NHỮNG BẬC THẦY CỦA TÔI (Xuân Vũ): Phần III - CHƯƠNG XVI
NGUYỄN CÔNG HOAN:
“TRUYỆN LÀ BỊA Y NHƯ THẬT”
Xuân Vũ
Đó là câu nói cũng là bài học hay nhất của Nguyễn Công Hoan dạy tôi. Ông luôn luôn cười mím chi, cái cười trên gương mặt đôn hậu rất dễ mến, không nghiêm trang. Ông chỉ đến cơ quan khi họp, họp xong về ngay, nên ít có dịp tiếp xúc với đám trẻ. Từ ngày ông mua ngôi nhà trên Bưởi thì ông ở luôn trên đó, chỉ khi nào cơ quan cho người đánh xe lên rước, ông mới xuống. Do đó, ông là người ít nói kinh nghiệm cho ai nghe hơn hết.
Nhưng tôi có dịp may. Số là khoảng năm 59-60 chi đó tôi cố tìm được một nơi yên tĩnh để ngồi viết quyển Lửa Dưới Tro đã nói ở trên kia. Đó là ngôi chùa gần nhà ông.
Chiều chiều tôi thường đi ra trước cổng chùa để nhìn về phía Nghi-tàm mà nhớ Hà Nội, ở Hà Nội mà vẫn nhớ Hà Nội. Bỗng một hôm tôi gặp ông cũng đi dạo mát ở bờ Hồ Tây ngay trước cửa chùa. Đó là lần gặp riêng duy nhất của tôi đối với ông.
Sau vài câu chuyện mưa nắng, anh hội viên Xuân Vũ bèn phỏng vấn ông chủ tịch Nguyễn Công Hoan. Phỏng vấn hối hả và không có chương trình gì hết. Tôi hỏi:
– Xin cụ Hoan cho cháu biết cụ viết cái Bước Đường Cùng như thế nào?
Ông xua tay:
– Ấy chết! Đừng gọi tôi thế? Đừng gọi tôi thế!
Tôi chưng hửng, không biết mình hỏi thế có đường đột vô lễ gì không, thì cụ mỉm cười:
– Anh là người Nam nên không hiểu “Cụ Hoan” nghĩa là gì hả ? !
(Về sau tôi mới hiểu tiếng nói lái của miền Bắc khác miền Nam. Cụ Hoan có nghĩa là hoạn…)
Rồi cụ vui vẻ:
– Bước Đường Cùng tôi viết trong 15 ngày. Bỏ nhà đi chỗ khác vắng vẻ viết một mạch. Xong, ra về, đưa đi in.
– Cụ không có chữa à ?
– Chữa trong lúc viết thôi.
– Dạ . Còn Lá Ngọc Cành Vàng?
– Cũng gần như vậy. Tôi viết giấy rời, tờ nào không vừa ý thì rút ra, viết tờ khác thay vào.
– Cụ lấy cốt truyện ở đâu?
– Tôi không lấy ở đâu cả, toàn bịa. Chỉ có tí sự thực tôi nghe được.
Quả thật sau đó tôi đọc các truyện ngắn của cụ do nhà xuất bản Văn Học in thành 4, 5 tập cả trăm truyện, tôi mới thấy điều của cụ nói là sự thực, toàn bịa ra cả. Mỗi tuần một truyện thì thì giờ đâu mà đi lấy tài liệu, đi thực tế như bọn trê chúng tôi bây giờ? Vả lại, ông là thầy giáo, làm sao bỏ lớp học được?
Ông nói thêm:
– Truyện là bịa y như thật, anh nào bịa giỏi anh đó ăn!
Đó có vẻ là câu nói bình thường, nhưng đã được nhà văn Việt Nam Nguyễn Công Hoan đúc kết thành chân lý, nguyên lý của nghề viết truyện.
