Ads 468x60px

.

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2022

Tư liệu hiếm về cuốn phim “Tình Lan Và Điệp” năm 1972 với diễn xuất của Thanh Nga, Thanh Tú, Bạch Tuyết…


Trương Billy tổng hợp và biên soạn


Có thể nói Lan Và Điệp là chuyện tình nổi tiếng nhất trong làng nghệ thuật Việt Nam. Từ một tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan ra đời từ năm 1933, chỉ 3 năm sau đó câu chuyện tình lâm ly bi đát của Lan và Điệp được chuyển thể thành cải lương và ngay lập tức trở nên nổi tiếng suốt nhiều thập niên sau đó...

Có thể nói Lan Và Điệp là chuyện tình nổi tiếng nhất trong làng nghệ thuật Việt Nam. Từ một tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan ra đời từ năm 1933, chỉ 3 năm sau đó câu chuyện tình lâm ly bi đát của Lan và Điệp được chuyển thể thành cải lương và ngay lập tức trở nên nổi tiếng suốt nhiều thập niên sau đó.

Thập niên 1960, nữ hoàng sân khấu Thanh Nga được giao đóng vai Lan, vở tuồng này vẫn gây được một cơn sốt trong giới mộ điệu trong nhiều năm liền.

Năm 1965, từ sự quan tâm to lớn mà công chúng dành cho tuồng cải lương Lan Và Điệp, nhóm nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng cùng nhau hợp soạn ca khúc mang tên Truyện Tình Lan Và Điệp, ca khúc thứ nhất. Vì bài hát được “ăn theo” sự nổi tiếng của sân khấu cải lương, và nội dung cũng khá ướt át, nên nhóm nhạc sĩ này chọn để bút danh là Mạc Phong Linh – Mai Thiết Lĩnh, cái tên rất ngộ nghĩnh nhằm tạo sự chú ý của khán giả yêu nhạc – theo như lời nhạc sĩ Lê Dinh kể lại. Mặc dù nhóm nhạc sĩ không kỳ vọng lắm vào ca khúc này, nhưng ngược lại, bài hát Truyện Tình Lan Và Điệp đã ăn khách một cách khủng khiếp và có doanh số bán hàng triệu tờ nhạc, một kỷ lục cho đến nay.

Từ sự nổi tiếng đó của Lan Và Điệp, năm 1972, câu chuyện tình nổi tiếng này được đưa lên màn ảnh rộng. Đó là cuốn phim mang tên Tình Lan Điệp của hãng Dạ Lý Hương Phim.

Lời giới thiệu của phim được ghi như sau:

Sau lần đầu tiên thành công vượt bực về phim Quái Đản “Con Ma Nhà Họ Hứa”, năm 1972 Dạ Lý Hương Phim long trọng trình chiếu một xuất phẩm giá trị Nghệ thuật và Kỹ thuật: Tình Lan Và Điệp. Phóng tác theo tiểu thuyết tình cảm bất hủ “Tắt Lửa Lòng” của cố văn sĩ lừng danh Nguyễn Công Hoan.

Một bộ phim đen trắng 35mm “Tình Lan và Điệp”, dài 1 giờ 30 phút do đạo diễn Lê Dân thực hiện công phu và tốn kém nhất. Dàn cảnh vĩ đại với đền đài dinh thự, y trang cổ truyền thuần túy Việt Nam đúng theo nguyên tác “Tắt Lửa Lòng”.

Phim có sự góp mặt của các diễn viên: Thanh Nga (vai Lan), Thanh Tú (Điệp), Bạch Tuyết (Thúy Liễu), Ba Vân (Ông Phủ), Ngọc Giàu (Bà Phủ), Năm Châu (Ông Giáo), Dũng Thanh Lâm (Cai Tư), Út Bạch Lan, Bé Bự, hai vua hề Tùng Lâm, Thanh Hoài, Phương Quang, Bảy Ngọc, Kiều Mai Lý, Tư Rợm… và trên 20 nghệ sĩ tên tuổi.

Địa điểm quay nồng cốt là một ngôi chùa trên núi Bửu Long, đường cheo leo hiềm trở và chuyên viên phải dựng lên những chiếc lều cây khổng lồ để đặt máy lấy hình. Địa điểm kế là một ngôi nhà uy nghi rộng rãi và giàu sang, ngôi nhà đó là của ông Mười Công một nhân vật có tiếng vùng Nhà Bè, tại ngôi nhà này từng là nơi đoàn của Thẩm Thúy Hằng quay phim “Ngậm Ngùi”, đoàn Kim Cương quay phim “Mưa Trong Bình Minh”.

