“Chuyện tình Lan và Điệp” qua 80 năm
Soạn giả Nguyễn Phương
Trong lịch sử nghệ thuật sân khấu Cải lương, tuồng hát được sáng tác cách nay hơn 80 năm, đến nay vẫn còn được tái diễn và khán giả ái mộ cải lương vẫn ưa thích: đó là tuồng Chuyện tình Lan và Điệp.
Năm 1933, nhà văn Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977) sáng tác và phát hành quyển tiểu thuyết Tắt Lửa Lòng. Sau đó tiểu thuyết Tắt Lửa Lòng được dựng thành kịch, trình diễn ở Hà Nội và một số tỉnh thành miền Bắc.
Năm 1936, đoàn hát Phước Cương lưu diễn ở Hà Nội, soạn giả Tư Trang chuyển thể tiểu thuyết Tắt Lửa Lòng thành vở tuồng cải lương Chuyện tình Lan và Điệp, với thanh phần diễn viên: Năm Phỉ vai Lan, nghệ sĩ Thanh Tao vai Điệp, Bảy Nhiêu vai Quan Án, Ba Thâu vai ông Tú, Thanh Loan vai Thúy Liễu, Văn Lâu vai Hòa Thượng.
Cô Năm Phỉ nổi danh là nghệ sĩ xuất sắc tầm vóc quốc tế qua vai Bàng Quí Phi trong tuồng Xử Án Bàng Quí Phi trong cuộc đấu xảo các nước thuộc địa của Pháp tổ chức tại Paris năm 1931. Năm 1936, cô Năm Phỉ một lần nữa khẳng định tài nghệ ca diễn và duyên dáng của cô qua vai Lan, làm cho vở tuồng Chuyện tình Lan và Điệp vang danh từ Hà Nội đến các tỉnh miền Trung và cả miền Nam.
Tóm lược tuồng Chuyện tình Lan và Điệp
Gia đình ông Hương Cử và gia đình ông Tú là chỗ thâm giao. Họ hẹn sau nầy sẽ kết nghĩa thông gia: Lan con gái ông Tú và Điệp, con trai ông Cử rất xứng đôi vừa lứa.
Ông Cử qua đời, gia đình thiếu trước hụt sau nhưng bà Cử chịu thương chịu khó tảo tần, lo cho Điệp ăn học mong Điệp thi đậu tốt nghiệp bằng Thành Chung. Gia đình ông bà Tú và cô Lan cũng tận tình giúp đở cho Điệp để Điệp an tâm học tập vì ông bà Tú đã xem Điệp là con rể tương lai. Hai gia đình chờ cho Điệp thi cử xong là sẽ tổ chức hôn lễ cho đôi trẻ.
Việc không may xảy ra, Điệp thi rớt bằng Thành Chung, nhưng tại họa đến làm cho cuộc hôn nhơn Lan và Điệp không thành do sự can thiệp của gia đình Quan Án Sát.
Quan Án Sát là bạn học cũ của ông Cử và ôngTú, có cô con gái tên Thúy Liễu, tánh nết lẳng lơ, chưa chồng mà đã có mang. Để che giấu tiếng xấu cho gia đình, ông Án gọi Điệp đến nhà, vờ hỏi chuyện thi cử và dự định tương lai, rồi phục rượu cho Điệp say, đem Điệp vào ngủ chung phòng với Thúy Liễu. Tình ngay lý gian, Điệp trở thành con rể của Quan Án Sát.
Trước mối tình tan vỡ, Lan cải trang nam giới, đến chùa tu để diệt khổ dưới bóng từ bi.
Cuộc hôn nhân cưỡng bách giữa Điệp và Thúy Liễu không thể bền lâu. Sau khi sanh nở, Thúy Liễu ly dị với Điệp.
Điệp tìm đến chùa thăm Lan để mong tạ tội nhưng Lan cắt đứt dây chuông, dứt duyên trần thế.