Nguyễn Công Hoan cho biết ông không đọc sách, ngoại trừ sách giáo khoa để dạy học trò. Còn tiểu thuyết, truyện nọ kia thì ông không đọc của ai hết vì: sợ khi viết rủi trùng với người ta mà không hay rồi mang tai tiếng. Ông ghét nhất là lý luận văn học. Ông gọi những nhà lý luận là “bọn ấy”. Chúng nó không sáng tác được, nên quay sang làm nhà phê bình, nhà lý luận. Chính ra từ sáng tác anh mới lý luận được, chứ từ lý luận đặt ra, rồi bảo người ta sáng tác theo đó, thì còn gì vô lý bằng. Chính nhà văn mới là nhà lý luận văn học.
Tôi không biết nên nghe lời ông hay không nên nghe, nhưng tôi cũng không bao giờ viết một bài lý luận.
Về câu nói “Truyện là bịa”, tôi càng viết càng thấy nó hay quá trời! Chính từ khi đặt bút viết truyện đầu tiên, mình đã dùng cái nguyên lý ấy rồi, nhưng không hay. Đến nay nghe ông “Tổ Bịa”, nên mới dám mạnh dạn mà “bịa”.
Trước kia, khi viết mình cứ sợ đi xa sự thật rồi nó không thật. Anh Nguyễn Huy Tưởng đã hết lời khen Vũ Trọng Phụng là sáng tạo phi thường cái Số Đỏ. Sự thật không có một anh chàng nào như Xuân Tóc Đỏ, như ông Minh, bà Văn, như ông Phán mọc sừng cả ! Nói cho văn học thì đó là sáng tạo, và nói theo kiểu bình dân như cụ Hoan thì đó là Bịa? Tức là tác giả nhặt một mớ đất sét ở đây đó khắp nơi, gom lại, chế tí nước, pha tí màu, rồi nặn ra các con rối, và đặt tên là Xuân, là Tuyết, là cụ Cố v.v… Các bạn đọc lại Số Đỏ xem, có cái đám ma nào vui vẻ kỳ lạ thế không? Có ông chồng nào như ông Phán mọc sừng không? Bịa hoàn toàn, nhưng thực, thực một cách tàn nhẫn! Sự thực trong sách hay hơn sự thực ngoài đời Có những lúc viết, tôi cứ ôm cứng cái sự thực, không dám đẩy nó lên một mức, vì sợ xa sự thực. Mà xa sự thực thì sẽ rơi vào tháp ngà mà ở trong tháp ngà thì là bố của tiểu tư sản và tư sản!
Bây giờ xem lại thấy Victor Hugo làm thơ toàn ở trong tháp ngà, và nhờ ở trong tháp ngà, ông mới làm được bằng ấy bài thơ có giá trị.
Vậy câu nói của Nguyễn Công Hoan bao trùm cả văn lẫn thơ. Riêng ở lãnh vực thơ càng phải bịa, bịa mạnh.
Nhưng tôi có dịp may. Số là khoảng năm 59-60 chi đó tôi cố tìm được một nơi yên tĩnh để ngồi viết quyển Lửa Dưới Tro đã nói ở trên kia. Đó là ngôi chùa gần nhà ông.
Chiều chiều tôi thường đi ra trước cổng chùa để nhìn về phía Nghi-tàm mà nhớ Hà Nội, ở Hà Nội mà vẫn nhớ Hà Nội. Bỗng một hôm tôi gặp ông cũng đi dạo mát ở bờ Hồ Tây ngay trước cửa chùa. Đó là lần gặp riêng duy nhất của tôi đối với ông.
Sau vài câu chuyện mưa nắng, anh hội viên Xuân Vũ bèn phỏng vấn ông chủ tịch Nguyễn Công Hoan. Phỏng vấn hối hả và không có chương trình gì hết. Tôi hỏi:
– Xin cụ Hoan cho cháu biết cụ viết cái Bước Đường Cùng như thế nào?
Ông xua tay:
– Ấy chết! Đừng gọi tôi thế? Đừng gọi tôi thế!
