Ads 468x60px

.

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2022

1930 - 1932


Xã-hội ba-đào ký

1930 - 1932

Nguyễn Công Hoan
(1903-1977)


Trong: An Nam Tạp chí số 37, 38 (16,23/04/1932).

Mời đọc và lấy về bản PDF





Trích:

Hội chứng Babylone (II)

Phạm Xuân Nguyên
[...]
3. Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Thiệp và hậu hiện đại

[...]
Một nhà văn Việt Nam khác trong quá trình tìm tòi sáng tạo của mình cũng đã đến hiện đại, có khi còn đến sớm nữa. Ðó là Nguyễn Công Hoan. Trong hồi ký viết văn của mình, ông có nêu lên mấy kinh nghiệm viết truyện, trong đó có kinh nghiệm tìm hình thức trình bày truyện: "Trong đời tôi, ít được đọc ngoài, tôi rất lấy làm tự hào vì đã tìm ra một vài lối kể chuyện mà tôi cho là mới, là khác thường". Ông kể ra truyện "Thế là mợ nó đi Tây chỉ là những bức thư lẻ tẻ của người vợ đi du học bên Pháp viết cho chồng. Nhưng toàn thể là một câu chuyện tả sự hy sinh của người chồng được đền bù bằng lòng bạc bẽo của người vợ". Ðặc biệt đáng chú ý là truyện 1930 - 1932 mà ông nói là "tôi không phải viết một chữ nào". Hãy nghe lời ông kể:
"Tôi đã cắt những mẩu báo đăng về một sự việc diễn ra trong hai năm này, với trình tự thời gian hẳn hoi, rồi dán lại, thành một truyện có đầu có đuôi xảy ra vì sự việc ấy".
Thế tức là Nguyễn Công Hoan đã làm truyện "cắt dán" (collage) từ rất lâu trước các nhà viết truyện hậu hiện đại.
Không biết cái truyện 1930 - 1932 này bây giờ ở đâu, trong tuyển tập Nguyễn Công Hoan không thấy có, chưa chừng là người tuyển chọn không coi nó là truyện ngắn nên đã bỏ đi.

Không dừng lại đây, Nguyễn Công Hoan còn "muốn thử viết những truyện mà cách trình bày khó khăn hơn: một truyện mà từ đầu đến cuối kết hợp bằng toàn những cảnh không liên quan với nhau; một truyện mà chủ động không phải là một người, mà là một tập thể; một truyện mà chỉ có lời nói của một người đương nói qua điện thoại." (16) Ông đã không thực hiện được dự định của mình, nhưng những cách viết ông muốn thử đã xuất hiện trong truyện hậu hiện đại, mặc dù chắc ông không hề nghĩ đến một "chủ nghĩa" nào, chỉ là những suy nghĩ tìm tòi của một người viết cốt sao cho cách trình bày truyện lạ, hấp dẫn. Thí dụ cách viết "một truyện mà từ đầu đến cuối kết hợp bằng toàn những cảnh không liên quan với nhau", đấy chính là thủ pháp "gián đoạn" (discontinuity) các nhà văn hậu hiện đại ưa dùng.
[...]
Phạm Xuân Nguyên



0 comments:

Đăng nhận xét

[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