Lan bị bịnh thập tử nhất sinh, nhờ lòng từ bi của Hoà Thượng trụ trì, Điệp phải giả là một hòa thượng, khoác áo nâu sồng đến thăm Lan. Giây phút trùng phùng ngắn ngủi, nỗi oan của Điệp được giải tỏa, Lan kể nỗi niềm tâm sự và nhắm mắt xuôi tay trong vòng tay ấm áp của người yêu.
Chuyện tình Lan và Điệp tuy được phóng tác từ tiểu thuyết Tắt lửa lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan nhưng người thích đọc tiểu thuyết và thích xem hát chỉ nhớ đến Chuyện tình Lan và Điệp của soạn giả Trần Hữu Trang và hầu như không ai biết đến chuyện đó từ tiểu thuyết Tắt Lửa Lòng. Nữ nghệ sĩ tài danh Năm Phỉ diễn vai Lan hay đến nỗi người xem tưởng cô Lan có thật, chuyện tình Lan và Điệp là một chuyện tình có thật.
Tháng 8 năm 1945, hãng dĩa Asia phát hành bộ dĩa Hoa Rơi Cửa Phật (tức Chuyện tình Lan và Điệp) với thành phần diễn viên cô Tư Sạng vai Lan, Nghệ sĩ Năm Nghĩa vai Điệp, Tám Thưa vai Hòa Thượng, Hồng Châu vai Tiểu Huệ Thông.
Năm 1959, tuồng Chuyện tình Lan và Điệp diễn trên sân khấu Thanh Minh với Thanh Nga trong vai Lan, Thành Được trong vai Điệp. Thanh Nga với vóc người mảnh mai, nét mặt đẹp một cách ngây thơ thánh thiện, làm sống lại nhân vật Lan và mối tình bi thảm, khiến cho khán giả nhớ lại diễn viên kỳ tài Năm Phỉ và khán giả để lòng thương cảm cho mối tình đẹp nhưng trắc trở giữa Lan và Điệp. Vở hát hát luôn ba tuần liên tục tại rạp Nguyễn Văn Hảo, tạo ra một kỷ lục diễn suốt 3 tuần lễ tại một rạp hát ở giữa đô thành Saigòn.
Năm 1933, nhà văn Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977) sáng tác và phát hành quyển tiểu thuyết Tắt Lửa Lòng. Sau đó tiểu thuyết Tắt Lửa Lòng được dựng thành kịch, trình diễn ở Hà Nội và một số tỉnh thành miền Bắc.
Năm 1936, đoàn hát Phước Cương lưu diễn ở Hà Nội, soạn giả Tư Trang chuyển thể tiểu thuyết Tắt Lửa Lòng thành vở tuồng cải lương Chuyện tình Lan và Điệp, với thanh phần diễn viên: Năm Phỉ vai Lan, nghệ sĩ Thanh Tao vai Điệp, Bảy Nhiêu vai Quan Án, Ba Thâu vai ông Tú, Thanh Loan vai Thúy Liễu, Văn Lâu vai Hòa Thượng.
Cô Năm Phỉ nổi danh là nghệ sĩ xuất sắc tầm vóc quốc tế qua vai Bàng Quí Phi trong tuồng Xử Án Bàng Quí Phi trong cuộc đấu xảo các nước thuộc địa của Pháp tổ chức tại Paris năm 1931. Năm 1936, cô Năm Phỉ một lần nữa khẳng định tài nghệ ca diễn và duyên dáng của cô qua vai Lan, làm cho vở tuồng Chuyện tình Lan và Điệp vang danh từ Hà Nội đến các tỉnh miền Trung và cả miền Nam.
Tóm lược tuồng Chuyện tình Lan và Điệp
Gia đình ông Hương Cử và gia đình ông Tú là chỗ thâm giao. Họ hẹn sau nầy sẽ kết nghĩa thông gia: Lan con gái ông Tú và Điệp, con trai ông Cử rất xứng đôi vừa lứa.