Tôi chưng hửng, không biết mình hỏi thế có đường đột vô lễ gì không, thì cụ mỉm cười:
– Anh là người Nam nên không hiểu “Cụ Hoan” nghĩa là gì hả ? !
(Về sau tôi mới hiểu tiếng nói lái của miền Bắc khác miền Nam. Cụ Hoan có nghĩa là hoạn…)
Rồi cụ vui vẻ:
– Bước Đường Cùng tôi viết trong 15 ngày. Bỏ nhà đi chỗ khác vắng vẻ viết một mạch. Xong, ra về, đưa đi in.
– Cụ không có chữa à ?
– Chữa trong lúc viết thôi.
– Dạ . Còn Lá Ngọc Cành Vàng?
– Cũng gần như vậy. Tôi viết giấy rời, tờ nào không vừa ý thì rút ra, viết tờ khác thay vào.
– Cụ lấy cốt truyện ở đâu?
– Tôi không lấy ở đâu cả, toàn bịa. Chỉ có tí sự thực tôi nghe được.
Quả thật sau đó tôi đọc các truyện ngắn của cụ do nhà xuất bản Văn Học in thành 4, 5 tập cả trăm truyện, tôi mới thấy điều của cụ nói là sự thực, toàn bịa ra cả. Mỗi tuần một truyện thì thì giờ đâu mà đi lấy tài liệu, đi thực tế như bọn trê chúng tôi bây giờ? Vả lại, ông là thầy giáo, làm sao bỏ lớp học được?
Ông nói thêm:
– Truyện là bịa y như thật, anh nào bịa giỏi anh đó ăn!
Đó có vẻ là câu nói bình thường, nhưng đã được nhà văn Việt Nam Nguyễn Công Hoan đúc kết thành chân lý, nguyên lý của nghề viết truyện.
Nguyễn Công Hoan cho biết ông không đọc sách, ngoại trừ sách giáo khoa để dạy học trò. Còn tiểu thuyết, truyện nọ kia thì ông không đọc của ai hết vì: sợ khi viết rủi trùng với người ta mà không hay rồi mang tai tiếng. Ông ghét nhất là lý luận văn học. Ông gọi những nhà lý luận là “bọn ấy”. Chúng nó không sáng tác được, nên quay sang làm nhà phê bình, nhà lý luận. Chính ra từ sáng tác anh mới lý luận được, chứ từ lý luận đặt ra, rồi bảo người ta sáng tác theo đó, thì còn gì vô lý bằng. Chính nhà văn mới là nhà lý luận văn học.
Tôi không biết nên nghe lời ông hay không nên nghe, nhưng tôi cũng không bao giờ viết một bài lý luận.
Về câu nói “Truyện là bịa”, tôi càng viết càng thấy nó hay quá trời! Chính từ khi đặt bút viết truyện đầu tiên, mình đã dùng cái nguyên lý ấy rồi, nhưng không hay. Đến nay nghe ông “Tổ Bịa”, nên mới dám mạnh dạn mà “bịa”.
Trước kia, khi viết mình cứ sợ đi xa sự thật rồi nó không thật. Anh Nguyễn Huy Tưởng đã hết lời khen Vũ Trọng Phụng là sáng tạo phi thường cái Số Đỏ. Sự thật không có một anh chàng nào như Xuân Tóc Đỏ, như ông Minh, bà Văn, như ông Phán mọc sừng cả ! Nói cho văn học thì đó là sáng tạo, và nói theo kiểu bình dân như cụ Hoan thì đó là Bịa? Tức là tác giả nhặt một mớ đất sét ở đây đó khắp nơi, gom lại, chế tí nước, pha tí màu, rồi nặn ra các con rối, và đặt tên là Xuân, là Tuyết, là cụ Cố v.v… Các bạn đọc lại Số Đỏ xem, có cái đám ma nào vui vẻ kỳ lạ thế không? Có ông chồng nào như ông Phán mọc sừng không? Bịa hoàn toàn, nhưng thực, thực một cách tàn nhẫn! Sự thực trong sách hay hơn sự thực ngoài đời Có những lúc viết, tôi cứ ôm cứng cái sự thực, không dám đẩy nó lên một mức, vì sợ xa sự thực. Mà xa sự thực thì sẽ rơi vào tháp ngà mà ở trong tháp ngà thì là bố của tiểu tư sản và tư sản!
