự vạch cho mình một con đường đi, một con đường không phải ngay từ đầu đã rõ nét ngay và cả về sau này không phải là không có những lúc chệch choạc, nhưng căn bản là một con đường tích cực tiến bộ nhất so với tình hình văn học công khai nước ta hồi ấy - trước khi Đảng ta phát biểu và đấu tranh cho một đường lối văn nghệ chính xác, phù hợp với yêu cầu của Cách mạng và yêu cầu phát triển của bản thân văn nghệ.
Ngay từ trong một số truyện ngắn đầu tiên của anh, Nguyễn Công Hoan đã chú ý lấy đề tài trong những chuyện đáng cười, đáng khinh, đáng ghét và đáng thương trong xã hội lúc bấy giờ và qua suốt hàng mấy trăm truyện ngắn, vài chục truyện dài mà anh viết về sau này, đó là loại đề tài hầu như duy nhất mà anh theo đuổi và ngày càng mở rộng phạm vi quan sát, đối tượng miêu tả và nội dung đả kích... Hiện thực xã hội nước ta dưới chế độ thực dân và phong kiến có thiếu gì những chuyện như vậy! Chuyện những quan lại lớn nhỏ mà bọn thống trị thực dân cất nhắc lên từ đủ mọi nguồn bẩn thỉu để làm tay sai thu thuế, đốc phu, bắt lính cho chúng, đối với quan trên thì hết sức quỵ luỵ, cúi luồn, hầu hạ, nhưng đối với dân đen thì ra oai hống hách, ức hiếp bóp nặn, đục khoét không từ thủ đoạn bất nhân nào không làm...
Chuyện những địa chủ hoặc tư sản làm giàu bằng bóc lột hay lừa bịp, mà lại hiếu danh, bỏ ra hàng nghìn, hàng vạn để mua một phẩm hàm, một chức "nghị gật" thì chẳng tiếc, nhưng tính toán với người cấy rẽ, làm thuê trong nhà hay những người khốn khó vay nợ, đợ con thì so kè từng xu một... Chuyện những công chức "làm việc tây", bị "sếp" làm nhục, hay quá nữa lại còn phải đưa vợ con đến cho chúng làm nhục, nhưng vẫn cúi đầu bưng tai nuốt nhục, vì sợ mất việc, vì sợ "sếp" đã thành một thiên tính thứ hai trong người... Còn biết bao nhiêu chuyện như vậy, còn bao nhiêu chuyện xấu xa độc ác hèn hạ, thảm hại hơn vậy nữa mà người đương thời thấy xảy ra hằng ngày, chung quanh mình, trước mắt mình, bất cứ chỗ nào cũng có... Đó là những chuyện có thật và không thể nào không xảy ra vì chúng nằm ngay trong bản chất, trong quy luật của chế độ thực dân phong kiến chuyên sống bằng cướp đoạt, áp bức và gian trá...
Nguyễn Công Hoan đã dùng ngòi bút của mình vạch toạc tất cả những sự thật ấy ra, những sự thật đen tối của một chế độ xã hội tàn nhẫn và mục nát đến xương tuỷ, những sự thật mà nhiều người có thể biết nhưng chưa nhận thức hết cái tính chất vô đạo, bất nhân của nó. Anh thiên về lối kể chuyện hài hước và trào phúng, do vậy ngòi bút phê phán và tố cáo của anh lại càng lợi hại hơn. Cái cười mỉa mai khinh bỉ có sức công phá mạnh hơn là những lời kêu ca than vãn, đánh mạnh vào cái chế độ độc ác nhưng lại mơn trớn, đểu cáng, giả đạo đức.