Ông Cử qua đời, gia đình thiếu trước hụt sau nhưng bà Cử chịu thương chịu khó tảo tần, lo cho Điệp ăn học mong Điệp thi đậu tốt nghiệp bằng Thành Chung. Gia đình ông bà Tú và cô Lan cũng tận tình giúp đở cho Điệp để Điệp an tâm học tập vì ông bà Tú đã xem Điệp là con rể tương lai. Hai gia đình chờ cho Điệp thi cử xong là sẽ tổ chức hôn lễ cho đôi trẻ.
Việc không may xảy ra, Điệp thi rớt bằng Thành Chung, nhưng tại họa đến làm cho cuộc hôn nhơn Lan và Điệp không thành do sự can thiệp của gia đình Quan Án Sát.
Quan Án Sát là bạn học cũ của ông Cử và ôngTú, có cô con gái tên Thúy Liễu, tánh nết lẳng lơ, chưa chồng mà đã có mang. Để che giấu tiếng xấu cho gia đình, ông Án gọi Điệp đến nhà, vờ hỏi chuyện thi cử và dự định tương lai, rồi phục rượu cho Điệp say, đem Điệp vào ngủ chung phòng với Thúy Liễu. Tình ngay lý gian, Điệp trở thành con rể của Quan Án Sát.
Trước mối tình tan vỡ, Lan cải trang nam giới, đến chùa tu để diệt khổ dưới bóng từ bi.
Cuộc hôn nhân cưỡng bách giữa Điệp và Thúy Liễu không thể bền lâu. Sau khi sanh nở, Thúy Liễu ly dị với Điệp.
Điệp tìm đến chùa thăm Lan để mong tạ tội nhưng Lan cắt đứt dây chuông, dứt duyên trần thế.
Lan bị bịnh thập tử nhất sinh, nhờ lòng từ bi của Hoà Thượng trụ trì, Điệp phải giả là một hòa thượng, khoác áo nâu sồng đến thăm Lan. Giây phút trùng phùng ngắn ngủi, nỗi oan của Điệp được giải tỏa, Lan kể nỗi niềm tâm sự và nhắm mắt xuôi tay trong vòng tay ấm áp của người yêu.
Chuyện tình Lan và Điệp tuy được phóng tác từ tiểu thuyết Tắt lửa lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan nhưng người thích đọc tiểu thuyết và thích xem hát chỉ nhớ đến Chuyện tình Lan và Điệp của soạn giả Trần Hữu Trang và hầu như không ai biết đến chuyện đó từ tiểu thuyết Tắt Lửa Lòng. Nữ nghệ sĩ tài danh Năm Phỉ diễn vai Lan hay đến nỗi người xem tưởng cô Lan có thật, chuyện tình Lan và Điệp là một chuyện tình có thật.
Tháng 8 năm 1945, hãng dĩa Asia phát hành bộ dĩa Hoa Rơi Cửa Phật (tức Chuyện tình Lan và Điệp) với thành phần diễn viên cô Tư Sạng vai Lan, Nghệ sĩ Năm Nghĩa vai Điệp, Tám Thưa vai Hòa Thượng, Hồng Châu vai Tiểu Huệ Thông.
Năm 1959, tuồng Chuyện tình Lan và Điệp diễn trên sân khấu Thanh Minh với Thanh Nga trong vai Lan, Thành Được trong vai Điệp. Thanh Nga với vóc người mảnh mai, nét mặt đẹp một cách ngây thơ thánh thiện, làm sống lại nhân vật Lan và mối tình bi thảm, khiến cho khán giả nhớ lại diễn viên kỳ tài Năm Phỉ và khán giả để lòng thương cảm cho mối tình đẹp nhưng trắc trở giữa Lan và Điệp. Vở hát hát luôn ba tuần liên tục tại rạp Nguyễn Văn Hảo, tạo ra một kỷ lục diễn suốt 3 tuần lễ tại một rạp hát ở giữa đô thành Saigòn.