Bây giờ xem lại thấy Victor Hugo làm thơ toàn ở trong tháp ngà, và nhờ ở trong tháp ngà, ông mới làm được bằng ấy bài thơ có giá trị.
Vậy câu nói của Nguyễn Công Hoan bao trùm cả văn lẫn thơ. Riêng ở lãnh vực thơ càng phải bịa, bịa mạnh.
“Đêm nay rằm, yến tiệc ở trên trời”
“Chàng là Kim Đồng, thiếp là Ngọc Nữ!”
“Tôi ôm thiếu nữ vào lòng
Người yêu bỗng biến thành bông hoa rừng! “
Những hình tượng ấy không phải bịa thì là gì?
Từ khi tập tễnh cầm bút tới nay, tôi chưa thấy ai nói một câu đơn sơ mà có tính cách nguyên lý trong nghề viết truyện như Nguyễn Công Hoan. Đó là lý luận. Nhưng câu nói ấy không mấy ai chú ý, để bu vào theo những bài vở lý luận xa vời vô bổ làm cho người viết khó theo, run tay khi viết. Bịa phải chăng là tướng tượng? Này đây, tôi xin nhắc lại: những truyện Liêu Trai Chí Di của Bồ Tùng Linh có phải là bịa không? Có cậu học sinh nào yêu ma quái như vậy không?
Thời tôi đi học, đã nhắc lại ở những chương đầu, có quyển Thần Hổ của Tchya Đái Đức Tuấn, bọn tôi mê mẩn xem, bỏ cả học bài. Đó là một con cọp trắng hóa thành tinh ăn thịt người, nhưng có khi hiện hình là một tiên ông ca hát với đám tiên nữ. Đám tiên nữ cũng là một lũ ma trành, ma xó đi theo hầu hạ “tiên ông”.
Truyện vô cùng hấp dẫn cho học trò lẫn người lớn. Ngày nay không có cây bút nào đi vào làng bịa như Tchya nữa. Rồi truyện Dế Mèn của Tô Hoài, phải chăng là một trời bịa? Các truyện Chuột của anh cũng chỉ là một sự bịa. Bịa y như thật. Hãy bịa mạnh vào, nhưng nhớ là bịa y như thật.
Và đây nữa, truyện Tây Du, Phong Thần, Tam Quốc làm say mê tuổi học trò lẫn tuổi già của tôi. Hàng trăm tiên ông tiên bà, ngàn trang sách, toàn bịa là bịa, nhưng đọc cứ tưởng y như là thật. Có Trần Huyền Tăng không? Có Đường Thể Dân không? Có, nhưng trong chính sử, cả hai đều không đẹp như sự bịa của Ngô Thừa Ân. Nào là 7 con Nhền Nhện, nào là con Ba Ba tu dưới đáy sông 500 năm chưa thành tiên, nào là cái kim cô của Quan Âm niềng đầu Hành Giả. Nào là cả ngoại càn khôn, nào là thế giới loài khỉ ở Thủy Liêm Động, nào là quạt Ba tiêu của Bà La Sát có phép quạt tắt cả núi lửa. Tám mươi tai nạn mà Phật tổ Thích Ca cho Tam Tạng còn chưa đủ, phải bịa thêm một tai nạn thứ 81 . Đó là những cuốn “Vô Tự Kinh”.
