Mời nghe đọc tại Trung Tâm Vì Người Mù Sao Mai - Người đọc: Nguyên Lộc.
NGUYỄN CÔNG HOAN CÂY BÚT HIỆN THỰC XUẤT SẮC
Phần I: Nguyễn Công Hoan - Nhà văn hiện thực lớn, bậc thầy truyện ngắn trào phúng.
NGUYỄN CÔNG HOAN (1903-1977)
NGUYỄN HOÀNH KHUNG
Nguyễn Công Hoan là nhà văn thuộc lớp kỳ cựu, sáng tác từ hồi văn xuôi "quốc ngữ" còn chập chững. Sau hơn năm mươi năm cầm bút, ông đã để lại sự nghiệp văn học có thể nói là đồ sộ. Ông là một trong những tên tuổi tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam đương thời. Nguyễn Công Hoan là cây bút được nhiều người chú ý từ sớm.
Tên tuổi của ông nhanh chóng trở nên quen thuộc với đông đảo bạn đọc trong nước. Nhiều tác phẩm của ông thuộc vào những tác phẩm "cổ điển" trong nền văn xuôi trước Cách mạng, được in lại nhiều lần và được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài.
Tên tuổi của ông nhanh chóng trở nên quen thuộc với đông đảo bạn đọc trong nước. Nhiều tác phẩm của ông thuộc vào những tác phẩm "cổ điển" trong nền văn xuôi trước Cách mạng, được in lại nhiều lần và được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài.
Tuy vậy, trong sự nghiệp văn học có thể nói là đồ sộ của Nguyễn Công Hoan chứa đựng nhiều mâu thuẫn và chất lượng không đồng đều một cách rõ rệt. Và việc khẳng định những đóng góp to lớn và độc đáo của nhà văn đối với văn học dân tộc, đồng thời, lý giải những mâu thuẫn trong tư tưởng và sáng tác của ông, dù đã được giới nghiên cứu văn học chú ý vẫn còn cần được tiếp tục làm sáng tỏ.
Để đọc, xin nhấp chuột vào mục muốn xem.
Để đọc, xin nhấp chuột vào mục muốn xem.
I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ VÀ Ý THỨC SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN
II - TRUYỆN NGẮN
Nguyễn Công Hoan sáng tác hầu như song song cả truyện ngắn và truyện dài, song có thể nói, chính ở truyện ngắn, vị trí vẻ vang trong văn học sử của ông mới thật sự được khẳng định. Ông viết rất nhiều - có tới trên hai trăm truyện ngắn - một con số kỷ lục trong văn học Việt Nam.
Không phải mọi truyện đều có giá trị, song số truyện có giá trị là phần nhiều, trong đó có không ít truyện thật xuất sắc.
1. Vài nét về quá trình sáng tác truyện ngắn
Sự nghiệp của nhà truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thật sự bắt đầu là từ 1929, khi ông ra mắt khá thường xuyên trên mục Xã hội ba đào ký của An Nam tạp chí do Tản Đà chủ trương. Sau đó, ông viết đều trên báo Nhật Tân rồi Tiểu thuyết thứ bảy và Phổ thông bán nguyệt san của nhà Tân Dân. Trước Cách mạng, một số lớn truyện ngắn của ông đã được tập hợp xuất bản thành tập: Hai thằng khốn nạn (1934), Kép Tư Bền (1935), Đào kép mới (1938),
Sóng vũ môn (1939), Người vợ lẽ bạn tôi (1939), Ông chủ báo (1940).
Cũng như với truyện dài, quá trình sáng tác của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng có thể chia làm ba thời kỳ, khá phù hợp với ba thời kỳ vận động phát triển của toàn bộ văn học dân tộc của tình hình xã hội: thời kỳ 1929-1935, thời kỳ 1935-1939, thời kỳ 1940-1945.
Cũng như với truyện dài, quá trình sáng tác của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng có thể chia làm ba thời kỳ, khá phù hợp với ba thời kỳ vận động phát triển của toàn bộ văn học dân tộc của tình hình xã hội: thời kỳ 1929-1935, thời kỳ 1935-1939, thời kỳ 1940-1945.
2. Nghệ thuật truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan
Khối lượng truyện ngắn Nguyễn Công Hoan sáng tác khá lớn, chất lượng nghệ thuật (và tư tưởng) rất không đồng đều, một số truyện dễ dãi, song khá nhiều truyện hay, có những truyện rất hay, thuộc vào những sáng tác hay nhất, "cổ điển" trong văn xuôi quốc ngữ Việt Nam hiện đại. Nếu Nguyễn Công Hoan xứng đáng được coi là "một cây bút bậc thầy" "một tài năng lớn", thì có thể nói, "tài năng lớn" của Nguyễn Công Hoan chủ yếu thể hiện ở thể loại truyện ngắn. Đúng như nhận xét của nhà nghiên cứu Xô Viết N. Niculin, "chính trong loại truyện ngắn trào phúng đó, thiên tài xuất sắc của nhà văn được nảy nở hết sức mạnh mẽ. Cho đến nay, kinh nghiệm nghệ thuật truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan vẫn đang còn nhiều ý nghĩa đối với các thế hệ nhà văn sau ông.
Nguyễn Công Hoan có một năng khiếu trào phúng dường như bẩm sinh. Ngay khi còn học tiểu học, cậu bé Hoan đã rất thích hài kịch Molière và mấy anh em đả diễn những đoạn kịch Molière trong nhà, "chỉ có mục đích làm cho mọi người cười sặc sụa". Rồi sau đó "tìm những thói xấu của người xung quanh làm đề tài, dựng nên kịch để chế nhạo". Lớn lên như nhà văn kể lại "tôi là một người bi quan hoài nghi, nên khinh thế ngạo vật, hay đùa và hay chế nhạo, sống dưới chế độ thực dân tôi thấy cái gì cũng là giả dối, lừa bịp (...) Tôi coi thường tất cả. Tất cả, đối với tôi, chỉ là trò cười. Vì vậy, tôi hay pha trò cười". Như vậy hoàn cảnh xã hội, môi trường gia đình, thế giới quan nhà văn đã mài sắc, phát huy năng khiếu trào phúng của ông, và ngay từ sớm, cảm quan trào phúng đã bắt gặp cảm quan xã hội tiến bộ của nhà văn.
Nguyễn Công Hoan rất nhạy bén phát hiện ra những tình huống gây cười, những mâu thuẫn hài hước trong các sự vật, hiện tượng xung quanh. Có thể nói, sự nhạy bén đặc biệt trước những mâu thuẫn trào phúng trong đời sống là đặc điểm quan trọng nhất trong tư duy nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan. Dường như nhà văn luôn luôn nhìn xã hội đương thời dưới lăng kính trào phúng. Bản thân cái xã hội thuộc địa nửa phong kiến đầy rẫy mâu thuẫn thối nát, "rất chi là ối a ba phèng" ấy, cái "tấn trò đời" ấy, vốn rất trào phúng. Song vẫn phải có sự nhạy bén của người nghệ sĩ trào phúng thì điều đó mới trở nên sinh động, nổi bật.
Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan thường là một cảnh tượng, một tình thế mâu thuẫn đầy tính chất hài hước trong cái "tấn trò đời" nhố nhăng đồi bại ấy. Một ông quan to béo oai vệ rất sang trọng nhưng ăn tiền một cách... mất vệ sinh; một cụ Chánh bá oai nghiêm dữ tợn "chúa ghét thói ăn cắp" nhưng lại bày trò đi ăn cắp một cách đê tiện; một ông quan khác đã phẫn nộ thẳng tay đánh vợ và dạy vợ bài học "tam tòng tứ đức" vì vợ ông không chịu nghe ông để... đi hầu quan trên cho ông chóng thăng chức; một bà Phủ ngủ với trai ngay trong buồng quan Phủ bị chồng bắt quả tang nhưng chính quan Phủ lại bị bà mắng xa xả...;
Lý trưởng, Trương tuần đốt đuốc cầm tay thước đi lùng sục bắt giải những người... được cử đi xem đá bóng mà lẩn trốn như trốn giặc; ông Tri châu giết một lúc sáu mạng người vô tội lại hy vọng sẽ được thăng chức, v.v...
Để làm nổi bật mâu thuẫn trào phúng của sự vật, hiện tượng, nhà văn thường dùng biện pháp phóng đại. Phóng đại có thể coi như là đặc điểm không thể thiếu của sự hư cấu nghệ thuật trong văn trào phúng. Đó không phải là đi chệch ra ngoài hiện thực mà chỉ thể hiện "một thái độ nào đó châm biếm hoặc hoài nghi những cái được thừa nhận, có khuynh hướng lật mặt trái, hơi xuyên tạc đi một ít, chỉ ra cái không hợp lý trong cái bình thường" - như lời Lê Nin nhận xét về nghệ thuật trào phúng. Biện pháp phóng đại được sử dụng khá rộng rãi trong sáng tác Nguyễn Công Hoan và làm cho mâu thuẫn càng nổi bật và chất muối trào phúng càng đậm đà. Trong thực tế, ít có những tình thế oái oăm, "trào phúng" như trong Kép Tư Bền, Ngựa người người ngựa, Thật là phúc, Cụ Chánh bá mất giày, Lập gioòng, Vẫn còn trịch thượng... Càng khó có những chuyện như trong Báo hiếu: trả nghĩa cha; Báo hiếu: trả nghĩa mẹ, Hai thằng khốn nạn... Song, trong xã hội thối nát mà hình thức bề ngoài với nội dung bên trong, hiện tượng và bản chất... là luôn luôn mâu thuẫn một cách phi lý ấy, không thiếu những kẻ oai quyền tôn nghiêm mà kỳ thật lèm nhèm đê tiện, những tên nhà giàu bất hiếu bất mục nhưng lại làm ma bố mẹ linh đình để lấy tiếng, phô trương với thiên hạ...
Chuyện có thể không thật song có cái lý của sự thật nên vẫn có sức thuyết phục. Sẽ không đúng nếu phản đối nhà văn hay sử dụng biện pháp phóng đại; vấn đề là sử dụng như thế nào và hiệu quả nghệ thuật của sự phóng đại ấy. Phóng đại thế nào đó thì sự vật không còn là nó, hình tượng mất ý nghĩa chân thực và không thuyết phục; còn phóng đại thế nào đó thì hình tượng lại thật hơn sự thật, vì cái thần sự thật bộc lộ rõ hơn. Ở truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, nói chung sự phóng đại của tác giả là chấp nhận được, song cũng có những trường hợp mà người đọc thấy quá đáng, lộ rõ bàn tay của tác giả, câu chuyện có phần thiếu chân thực (Báo hiếu: trả nghĩa mẹ, Thằng Quýt I, II).
Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thường ngắn gọn, chủ đề rõ ràng, chỉ một tuyến tình tiết đơn giản. Kết cấu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan rất gần với kết cấu truyện kể dân gian, trong đó, cốt truyện có vai trò quan trọng hàng đầu. Đó là kiểu cốt truyện có tính kịch, có thắt nút, cởi nút và nói chung là rất hấp dẫn. Trên tinh thần đó, nhà văn có thể thử nghiệm sáng tạo nhiều hình thức cốt truyện, nhiều cách dựng truyện linh hoạt. Có truyện không có chuyện (Hai cái bụng), có truyện không có nhân vật (Chiếc quan tài), có truyện chỉ gồm những bức thư (Thế là mợ nó đi Tây), có truyện do ghép những mẩu đối thoại riêng biệt (Tinh thần thể dục)... Song dù cách nào, nhà văn cũng thường dẫn dắt tình tiết sao đó để mâu thuẫn trào phúng ngày càng nổi lên và cuối cùng, bộc lộ một cách bất ngờ, tiếng cười vang lên và truyện "hạ màn"... Nhà văn rất chú ý chỗ kết thúc sao cho bất ngờ, tạo ấn tượng mạnh: "Câu kết của tôi là một cái lờ. Nó thường làm độc giả đột ngột cũng như đến chỗ hẹp, nước chảy mạnh, thì cá bất thình lình bị đẩy tuột vào hom" (Đời viết văn của tôi).
Để làm nổi bật mâu thuẫn trào phúng, nhà văn còn chú ý tạo nên sự so sánh đối lập, sự lắp lại - một cảnh tượng, một tình huống, một lời nói... - vì để dẫn chuyện một cách tự nhiên và gây hứng thú bất ngờ, tác giả thường dùng thủ thuật đánh lạc hướng người đọc bằng những ngôn ngữ, chi tiết lập lờ, đánh bẫy, khiến người đọc phán đoán lầm (Truyện con mèo, Nỗi lòng ai tỏ, Samandji, Xuất giá tòng phu...). Đặc biệt, nhà văn thường dựng lên một nhật vật "tôi" thật thà, ngơ ngác, hiểu lầm để đánh lạc hướng người đọc (Samandji, Truyện con mèo, Cái lò gạch bí mật...). Giọng văn kể chuyện của Nguyễn Công Hoan cũng có vai trò quan trọng trong việc gây hứng thú và tạo bất ngờ: ông làm ra vẻ kính trọng đối với nhân vật phản diện đáng kính và làm như khinh ghét, chế giễu nhân vật mà ông thương xót bênh vực (Cụ Chánh bá mất giày, Thằng ăn cắp...). Nói chung, ngòi bút Nguyễn Công Hoan khá linh hoạt, phong phú trong việc sử dụng các biện pháp kể chuyện hấp dẫn, gây cười, ông có thể già tay "thắt nút" để câu chuyện "ly kỳ, hồi hộp", và khi "cởi nút" bất ngờ, tiếng cười càng giòn giã, sảng khoái; một cách "gói kín, mở nhanh" kiểu truyện trào phúng dân gian, nhằm đạt kịch tính cao nhất, hứng thú nhiều nhất.