Năm 1972, hãng phim Dạ Lý Hương thực hiện cuốn phim Lan và Điệp (đạo diễn Lê Dân, Thanh Nga trong vai Lan, Thanh Tú (Điệp), Bạch Tuyết (Thúy Liễu), Ba Vân (Quan Án), Ngọc Giàu (Bà Án), Năm Châu (ông Tú), Kim Cúc (Bà Tú).
Bộ dĩa Hoa Rơi Cửa Phật của tác giả Trần Hữu Trang ăn khách trong nhiều thập niên. Phim Lan và Điệp cũng được khán giả ưa thích, đến xem đông đảo. Nhiều đoàn hát khác cũng sáng tác tác tuồng Lan và Điệp và nhiều đào kép diễn vai Lan và Điệp nhưng giới ký giả kịch trường và khán giả ái mộ cải lương chỉ nhắc đến Năm Phỉ và Thanh Nga trong vai Lan, khó có nghệ sĩ nào diễn hay hơn hai diễn viên kỳ tài đó.
Năm 1970, soạn giả Viễn Châu sang tác bài vọng cổ Lan và Điệp cho hãng dĩa Hồng Hoa (thối thân của hãng dĩa Asia) được thính giả ưa thích.
Theo yêu cầu của nhiều bạn đọc muốn lưu lại tài liệu về Chuyện tình Lan và Điệp, tôi giới thiệu bài vọng cổ Lan và Điệp của soạn giả Viễn Châu và bộ hình tuồng Chuyện tình Lan và Điệp hát trên sân khấu Thanh Minh trong thời gian tôi cộng tác với đoàn hát nầy.
Vọng cổ Lan và Điệp (soạn giả Viễn Châu)
Nói lối: Lan xơ xác sầu ai Lan rũ cánh
Bướm lỡ làng duyên phận bướm cô đơn,
Mộng lòng tan theo năm tháng tủi hờn,
Nơi phật tự còn vương mùi tục lụy.
Vọng cổ:
1/- Điệp ơi! Cánh bướm năm xưa hãy bay đi đừng trở lại, vì em hiện nay chỉ là một đoá Lan tàn… Em biết anh chẳng dạ phũ phàng…Nhưng kiếp nầy đã lỡ xin Điệp đừng lưu luyến chi Lan. (-) Hãy để cho em yên tâm rảnh dạ tu hành, mượn kinh kệ chốn thiền môn để phôi pha mối sầu vạn cổ…
2/- Khi tiếng mõ công phu nện đều trên chánh điện thì suối lệ đầy vơi cũng thắm đượm áo nâu sồng… Tiếng hẹn năm xưa còn nhớ mãi bên lòng… Nếu chẳng cùng anh xây tổ ấm, than nầy nguyện gởi chốn thiền môn (- ) Trời ơi! Lời đoan thệ năm xưa đã thành sự thật, bởi từ khi Điệp đi cưới vợ thì Lan cũng gởi kiếp xuân tàn nơi cửa từ bi…
3/ – Điệp ôi! Đời Lan đến ngày nầy còn kể đến làm chi, Lan đã xây đắp một hy vọng tương lai để được cùng ai nên nghĩa gối chăn trong vòng lễ giáo, thế mà ông Tơ cắc cớ đem sợi chỉ hồng se lộn mối duyên.
Thôi rồi một kiếp xuân xanh
Điệp đi cưới vợ, Lan đành xuất gia!
Lệ tràn theo giọt mưa sa
Hỏi trăng, trăng lặn, hỏi hoa, hoa tàn.
Nói lối:
Kéo vạt áo lau đôi dòng nước mắt,
Lạy mẹ cha con thí phát quy y
Con dao kia với xác bướm khô nầy
Lan chôn lấp dưới cội cây ngoài cửa Phật!