Nhưng cái sự bịa ly kỳ nhất là Tây Lương Nữ Quốc, một nước chỉ có đàn bà, hoàn toàn không có một đấng mày râu khả dĩ cưới vợ được! Nguy hiểm nhất là triều đình nước Tây Lương này cũng toàn là quần vận yếm mang cả, vua thì gọi là Nữ vương, Thừa tướng, Thái sư, Nguyên soái để tóc dài và uốn quăn, đi mỹ viện xâm viền mắt và môi cả. Nhưng cũng chưa tuyệt, vì độc giả hỏi: Thế thì làm sao dân xứ này đẻ con? Thưa, có con sông gọi là “Mẫu Tử Hà”, công dân xứ này đến tuổi mười tám, nếu muốn có con, cứ ra đấy múc nước sông lên uống, thì sẽ chuyển bụng và mang thai, rồi sẽ hạ sinh con sau chín tháng mười ngày, đúng qui luật của tạo hóa như những bà vợ ở các nước khác. Nhưng có điều là chỉ đẻ ra cái đĩ chớ không ra thằng cu nào cả !
Trong dịp bốn thầy trò Đường Tăng lại đến xin VISA để đi nước khác, vua tôi đều mê mệt những gã đàn ông này. Bát Giới bỗng trở thành niềm ước của cả triều đình. Sa Tăng, Hành Giả mặt mày như thế mà vẫn được coi là đẹp trai. Nữ vương thì nói thẳng với Tam Tạng: “Trẫm sẽ nhường ngôi cho chàng!” Bạn có thấy ai bịa như Ngô Thừa Ân không? Đó nếu không gọi là Bịa thì gọi là gì? Có cái nước nào trên thế giới này như Tây Lương Nữ Quốc không? Thế nhưng cái bộ óc “Siêu Bịa” của Ngô Thừa ân đã tạo ra nó Y NHƯ THẬT.
Cho nên câu nói của nhà văn Việt Nam Nguyễn Công Hoan, nếu dịch ra một trăm thứ tiếng trên thế giới, thì nó sẽ là cây đuốc soi đường cho những ngòi bút sáng tạo toàn cầu. BỊA Y NHƯ THẬT! Trước ông một ngàn năm, Ngô Thừa Ân đã làm công việc đó. Nhưng Ngô Thừa Ân chỉ làm mà không nêu thành nguyên lý, cho nên sau ông có biết bao nhiêu nhà văn cứ ôm lấy sự thực mà đặt lên giấy, không dám bớt mà cũng không dám thêm, thành ra văn chương lắm khi bị lẩn quẩn trong vòng sự thực, tẻ ngắt, khô khan, ngô nghê ! Nhất là văn chương xã nghĩa. Chỉ khi nào tung hê cái sự thực đó đi ĐỂ LÀM NÊN MỘT SỰ THỰC KHÁC MẠNH HƠN, ĐẸP HƠN SỰ THỰC NGOÀI ĐỜI, thì văn chương mới trở thành văn chương được.
Có lần nhà văn Tô Hoài bảo tôi: Người ta đang đi theo lối viết người thật việc thật. Đó là nói láo! Chẳng ai viết truyện mà đem nguyên sự thực lên giấy bao giờ. Nếu có ai theo lối đó, thì chẳng bao lâu họ cũng sẽ bỏ đi, vì lối đó không khoa học và phản nghệ thuật. Khi cầm bút viết câu thứ nhất, là cậu đã bắt đầu sáng tạo rồi, nghĩa là cậu bắt đầu cắt xén hoặc tô vẽ cho sự thực.
Sau này nếu có một độc giả hỏi cậu: “Những điều ông viết ra có đúng sự thực hay không?” thì cậu đừng bao giờ trả lời là: “Tôi có gặp ông A bà B, và tôi ghi lại sự thực hoàn toàn!” Ngoại trừ làm phóng sự cho báo thì có thể, chứ còn viết phóng sự tiểu thuyết như Vũ Trọng Phụng, Tam Lang là đã có khối bịa tạc rồi!