Nguyễn Công Hoan có một năng khiếu trào phúng dường như bẩm sinh. Ngay khi còn học tiểu học, cậu bé Hoan đã rất thích hài kịch Molière và mấy anh em đả diễn những đoạn kịch Molière trong nhà, "chỉ có mục đích làm cho mọi người cười sặc sụa". Rồi sau đó "tìm những thói xấu của người xung quanh làm đề tài, dựng nên kịch để chế nhạo". Lớn lên như nhà văn kể lại "tôi là một người bi quan hoài nghi, nên khinh thế ngạo vật, hay đùa và hay chế nhạo, sống dưới chế độ thực dân tôi thấy cái gì cũng là giả dối, lừa bịp (...) Tôi coi thường tất cả. Tất cả, đối với tôi, chỉ là trò cười. Vì vậy, tôi hay pha trò cười". Như vậy hoàn cảnh xã hội, môi trường gia đình, thế giới quan nhà văn đã mài sắc, phát huy năng khiếu trào phúng của ông, và ngay từ sớm, cảm quan trào phúng đã bắt gặp cảm quan xã hội tiến bộ của nhà văn.
Nguyễn Công Hoan rất nhạy bén phát hiện ra những tình huống gây cười, những mâu thuẫn hài hước trong các sự vật, hiện tượng xung quanh. Có thể nói, sự nhạy bén đặc biệt trước những mâu thuẫn trào phúng trong đời sống là đặc điểm quan trọng nhất trong tư duy nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan. Dường như nhà văn luôn luôn nhìn xã hội đương thời dưới lăng kính trào phúng. Bản thân cái xã hội thuộc địa nửa phong kiến đầy rẫy mâu thuẫn thối nát, "rất chi là ối a ba phèng" ấy, cái "tấn trò đời" ấy, vốn rất trào phúng. Song vẫn phải có sự nhạy bén của người nghệ sĩ trào phúng thì điều đó mới trở nên sinh động, nổi bật.
Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan thường là một cảnh tượng, một tình thế mâu thuẫn đầy tính chất hài hước trong cái "tấn trò đời" nhố nhăng đồi bại ấy. Một ông quan to béo oai vệ rất sang trọng nhưng ăn tiền một cách... mất vệ sinh; một cụ Chánh bá oai nghiêm dữ tợn "chúa ghét thói ăn cắp" nhưng lại bày trò đi ăn cắp một cách đê tiện; một ông quan khác đã phẫn nộ thẳng tay đánh vợ và dạy vợ bài học "tam tòng tứ đức" vì vợ ông không chịu nghe ông để... đi hầu quan trên cho ông chóng thăng chức; một bà Phủ ngủ với trai ngay trong buồng quan Phủ bị chồng bắt quả tang nhưng chính quan Phủ lại bị bà mắng xa xả...;
Lý trưởng, Trương tuần đốt đuốc cầm tay thước đi lùng sục bắt giải những người... được cử đi xem đá bóng mà lẩn trốn như trốn giặc; ông Tri châu giết một lúc sáu mạng người vô tội lại hy vọng sẽ được thăng chức, v.v...
Để làm nổi bật mâu thuẫn trào phúng của sự vật, hiện tượng, nhà văn thường dùng biện pháp phóng đại. Phóng đại có thể coi như là đặc điểm không thể thiếu của sự hư cấu nghệ thuật trong văn trào phúng. Đó không phải là đi chệch ra ngoài hiện thực mà chỉ thể hiện "một thái độ nào đó châm biếm hoặc hoài nghi những cái được thừa nhận, có khuynh hướng lật mặt trái, hơi xuyên tạc đi một ít, chỉ ra cái không hợp lý trong cái bình thường" - như lời Lê Nin nhận xét về nghệ thuật trào phúng. Biện pháp phóng đại được sử dụng khá rộng rãi trong sáng tác Nguyễn Công Hoan và làm cho mâu thuẫn càng nổi bật và chất muối trào phúng càng đậm đà. Trong thực tế, ít có những tình thế oái oăm, "trào phúng" như trong Kép Tư Bền, Ngựa người người ngựa, Thật là phúc, Cụ Chánh bá mất giày, Lập gioòng, Vẫn còn trịch thượng... Càng khó có những chuyện như trong Báo hiếu: trả nghĩa cha; Báo hiếu: trả nghĩa mẹ, Hai thằng khốn nạn... Song, trong xã hội thối nát mà hình thức bề ngoài với nội dung bên trong, hiện tượng và bản chất... là luôn luôn mâu thuẫn một cách phi lý ấy, không thiếu những kẻ oai quyền tôn nghiêm mà kỳ thật lèm nhèm đê tiện, những tên nhà giàu bất hiếu bất mục nhưng lại làm ma bố mẹ linh đình để lấy tiếng, phô trương với thiên hạ...
Chuyện có thể không thật song có cái lý của sự thật nên vẫn có sức thuyết phục. Sẽ không đúng nếu phản đối nhà văn hay sử dụng biện pháp phóng đại; vấn đề là sử dụng như thế nào và hiệu quả nghệ thuật của sự phóng đại ấy. Phóng đại thế nào đó thì sự vật không còn là nó, hình tượng mất ý nghĩa chân thực và không thuyết phục; còn phóng đại thế nào đó thì hình tượng lại thật hơn sự thật, vì cái thần sự thật bộc lộ rõ hơn. Ở truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, nói chung sự phóng đại của tác giả là chấp nhận được, song cũng có những trường hợp mà người đọc thấy quá đáng, lộ rõ bàn tay của tác giả, câu chuyện có phần thiếu chân thực (Báo hiếu: trả nghĩa mẹ, Thằng Quýt I, II).
***
Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thường ngắn gọn, chủ đề rõ ràng, chỉ một tuyến tình tiết đơn giản. Kết cấu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan rất gần với kết cấu truyện kể dân gian, trong đó, cốt truyện có vai trò quan trọng hàng đầu. Đó là kiểu cốt truyện có tính kịch, có thắt nút, cởi nút và nói chung là rất hấp dẫn. Trên tinh thần đó, nhà văn có thể thử nghiệm sáng tạo nhiều hình thức cốt truyện, nhiều cách dựng truyện linh hoạt. Có truyện không có chuyện (Hai cái bụng), có truyện không có nhân vật (Chiếc quan tài), có truyện chỉ gồm những bức thư (Thế là mợ nó đi Tây), có truyện do ghép những mẩu đối thoại riêng biệt (Tinh thần thể dục)... Song dù cách nào, nhà văn cũng thường dẫn dắt tình tiết sao đó để mâu thuẫn trào phúng ngày càng nổi lên và cuối cùng, bộc lộ một cách bất ngờ, tiếng cười vang lên và truyện "hạ màn"... Nhà văn rất chú ý chỗ kết thúc sao cho bất ngờ, tạo ấn tượng mạnh: "Câu kết của tôi là một cái lờ. Nó thường làm độc giả đột ngột cũng như đến chỗ hẹp, nước chảy mạnh, thì cá bất thình lình bị đẩy tuột vào hom" (Đời viết văn của tôi).
Để làm nổi bật mâu thuẫn trào phúng, nhà văn còn chú ý tạo nên sự so sánh đối lập, sự lắp lại - một cảnh tượng, một tình huống, một lời nói... - vì để dẫn chuyện một cách tự nhiên và gây hứng thú bất ngờ, tác giả thường dùng thủ thuật đánh lạc hướng người đọc bằng những ngôn ngữ, chi tiết lập lờ, đánh bẫy, khiến người đọc phán đoán lầm (Truyện con mèo, Nỗi lòng ai tỏ, Samandji, Xuất giá tòng phu...). Đặc biệt, nhà văn thường dựng lên một nhật vật "tôi" thật thà, ngơ ngác, hiểu lầm để đánh lạc hướng người đọc (Samandji, Truyện con mèo, Cái lò gạch bí mật...). Giọng văn kể chuyện của Nguyễn Công Hoan cũng có vai trò quan trọng trong việc gây hứng thú và tạo bất ngờ: ông làm ra vẻ kính trọng đối với nhân vật phản diện đáng kính và làm như khinh ghét, chế giễu nhân vật mà ông thương xót bênh vực (Cụ Chánh bá mất giày, Thằng ăn cắp...). Nói chung, ngòi bút Nguyễn Công Hoan khá linh hoạt, phong phú trong việc sử dụng các biện pháp kể chuyện hấp dẫn, gây cười, ông có thể già tay "thắt nút" để câu chuyện "ly kỳ, hồi hộp", và khi "cởi nút" bất ngờ, tiếng cười càng giòn giã, sảng khoái; một cách "gói kín, mở nhanh" kiểu truyện trào phúng dân gian, nhằm đạt kịch tính cao nhất, hứng thú nhiều nhất.
Cũng như trong tự sự truyền thống, nhà văn không chú ý nhiều đến việc xây dựng tính cách. Ở truyện ngắn và trong truyện dài Nguyễn Công Hoan, tính cách có phần đơn giản.
Mỗi nhân vật, nhà văn thường chỉ nêu lên một nét tính cách cơ bản, bộc lộ qua hành động, ngôn ngữ, tình huống nào đó. Ngòi bút trào phúng sắc sảo ấy lại ít khả năng đi sâu thăm dò thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của con người. Tâm lý nhân vật của ông thường giản đơn, một chiều, thiếu đa dạng. Là nhà văn "thế hệ 1930" nhưng tư duy nghệ thuật của ông còn đậm tính chất truyền thống, lối viết truyện của ông chưa xa kiểu truyện kể dân gian, cổ điển. Ở đây, cốt truyện thường lấn át tính cách, hành động lấn át tâm lý. Nhân vật truyện ngắn Nguyễn Công Hoan chưa có bề sâu tâm lý. Song không vì vậy mà chúng không chân thực, không sinh động. Có thể nói trái lại: chỉ bằng vài nét, nhà văn đã phác ra được một bộ mặt, một tư thế, một chân dung khá sinh động với nét tâm lý chủ yếu nổi bật, rất phù hợp với bản chất xã hội nhân vật. Song nhà văn chỉ khắc hoạ một nét tâm lý nổi bật chứ không xây dựng được một tính cách đa dạng, đầy đặn, cũng như ông chỉ giỏi thể hiện một khoảnh khắc tâm lý đơn giản chứ không thành công trong việc miêu tả quá trình tâm lý phức tạp. Ở truyện ngắn, nhược điểm này ít bộc lộ hơn trong truyện dài, chưa làm yếu giá trị nghệ thuật của truyện.
Về mặt ngôn ngữ văn học, ngòi bút Nguyễn Công Hoan có những đặc sắc, góp phần đáng kể vào sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Hơn hai mươi năm cầm bút trước Cách mạng, có mặt trên văn đàn ngay từ khi câu văn xuôi quốc ngữ còn đang chập chững, Nguyễn Công Hoan có quá trình sáng tác phản ánh sinh động sự trưởng thành nhanh chóng đến kỳ diệu của ngôn ngữ văn xuôi quốc ngữ. Nếu những truyện ngắn trong Kiếp hồng nhan (1923) và cả trong tiểu thuyết Tắt lửa lòng (1933), nhà văn còn thỉnh thoảng viết những câu văn du dương trầm bổng, xen lẫn văn vần, thì trong truyện ngắn 1929-1930 trở đi, ông đã có một ngôn ngữ phong phú sống động rất gần đời sống, khác hẳn với thứ ngôn ngữ sạch sẽ, kiểu cách của Tự lực văn đoàn khi đó. Văn Nguyễn Công Hoan là thứ văn rất tự nhiên, thoải mái, linh hoạt vô cùng. Ông mạnh dạn đưa lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng vào văn chương một cách rộng rãi, khiến văn chương mất hết vẻ "đài các", "văn chương", mà trở thành ngôn ngữ của đời sống hàng ngày đậm đà. Đọc văn ông, người đọc có cảm giác nhà văn đang nói chuyện một cách hết sức tự nhiên với mình; điều đó khiến cho truyện có một sắc thái sinh động đặc biệt. Cũng đôi khi, ngòi bút Nguyễn Công Hoan có phần sa đà, đem cả một ít ngôn ngữ dung tục hàng ngày vào tác phẩm. Song nhìn chung, văn truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là thứ văn xuôi trong sáng, sống động, đặc biệt là rất vui. Vũ Ngọc Phan nhận xét: "Những truyện ngắn của ông tiêu biểu cho một thứ văn rất vui, thứ văn mà có lẽ từ ngày nhà văn Việt Nam có tiểu thuyết viết theo lối mới người ta chỉ thấy ở ngòi bút ông thôi" (Nhà văn hiện đại).
Để có "thứ văn rất vui" ấy, nhà văn đã sử dụng nhiều biện pháp ngôn ngữ linh hoạt phục vụ cho việc gây cười. Ông thường chơi chữ, dùng từ ngữ hai nghĩa: "thế là mợ nó đi Tây" "hai thằng khốn nạn", "thích ăn bẩn", "xuất giá tòng phu”, “hai con mắt sáng quắc như ngọn đèn giời”... Thỉnh thoảng có những so sánh bất ngờ thú vị: cái áo của cô Kếu vẽ hoa "rắc rối như thời cục nước Tàu", cái ngực của chị vợ anh lính da đen Samandji "đầy như cái ví của nhà tư sản, chứ không như cái óc của ông Nghị ngay cả trước ngày họp hội đồng"...