4/ – Điệp ơi! Mái tóc xuân xanh Lan đã cắt đi với lời khấn nguyện, trong khi giữa thiền môn vọng lại tiếng chuông…buồn… Suối lệ tuôn rơi theo lá rụng quanh tường…Tiếng côn trùng nỉ non họa lại bản nhạc sầu với tiếng mõ, hồi chuông, (-) Nam mô cứu khổ chí tôn, Cầu xin phổ độ linh hồn thế gian, Con tên là Nguyễn Thị Lan, Xác thân còn đó mà hồn tan lâu rồi!
5/ – Điệp ôi! Sau khi Điệp trở về chốn cũ thì mái nhà xưa đã vắng bóng Lan rồi…Lan cất bước ra đi mà tất dạ tơi bời…Lan biết Điệp cưới vợ chẳng qua vì nghịch cảnh, chớ nào phải phụ bạc chi Lan!
Nhưng mối tuyệt tình Lan phải đeo mang, bao thất vọng đọa đày thể xác. Lan mới mượn lời kinh kệ để mong dập tắt lửa ưu phiền.
6/ – Điệp ôi! Hôm Điệp đến thăm Lan là một buổi chiều sương lam mờ cảnh vật, Điệp ngập ngừng trước cổng nhìn thân bạn héo mòn mà lã chã lệ sầu tuôn. Điệp ôi, Lan đã cắt đứt dây chuông để Điệp quay về cùng bổn phận, có biết đâu vì không dằn được cơn cảm xúc cho nên Lan ngã gục trước sân chùa. ( – ) Khi Lan tỉnh dậy thì chỉ nghe tiếng chuông mõ công phu vang rền trên chánh điện.
Gia trung Điệp đã về rồi! Đêm đêm quỳ trước Phật đài mình Lan.
Nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan đã lấy nước mắt hàng ngàn thính giả qua bài vọng cổ Lan và Điệp nầy, tiếp nối giọng ca áo nảo của danh ca Tư Sạng làm rơi lệ hàng ngàn thính giả qua các bản cổ nhạc trong bộ dĩa Hoa Rơi Cửa Phật của trong thập niên 40 của thế kỷ trước.
Tây Phương có chuyện tình để đời: Roméo và Juliette. Á Đông Trung Quốc có chuyện Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài. Việt Nam có chuyện tình Lan và Điệp.
Bộ dĩa Hoa Rơi Cửa Phật của tác giả Trần Hữu Trang ăn khách trong nhiều thập niên. Phim Lan và Điệp cũng được khán giả ưa thích, đến xem đông đảo. Nhiều đoàn hát khác cũng sáng tác tác tuồng Lan và Điệp và nhiều đào kép diễn vai Lan và Điệp nhưng giới ký giả kịch trường và khán giả ái mộ cải lương chỉ nhắc đến Năm Phỉ và Thanh Nga trong vai Lan, khó có nghệ sĩ nào diễn hay hơn hai diễn viên kỳ tài đó.
Năm 1970, soạn giả Viễn Châu sang tác bài vọng cổ Lan và Điệp cho hãng dĩa Hồng Hoa (thối thân của hãng dĩa Asia) được thính giả ưa thích.
Theo yêu cầu của nhiều bạn đọc muốn lưu lại tài liệu về Chuyện tình Lan và Điệp, tôi giới thiệu bài vọng cổ Lan và Điệp của soạn giả Viễn Châu và bộ hình tuồng Chuyện tình Lan và Điệp hát trên sân khấu Thanh Minh trong thời gian tôi cộng tác với đoàn hát nầy.
Vọng cổ Lan và Điệp (soạn giả Viễn Châu)
Nói lối: Lan xơ xác sầu ai Lan rũ cánh
Bướm lỡ làng duyên phận bướm cô đơn,
Mộng lòng tan theo năm tháng tủi hờn,
Nơi phật tự còn vương mùi tục lụy.
