Ads 468x60px

.

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2019

CẢ CUỘC ĐỜI, NGUYỄN CÔNG HOAN CHỦ TRƯƠNG 'GIỮ MÌNH' CHO 'THUẦN VIỆT'


CẢ CUỘC ĐỜI, NGUYỄN CÔNG HOAN CHỦ TRƯƠNG 'GIỮ MÌNH' CHO 'THUẦN VIỆT'

Sách Văn học Đinh Tị

Có lần Nguyễn Công Hoan đã tự nhận rằng mình không biết làm văn tả cảnh. Lý do thì thật đơn giản, ấy là ông không thấy ở thiên nhiên có gì đẹp. Đối với con người, ông càng khó tìm thấy vẻ đẹp ở họ hơn. Trong văn của Nguyễn Công Hoan, hầu như người ta chẳng tìm được một nhân vật đẹp mà chỉ cần nhắc đến tên là có thể nằm lòng tác phẩm nhân vật ấy xuất hiện. Giống như Chí Phèo của Nam Cao, hay Xuân Tóc đỏ của Vũ Trọng Phụng, chị Dậu của Ngô Tất Tố.

Nguyễn Công Hoan cầm bút từ rất sớm, khi chỉ mới 17 tuổi. Sự nghiệp văn chương trước năm 1945 có phần thành đạt hơn, tươi sáng hơn so với sau năm 1945, khi mà lớp nhà văn trẻ khi ấy như Nguyễn Tuân, Tô Hoài đang nở rực rỡ. Dù không đọc được hết các tác phẩm mới ấy, nhưng Nguyễn Công Hoan vẫn mạnh bạo nhận xét rằng “Truyện ngắn sau Cách mạng tháng Tám hay hơn truyện ngắn thời trước rất nhiều”.

Văn chương Nguyễn Công Hoan là thứ văn bám chặt với đời sống và nhìn thẳng vào các vấn đề của xã hội đương thời. Ông có biệt tài quan sát và đưa vào tác phẩm của mình đời sống của dân nghèo thành thị. Ông che chở, bênh vực, rồi nói hộ tiếng lòng và khát vọng cuộc đời của họ. Vậy nên người ta mới ca ngợi Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực phê phán, một nhà văn bậc thầy về truyện ngắn và nghệ thuật trào phúng.

Nguyễn Công Hoan đã sớm tính chuyện viết hồi ký. Cần phải biết rằng suốt thời trung đại, văn học Việt Nam không có hồi ký. Mà ngay trong thế kỷ 20, cả nhà chính trị, nhà hoạt động xã hội, nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ cũng không mấy ai tính chuyện động bút trọng thể loại này. Nhưng Nguyễn Công Hoan thì khác, có lần ông đã tâm sự với Tô Hoài rằng, có một loại truyện dài mà khi viết ra sẽ dài vô tận, ấy là truyện nhớ gì ghi nấy.


Có thể coi Nguyễn Công Hoan là một người ghi chép phong tục. Ông muốn ghi lại cho lớp sau biết những gì mình đã từng trải, những mắt thấy tai nghe từ lúc mất nước đến lúc độc lập có bao nhiêu chuyện phong phú. Nhà văn đã tự gọi “Bước đường cùng” đơn giản chỉ là một tiểu thuyết phong tục, chẳng qua thao nhiều chuyện sinh hoạt ở nông thôn như chuyện sinh đẻ, chuyện cãi nhau vì mất gà đến cảnh vay nợ, ăn khao,... mà đưa vào trong sách. Chính vì ghi chép lại phong tục nên văn của ông mới không có một nhân vật nào được coi là đẹp, là tiêu biểu.

Cả đời, Nguyễn Công Hoan chủ trương “giữ mình” cho “thuần Việt”. Ông không bị ảnh hưởng nhiều bởi trường học của Pháp hay sách báo nước ngoài. Ông phê phán những người viết truyện nhưng chẳng phải truyện Việt Nam, từ tâm lý đến ngôn ngữ nhân vật đều giống truyện nước ngoài, xa rời độc giả, xa rời thực tế Việt Nam.

Có thể hiện thời, quan điểm đọc sách và cách chọn sách đọc của Nguyễn Công Hoan chỉ đúng với riêng ông, và không phù hợp với xu thế chung, nhưng có một điều chắc chắn là, suốt một đời vất vả sáng tạo, Nguyễn Công Hoan đã dâng hiến cho bạn đọc những tác phẩm thấm đẫm phong vị và cốt cách con người Việt Nam.



0 comments:

Đăng nhận xét

[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