Đặc biệt, ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thật đặc sắc. Nhà văn rất thuộc lời ăn tiếng nói của mỗi hạng người trong xã hội. Quan lại, lính tráng, chánh tổng, lý trưởng, mẹ Tây, gái mới lãng mạn... loại nào có ngôn ngữ của loại ấy, không trộn lẫn. Chính ngôn ngữ nhân vật đã làm bản chất tính cách nhân vật tự bộc lộ một cách sinh động.
Đây là ngôn ngữ một mụ me Tây giàu có: "Thế mới biết người ta nói phú quý sinh chữ nghĩa là phải. Chẳng giấu gì ông, từ ngày đánh bạn với quan nhà tôi, tôi mới được học. Thành ra bây giờ, sách Tây, sách Tầu tôi đã được xem qua. Nhưng tôi suy nghĩ, không quyển nào có giá trị bằng bộ La Thông Tảo Bắc".
Và đây là khẩu khí một lý trưởng, khi nhận lễ khấn: "Ông lý nhăn mặt, nhặt ba hào bỏ túi: "Làm việc mà cứ gặp phải những người như bà, thì tôi đến chết mất". Và khi ông áp giải đám dân Ngũ Vọng đi xem đá bóng: "Chín mươi tư thằng ở đây, xếp hàng năm lại, đi cho đều bước. Tuần chúng bay phải kèm chung quanh giúp tao. Đứa nào mà trốn về thì ông bảo (...). Mẹ bố chúng nó, cho đi xem đá bóng chứ ai giết chết mà phải trốn như trốn giặc"!
Rồi giọng đon đả thớ lợ của bà lớn Tuần (Hé! Hé! Hé! - bà lớn đã luyện được giọng điệu đó để dùng vào việc moi tài sản kẻ khác!); giọng nhõng nhẽo của tiểu thư con nhà giàu (Nỗi lòng ai tỏ); giọng cải lương Sài Gòn của đám vua quan phường hề (Đào kép mới); ngôn ngữ đám hàng quà trong Thằng ăn cắp, v.v...
Ngay trong ngôn ngữ kể chuyện của tác giả, nhiều khi nhà văn cũng dùng lối nói của nhân vật với những từ ngữ, tiếng lóng, vừa gián tiếp bộc lộc tính cách, vừa làm câu chuyện thêm sống động, chân thực và hóm hỉnh. Trong Thật là phúc kể về câu chuyện.... "lấy thịt đè người" của gã lính cơ "Ván cách", ông cũng dùng giọng lính tráng, xen lẫn những tiếng Tây bồi lính tẩy: "ma phăm anh hàng giò", "đề mi tua", "lập gioòng", "cẩm ma lách", "sú ca nia", "đi la mát" "kèn la vầy", "măng den", "a la văng", "tăng xương"... Giọng kể chuyện và cách viết câu của nhà văn cũng rất linh hoạt, thoải mái. Có khi câu rất ngắn. Đây là đoạn tả "thằng ăn cắp" ngồi ăn bún riêu: "Bà ấy múc cho nó một bát đầy. Nó ăn. Phù phù! Nóng! Xuỵt xoạt! Cay! Ngon quá! Ai cũng yên bụng, không ai để ý đến nó nữa. Họ nghênh xe đạp. Họ nhìn ôtô. Họ pha trò. Họ cười ha hả. Nó vẫn ăn. Ngon quá. Năm phút... Mười phút... Bỗng chốc: - Ối ông đội xếp ôi! Thằng ăn cắp! Ai đuổi hộ tôi! Bọn bán hàng nhốn nháo. Chạy tứ tung. Quang gánh vướng. Người ngã. Hàng đổ. Bát vỡ" (Thằng ăn cắp).
Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan không giống truyện ngắn Thạch Lam với chất thơ trong đời sống bình lặng hàng ngày, nhẹ mà thấm; cũng không giống truyện ngắn Nam Cao, chân thực đến nỗi tưởng chừng chỉ là cuộc đời thực không hề hư cấu nhưng lại mang triết lý sâu xa... Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thuộc loại hồn nhiên, mặn mà, có cái hóm hỉnh thông minh của trí thức tiểu tư sản, song chủ yếu gần với truyện cười dân gian khoẻ khoắn.
Tiếng cười trào phúng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan không thuộc loại nhẹ nhàng, thâm trầm mà thường giòn giã, sảng khoái, ném thẳng vào mặt kẻ thù. Tiếng cười ấy là sự kế thừa và phát huy tiếng cười lạc quan, giàu tính chiến đấu trong truyền thống trào phúng của văn học dân tộc. Truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan là một biểu hiện cụ thể về sức sống mạnh mẽ của truyền thống đó trong thời kỳ hiện đại.
Mỗi nhân vật, nhà văn thường chỉ nêu lên một nét tính cách cơ bản, bộc lộ qua hành động, ngôn ngữ, tình huống nào đó. Ngòi bút trào phúng sắc sảo ấy lại ít khả năng đi sâu thăm dò thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của con người. Tâm lý nhân vật của ông thường giản đơn, một chiều, thiếu đa dạng. Là nhà văn "thế hệ 1930" nhưng tư duy nghệ thuật của ông còn đậm tính chất truyền thống, lối viết truyện của ông chưa xa kiểu truyện kể dân gian, cổ điển. Ở đây, cốt truyện thường lấn át tính cách, hành động lấn át tâm lý. Nhân vật truyện ngắn Nguyễn Công Hoan chưa có bề sâu tâm lý. Song không vì vậy mà chúng không chân thực, không sinh động. Có thể nói trái lại: chỉ bằng vài nét, nhà văn đã phác ra được một bộ mặt, một tư thế, một chân dung khá sinh động với nét tâm lý chủ yếu nổi bật, rất phù hợp với bản chất xã hội nhân vật. Song nhà văn chỉ khắc hoạ một nét tâm lý nổi bật chứ không xây dựng được một tính cách đa dạng, đầy đặn, cũng như ông chỉ giỏi thể hiện một khoảnh khắc tâm lý đơn giản chứ không thành công trong việc miêu tả quá trình tâm lý phức tạp. Ở truyện ngắn, nhược điểm này ít bộc lộ hơn trong truyện dài, chưa làm yếu giá trị nghệ thuật của truyện.
Về mặt ngôn ngữ văn học, ngòi bút Nguyễn Công Hoan có những đặc sắc, góp phần đáng kể vào sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Hơn hai mươi năm cầm bút trước Cách mạng, có mặt trên văn đàn ngay từ khi câu văn xuôi quốc ngữ còn đang chập chững, Nguyễn Công Hoan có quá trình sáng tác phản ánh sinh động sự trưởng thành nhanh chóng đến kỳ diệu của ngôn ngữ văn xuôi quốc ngữ. Nếu những truyện ngắn trong Kiếp hồng nhan (1923) và cả trong tiểu thuyết Tắt lửa lòng (1933), nhà văn còn thỉnh thoảng viết những câu văn du dương trầm bổng, xen lẫn văn vần, thì trong truyện ngắn 1929-1930 trở đi, ông đã có một ngôn ngữ phong phú sống động rất gần đời sống, khác hẳn với thứ ngôn ngữ sạch sẽ, kiểu cách của Tự lực văn đoàn khi đó. Văn Nguyễn Công Hoan là thứ văn rất tự nhiên, thoải mái, linh hoạt vô cùng. Ông mạnh dạn đưa lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng vào văn chương một cách rộng rãi, khiến văn chương mất hết vẻ "đài các", "văn chương", mà trở thành ngôn ngữ của đời sống hàng ngày đậm đà. Đọc văn ông, người đọc có cảm giác nhà văn đang nói chuyện một cách hết sức tự nhiên với mình; điều đó khiến cho truyện có một sắc thái sinh động đặc biệt. Cũng đôi khi, ngòi bút Nguyễn Công Hoan có phần sa đà, đem cả một ít ngôn ngữ dung tục hàng ngày vào tác phẩm. Song nhìn chung, văn truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là thứ văn xuôi trong sáng, sống động, đặc biệt là rất vui. Vũ Ngọc Phan nhận xét: "Những truyện ngắn của ông tiêu biểu cho một thứ văn rất vui, thứ văn mà có lẽ từ ngày nhà văn Việt Nam có tiểu thuyết viết theo lối mới người ta chỉ thấy ở ngòi bút ông thôi" (Nhà văn hiện đại).
Để có "thứ văn rất vui" ấy, nhà văn đã sử dụng nhiều biện pháp ngôn ngữ linh hoạt phục vụ cho việc gây cười. Ông thường chơi chữ, dùng từ ngữ hai nghĩa: "thế là mợ nó đi Tây" "hai thằng khốn nạn", "thích ăn bẩn", "xuất giá tòng phu”, “hai con mắt sáng quắc như ngọn đèn giời”... Thỉnh thoảng có những so sánh bất ngờ thú vị: cái áo của cô Kếu vẽ hoa "rắc rối như thời cục nước Tàu", cái ngực của chị vợ anh lính da đen Samandji "đầy như cái ví của nhà tư sản, chứ không như cái óc của ông Nghị ngay cả trước ngày họp hội đồng"...
Đặc biệt, ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thật đặc sắc. Nhà văn rất thuộc lời ăn tiếng nói của mỗi hạng người trong xã hội. Quan lại, lính tráng, chánh tổng, lý trưởng, mẹ Tây, gái mới lãng mạn... loại nào có ngôn ngữ của loại ấy, không trộn lẫn. Chính ngôn ngữ nhân vật đã làm bản chất tính cách nhân vật tự bộc lộ một cách sinh động.
Đây là ngôn ngữ một mụ me Tây giàu có: "Thế mới biết người ta nói phú quý sinh chữ nghĩa là phải. Chẳng giấu gì ông, từ ngày đánh bạn với quan nhà tôi, tôi mới được học. Thành ra bây giờ, sách Tây, sách Tầu tôi đã được xem qua. Nhưng tôi suy nghĩ, không quyển nào có giá trị bằng bộ La Thông Tảo Bắc".
Và đây là khẩu khí một lý trưởng, khi nhận lễ khấn: "Ông lý nhăn mặt, nhặt ba hào bỏ túi: "Làm việc mà cứ gặp phải những người như bà, thì tôi đến chết mất". Và khi ông áp giải đám dân Ngũ Vọng đi xem đá bóng: "Chín mươi tư thằng ở đây, xếp hàng năm lại, đi cho đều bước. Tuần chúng bay phải kèm chung quanh giúp tao. Đứa nào mà trốn về thì ông bảo (...). Mẹ bố chúng nó, cho đi xem đá bóng chứ ai giết chết mà phải trốn như trốn giặc"!
Rồi giọng đon đả thớ lợ của bà lớn Tuần (Hé! Hé! Hé! - bà lớn đã luyện được giọng điệu đó để dùng vào việc moi tài sản kẻ khác!); giọng nhõng nhẽo của tiểu thư con nhà giàu (Nỗi lòng ai tỏ); giọng cải lương Sài Gòn của đám vua quan phường hề (Đào kép mới); ngôn ngữ đám hàng quà trong Thằng ăn cắp, v.v...
Ngay trong ngôn ngữ kể chuyện của tác giả, nhiều khi nhà văn cũng dùng lối nói của nhân vật với những từ ngữ, tiếng lóng, vừa gián tiếp bộc lộc tính cách, vừa làm câu chuyện thêm sống động, chân thực và hóm hỉnh. Trong Thật là phúc kể về câu chuyện.... "lấy thịt đè người" của gã lính cơ "Ván cách", ông cũng dùng giọng lính tráng, xen lẫn những tiếng Tây bồi lính tẩy: "ma phăm anh hàng giò", "đề mi tua", "lập gioòng", "cẩm ma lách", "sú ca nia", "đi la mát" "kèn la vầy", "măng den", "a la văng", "tăng xương"... Giọng kể chuyện và cách viết câu của nhà văn cũng rất linh hoạt, thoải mái. Có khi câu rất ngắn. Đây là đoạn tả "thằng ăn cắp" ngồi ăn bún riêu: "Bà ấy múc cho nó một bát đầy. Nó ăn. Phù phù! Nóng! Xuỵt xoạt! Cay! Ngon quá! Ai cũng yên bụng, không ai để ý đến nó nữa. Họ nghênh xe đạp. Họ nhìn ôtô. Họ pha trò. Họ cười ha hả. Nó vẫn ăn. Ngon quá. Năm phút... Mười phút... Bỗng chốc: - Ối ông đội xếp ôi! Thằng ăn cắp! Ai đuổi hộ tôi! Bọn bán hàng nhốn nháo. Chạy tứ tung. Quang gánh vướng. Người ngã. Hàng đổ. Bát vỡ" (Thằng ăn cắp).
Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan không giống truyện ngắn Thạch Lam với chất thơ trong đời sống bình lặng hàng ngày, nhẹ mà thấm; cũng không giống truyện ngắn Nam Cao, chân thực đến nỗi tưởng chừng chỉ là cuộc đời thực không hề hư cấu nhưng lại mang triết lý sâu xa... Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thuộc loại hồn nhiên, mặn mà, có cái hóm hỉnh thông minh của trí thức tiểu tư sản, song chủ yếu gần với truyện cười dân gian khoẻ khoắn.
