Ads 468x60px

.

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2022

Truyện Đêm Khuya Nguyễn Công Hoan Thao Thức Nhớ Về Ngày Xưa Cũ


Truyện Đêm Khuya Nguyễn Công Hoan
Thao Thức Nhớ Về Ngày Xưa Cũ

VOV Live




01:32-07:35
PHAN CỰ ĐỆ - Nguyễn Công Hoan

[...]
Những tác phẩm Nguyễn Công Hoan viết sau Cách mạng tháng Tám dường như có ý thức bổ sung những mảng hiện thực trước đây chưa có trong truyện và tiểu thuyết hiện thực phê phán của ông. Đống rác cũ viết về thời kỳ 1916 - 1920, Tranh tối tranh sáng và Hỗn canh hỗn cư viết tại thời kỳ 1940 - 1945, thời kỳ có những chuyển biến dữ dội trong xã hội Việt Nam, chuẩn bị những điều kiện để bùng nổ Cách mạng tháng Tám...

Văn học hiện thực phê phán Việt Nam có những hạn chế nhất định do đặc trưng của phương pháp sáng tác, do những điều kiện hoạt động công khai ở một nước thuộc địa. Văn xuôi hiện thực xã hội chủ nghĩa cần phải làm nhiệm vụ bổ sung và hoàn chỉnh bức tranh hiện thực trong các tác phẩm văn xuôi hiện thực phê phán, nhất là các mảng đả kích vào bọn đế quốc và bè lũ tay sai, miêu tả phong trào cách mạng của quần chúng lao động, đặc biệt là thời kỳ từ khi Đảng ta thành lập cho đến Cách mạng tháng Tám.

Tiểu thuyết Tranh tối tranh sáng, Hỗn canh hỗn cư, Anh con trai người bạn đọc ấy đã có ý thức làm nhiệm vụ đó. Có những mảng hiện thực hoàn toàn mới mẻ, có những mảng hiện thực cũ được tô đậm lại với một cách nhìn sâu sắc, chính xác và toàn diện hơn.

Tranh tối tranh sáng và Hỗn canh hỗn cư đã phát huy được những mặt mạnh vốn có trước đây của Nguyễn Công Hoan trong văn học hiện thực phê phán. Ngòi bút Nguyễn Công Hoan vẫn tỏ ra sắc sảo khi tố cáo bọn nhà giàu tham lam vô độ ở thôn quê, những bọn hào lý kỳ mục sâu mọt, hống hách và ăn bẩn, những bọn quan lại đục khoét, những thủ đoạn lừa lọc, dâm ô của các tầng lớp thượng lưu xã hội. Nhưng nếu như trước đây nhà văn tô đậm mặt tham nhũng, dâm ô, đểu cáng thì giờ đây, với một thế giới quan mới, ông đã tập trung tố cáo mặt chính trị phản động và những thủ đoạn bóc lột kinh tế của chúng. Tri huyện Lê Sung (trong Hỗn canh hỗn cư) có cả một chiến thuật khôn ngoan và độc ác để bắt bớ Cộng sản, triệt hạ những thôn xóm và gia đình cách mạng. Hàn Thưởng (trong Tranh tối tranh sáng) là tay chân đắc lực của lão công sử già Vamê trong những âm mưu chống phá cách mạng. Thời kỳ Nhật vào Đông Dương, chúng đứng ra thu mua thóc gạo cho nhà nước và giở những thủ đoạn gian trá để bóc lột dân chúng.

Tranh tối tranh sáng cũng dành cả một chương (XXXII) để lột mặt trái những trò hề chính trị nhạt nhẽo của Bảo Đại và nội các Trần Trọng Kim, để tố cáo những tấn hài kịch và bi kịch của mấy cái đảng thân Nhật mà thực chất là những ổ phản động và lưu manh đang tìm cách phất lên trong cái không khí lộn xộn, nhố nhăng, ông hoá ra thằng, thằng hoá ra ông! Cứ trở về cái giọng hài hước, châm biếm quen thuộc khi lột trần bản chất hài kịch của giai cấp thống trị suy vong là Nguyễn Công Hoan rất thành công.

Tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa của Nguyễn Công Hoan đã khắc phục được những mặt hạn chế trước đây của tiểu thuyết hiện thực phê phán. Dưới ách kiểm duyệt gắt gao, văn xuôi hiện thực phê phán không có điều kiện tập trung mũi nhọn đả kích vào kẻ thù số một của dân tộc. Giờ đây, lần đầu tiên trong tác phẩm Nguyễn Công Hoan, xuất hiện những phác thảo chân dung châm biếm của các vị thượng quan người Pháp. Đó là toàn quyền Paskiê buôn bán làm giàu bằng cách lừa bịp, toàn quyền Đờcu truỵ lạc, bất lực và hèn nhát, thống sứ Saten được vợ các viên tri phủ, tri huyện khen là tuổi tuy đã cao nhưng tính khí hãy còn "vui vẻ trẻ trung”, công sứ già Vamê đục khoét nổi tiếng mà vẫn cứ muốn được khen là thanh liêm theo kiểu "một thứ cô đầu già, giữ tiếng vô lý là không đĩ"! Cũng lần đầu tiên, trong tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan (Anh con trai người bạn đọc ấy) xuất hiện cả một lý lịch đầy đủ về ngài tổng giám mục Đulây-khâm mạng toà thánh Đông Dương và Thái Lan, một người Ái Nhĩ Lan nhưng nhập quốc tịch Mỹ, về ngài Fr. Anselmô Tađêô Lê Hữu Từ, giám mục địa phận Phát Diệm, quyền nhiếp chính địa phận Bùi Chu, đại diện quân sự của Quốc trưởng Bảo Đại tại Phát Diệm! Nguyễn Công Hoan có nhiều tài liệu về lý lịch "bất hảo" của bọn phản động chóp bu, nhưng ngòi bút tiểu thuyết của ông thường chỉ sắc sảo, sinh động khi khắc hoạ tính cách bọn tay sai lớp dưới...

Anh con trai người bạn đọc ấy là một bước tiến đáng kể của tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan trong những năm 60. Trong cuốn tiểu thuyết này, Nguyễn Công Hoan đã biết tự kiềm chế mình, ông sử dụng một bút pháp hiện thực tỉnh táo, không pha trộn tuỳ tiện phóng đại và hoạt kê, nên các đối tượng bị đả kích hiện ra chân thật hơn, tác dụng phê phán sâu sắc hơn.
Ông cũng không sa vào cái bệnh hiện đại hoá nhân vật và đôi khi vi phạm tính lịch sử một cách tuỳ tiện, chủ quan như ở một vài cuốn tiểu thuyết khác...

Truyện và tiểu thuyết những năm 60 của Nguyễn Công Hoan đã góp phần bổ sung và hoàn chỉnh thêm cái tập hợp chân dung của bọn thống trị trong văn học hiện thực phê phán trước đây...

Nhà văn đã cố gắng dựng lại hình ảnh những chiến sĩ Cộng sản đấu tranh trong nhà tù đế quốc hoặc hoạt động bí mật của phong trào Mặt trận Dân chủ và Mặt trận Việt Minh.

Đây là một cố gắng của Nguyễn Công Hoan trong quá trình chuyển hoá từ hiện thực phê phán sang hiện thực xã hội chủ nghĩa...
Thông qua sự chuyển hoá của nhà văn Nguyễn Công Hoan cũng như của các nhà văn hiện thực phê phán khác, chúng ta có thể rút ra những quy luật chi phối sự chuyển biến về thế giới quan, phương pháp sáng tác và phong cách của các nhà văn lớp trước trong quá trình chiếm lĩnh phương pháp sáng tác mới.



07:36-13:05 Nhà phê bình văn học Đỗ Ngọc Yên

13:36-21:30 Trích Tranh tối tranh sáng - Phần mở đầu



21:30-24:30 Bài hát “Mười chín tháng Tám”

24:30-28:00 Bài thơ "Lửa thiêng Cách mạng" - Nguyễn Bùi Vợi

0 comments:

Đăng nhận xét

[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