Tôi nghĩ là câu nói của Tô Hoài bổ túc cho câu của Nguyễn Công Hoan. Bịa là một ngón nghề quan trọng nhất, cơ bản nhất cho nghề viết truyện. Bịa từ cốt chuyện, bịa tới nhân vật, bịa luôn cả những biến chuyển và kết luận. Đó là trí tưởng tượng kết hợp với khoa học và nghệ thuật. Đối với tôi những chữ “TRUYỆN LÀ BỊA Y NHƯ THẬT” đã trở thành nguyên lý viết truyện mà tôi càng áp dụng, càng thấy nó đúng.
Lâu nay tôi cũng có bịa, nhưng không mạnh tay. BỊA MUÔN NĂM !
Từ khi tập tễnh cầm bút tới nay, tôi chưa thấy ai nói một câu đơn sơ mà có tính cách nguyên lý trong nghề viết truyện như Nguyễn Công Hoan. Đó là lý luận. Nhưng câu nói ấy không mấy ai chú ý, để bu vào theo những bài vở lý luận xa vời vô bổ làm cho người viết khó theo, run tay khi viết. Bịa phải chăng là tướng tượng? Này đây, tôi xin nhắc lại: những truyện Liêu Trai Chí Di của Bồ Tùng Linh có phải là bịa không? Có cậu học sinh nào yêu ma quái như vậy không?
Thời tôi đi học, đã nhắc lại ở những chương đầu, có quyển Thần Hổ của Tchya Đái Đức Tuấn, bọn tôi mê mẩn xem, bỏ cả học bài. Đó là một con cọp trắng hóa thành tinh ăn thịt người, nhưng có khi hiện hình là một tiên ông ca hát với đám tiên nữ. Đám tiên nữ cũng là một lũ ma trành, ma xó đi theo hầu hạ “tiên ông”.
Truyện vô cùng hấp dẫn cho học trò lẫn người lớn. Ngày nay không có cây bút nào đi vào làng bịa như Tchya nữa. Rồi truyện Dế Mèn của Tô Hoài, phải chăng là một trời bịa? Các truyện Chuột của anh cũng chỉ là một sự bịa. Bịa y như thật. Hãy bịa mạnh vào, nhưng nhớ là bịa y như thật.
Và đây nữa, truyện Tây Du, Phong Thần, Tam Quốc làm say mê tuổi học trò lẫn tuổi già của tôi. Hàng trăm tiên ông tiên bà, ngàn trang sách, toàn bịa là bịa, nhưng đọc cứ tưởng y như là thật. Có Trần Huyền Tăng không? Có Đường Thể Dân không? Có, nhưng trong chính sử, cả hai đều không đẹp như sự bịa của Ngô Thừa Ân. Nào là 7 con Nhền Nhện, nào là con Ba Ba tu dưới đáy sông 500 năm chưa thành tiên, nào là cái kim cô của Quan Âm niềng đầu Hành Giả. Nào là cả ngoại càn khôn, nào là thế giới loài khỉ ở Thủy Liêm Động, nào là quạt Ba tiêu của Bà La Sát có phép quạt tắt cả núi lửa. Tám mươi tai nạn mà Phật tổ Thích Ca cho Tam Tạng còn chưa đủ, phải bịa thêm một tai nạn thứ 81 . Đó là những cuốn “Vô Tự Kinh”.
Nhưng cái sự bịa ly kỳ nhất là Tây Lương Nữ Quốc, một nước chỉ có đàn bà, hoàn toàn không có một đấng mày râu khả dĩ cưới vợ được! Nguy hiểm nhất là triều đình nước Tây Lương này cũng toàn là quần vận yếm mang cả, vua thì gọi là Nữ vương, Thừa tướng, Thái sư, Nguyên soái để tóc dài và uốn quăn, đi mỹ viện xâm viền mắt và môi cả. Nhưng cũng chưa tuyệt, vì độc giả hỏi: Thế thì làm sao dân xứ này đẻ con? Thưa, có con sông gọi là “Mẫu Tử Hà”, công dân xứ này đến tuổi mười tám, nếu muốn có con, cứ ra đấy múc nước sông lên uống, thì sẽ chuyển bụng và mang thai, rồi sẽ hạ sinh con sau chín tháng mười ngày, đúng qui luật của tạo hóa như những bà vợ ở các nước khác. Nhưng có điều là chỉ đẻ ra cái đĩ chớ không ra thằng cu nào cả !