Tiếng cười trào phúng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan không thuộc loại nhẹ nhàng, thâm trầm mà thường giòn giã, sảng khoái, ném thẳng vào mặt kẻ thù. Tiếng cười ấy là sự kế thừa và phát huy tiếng cười lạc quan, giàu tính chiến đấu trong truyền thống trào phúng của văn học dân tộc. Truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan là một biểu hiện cụ thể về sức sống mạnh mẽ của truyền thống đó trong thời kỳ hiện đại.
III - TRUYỆN DÀI
Nhìn chung, truyện dài của Nguyễn Công Hoan không có giá trị cao bằng truyện ngắn.
Tuy nhiên, khối lượng truyện dài của nhà văn khá lớn, trong đó có những truyện có giá trị đặc sắc, thuộc vào những tác phẩm tiêu biểu nhất của văn học hiện thực phê phán, có những truyện giá trị có hạn song đã từng được dư luận chú ý hoan nghênh vì nhiều lẽ.
Tuy nhiên, khối lượng truyện dài của nhà văn khá lớn, trong đó có những truyện có giá trị đặc sắc, thuộc vào những tác phẩm tiêu biểu nhất của văn học hiện thực phê phán, có những truyện giá trị có hạn song đã từng được dư luận chú ý hoan nghênh vì nhiều lẽ.
Mặt khác, trong truyện dài, tư tưởng và nghệ thuật của nhà văn, cũng như quá btrình diễn biến có tính quy luật của sự nghiệp văn học của ông, đã bộc lộ khá hệ thống. Do đó, mảng sáng tác quan trọng đó của nhà văn cũng cần được nghiên cứu nghiêm chỉnh.
1. Nhìn chung quá trình sáng tác truyện dài của Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng.
Nếu không kể truyện vừa Phải gió, Quyết chí phiêu lưu viết từ rất sớm không xuất bản, chưa có một nội dung và nghệ thuật nghiêm túc, cũng không kể truyện dài Những cảnh khốn nạn mới viết và xuất bản chưa đầy đủ, chưa có gì đặc sắc, thì có thể coi sự nghiệp sáng tác truyện dài của Nguyễn Công Hoan thật sự bắt đầu từ cuốn Tắt lửa lòng (đăng trên báo Nhật Tân, 1933).
Cho đến hết 1935, Nguyễn Công Hoan đã viết và đăng báo liên tiếp các truyện dài: Tắt lửa lòng (báo Nhật Tân), Lệ Dung (Nhật Tân, 1934), Tấm lòng vàng, Cậu Ấm, Lá ngọc cành vàng (Tiểu thuyết thứ bảy, 1935), Ông chủ (Tiểu thuyết thứ bảy, 1935), Bà chủ (Tiểu thuyết thứ bảy, 1935), Một cái chương trình quyết thực hành (Tiểu thuyết thứ bảy, 1935), Cô giáo Minh (Tiểu thuyết thứ bảy, 1935)...
Nếu trong truyện ngắn, ngay từ khi ra mắt bạn đọc trên mục Xã hội ba đào ký của An Nam tạp chí chuyên nói về những "cảnh xuống" của xã hội, Nguyễn Công Hoan đã tự giới thiệu như một cây bút "xã hội", "tả chân", tự vạch ra con đường riêng cho mình, thì trong truyện dài thời kỳ đầu, nhà văn lại đi vào những truyện tình lãng mạn lâm ly nhuốm màu đạo đức Nho phong. Tiêu biểu cho loại này là Tắt lửa lòng, ngay từ khi còn đăng dần trên báo đã làm cho khá nhiều độc giả nữ giới say mê. Khi tác phẩm được đưa lên sân khấu cải lương Nam Kỳ với nhan đề Lan và Điệp, rồi những lời ca não nùng của nó được thu đĩa, thu băng thì từ đó trở đi, từng làm nhiều thế hệ công chúng cải lương từ Nam chí Bắc say sưa thổn thức. Nội điều đó cũng nói lên nhiều về tính chất cuốn tiểu thuyết.
Giá trị của cuốn tiểu thuyết chủ yếu ở mặt phê phán xã hội, trước hết là phê phán bọn quan lại thối nát đương thời. Mối tình trong sạch, cao thượng của Lan và Điệp vì đâu mà bị tan vỡ cay đắng? Chính là do lão phủ Trần (sau thăng Chánh án) độc ác, thâm hiểm, có những âm mưu đê tiện, ra tay phá hoại. Dưới ngòi bút Nguyễn Công Hoan, bọn quan lại thường được vẽ bằng những nét biếm hoạ già tay, tô đậm cái hình thù ít nhiều quái dị và cái tâm địa độc ác, bỉ ổi, mất cả tính người của chúng. Chúng là tai họa đối với người lương thiện. Điệp cứ nghĩ đến lão phủ Trần "như nghĩ đến một con cọp, một con ma".
Sự phê phán quan lại trong tác phẩm rất dứt khoát, mạnh mẽ, nhưng Tắt lửa lòng vẫn chưa phải là một tác phẩm hiện thực. Nhà văn chưa phản ánh hiện thực trên bình diện xã hội mà mới dừng lại ở bình diện đạo đức. Tác giả đã lý tưởng hoá dễ dãi nhân vật của mình để bắt họ trở thành những tấm gương đạo đức. Ông Tú gây dựng cho Điệp, dù anh nghèo, thi trượt; Lan, vừa là nhân vật chuyện tình bi luỵ, vừa như hiện thân của sự hy sinh cao thượng, có lòng vị tha đến mức cực đoan gàn dở; Điệp, đúng là kiểu nhân vật nam giới lý tưởng của Nguyễn Công Hoan: anh học trò nghèo có chí, có lòng, trong tình yêu thì cao thượng, vị tha, thuỷ chung. Chàng từ bỏ phú quý vì Lan, quyết học thành tài - đỗ "y khoa bác sĩ" - nhưng chỉ làm vì nghĩa không vì tiền; chàng đã đứng ra gây dựng cho Xuân, em Lan, lén gài tiền vào mũ thằng Vũ, lặng lẽ cứu sống vợ chồng Thuý Liễu vốn là kẻ thù... Đúng Tắt lửa lòng là một truyện tình lãng mạn, song đây là thứ lãng mạn vẫn rất nền nếp "Nho phong"; gần với Tuyết Hồng lệ sử, Người quay tơ, Giọt lệ sông Hương - thứ lãng mạn "tiền Tự Lực" - hơn là với Hồn bướm mơ tiên, Đoạn tuyệt, Đời mưa gió... Có lẽ do chiều theo thị hiếu thời thượng của công chúng tiểu tư sản khi đó đang bị cuốn hút mạnh mẽ bởi phong trào lãng mạn, Nguyễn Công Hoan đã đưa ra câu chuyện tình éo le mùi mẫn, đủ cả chôn hoa chôn bướm, đi tu, ốm tương tư, chết chóc... Song dù vậy, cảm hứng chủ đạo của tác phẩm không hẳn là tình yêu mà chính là đạo đức. Tình tiết câu chuyện, tính cách nhân vật đều bị uốn nắn để phục vụ cho chủ đề đạo đức và do đó, ít chân thực. Mối tình phải đẫm lệ, đồng thời, phải thật đậm màu sắc đạo đức, đậm vị hy sinh. Nghệ thuật tiểu thuyết Tắt lửa lòng cũng chưa thật mới mẻ, đặc sắc. Vừa có một chút Tuyết Hồng lệ sử, vừa mang dáng dấp kiểu truyện giáo huấn đạo đức, lại pha tính chất trinh thám (chương kể chuyện thằng Vũ tìm cha và bí mật tẩm thuốc độc và gói kẹo để gửi cho Thuý Liễu), đồng thời, có những trang trào phúng, "tả chân", Tắt lửa lòng là sự pha trộn nhiều bút pháp khác nhau. Rõ ràng, tác giả đang dao động về phương pháp sáng tác và bị lôi cuốn bởi trào lưu lãng mạn đang chiếm ưu thế khi đó. Về phương diện kỹ thuật thể loại, Tắt lửa lòng cũng như hầu hết truyện dài Nguyễn Công Hoan - đánh dấu thời kỳ phát triển buổi đầu của tiểu thuyết quốc ngữ lối mới. Ông chưa vượt qua khuynh hướng giáo huấn và cách viết chưa mấy hiện đại, mải chạy theo tình tiết mà chưa thật chú ý đến tính cách.
Lập trường đạo đức có phần bảo thủ của Nguyễn Công Hoan bộc lộ rõ hơn trong những tiểu thuyết đề cập trực tiếp đến vấn đề phụ nữ, vấn đề hôn nhân gia đình. Cô giáo Minh (1935) là một tiểu thuyết luận đề, trong đó, Nguyễn Công Hoan đã chống lại cách giải quyết của Tự lực văn đoàn về vấn đề này. Trong phần trên của Cô giáo Minh, ngòi bút Nguyễn Công Hoan với sự châm biếm sắc sảo, sử dụng phóng đại, đã mạnh hơn cả Nhất Linh trong việc miêu tả cái hủ lậu lố lăng đến quái gở của bà mẹ chồng phong kiến. Cảnh cưới chạy tang được miêu tả như một cuộc bắt cóc thê thảm, mẹ chết cô dâu không được khóc, không được về nhìn mẹ lần cuối cùng... Nhà văn cũng thể hiện mối xung đột mẹ chồng nàng dâu, cũ và mới, hết sức căng thẳng. Sau khi "thắt nút" thật chặt, tác giả đã gỡ ra cách nào? Phản đối cách giải quyết của Nhất Linh - phái mới "đoạn tuyệt" với phái cũ, "theo mới đến cùng” - Nguyễn Công Hoan cho cô giáo Minh cứ ở lại nhà chồng, "ăn ở lại với mẹ chồng, với chồng", để cảm hoá họ. Vì "nếu ly dị, bỏ đi là suốt đời tai tiếng" làm cho phái cũ khinh thường! Và Minh đã dứt hẳn Nhã, người tình cũ, ra sức chiều chuộng thờ phụng mẹ chồng, lại làm những việc rất "cao thượng" như lặng lẽ giúp em chồng thoát khỏi cảnh gia đình tan nát, bỏ tiền của nàng (vừa trúng số độc đắc!) ra cúng cho tổ chức từ thiện nhưng đứng tên là bà Tuần để bất ngờ đem danh giá cho bà... Cô gái mới đó đã ngoan ngoãn tự nguyện chịu đựng cảnh làm dâu đại gia đình phong kiến, cố trở nên người dâu thảo vợ hiền theo quan điểm cổ hủ: "Tôi đi làm dâu có gì là khổ (...). Mẹ yêu thì mẹ phải dạy, đó là lẽ thường". Rõ ràng đó là sự đầu hàng tiêu cực, là thủ tiêu tình yêu và hạnh phúc cá nhân, chủ trương khôi phục lễ giáo và chế độ hôn nhân gia đình phong kiến. Ấy thế nhưng Nguyễn Công Hoan lại đề lên thành sự chiến thắng vẻ vang của phái mới: phe cũ đã bị cảm hoá, "cái cũ phục cái mới" và cũng theo mới! Bà Tuần rất đỗi cổ hủ bỗng hăng hái tập đánh phấn tô môi, tuyên bố bỏ kiêng tên, tập bắt tay!...
Cho đến hết 1935, Nguyễn Công Hoan đã viết và đăng báo liên tiếp các truyện dài: Tắt lửa lòng (báo Nhật Tân), Lệ Dung (Nhật Tân, 1934), Tấm lòng vàng, Cậu Ấm, Lá ngọc cành vàng (Tiểu thuyết thứ bảy, 1935), Ông chủ (Tiểu thuyết thứ bảy, 1935), Bà chủ (Tiểu thuyết thứ bảy, 1935), Một cái chương trình quyết thực hành (Tiểu thuyết thứ bảy, 1935), Cô giáo Minh (Tiểu thuyết thứ bảy, 1935)...
Nếu trong truyện ngắn, ngay từ khi ra mắt bạn đọc trên mục Xã hội ba đào ký của An Nam tạp chí chuyên nói về những "cảnh xuống" của xã hội, Nguyễn Công Hoan đã tự giới thiệu như một cây bút "xã hội", "tả chân", tự vạch ra con đường riêng cho mình, thì trong truyện dài thời kỳ đầu, nhà văn lại đi vào những truyện tình lãng mạn lâm ly nhuốm màu đạo đức Nho phong. Tiêu biểu cho loại này là Tắt lửa lòng, ngay từ khi còn đăng dần trên báo đã làm cho khá nhiều độc giả nữ giới say mê. Khi tác phẩm được đưa lên sân khấu cải lương Nam Kỳ với nhan đề Lan và Điệp, rồi những lời ca não nùng của nó được thu đĩa, thu băng thì từ đó trở đi, từng làm nhiều thế hệ công chúng cải lương từ Nam chí Bắc say sưa thổn thức. Nội điều đó cũng nói lên nhiều về tính chất cuốn tiểu thuyết.