Từ lĩnh vực cải lương, qua đến điện ảnh thì Thanh Nga vẫn tiếp tục được giao cho vai Lan – người sư nữ trẻ đẹp lòng còn vướng víu nợ trần ai. Ba Vân và Ngọc Giàu trong vai ông bà Phủ hóa trang theo lối xưa, đeo thật nhiều trang sức, bới tóc cổ điển, áo bà ba quần satin đen bóng loáng. Đặc biệt là cô dâu Bạch Tuyết trong vai Thúy Liễu con gái ông bà Phủ, mặc áo thụng lòe loẹt, tóc quấn với khăn vành và nón quai thao thật xưa, chân đi hài con rồng, dáng đi yểu điệu. Thanh Tú vai Điệp với áo dài khăn đóng màu đen.

Đạo diễn Lê Dân đã có sáng kiến dựng lại một đám cưới xưa thật xưa và công phu nhất, một chiếc xe thổ mộ thật xưa kết đầy hoa lá xanh đỏ, một dây pháo dài 25 thước đã được đốt lên rộn rã trong ngày tân hôn.

Câu chuyện nói về một thanh niên tên Điệp (Thanh Tú đóng), nhà nghèo, nhưng nhờ mẫu thân buôn tần bán tảo ngược xuôi, và nhờ một người bạn thân với cha chàng khi xưa là ông Giáo (Năm Châu) giúp đỡ nên chàng vẫn được tiếp tục theo đuổi việc học, lúc nào chàng cũng mong mình sớm thành đạt để có dịp đi làm, đền đáp lại công ơn của mẹ già.

Ông Giáo có một người con gái tên Lan (Thanh Nga), đã cùng Điệp đính ước rằng sau này sẽ nên duyên vợ chồng. Chuyện tình của họ đã diễn ra thật thơ mộng êm đềm trong vòng lễ giáo và được sự chấp thuận của cha mẹ hai bên.

Kỳ thi đó Điệp đậu bằng Thành chung, chàng về quê báo tin mừng cho mẹ, ông Giáo và Lan hay. Chính vì chuyện thi cử này mà cuộc đời Điệp bắt đầu đã vào một khúc quanh mới với nhiều sóng gió.

Quan Phủ sở tại (Ba Vân) có cô con gái là Thúy Liễu (Bạch Tuyết), vì mê đàn hát nên thất thân với Cai Tư (Dũng Thanh Lâm). Muốn cho gia đình khỏi mang tiếng xấu vì con gái chửa hoang, Quan Phủ đã cố tìm cách gài bẫy để bắt buộc Điệp phải nhận lời lấy Thúy Liễu về làm vợ.

Một hôm Quan Phủ cho mời Điệp đến dùng cơm. Trong bữa tiệc, quan cố nài Điệp uống rượu thật say. Khi chàng quá chén không còn biết trời trăng gì nữa, Quan cho khiêng chàng vào nằm trên giường của Thúy Liễu. Sáng hôm sau Quan giả vờ làm dữ khi bắt gặp quả tang Điệp trong buồng của con gái mình.

Dù biết mình bị gài bẫy, nhưng Điệp không có cách gì để chống lại ý muốn của Quan Phủ, chàng đành phải nhận lời lấy Thúy Liễu với cõi lòng tan nát khi nghĩ tới Lan.

Một đám cưới đã được cử hành rấp rút và thật linh đình giữa chàng thư sinh tên Điệp và con gái Quan Phủ.

Cũng chính trong ngày hôm đó, Lan đã âm thầm bỏ nhà tìm đến một ngôi chùa ở một miền hẻo lánh nọ để xin cắt tóc đi tu…

Một số hình ảnh trong phim:

Bên dưới, mời bạn thưởng thức bài tân cổ và tuồng cải lương Lan Và Điệp:


Trương Billy tổng hợp và biên soạn


Click để nghe Tân Cổ với phần trình bày của Thanh Nga, Thanh Tuyền, Thành Được, Tấn Tài…

Click để nghe tuồng cải lương Lan Và Điệp




Phim “Tình Lan và Điệp” ăn khách nhờ có mặt Thanh Nga, Bạch Tuyết

0 comments:

Đăng nhận xét

[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