Trong dịp bốn thầy trò Đường Tăng lại đến xin VISA để đi nước khác, vua tôi đều mê mệt những gã đàn ông này. Bát Giới bỗng trở thành niềm ước của cả triều đình. Sa Tăng, Hành Giả mặt mày như thế mà vẫn được coi là đẹp trai. Nữ vương thì nói thẳng với Tam Tạng: “Trẫm sẽ nhường ngôi cho chàng!” Bạn có thấy ai bịa như Ngô Thừa Ân không? Đó nếu không gọi là Bịa thì gọi là gì? Có cái nước nào trên thế giới này như Tây Lương Nữ Quốc không? Thế nhưng cái bộ óc “Siêu Bịa” của Ngô Thừa ân đã tạo ra nó Y NHƯ THẬT.
Cho nên câu nói của nhà văn Việt Nam Nguyễn Công Hoan, nếu dịch ra một trăm thứ tiếng trên thế giới, thì nó sẽ là cây đuốc soi đường cho những ngòi bút sáng tạo toàn cầu. BỊA Y NHƯ THẬT! Trước ông một ngàn năm, Ngô Thừa Ân đã làm công việc đó. Nhưng Ngô Thừa Ân chỉ làm mà không nêu thành nguyên lý, cho nên sau ông có biết bao nhiêu nhà văn cứ ôm lấy sự thực mà đặt lên giấy, không dám bớt mà cũng không dám thêm, thành ra văn chương lắm khi bị lẩn quẩn trong vòng sự thực, tẻ ngắt, khô khan, ngô nghê ! Nhất là văn chương xã nghĩa. Chỉ khi nào tung hê cái sự thực đó đi ĐỂ LÀM NÊN MỘT SỰ THỰC KHÁC MẠNH HƠN, ĐẸP HƠN SỰ THỰC NGOÀI ĐỜI, thì văn chương mới trở thành văn chương được.
Có lần nhà văn Tô Hoài bảo tôi: Người ta đang đi theo lối viết người thật việc thật. Đó là nói láo! Chẳng ai viết truyện mà đem nguyên sự thực lên giấy bao giờ. Nếu có ai theo lối đó, thì chẳng bao lâu họ cũng sẽ bỏ đi, vì lối đó không khoa học và phản nghệ thuật. Khi cầm bút viết câu thứ nhất, là cậu đã bắt đầu sáng tạo rồi, nghĩa là cậu bắt đầu cắt xén hoặc tô vẽ cho sự thực.
Sau này nếu có một độc giả hỏi cậu: “Những điều ông viết ra có đúng sự thực hay không?” thì cậu đừng bao giờ trả lời là: “Tôi có gặp ông A bà B, và tôi ghi lại sự thực hoàn toàn!” Ngoại trừ làm phóng sự cho báo thì có thể, chứ còn viết phóng sự tiểu thuyết như Vũ Trọng Phụng, Tam Lang là đã có khối bịa tạc rồi!
Tôi nghĩ là câu nói của Tô Hoài bổ túc cho câu của Nguyễn Công Hoan. Bịa là một ngón nghề quan trọng nhất, cơ bản nhất cho nghề viết truyện. Bịa từ cốt chuyện, bịa tới nhân vật, bịa luôn cả những biến chuyển và kết luận. Đó là trí tưởng tượng kết hợp với khoa học và nghệ thuật. Đối với tôi những chữ “TRUYỆN LÀ BỊA Y NHƯ THẬT” đã trở thành nguyên lý viết truyện mà tôi càng áp dụng, càng thấy nó đúng.
Lâu nay tôi cũng có bịa, nhưng không mạnh tay. BỊA MUÔN NĂM !
Kho văn mẫu lớn nhất Việt NamEvan.edu
Trả lờiXóa