Giá trị của cuốn tiểu thuyết chủ yếu ở mặt phê phán xã hội, trước hết là phê phán bọn quan lại thối nát đương thời. Mối tình trong sạch, cao thượng của Lan và Điệp vì đâu mà bị tan vỡ cay đắng? Chính là do lão phủ Trần (sau thăng Chánh án) độc ác, thâm hiểm, có những âm mưu đê tiện, ra tay phá hoại. Dưới ngòi bút Nguyễn Công Hoan, bọn quan lại thường được vẽ bằng những nét biếm hoạ già tay, tô đậm cái hình thù ít nhiều quái dị và cái tâm địa độc ác, bỉ ổi, mất cả tính người của chúng. Chúng là tai họa đối với người lương thiện. Điệp cứ nghĩ đến lão phủ Trần "như nghĩ đến một con cọp, một con ma".
Sự phê phán quan lại trong tác phẩm rất dứt khoát, mạnh mẽ, nhưng Tắt lửa lòng vẫn chưa phải là một tác phẩm hiện thực. Nhà văn chưa phản ánh hiện thực trên bình diện xã hội mà mới dừng lại ở bình diện đạo đức. Tác giả đã lý tưởng hoá dễ dãi nhân vật của mình để bắt họ trở thành những tấm gương đạo đức. Ông Tú gây dựng cho Điệp, dù anh nghèo, thi trượt; Lan, vừa là nhân vật chuyện tình bi luỵ, vừa như hiện thân của sự hy sinh cao thượng, có lòng vị tha đến mức cực đoan gàn dở; Điệp, đúng là kiểu nhân vật nam giới lý tưởng của Nguyễn Công Hoan: anh học trò nghèo có chí, có lòng, trong tình yêu thì cao thượng, vị tha, thuỷ chung. Chàng từ bỏ phú quý vì Lan, quyết học thành tài - đỗ "y khoa bác sĩ" - nhưng chỉ làm vì nghĩa không vì tiền; chàng đã đứng ra gây dựng cho Xuân, em Lan, lén gài tiền vào mũ thằng Vũ, lặng lẽ cứu sống vợ chồng Thuý Liễu vốn là kẻ thù... Đúng Tắt lửa lòng là một truyện tình lãng mạn, song đây là thứ lãng mạn vẫn rất nền nếp "Nho phong"; gần với Tuyết Hồng lệ sử, Người quay tơ, Giọt lệ sông Hương - thứ lãng mạn "tiền Tự Lực" - hơn là với Hồn bướm mơ tiên, Đoạn tuyệt, Đời mưa gió... Có lẽ do chiều theo thị hiếu thời thượng của công chúng tiểu tư sản khi đó đang bị cuốn hút mạnh mẽ bởi phong trào lãng mạn, Nguyễn Công Hoan đã đưa ra câu chuyện tình éo le mùi mẫn, đủ cả chôn hoa chôn bướm, đi tu, ốm tương tư, chết chóc... Song dù vậy, cảm hứng chủ đạo của tác phẩm không hẳn là tình yêu mà chính là đạo đức. Tình tiết câu chuyện, tính cách nhân vật đều bị uốn nắn để phục vụ cho chủ đề đạo đức và do đó, ít chân thực. Mối tình phải đẫm lệ, đồng thời, phải thật đậm màu sắc đạo đức, đậm vị hy sinh. Nghệ thuật tiểu thuyết Tắt lửa lòng cũng chưa thật mới mẻ, đặc sắc. Vừa có một chút Tuyết Hồng lệ sử, vừa mang dáng dấp kiểu truyện giáo huấn đạo đức, lại pha tính chất trinh thám (chương kể chuyện thằng Vũ tìm cha và bí mật tẩm thuốc độc và gói kẹo để gửi cho Thuý Liễu), đồng thời, có những trang trào phúng, "tả chân", Tắt lửa lòng là sự pha trộn nhiều bút pháp khác nhau. Rõ ràng, tác giả đang dao động về phương pháp sáng tác và bị lôi cuốn bởi trào lưu lãng mạn đang chiếm ưu thế khi đó. Về phương diện kỹ thuật thể loại, Tắt lửa lòng cũng như hầu hết truyện dài Nguyễn Công Hoan - đánh dấu thời kỳ phát triển buổi đầu của tiểu thuyết quốc ngữ lối mới. Ông chưa vượt qua khuynh hướng giáo huấn và cách viết chưa mấy hiện đại, mải chạy theo tình tiết mà chưa thật chú ý đến tính cách.
Lập trường đạo đức có phần bảo thủ của Nguyễn Công Hoan bộc lộ rõ hơn trong những tiểu thuyết đề cập trực tiếp đến vấn đề phụ nữ, vấn đề hôn nhân gia đình. Cô giáo Minh (1935) là một tiểu thuyết luận đề, trong đó, Nguyễn Công Hoan đã chống lại cách giải quyết của Tự lực văn đoàn về vấn đề này. Trong phần trên của Cô giáo Minh, ngòi bút Nguyễn Công Hoan với sự châm biếm sắc sảo, sử dụng phóng đại, đã mạnh hơn cả Nhất Linh trong việc miêu tả cái hủ lậu lố lăng đến quái gở của bà mẹ chồng phong kiến. Cảnh cưới chạy tang được miêu tả như một cuộc bắt cóc thê thảm, mẹ chết cô dâu không được khóc, không được về nhìn mẹ lần cuối cùng... Nhà văn cũng thể hiện mối xung đột mẹ chồng nàng dâu, cũ và mới, hết sức căng thẳng. Sau khi "thắt nút" thật chặt, tác giả đã gỡ ra cách nào? Phản đối cách giải quyết của Nhất Linh - phái mới "đoạn tuyệt" với phái cũ, "theo mới đến cùng” - Nguyễn Công Hoan cho cô giáo Minh cứ ở lại nhà chồng, "ăn ở lại với mẹ chồng, với chồng", để cảm hoá họ. Vì "nếu ly dị, bỏ đi là suốt đời tai tiếng" làm cho phái cũ khinh thường! Và Minh đã dứt hẳn Nhã, người tình cũ, ra sức chiều chuộng thờ phụng mẹ chồng, lại làm những việc rất "cao thượng" như lặng lẽ giúp em chồng thoát khỏi cảnh gia đình tan nát, bỏ tiền của nàng (vừa trúng số độc đắc!) ra cúng cho tổ chức từ thiện nhưng đứng tên là bà Tuần để bất ngờ đem danh giá cho bà... Cô gái mới đó đã ngoan ngoãn tự nguyện chịu đựng cảnh làm dâu đại gia đình phong kiến, cố trở nên người dâu thảo vợ hiền theo quan điểm cổ hủ: "Tôi đi làm dâu có gì là khổ (...). Mẹ yêu thì mẹ phải dạy, đó là lẽ thường". Rõ ràng đó là sự đầu hàng tiêu cực, là thủ tiêu tình yêu và hạnh phúc cá nhân, chủ trương khôi phục lễ giáo và chế độ hôn nhân gia đình phong kiến. Ấy thế nhưng Nguyễn Công Hoan lại đề lên thành sự chiến thắng vẻ vang của phái mới: phe cũ đã bị cảm hoá, "cái cũ phục cái mới" và cũng theo mới! Bà Tuần rất đỗi cổ hủ bỗng hăng hái tập đánh phấn tô môi, tuyên bố bỏ kiêng tên, tập bắt tay!...
Và sự từ bỏ hạnh phúc cá nhân lại được coi là hạnh phúc, sung sướng: "Cái sung sướng này là cái sung sướng cao thượng về tinh thần!". Sự nguỵ biện dễ dãi và việc miêu tả bất chấp lôgic của tính cách, không che giấu được thực chất tư tưởng bảo thủ của tác giả.
Năm 1935, Nguyễn Công Hoan sáng tác rất dồi dào. Có thể coi đây là năm bản lề, chuyển sang một thời kỳ mới trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Về truyện dài, bên cạnh Cô giáo Minh là một loạt tiểu thuyết hướng tới đề tài xã hội, có khuynh hướng phê phán và giá trị hiện thực rõ rệt. Trong số đó, đáng chú ý hơn cả là Lá ngọc cành vàng và Ông chủ.
Về nhiều mặt, hai truyện dài này có ý nghĩa đánh dấu sự chuyển biến của ngòi bút Nguyễn Công Hoan nói riêng, trào lưu hiện thực phê phán nói chung, sang giai đoạn phát triển rực rỡ thời kỳ Mặt trận Dân chủ.
Nếu trong Cô giáo Minh nhà văn đã rơi vào lập trường đạo đức phong kiến bảo thủ khi giải quyết vấn đề phụ nữ và hôn nhân gia đình, thì trong Lá ngọc cành vàng, Nguyễn Công Hoan đã bênh vực tình yêu tự do ngoài lễ giáo, phê phán mạnh mẽ lực lượng bảo thủ đã phá hoại hạnh phúc của thanh niên. Sẽ không thể giải thích được sự mâu thuẫn đó trong quan điểm Nguyễn Công Hoan nếu không thấy mối mâu thuẫn - thống nhất giữa hai quan điểm nhìn nhận hiện thực của nhà văn: quan điểm đạo đức phong kiến và quan điểm giàu - nghèo, trong đó, quan điểm giàu - nghèo là quan điểm xã hội cơ bản của ông. Trong Lá ngọc cành vàng, sự xung đột giữa mối tình Nga - Chi với vợ chồng phủ Lê không chỉ là sự xung đột mới - cũ, giữa tình yêu tự do với lễ giáo phong kiến, mà trước hết, đó là mối xung đột giàu - nghèo.
Lão phủ Lê ngăn cấm một cách tàn ác, lạnh lùng mối tình của con gái lão không phải chỉ vì đây là tình yêu ngoài lễ giáo, mà chủ yếu vì Chi là con nhà "hèn hạ", không xứng với Nga "lá ngọc cành vàng". Với Lá ngọc cành vàng, nhà văn đã đề cập tới sự đụng độ giai cấp, sự đối lập giàu - nghèo, và đứng hẳn về phía người nghèo bị ức hiếp, xúc phạm. Lập trường xã hội tiến bộ đó của Nguyễn Công Hoan đã khiến ông chiến thắng được tư tưởng bảo thủ phong kiến cố hữu của bản thân để có quan điểm khá tiến bộ trong vấn đề tình yêu và hôn nhân, một vấn đề mà ông vốn bảo thủ.
Ông chủ là truyện dài đầu tiên đã đề cập trực diện tới mối mâu thuẫn giai cấp gay gắt ở nông thôn, giữa người nông dân lao động nghèo khổ và bọn địa chủ thống trị. Với cuốn tiểu thuyết có giá trị tố cáo mạnh mẽ này, Nguyễn Công Hoan đã đứng hẳn về phía người nông dân bị áp bức bóc lột và vạch trần bộ mặt tàn ác, dã man của bọn địa chủ, sống trên mồ hôi nước mắt của người nghèo lương thiện. Câu chuyện tập trung tố cáo thói dâm ô đểu cáng và tâm địa độc ác của giai cấp địa chủ. Nhà văn cũng bước đầu thấy sự bóc lột kinh tế thậm tệ của chúng đối với tá điền.
Nhìn chung, truyện dài Nguyễn Công Hoan sáng tác thời kỳ 1935-1939 có sự chuyển biến rõ rệt theo khuynh hướng hiện thực phê phán. Tuy có truyện vẫn đi vào những mối tình éo le và đầy sự hy sinh giả tạo (Tơ vương, 1938) song xu hướng chính là hướng về đề tài xã hội - chính trị, tố cáo hiện thực bất công thối nát. Bà chủ (1935) dựng nên nhân vật "bà chủ" đóng vai đức hạnh - Trưởng ban chấn hưng đạo đức - song kỳ thật rất đĩ thoã, chẳng qua nhờ đồng tiền mà che giấu đời tư nhem nhuốc, lại được xã hội tôn kính. Truyện Bơ vơ miêu tả số phận trớ trêu lạ lùng của một tên cướp vốn là một đứa con hoang bị bỏ rơi, qua đó, lên án cái xã hội giả dối vô nhân đạo, nhất là bọn quan lại. Một công trình vĩ đại (1937) cũng đả kích thẳng tay bọn quan lại độc ác, nhất là hạng công tử con quan với lối sống ăn chơi dâm ô tàn bạo, đồng thời đả kích phong trào "Âu hoá", "vui vẻ trẻ trung" có tính chất truy lạc đương thời. Truyện Một chương trình quyết thực hành (1935) có tính chất hoạt kê châm biếm một tên nhà giàu vừa hiếu danh và hiếu sắc, bị lừa bởi một gái đĩ thập thành. Tình khuyển mã (1936-1937) tiếp tục đả kích cay độc bọn quan lại tàn ác đã đối xử một cách tàn nhẫn với cả bọn tay chân khuyển mã rất mực trung thành với chúng. Cô làm công - (1936), dưới hình thức nhật ký của nhân vật chính, một cô làm công cho một hãng buôn lớn, đã phản ánh khá chân thực đời sống khổ nhục của đám tiểu tư sản nghèo bị xã hội đồng tiền hắt hủi, nhân phẩm bị xúc phạm.
Năm 1938, Nguyễn Công Hoan sáng tác Bước đường cùng. Đây là tác phẩm xuất sắc đánh dấu đỉnh cao về tư tưởng của nhà văn trước Cách mạng và là một trong những thành tựu tiêu biểu nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam.
Năm 1939, Nguyễn Công Hoan viết Cái thủ lợn "cùng một tinh thần với Bước đường cùng", như lời tác giả gửi ông Giám đốc Nhà xuất bản Đời mới, in ở đầu sách. Tác phẩm bị kiểm duyệt không được in, sau khi Nhật đảo chính, mới ra mắt.
Câu chuyện xoay quanh một vụ tranh chấp ngôi tiên chỉ ở một làng quê, giữa hai tay cường hào trong làng; qua đó, tác phẩm đả kích trước hết vào bọn cường hào địa chủ tác oai tác quái ở nông thôn đương thời. Chúng lo lót quan trên để được làm chỗ đầy tớ đi lại của quan nên được quan che chở và tha hồ áp bức bóc lột dân đen. Mũi đả kích thứ hai là nhằm vào quan lại, chủ yếu là vạch ra thói ăn tiền trâng tráo, đê tiện của chúng. Trong cái xã hội thối nát ấy, tệ đục khoét hoành hành từ dưới lên trên: "Rút cục, chỉ con em là khổ. Mà ghê thế, dột từ nóc dột xuống, trong làng lý trưởng, chánh hội đã là hạng mọt già, thì cả phó lý lẫn ban hương hội, cho chí khán thủ, trương tuần đều hùa nhau làm hại làng. Người dưới làm liều đã được người trên bênh vực", "một loạt đều ăn tàn phá hại đểu giả ngang nhau".
Thái độ của tác giả đối với bộ máy thống trị, trật tự xã hội đó hoàn toàn phủ nhận. Ý nghĩa phê phán mạnh mẽ của tác phẩm chính là ở đó. Song Cái thủ lợn chưa có được nội dung hiện thực phong phú, sâu sắc với khái quát rộng rãi của Bước đường cùng. Mặc dù bề bộn chi tiết, sự việc, có nhiều tài liệu về sinh hoạt đình đám, việc làng ở thôn xã... tác phẩm chưa dựng được bức tranh xã hội rộng lớn có tính chân thực, ý nghĩa điển hình cao.
Thời kỳ 1940-1945 là thời kỳ bế tắc và lạc hướng của ngòi bút Nguyễn Công Hoan.
Đúng ra, trong truyện ngắn, ông vẫn còn hướng về đề tài xã hội và thời sự chính trị, có truyện đả kích bọn thực dân Pháp thất thế (Êu êu Mê đo), châm biếm tâm lý sinh hoạt tiểu tư sản (Hồi còi báo động). Nhưng trong truyện dài, nhà văn đã từ bỏ con đường hiện thực; tư tưởng phong kiến bảo thủ vốn có gốc rễ sâu xa trong con người của ông, nay gặp ngọn gió phục cổ thổi tới trong lúc ông đang mất hướng, đã trỗi dậy chi phối ngòi bút của ông.
Năm 1935, Nguyễn Công Hoan sáng tác rất dồi dào. Có thể coi đây là năm bản lề, chuyển sang một thời kỳ mới trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Về truyện dài, bên cạnh Cô giáo Minh là một loạt tiểu thuyết hướng tới đề tài xã hội, có khuynh hướng phê phán và giá trị hiện thực rõ rệt. Trong số đó, đáng chú ý hơn cả là Lá ngọc cành vàng và Ông chủ.
Về nhiều mặt, hai truyện dài này có ý nghĩa đánh dấu sự chuyển biến của ngòi bút Nguyễn Công Hoan nói riêng, trào lưu hiện thực phê phán nói chung, sang giai đoạn phát triển rực rỡ thời kỳ Mặt trận Dân chủ.
Nếu trong Cô giáo Minh nhà văn đã rơi vào lập trường đạo đức phong kiến bảo thủ khi giải quyết vấn đề phụ nữ và hôn nhân gia đình, thì trong Lá ngọc cành vàng, Nguyễn Công Hoan đã bênh vực tình yêu tự do ngoài lễ giáo, phê phán mạnh mẽ lực lượng bảo thủ đã phá hoại hạnh phúc của thanh niên. Sẽ không thể giải thích được sự mâu thuẫn đó trong quan điểm Nguyễn Công Hoan nếu không thấy mối mâu thuẫn - thống nhất giữa hai quan điểm nhìn nhận hiện thực của nhà văn: quan điểm đạo đức phong kiến và quan điểm giàu - nghèo, trong đó, quan điểm giàu - nghèo là quan điểm xã hội cơ bản của ông. Trong Lá ngọc cành vàng, sự xung đột giữa mối tình Nga - Chi với vợ chồng phủ Lê không chỉ là sự xung đột mới - cũ, giữa tình yêu tự do với lễ giáo phong kiến, mà trước hết, đó là mối xung đột giàu - nghèo.
Lão phủ Lê ngăn cấm một cách tàn ác, lạnh lùng mối tình của con gái lão không phải chỉ vì đây là tình yêu ngoài lễ giáo, mà chủ yếu vì Chi là con nhà "hèn hạ", không xứng với Nga "lá ngọc cành vàng". Với Lá ngọc cành vàng, nhà văn đã đề cập tới sự đụng độ giai cấp, sự đối lập giàu - nghèo, và đứng hẳn về phía người nghèo bị ức hiếp, xúc phạm. Lập trường xã hội tiến bộ đó của Nguyễn Công Hoan đã khiến ông chiến thắng được tư tưởng bảo thủ phong kiến cố hữu của bản thân để có quan điểm khá tiến bộ trong vấn đề tình yêu và hôn nhân, một vấn đề mà ông vốn bảo thủ.
Ông chủ là truyện dài đầu tiên đã đề cập trực diện tới mối mâu thuẫn giai cấp gay gắt ở nông thôn, giữa người nông dân lao động nghèo khổ và bọn địa chủ thống trị. Với cuốn tiểu thuyết có giá trị tố cáo mạnh mẽ này, Nguyễn Công Hoan đã đứng hẳn về phía người nông dân bị áp bức bóc lột và vạch trần bộ mặt tàn ác, dã man của bọn địa chủ, sống trên mồ hôi nước mắt của người nghèo lương thiện. Câu chuyện tập trung tố cáo thói dâm ô đểu cáng và tâm địa độc ác của giai cấp địa chủ. Nhà văn cũng bước đầu thấy sự bóc lột kinh tế thậm tệ của chúng đối với tá điền.
Nhìn chung, truyện dài Nguyễn Công Hoan sáng tác thời kỳ 1935-1939 có sự chuyển biến rõ rệt theo khuynh hướng hiện thực phê phán. Tuy có truyện vẫn đi vào những mối tình éo le và đầy sự hy sinh giả tạo (Tơ vương, 1938) song xu hướng chính là hướng về đề tài xã hội - chính trị, tố cáo hiện thực bất công thối nát. Bà chủ (1935) dựng nên nhân vật "bà chủ" đóng vai đức hạnh - Trưởng ban chấn hưng đạo đức - song kỳ thật rất đĩ thoã, chẳng qua nhờ đồng tiền mà che giấu đời tư nhem nhuốc, lại được xã hội tôn kính. Truyện Bơ vơ miêu tả số phận trớ trêu lạ lùng của một tên cướp vốn là một đứa con hoang bị bỏ rơi, qua đó, lên án cái xã hội giả dối vô nhân đạo, nhất là bọn quan lại. Một công trình vĩ đại (1937) cũng đả kích thẳng tay bọn quan lại độc ác, nhất là hạng công tử con quan với lối sống ăn chơi dâm ô tàn bạo, đồng thời đả kích phong trào "Âu hoá", "vui vẻ trẻ trung" có tính chất truy lạc đương thời. Truyện Một chương trình quyết thực hành (1935) có tính chất hoạt kê châm biếm một tên nhà giàu vừa hiếu danh và hiếu sắc, bị lừa bởi một gái đĩ thập thành. Tình khuyển mã (1936-1937) tiếp tục đả kích cay độc bọn quan lại tàn ác đã đối xử một cách tàn nhẫn với cả bọn tay chân khuyển mã rất mực trung thành với chúng. Cô làm công - (1936), dưới hình thức nhật ký của nhân vật chính, một cô làm công cho một hãng buôn lớn, đã phản ánh khá chân thực đời sống khổ nhục của đám tiểu tư sản nghèo bị xã hội đồng tiền hắt hủi, nhân phẩm bị xúc phạm.
Năm 1938, Nguyễn Công Hoan sáng tác Bước đường cùng. Đây là tác phẩm xuất sắc đánh dấu đỉnh cao về tư tưởng của nhà văn trước Cách mạng và là một trong những thành tựu tiêu biểu nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam.
Năm 1939, Nguyễn Công Hoan viết Cái thủ lợn "cùng một tinh thần với Bước đường cùng", như lời tác giả gửi ông Giám đốc Nhà xuất bản Đời mới, in ở đầu sách. Tác phẩm bị kiểm duyệt không được in, sau khi Nhật đảo chính, mới ra mắt.
Câu chuyện xoay quanh một vụ tranh chấp ngôi tiên chỉ ở một làng quê, giữa hai tay cường hào trong làng; qua đó, tác phẩm đả kích trước hết vào bọn cường hào địa chủ tác oai tác quái ở nông thôn đương thời. Chúng lo lót quan trên để được làm chỗ đầy tớ đi lại của quan nên được quan che chở và tha hồ áp bức bóc lột dân đen. Mũi đả kích thứ hai là nhằm vào quan lại, chủ yếu là vạch ra thói ăn tiền trâng tráo, đê tiện của chúng. Trong cái xã hội thối nát ấy, tệ đục khoét hoành hành từ dưới lên trên: "Rút cục, chỉ con em là khổ. Mà ghê thế, dột từ nóc dột xuống, trong làng lý trưởng, chánh hội đã là hạng mọt già, thì cả phó lý lẫn ban hương hội, cho chí khán thủ, trương tuần đều hùa nhau làm hại làng. Người dưới làm liều đã được người trên bênh vực", "một loạt đều ăn tàn phá hại đểu giả ngang nhau".
Thái độ của tác giả đối với bộ máy thống trị, trật tự xã hội đó hoàn toàn phủ nhận. Ý nghĩa phê phán mạnh mẽ của tác phẩm chính là ở đó. Song Cái thủ lợn chưa có được nội dung hiện thực phong phú, sâu sắc với khái quát rộng rãi của Bước đường cùng. Mặc dù bề bộn chi tiết, sự việc, có nhiều tài liệu về sinh hoạt đình đám, việc làng ở thôn xã... tác phẩm chưa dựng được bức tranh xã hội rộng lớn có tính chân thực, ý nghĩa điển hình cao.
Thời kỳ 1940-1945 là thời kỳ bế tắc và lạc hướng của ngòi bút Nguyễn Công Hoan.
Đúng ra, trong truyện ngắn, ông vẫn còn hướng về đề tài xã hội và thời sự chính trị, có truyện đả kích bọn thực dân Pháp thất thế (Êu êu Mê đo), châm biếm tâm lý sinh hoạt tiểu tư sản (Hồi còi báo động). Nhưng trong truyện dài, nhà văn đã từ bỏ con đường hiện thực; tư tưởng phong kiến bảo thủ vốn có gốc rễ sâu xa trong con người của ông, nay gặp ngọn gió phục cổ thổi tới trong lúc ông đang mất hướng, đã trỗi dậy chi phối ngòi bút của ông.
2. Bước đường cùng
Bước đường cùng đánh dấu đỉnh cao tư tưởng Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng và là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán đương thời.
Nguyễn Công Hoan đã viết Bước đường cùng một cách hối hả, khẩn trương - chỉ trong 16 ngày, như một sự thôi thúc bên trong mạnh mẽ, "để trang trải món nợ lòng đối với anh em cộng sản ở Nam Định". Bị nghi là "phần tử cộng sản nguy hiểm", nhà văn nghĩ "bướng": "ừ, ông cộng sản đấy" và lao vào viết Bước đường cùng. Tác phẩm mang chủ đề xã hội chính trị tiến bộ đó chính là sự hưởng ứng tích cực của nhà văn đối với phong trào Mặt trận Dân chủ.
Bước đường cùng đã trực tiếp phản ánh nông thôn Việt Nam trước Cách mạng trên bình diện xung đột giai cấp, đã làm nổi bật bộ mặt tàn bạo thối nát của giai cấp địa chủ phong kiến cùng toàn bộ "chế độ thối nát chống hương thôn” và đời sống cùng khổ của người nông dân bị áp bức bóc lột, bị đẩy tới "bước đường cùng" không cách gì cưỡng nổi. Với ba mươi chương sách, Bước đường cùng đã cố gắng dựng nên một bức tranh rộng lớn về đời sống nông thôn đương thời. Tác giả có ý thức phản ánh thật đầy đủ những nỗi khổ điển hình của người nông dân, với bao nhiêu tai hoạ khác nhau, cứ chồng chất đè nặng lên số phận của họ. Bước đường cùng đề cập đến đủ cả: nạn Tây đoan bắt rượu lậu, nạn quan lại tham nhũng, nạn sưu cao thuế nặng, nạn cường hào ức hiếp bóp nặn, nạn xôi thịt chè chén, khao vọng, ngả vạ, rồi cảnh phu phen tạp dịch, cảnh lụt lội đói kém, bệnh dịch hoành hành, tình trạng dốt nát tối tăm, mê tín dị đoan, ăn ở mất vệ sinh, v.v... Về một mặt nào đó, Bước đường cùng có thể coi là một tiểu thuyết phóng sự, đã cung cấp nhiều tài liệu cụ thể về nhiều mặt của đời sống nông thôn sau luỹ tre xanh trước Cách mạng.
Trong đủ mọi thứ tai họa đối với người nông dân, tác phẩm làm nổi bật lên tai họa chủ yếu: sự bóc lột của giai cấp địa chủ. Tuy mở ra trên bề rộng, tác phẩm đã tập trung xoáy sâu vào việc lên án tội ác của giai cấp địa chủ phong kiến, kẻ thù không đội trời chung của người nông dân lao động, đã xây dựng một hình tượng nhân vật địa chủ khá thành công, có ý nghĩa điển hình: Nghị Lại. Nghị Lại có ngoại hình và đời sống đạo đức chẳng lấy gì làm đẹp: nước da xanh mét và cặp môi thâm sịt của dân nghiện, thêm hai nếp nhíu soạc hai bên mép như "khủng bố" mọi người, lúc trẻ đã từng chơi bời đĩ điếm lêu lổng... Lão chẳng có mấy chữ nghĩa và rất keo bẩn, ăn bớt từng lẻ gạo cho vay... Song, miêu tả địa chủ, lần này nhà văn không dừng lại ở bình diện đạo đức, văn hóa mà tập trung tố cáo tội ác bóc lột của chúng. Đáng chú ý là ở Bước đưòng cùng, Nguyễn Công Hoan xoáy sâu vào tội ác cướp đoạt ruộng đất của giai cấp địa chủ. Chiếm đoạt ruộng đất của nông dân bằng đủ mọi cách, đó là niềm say mê, dục vọng điên cuồng của Nghị Lại. Tư bản chạy theo lợi nhuận, say mê vàng - vàng là "tư bản" đẻ ra lợi nhuận, thì địa chủ làm giàu bằng bóc lột địa tô, một thứ bóc lột siêu kinh tế, nên rất thèm khát nhiều ruộng đát. Cốt truyện Bước đường cùng đã xoay quanh việc Nghị Lại dùng mọi thủ đoạn cướp kỳ được tám sào ruộng của anh Pha. Cùng với Pha là bao nhiêu nông dân khác, Trương Thi, San, bác đám Ích, Thị Anh... trước sau lần lượt đều bị mất ruộng vào tay Nghị Lại.
Đáng chú ý, khi miêu tả giai cấp địa chủ, Nguyễn Công Hoan đã đặt chúng trong mối quan hệ với hệ thống trật tự thực dân phong kiến đương thời và vạch ra bản chất chính trị phản động của chúng. Là nghị viện của cái Viện dân biểu do thực dân nặn ra, từng được thưởng kim thánh, mề đay, phẩm tước của "nhà nước", Nghị Lại tỏ ra hết sức trung thành với chế độ thực dân.
Nguyễn Công Hoan đã viết Bước đường cùng một cách hối hả, khẩn trương - chỉ trong 16 ngày, như một sự thôi thúc bên trong mạnh mẽ, "để trang trải món nợ lòng đối với anh em cộng sản ở Nam Định". Bị nghi là "phần tử cộng sản nguy hiểm", nhà văn nghĩ "bướng": "ừ, ông cộng sản đấy" và lao vào viết Bước đường cùng. Tác phẩm mang chủ đề xã hội chính trị tiến bộ đó chính là sự hưởng ứng tích cực của nhà văn đối với phong trào Mặt trận Dân chủ.
Bước đường cùng đã trực tiếp phản ánh nông thôn Việt Nam trước Cách mạng trên bình diện xung đột giai cấp, đã làm nổi bật bộ mặt tàn bạo thối nát của giai cấp địa chủ phong kiến cùng toàn bộ "chế độ thối nát chống hương thôn” và đời sống cùng khổ của người nông dân bị áp bức bóc lột, bị đẩy tới "bước đường cùng" không cách gì cưỡng nổi. Với ba mươi chương sách, Bước đường cùng đã cố gắng dựng nên một bức tranh rộng lớn về đời sống nông thôn đương thời. Tác giả có ý thức phản ánh thật đầy đủ những nỗi khổ điển hình của người nông dân, với bao nhiêu tai hoạ khác nhau, cứ chồng chất đè nặng lên số phận của họ. Bước đường cùng đề cập đến đủ cả: nạn Tây đoan bắt rượu lậu, nạn quan lại tham nhũng, nạn sưu cao thuế nặng, nạn cường hào ức hiếp bóp nặn, nạn xôi thịt chè chén, khao vọng, ngả vạ, rồi cảnh phu phen tạp dịch, cảnh lụt lội đói kém, bệnh dịch hoành hành, tình trạng dốt nát tối tăm, mê tín dị đoan, ăn ở mất vệ sinh, v.v... Về một mặt nào đó, Bước đường cùng có thể coi là một tiểu thuyết phóng sự, đã cung cấp nhiều tài liệu cụ thể về nhiều mặt của đời sống nông thôn sau luỹ tre xanh trước Cách mạng.
Trong đủ mọi thứ tai họa đối với người nông dân, tác phẩm làm nổi bật lên tai họa chủ yếu: sự bóc lột của giai cấp địa chủ. Tuy mở ra trên bề rộng, tác phẩm đã tập trung xoáy sâu vào việc lên án tội ác của giai cấp địa chủ phong kiến, kẻ thù không đội trời chung của người nông dân lao động, đã xây dựng một hình tượng nhân vật địa chủ khá thành công, có ý nghĩa điển hình: Nghị Lại. Nghị Lại có ngoại hình và đời sống đạo đức chẳng lấy gì làm đẹp: nước da xanh mét và cặp môi thâm sịt của dân nghiện, thêm hai nếp nhíu soạc hai bên mép như "khủng bố" mọi người, lúc trẻ đã từng chơi bời đĩ điếm lêu lổng... Lão chẳng có mấy chữ nghĩa và rất keo bẩn, ăn bớt từng lẻ gạo cho vay... Song, miêu tả địa chủ, lần này nhà văn không dừng lại ở bình diện đạo đức, văn hóa mà tập trung tố cáo tội ác bóc lột của chúng. Đáng chú ý là ở Bước đưòng cùng, Nguyễn Công Hoan xoáy sâu vào tội ác cướp đoạt ruộng đất của giai cấp địa chủ. Chiếm đoạt ruộng đất của nông dân bằng đủ mọi cách, đó là niềm say mê, dục vọng điên cuồng của Nghị Lại. Tư bản chạy theo lợi nhuận, say mê vàng - vàng là "tư bản" đẻ ra lợi nhuận, thì địa chủ làm giàu bằng bóc lột địa tô, một thứ bóc lột siêu kinh tế, nên rất thèm khát nhiều ruộng đát. Cốt truyện Bước đường cùng đã xoay quanh việc Nghị Lại dùng mọi thủ đoạn cướp kỳ được tám sào ruộng của anh Pha. Cùng với Pha là bao nhiêu nông dân khác, Trương Thi, San, bác đám Ích, Thị Anh... trước sau lần lượt đều bị mất ruộng vào tay Nghị Lại.
Đáng chú ý, khi miêu tả giai cấp địa chủ, Nguyễn Công Hoan đã đặt chúng trong mối quan hệ với hệ thống trật tự thực dân phong kiến đương thời và vạch ra bản chất chính trị phản động của chúng. Là nghị viện của cái Viện dân biểu do thực dân nặn ra, từng được thưởng kim thánh, mề đay, phẩm tước của "nhà nước", Nghị Lại tỏ ra hết sức trung thành với chế độ thực dân.
Cảnh Nghị Lại xun xoe vồ vập tên Tây đoan, mời rượu sâm banh và bàn việc đổ tội cho người nông dân lương thiện, tuy chưa phải đã phản ánh đầy đủ sự câu kết giữa địa chủ phong kiến và thực dân, song cũng rất có ý nghĩa. Nghị Lại còn là "cánh hẩu" của quan, thường dắt mối cho quan, chi phối cả việc xử án của quan, rồi dựa thế quan, hắn chỉ huy bọn hào lý địa phương trong việc đàn áp, đục khoét nhân dân. Và tất nhiên là hắn rất thù ghét cộng sản. Hắn bảo anh Pha: "Mày không nên ngu dại, nghe hoặc bắt chước đứa vô luân thường đạo lý, những đứa ngông cuồng, những đứa cộng sản, làm sách, viết báo để chúng nó nói xấu quan này, nói xấu quan kia. Người ta xấu, người ta cũng là ông quan cai trị mình"(!).
Trước Bước đường cùng, chưa có tác phẩm văn học nào phơi bày tội ác của giai cấp địa chủ một cách sâu sắc và toàn diện đến thế.
Mặt khác, với Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan đã có những tiến bộ quan trọng trong việc thể hiện người nông dân. Trước đó, ông đã có những sáng tác về nông dân: các truyện ngắn Hai thằng khốn nạn, Thằng điên, Ngậm cười, Thịt người chết, Chiếc quan tài... và một truyện dài Ông chủ. Nhưng trong truyện ngắn, ông chưa thể đi sâu vào nỗi khổ của người nông dân một cách toàn diện, cụ thể và cũng chưa chú ý đến sự phản kháng của họ.
Đến Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan không những đã đi sâu miêu tả nổi khổ cực nhiều mặt dẫn tới "bước đường cùng" không gì cưỡng lại được của người nông dân bị áp bức bóc lột thậm tệ mà còn cố gắng thể hiện sự phản kháng tích cực của họ để giành quyền sống. Nhân vật Pha có một vị trí đặc biệt trong văn học hiện thực trước Cách mạng: đó là hình tượng nhân vật nông dân duy nhất có sự phát triển về ý thức đấu tranh chống kẻ thù giai cấp đòi quyền sống. Ở nhân vật này có cái gì mới mẻ, tiến bộ và chỉ có thể giải thích bằng ảnh hưởng của phong trào cách mạng thời kỳ Mặt trận Dân chủ đối với tác giả. Bước đường cùng vừa là câu chuyện thương tâm về số phận thê thảm của người nông dân, vừa là lời kêu gọi nông dân vùng lên đấu tranh để tự cứu. Có áp bức, có đấu tranh, con đường sống duy nhất của người nông dân là đoàn kết nhau lại, dũng cảm đấu tranh đến cùng với kẻ thù giai cấp - đó là ý nghĩa toát lên từ hình tượng tác phẩm, cũng còn là chủ đề tác phẩm, là tâm huyết của tác giả.
Pha, nhân vật trung tâm của tác phẩm - được xây dựng dưới ánh sáng của tư tưởng đó. Đây là một tính cách có quá trình phát triển về giác ngộ quyền lợi giai cấp, về ý thức và tinh thần đấu tranh.
Ở những trang cuối cùng của tác phẩm, Pha thể hiện một tinh thần chiến đấu thật dũng cảm triệt để. Anh nói: "Tôi thề rằng sẽ chiến đấu đến cùng". Anh đã giữ lời thề. Chiếc đòn gánh phang vào đầu Nghị Lại với tiếng quát "Đồ ăn cướp" của Pha không còn là sự phản kháng mù quáng liều lĩnh của kẻ cùng đường bế tắc. Bị trói khiêng đi, biết chắc chắn sẽ bị tù tội song Pha không tuyệt vọng. "Trông đôi môi mím chặt, thì biết rằng không phải vì đau mà anh không nói, nhưng chính là anh muốn nuôi trong lòng một mối hận nghìn năm". Anh còn nói thẳng với những bạn đi theo anh: "Tôi không ở làng nữa. Tôi không còn gì ở làng nữa. Ngày này sang năm, các anh sẽ biết chuyện tôi". Anh đang nghiền ngẩm một đường đi. Lời lẽ của Pha mập mờ nhưng thực ra anh đã có chủ định: sẽ ra mỏ với Hoà, và tiếp tục đấu tranh.
Bước đường cùng đã xây dựng thành công hai nhân vật chính: Nghị Lại và Pha. Do cái nhìn xã hội tiến bộ, gần với quan điểm giai cấp, nhà văn đã thể hiện khá sâu sắc bản chất giai cấp bọn địa chủ và số phận người nông dân lao động.
Trước Bước đường cùng, chưa có tác phẩm văn học nào phơi bày tội ác của giai cấp địa chủ một cách sâu sắc và toàn diện đến thế.
Mặt khác, với Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan đã có những tiến bộ quan trọng trong việc thể hiện người nông dân. Trước đó, ông đã có những sáng tác về nông dân: các truyện ngắn Hai thằng khốn nạn, Thằng điên, Ngậm cười, Thịt người chết, Chiếc quan tài... và một truyện dài Ông chủ. Nhưng trong truyện ngắn, ông chưa thể đi sâu vào nỗi khổ của người nông dân một cách toàn diện, cụ thể và cũng chưa chú ý đến sự phản kháng của họ.
Đến Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan không những đã đi sâu miêu tả nổi khổ cực nhiều mặt dẫn tới "bước đường cùng" không gì cưỡng lại được của người nông dân bị áp bức bóc lột thậm tệ mà còn cố gắng thể hiện sự phản kháng tích cực của họ để giành quyền sống. Nhân vật Pha có một vị trí đặc biệt trong văn học hiện thực trước Cách mạng: đó là hình tượng nhân vật nông dân duy nhất có sự phát triển về ý thức đấu tranh chống kẻ thù giai cấp đòi quyền sống. Ở nhân vật này có cái gì mới mẻ, tiến bộ và chỉ có thể giải thích bằng ảnh hưởng của phong trào cách mạng thời kỳ Mặt trận Dân chủ đối với tác giả. Bước đường cùng vừa là câu chuyện thương tâm về số phận thê thảm của người nông dân, vừa là lời kêu gọi nông dân vùng lên đấu tranh để tự cứu. Có áp bức, có đấu tranh, con đường sống duy nhất của người nông dân là đoàn kết nhau lại, dũng cảm đấu tranh đến cùng với kẻ thù giai cấp - đó là ý nghĩa toát lên từ hình tượng tác phẩm, cũng còn là chủ đề tác phẩm, là tâm huyết của tác giả.
Pha, nhân vật trung tâm của tác phẩm - được xây dựng dưới ánh sáng của tư tưởng đó. Đây là một tính cách có quá trình phát triển về giác ngộ quyền lợi giai cấp, về ý thức và tinh thần đấu tranh.
Ở những trang cuối cùng của tác phẩm, Pha thể hiện một tinh thần chiến đấu thật dũng cảm triệt để. Anh nói: "Tôi thề rằng sẽ chiến đấu đến cùng". Anh đã giữ lời thề. Chiếc đòn gánh phang vào đầu Nghị Lại với tiếng quát "Đồ ăn cướp" của Pha không còn là sự phản kháng mù quáng liều lĩnh của kẻ cùng đường bế tắc. Bị trói khiêng đi, biết chắc chắn sẽ bị tù tội song Pha không tuyệt vọng. "Trông đôi môi mím chặt, thì biết rằng không phải vì đau mà anh không nói, nhưng chính là anh muốn nuôi trong lòng một mối hận nghìn năm". Anh còn nói thẳng với những bạn đi theo anh: "Tôi không ở làng nữa. Tôi không còn gì ở làng nữa. Ngày này sang năm, các anh sẽ biết chuyện tôi". Anh đang nghiền ngẩm một đường đi. Lời lẽ của Pha mập mờ nhưng thực ra anh đã có chủ định: sẽ ra mỏ với Hoà, và tiếp tục đấu tranh.
Bước đường cùng đã xây dựng thành công hai nhân vật chính: Nghị Lại và Pha. Do cái nhìn xã hội tiến bộ, gần với quan điểm giai cấp, nhà văn đã thể hiện khá sâu sắc bản chất giai cấp bọn địa chủ và số phận người nông dân lao động.
IV - KẾT LUẬN
Trong mấy năm tiền khởi nghĩa, Nguyễn Công Hoan rơi vào tình cảnh bế tắc đáng buồn. Có lúc ông làm cả thơ tình bi luỵ, khóc gió than mưa! Sau này nhớ lại, ông bảo: "Đúng là một trái tính của người viết tiểu thuyết xã hội sắp đến ngày cáo chung”.
Cách mạng tháng Tám đã giải phóng dân tộc đồng thời giải phóng nhà văn khỏi sự bế tắc. Nhà văn phấn khởi chào đón cách mạng và hăng hái tham gia công tác ngay từ buổi đầu. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, Nguyễn Công Hoan tận tuỵ trong mọi công tác lớn nhỏ, chủ yếu là viết báo và dạy học trong quân đội. Ông là một trong số văn nghệ sĩ đầu quân sớm nhất. Thời kỳ này ông sáng tác ít và không mấy đặc sắc, một phần vì bỡ ngỡ trong việc phản ánh cuộc sống mới của nhân dân cách mạng. Đối với một cây bút chỉ quen viết những "mặt trái" dơ dáy, những "cảnh xuống" của cái xã hội thối nát, điều đó không có gì lạ. Chỉ từ sau khi trở về Thủ đô giải phóng (1954), Nguyễn Công Hoan mới thật sự chuyên vào công việc sáng tác, và từ đó, bắt đầu giai đoạn sáng tác dồi dào mới của ông. Giai đoạn này, ông tập trung sức vào những truyện dài phản ánh xã hội Việt Nam trước Cách mạng. Ông lần lượt cho in: Tranh tối tranh sáng (1958), Hỗn canh hỗn cư (1961), Đống rác cũ (tập I, 1963), Anh con trai người bạn đọc ấy (viết 1965 in 1976).
Việc sáng tác của Nguyễn Công Hoan sau Cách mạng chưa có những thành tựu thật xuất sắc, chưa tương xứng với chủ đề lớn của các tác phẩm đó và với tên tuổi của nhà văn lớn, có lẽ một phần quan trọng là do nhà văn đã gần như từ bỏ thể loại sở trường - truyện ngắn trào phúng - để tập trung sử dụng thể loại mà ông sở đoản - truyện dài.
Chỉ đáng tiếc là, thể loại truyện ngắn trào phúng mà Nguyễn Công Hoan là cây bút bậc thầy, đã không được ông tiếp tục phát huy. Ở đây có những khó khăn khách quan và chủ quan, nhưng phải chăng, có phần là do suốt một thời gian dài sau Cách mạng, vẫn chưa có quan niệm thật đúng, thật rõ vai trò và tính chất của vũ khí trào phúng trong nền văn xuôi mới, vẫn ngại tiếng cười phê phán?
Sau Cách mạng, hoạt động văn học của Nguyễn Công Hoan mở rộng nhiều mặt hơn trước. Ngoài truyện ngắn, truyện dài, ông còn viết ký sự, hồi ký, trong đó Những ngày tháng Tám ở Côn Đảo (1960, ghi theo lời các chiến sĩ cách mạng bị tù ở nhà tù Côn Đảo) và Người cập rằng xay lúa năm 1930 (viết 1960, kể lại những ngày ở Côn Đảo của Chủ tịch Tôn Đức Thắng).
Cách mạng tháng Tám đã giải phóng dân tộc đồng thời giải phóng nhà văn khỏi sự bế tắc. Nhà văn phấn khởi chào đón cách mạng và hăng hái tham gia công tác ngay từ buổi đầu. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, Nguyễn Công Hoan tận tuỵ trong mọi công tác lớn nhỏ, chủ yếu là viết báo và dạy học trong quân đội. Ông là một trong số văn nghệ sĩ đầu quân sớm nhất. Thời kỳ này ông sáng tác ít và không mấy đặc sắc, một phần vì bỡ ngỡ trong việc phản ánh cuộc sống mới của nhân dân cách mạng. Đối với một cây bút chỉ quen viết những "mặt trái" dơ dáy, những "cảnh xuống" của cái xã hội thối nát, điều đó không có gì lạ. Chỉ từ sau khi trở về Thủ đô giải phóng (1954), Nguyễn Công Hoan mới thật sự chuyên vào công việc sáng tác, và từ đó, bắt đầu giai đoạn sáng tác dồi dào mới của ông. Giai đoạn này, ông tập trung sức vào những truyện dài phản ánh xã hội Việt Nam trước Cách mạng. Ông lần lượt cho in: Tranh tối tranh sáng (1958), Hỗn canh hỗn cư (1961), Đống rác cũ (tập I, 1963), Anh con trai người bạn đọc ấy (viết 1965 in 1976).
Việc sáng tác của Nguyễn Công Hoan sau Cách mạng chưa có những thành tựu thật xuất sắc, chưa tương xứng với chủ đề lớn của các tác phẩm đó và với tên tuổi của nhà văn lớn, có lẽ một phần quan trọng là do nhà văn đã gần như từ bỏ thể loại sở trường - truyện ngắn trào phúng - để tập trung sử dụng thể loại mà ông sở đoản - truyện dài.
Chỉ đáng tiếc là, thể loại truyện ngắn trào phúng mà Nguyễn Công Hoan là cây bút bậc thầy, đã không được ông tiếp tục phát huy. Ở đây có những khó khăn khách quan và chủ quan, nhưng phải chăng, có phần là do suốt một thời gian dài sau Cách mạng, vẫn chưa có quan niệm thật đúng, thật rõ vai trò và tính chất của vũ khí trào phúng trong nền văn xuôi mới, vẫn ngại tiếng cười phê phán?
Sau Cách mạng, hoạt động văn học của Nguyễn Công Hoan mở rộng nhiều mặt hơn trước. Ngoài truyện ngắn, truyện dài, ông còn viết ký sự, hồi ký, trong đó Những ngày tháng Tám ở Côn Đảo (1960, ghi theo lời các chiến sĩ cách mạng bị tù ở nhà tù Côn Đảo) và Người cập rằng xay lúa năm 1930 (viết 1960, kể lại những ngày ở Côn Đảo của Chủ tịch Tôn Đức Thắng).
Đặc biệt là tập hồi ký về cuộc đời cầm bút của nhà văn: Đời viết văn của tôi (1971), không chỉ có giá trị ở chỗ đã kể lại trung thực, sinh động quá trình hoạt động văn học phong phú của tác giả, một nhà văn lớn, mà còn qua đó, đã dựng lại diện mạo, không khí của đời sống văn học khu vực hợp pháp Việt Nam thời kỳ trước Cách mạng, một thời kỳ văn học sôi động, phức tạp, lý thú, trong đó nổi lên những phác hoạ sinh động chân dung nhiều khuôn mặt văn học đương thời: Tản Đà, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Tam Lang, Vũ Bằng... Những kinh nghiệm nghệ thuật của nhà văn về viết truyện, nhất là truyện ngắn trào phúng, được tổng kết trong cuốn sách, cũng có nhiều ý nghĩa. Sau này, để cung cấp những tài liệu cụ thể về lịch sử, xã hội, văn hoá, văn học... thời kỳ trước Cách mạng, nhà văn đã "nhớ và ghì" lại hơn 600 sự việc, hiện tượng lớn nhỏ về đời sống Việt Nam cũ (NXB Tác phẩm mới đã xuất bản một phần sau khi ông mất).
Suốt nửa thế kỷ cầm bút, tiếng nói nghệ thuật vang dội nhất của Nguyễn Công Hoan là tiếng nói tố cáo gay gắt, đanh thép xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến đầy bất công và hết sức lố lăng thối nát, là tiếng nói bênh vực chân thành những con người nghèo khổ bị chà đạp, xúc phạm. Đó là tiếng nói mạnh khoẻ, đầy tính chiến đấu, đã kế thừa và phát huy tiếng cười trào phúng đặc sắc giàu sức sống trong văn mạch dân tộc.
Là người khơi nguồn cho dòng văn học "tả chân", "vị nhân sinh" tiến bộ chảy xiết và cắm ngọn cờ chiến thắng vẻ vang cho nó trong đời sống văn học khu vực hợp pháp, Nguyễn Công Hoan còn là một trong những người đặt nền móng cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Có mặt ngay từ buổi bình minh của văn học "quốc ngữ", bằng sức sáng tạo dồi dào dẻo dai, bằng một tài năng xuất sắc, độc đáo, thấm đậm bản sắc dân tộc, Nguyễn Công Hoan đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển mạnh mẽ đặc biệt của văn xuôi dân tộc trong thời kỳ đang hiện đại hoá hết sức khẩn trương. Khi nhà văn 60 tuổi, Tô Hoài đã viết: "Nếu ta nhẩm từ cái hồi mà lời văn bổng trầm khóc đứng khóc ngồi đến thời kỳ văn chương sạch sẽ kiểu Tự lực thì, lực lưỡng như một tay đô vật không có địch thủ, từ Kiếp hồng nhan tới nay, truyện ngắn, truyện dài Nguyễn Công Hoan sừng sững tạo thành một cái thế Tam Đảo, Ba Vì hùng vĩ, vượt qua hai thời kỳ, tiến vào Cách mạng tháng Tám..." (Người bạn đọc ấy).
(Trích "Văn học Việt Nam 1900-1945" NXB Giáo dục, Hà Nội 1997)
Suốt nửa thế kỷ cầm bút, tiếng nói nghệ thuật vang dội nhất của Nguyễn Công Hoan là tiếng nói tố cáo gay gắt, đanh thép xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến đầy bất công và hết sức lố lăng thối nát, là tiếng nói bênh vực chân thành những con người nghèo khổ bị chà đạp, xúc phạm. Đó là tiếng nói mạnh khoẻ, đầy tính chiến đấu, đã kế thừa và phát huy tiếng cười trào phúng đặc sắc giàu sức sống trong văn mạch dân tộc.
Là người khơi nguồn cho dòng văn học "tả chân", "vị nhân sinh" tiến bộ chảy xiết và cắm ngọn cờ chiến thắng vẻ vang cho nó trong đời sống văn học khu vực hợp pháp, Nguyễn Công Hoan còn là một trong những người đặt nền móng cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Có mặt ngay từ buổi bình minh của văn học "quốc ngữ", bằng sức sáng tạo dồi dào dẻo dai, bằng một tài năng xuất sắc, độc đáo, thấm đậm bản sắc dân tộc, Nguyễn Công Hoan đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển mạnh mẽ đặc biệt của văn xuôi dân tộc trong thời kỳ đang hiện đại hoá hết sức khẩn trương. Khi nhà văn 60 tuổi, Tô Hoài đã viết: "Nếu ta nhẩm từ cái hồi mà lời văn bổng trầm khóc đứng khóc ngồi đến thời kỳ văn chương sạch sẽ kiểu Tự lực thì, lực lưỡng như một tay đô vật không có địch thủ, từ Kiếp hồng nhan tới nay, truyện ngắn, truyện dài Nguyễn Công Hoan sừng sững tạo thành một cái thế Tam Đảo, Ba Vì hùng vĩ, vượt qua hai thời kỳ, tiến vào Cách mạng tháng Tám..." (Người bạn đọc ấy).
(Trích "Văn học Việt Nam 1900-1945" NXB Giáo dục, Hà Nội 1997)
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