Vọng cổ:
1/- Điệp ơi! Cánh bướm năm xưa hãy bay đi đừng trở lại, vì em hiện nay chỉ là một đoá Lan tàn… Em biết anh chẳng dạ phũ phàng…Nhưng kiếp nầy đã lỡ xin Điệp đừng lưu luyến chi Lan. (-) Hãy để cho em yên tâm rảnh dạ tu hành, mượn kinh kệ chốn thiền môn để phôi pha mối sầu vạn cổ…
2/- Khi tiếng mõ công phu nện đều trên chánh điện thì suối lệ đầy vơi cũng thắm đượm áo nâu sồng… Tiếng hẹn năm xưa còn nhớ mãi bên lòng… Nếu chẳng cùng anh xây tổ ấm, than nầy nguyện gởi chốn thiền môn (- ) Trời ơi! Lời đoan thệ năm xưa đã thành sự thật, bởi từ khi Điệp đi cưới vợ thì Lan cũng gởi kiếp xuân tàn nơi cửa từ bi…
3/ – Điệp ôi! Đời Lan đến ngày nầy còn kể đến làm chi, Lan đã xây đắp một hy vọng tương lai để được cùng ai nên nghĩa gối chăn trong vòng lễ giáo, thế mà ông Tơ cắc cớ đem sợi chỉ hồng se lộn mối duyên.
Thôi rồi một kiếp xuân xanh
Điệp đi cưới vợ, Lan đành xuất gia!
Lệ tràn theo giọt mưa sa
Hỏi trăng, trăng lặn, hỏi hoa, hoa tàn.
Nói lối:
Kéo vạt áo lau đôi dòng nước mắt,
Lạy mẹ cha con thí phát quy y
Con dao kia với xác bướm khô nầy
Lan chôn lấp dưới cội cây ngoài cửa Phật!
4/ – Điệp ơi! Mái tóc xuân xanh Lan đã cắt đi với lời khấn nguyện, trong khi giữa thiền môn vọng lại tiếng chuông…buồn… Suối lệ tuôn rơi theo lá rụng quanh tường…Tiếng côn trùng nỉ non họa lại bản nhạc sầu với tiếng mõ, hồi chuông, (-) Nam mô cứu khổ chí tôn, Cầu xin phổ độ linh hồn thế gian, Con tên là Nguyễn Thị Lan, Xác thân còn đó mà hồn tan lâu rồi!
5/ – Điệp ôi! Sau khi Điệp trở về chốn cũ thì mái nhà xưa đã vắng bóng Lan rồi…Lan cất bước ra đi mà tất dạ tơi bời…Lan biết Điệp cưới vợ chẳng qua vì nghịch cảnh, chớ nào phải phụ bạc chi Lan!
Nhưng mối tuyệt tình Lan phải đeo mang, bao thất vọng đọa đày thể xác. Lan mới mượn lời kinh kệ để mong dập tắt lửa ưu phiền.
6/ – Điệp ôi! Hôm Điệp đến thăm Lan là một buổi chiều sương lam mờ cảnh vật, Điệp ngập ngừng trước cổng nhìn thân bạn héo mòn mà lã chã lệ sầu tuôn. Điệp ôi, Lan đã cắt đứt dây chuông để Điệp quay về cùng bổn phận, có biết đâu vì không dằn được cơn cảm xúc cho nên Lan ngã gục trước sân chùa. ( – ) Khi Lan tỉnh dậy thì chỉ nghe tiếng chuông mõ công phu vang rền trên chánh điện.
Gia trung Điệp đã về rồi! Đêm đêm quỳ trước Phật đài mình Lan.
Nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan đã lấy nước mắt hàng ngàn thính giả qua bài vọng cổ Lan và Điệp nầy, tiếp nối giọng ca áo nảo của danh ca Tư Sạng làm rơi lệ hàng ngàn thính giả qua các bản cổ nhạc trong bộ dĩa Hoa Rơi Cửa Phật của trong thập niên 40 của thế kỷ trước.
Tây Phương có chuyện tình để đời: Roméo và Juliette. Á Đông Trung Quốc có chuyện Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài. Việt Nam có chuyện tình Lan và Điệp.
Soạn giả Nguyễn Phương
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