Trong thời gian này, văn học nước ta đang có những chuyển biến, tìm tòi bước đầu để tự đổi mới cho phù hợp với những nhu cầu mới về tư tường và tình cảm của xã hội. Nhiều khuynh hướng văn học đã xuất hiện. Lẽ tất nhiên dưới chính sách văn hoá nô dịch và ngu dân, dưới các thủ đoạn đàn áp tư tưởng và ngôn luận của thực dân Pháp, văn học yêu nước công khai của nước ta hồi ấy không thể tự do phát triển như nó đã phải và có thể phát triển... Và cũng tất nhiên, mỗi nhà văn tuỳ theo bản chất giai cấp của mình, tuỳ theo quá trình tiếp thu những gì của cuộc sống và của các ý thức hệ đương thời, tuỳ theo cả thái độ chính trị đối với chế độ thực dân và phong kiến mà tự chọn khuynh hướng này hay khuynh hướng khác.
Ngay từ buổi đầu cầm bút, Nguyễn Công Hoan đã tự vạch cho mình một con đường đi, một con đường không phải ngay từ đầu đã rõ nét ngay và cả về sau này không phải là không có những lúc chệch choạc, nhưng căn bản là một con đường tích cực tiến bộ nhất so với tình hình văn học công khai nước ta hồi ấy - trước khi Đảng ta phát biểu và đấu tranh cho một đường lối văn nghệ chính xác, phù hợp với yêu cầu của Cách mạng và yêu cầu phát triển của bản thân văn nghệ.
Ngay từ trong một số truyện ngắn đầu tiên của anh, Nguyễn Công Hoan đã chú ý lấy đề tài trong những chuyện đáng cười, đáng khinh, đáng ghét và đáng thương trong xã hội lúc bấy giờ và qua suốt hàng mấy trăm truyện ngắn, vài chục truyện dài mà anh viết về sau này, đó là loại đề tài hầu như duy nhất mà anh theo đuổi và ngày càng mở rộng phạm vi quan sát, đối tượng miêu tả và nội dung đả kích... Hiện thực xã hội nước ta dưới chế độ thực dân và phong kiến có thiếu gì những chuyện như vậy! Chuyện những quan lại lớn nhỏ mà bọn thống trị thực dân cất nhắc lên từ đủ mọi nguồn bẩn thỉu để làm tay sai thu thuế, đốc phu, bắt lính cho chúng, đối với quan trên thì hết sức quỵ luỵ, cúi luồn, hầu hạ, nhưng đối với dân đen thì ra oai hống hách, ức hiếp bóp nặn, đục khoét không từ thủ đoạn bất nhân nào không làm...
Chuyện những địa chủ hoặc tư sản làm giàu bằng bóc lột hay lừa bịp, mà lại hiếu danh, bỏ ra hàng nghìn, hàng vạn để mua một phẩm hàm, một chức "nghị gật" thì chẳng tiếc, nhưng tính toán với người cấy rẽ, làm thuê trong nhà hay những người khốn khó vay nợ, đợ con thì so kè từng xu một... Chuyện những công chức "làm việc tây", bị "sếp" làm nhục, hay quá nữa lại còn phải đưa vợ con đến cho chúng làm nhục, nhưng vẫn cúi đầu bưng tai nuốt nhục, vì sợ mất việc, vì sợ "sếp" đã thành một thiên tính thứ hai trong người... Còn biết bao nhiêu chuyện như vậy, còn bao nhiêu chuyện xấu xa độc ác hèn hạ, thảm hại hơn vậy nữa mà người đương thời thấy xảy ra hằng ngày, chung quanh mình, trước mắt mình, bất cứ chỗ nào cũng có... Đó là những chuyện có thật và không thể nào không xảy ra vì chúng nằm ngay trong bản chất, trong quy luật của chế độ thực dân phong kiến chuyên sống bằng cướp đoạt, áp bức và gian trá...
Nguyễn Công Hoan đã dùng ngòi bút của mình vạch toạc tất cả những sự thật ấy ra, những sự thật đen tối của một chế độ xã hội tàn nhẫn và mục nát đến xương tuỷ, những sự thật mà nhiều người có thể biết nhưng chưa nhận thức hết cái tính chất vô đạo, bất nhân của nó. Anh thiên về lối kể chuyện hài hước và trào phúng, do vậy ngòi bút phê phán và tố cáo của anh lại càng lợi hại hơn. Cái cười mỉa mai khinh bỉ có sức công phá mạnh hơn là những lời kêu ca than vãn, đánh mạnh vào cái chế độ độc ác nhưng lại mơn trớn, đểu cáng, giả đạo đức.
Nếu như hồi đầu việc lựa chọn đề tài của anh còn có vẻ phân tán, còn nhằm cả vào những con người tuy có lố lăng buồn cười, nhưng xét ra chẳng có tội tình gì mà chỉ đáng thương hại, thì càng về sau nó càng tập trung vào những hạng người thực sự đáng khinh, đáng ghét, đáng thù trong xã hội bây giờ. Anh đặc biệt chú ý đến bọn quan lại làm tay sai cho Pháp, mà nhờ có hoàn cảnh riêng, anh đã có dịp quan sát, nghiên cứu kỹ từ đời công đến đời tư, từ diện mạo, cử chỉ bề ngoài đến tâm lý bên trong. Qua các tác phẩm của anh, người ta có thể lập một bảng liệt kê chi tiết các hạng quan tham lại nhũng, đủ các hạng lớn nhỏ của cái loại sâu bọ nhơ nhớp dựa vào thế đế quốc để hút máu hút mủ đồng bào. Mà anh nhằm vào hạng người ấy làm một đối tượng đả kích chủ yếu cũng là đúng thôi: đó là những công cụ đắc lực nhất của đế quốc Pháp để đàn áp, khủng bố, bóc lột nhân dân ta...
Trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ 1935 - 1939, Nguyễn Công Hoan có dịp được gần gũi phong trào cách mạng của quần chúng và gặp gỡ một số chiến sĩ cách mạng. Ảnh hưởng của cách mạng vào sâu trong anh thế nào và gây được những biến chuyển về nhận thức và tư tưởng ở trong anh thế nào, nhà văn của chúng ta đã từng kể lại. Rõ ràng là nó đã có tác động quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của anh. Chính trong thời kỳ này mà anh đã viết được nhiều truyện ngắn xuất sắc và tiểu thuyết Bước đường cùng.
Không có phong trào của nông dân lao động đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng, chống địa chủ và quan tham lại nhũng trong thời kỳ cách mạng ấy, thì nhà văn của chúng ta cũng khó có đầy đủ chất liệu và nhận thức để viết nên một tác phẩm có giá trị phê phán và tố cáo mạnh mẽ như vậy.
Nguyễn Công Hoan, cùng với Ngô Tất Tố là những nhà văn xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực phê phán. Trước cách mạng, cái khuynh hướng văn học giàu tính chiến đấu này chưa phải là cách mạng, nhưng rất gần với cách mạng, đóng góp được nhiều cho cách mạng. Bọn thống trị thực dân và phong kiến hồi ấy, trong khi giở ra đủ thủ đoạn tàn bạo để bóc lột, áp bức dân tộc ta, trong khi áp đặt lên đầu nhân dân ta một chế độ xã hội vừa độc ác lại vừa thối nát vẫn không ngớt tìm đủ cách che đậy bộ mặt thật của chúng bằng nhiều hình thức man trá, lừa bịp, mê hoặc, trong đó có thứ "văn học" của bọn bồi bút chuyên tán tụng, quảng cáo cho "nhà cầm quyền". Hồi ấy, vạch trần những sự thật của chế độ ấy, gây cho người ta lòng khinh bỉ, ghê tởm, căm ghét đối với chế độ ấy, khiến cho người ta không thể nào chịu đựng, chung sống được với nó chính là một sự cần thiết, là một trong những công việc chuẩn bị về nhận thức và tinh thần cho cách mạng. Một số lớn tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, khi đi vào quần chúng, đã đạt được những hiệu quả cách mạng này.
Ngay từ khi sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Công Hoan đương trong thời kỳ phát triển, Đảng đã đánh giá đúng giá trị và tác dụng của anh. Một trong những nhà lý luận văn nghệ đầu tiên của Đảng, anh Hải Triều, đã giới thiệu tập truyện Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan và nhân đó phát biểu quan điểm văn nghệ của Đảng. Từ đó, Đảng luôn luôn ân cần theo dõi, biểu dương và khi cần thiết phê bình, giúp đỡ nhà văn Nguyễn Công Hoan trong sự nghiệp sáng tác của mình.
Từ khi bắt đầu viết văn đến nay, vừa đúng trong một nửa thế kỷ, Nguyễn Công Hoan đã sáng tác không mỏi, không ngừng, nếu một tấm gương về tinh thần trách nhiệm của một nhà văn trước xã hội, về tinh thần lao động nghệ thuật cần cù và bền bỉ.
Trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ 1935 - 1939, Nguyễn Công Hoan có dịp được gần gũi phong trào cách mạng của quần chúng và gặp gỡ một số chiến sĩ cách mạng. Ảnh hưởng của cách mạng vào sâu trong anh thế nào và gây được những biến chuyển về nhận thức và tư tưởng ở trong anh thế nào, nhà văn của chúng ta đã từng kể lại. Rõ ràng là nó đã có tác động quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của anh. Chính trong thời kỳ này mà anh đã viết được nhiều truyện ngắn xuất sắc và tiểu thuyết Bước đường cùng.
Không có phong trào của nông dân lao động đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng, chống địa chủ và quan tham lại nhũng trong thời kỳ cách mạng ấy, thì nhà văn của chúng ta cũng khó có đầy đủ chất liệu và nhận thức để viết nên một tác phẩm có giá trị phê phán và tố cáo mạnh mẽ như vậy.
Nguyễn Công Hoan, cùng với Ngô Tất Tố là những nhà văn xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực phê phán. Trước cách mạng, cái khuynh hướng văn học giàu tính chiến đấu này chưa phải là cách mạng, nhưng rất gần với cách mạng, đóng góp được nhiều cho cách mạng. Bọn thống trị thực dân và phong kiến hồi ấy, trong khi giở ra đủ thủ đoạn tàn bạo để bóc lột, áp bức dân tộc ta, trong khi áp đặt lên đầu nhân dân ta một chế độ xã hội vừa độc ác lại vừa thối nát vẫn không ngớt tìm đủ cách che đậy bộ mặt thật của chúng bằng nhiều hình thức man trá, lừa bịp, mê hoặc, trong đó có thứ "văn học" của bọn bồi bút chuyên tán tụng, quảng cáo cho "nhà cầm quyền". Hồi ấy, vạch trần những sự thật của chế độ ấy, gây cho người ta lòng khinh bỉ, ghê tởm, căm ghét đối với chế độ ấy, khiến cho người ta không thể nào chịu đựng, chung sống được với nó chính là một sự cần thiết, là một trong những công việc chuẩn bị về nhận thức và tinh thần cho cách mạng. Một số lớn tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, khi đi vào quần chúng, đã đạt được những hiệu quả cách mạng này.
Ngay từ khi sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Công Hoan đương trong thời kỳ phát triển, Đảng đã đánh giá đúng giá trị và tác dụng của anh. Một trong những nhà lý luận văn nghệ đầu tiên của Đảng, anh Hải Triều, đã giới thiệu tập truyện Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan và nhân đó phát biểu quan điểm văn nghệ của Đảng. Từ đó, Đảng luôn luôn ân cần theo dõi, biểu dương và khi cần thiết phê bình, giúp đỡ nhà văn Nguyễn Công Hoan trong sự nghiệp sáng tác của mình.
Từ khi bắt đầu viết văn đến nay, vừa đúng trong một nửa thế kỷ, Nguyễn Công Hoan đã sáng tác không mỏi, không ngừng, nếu một tấm gương về tinh thần trách nhiệm của một nhà văn trước xã hội, về tinh thần lao động nghệ thuật cần cù và bền bỉ.
(In trong báo Nhân dân số 6008,
Chủ nhật, ngày 25-3-1973)
Chủ nhật, ngày 25-3-1973)
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