Ads 468x60px

.

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

Tắt lửa lòng





Mời nghe đọc
Mời nghe đọc MP3 tại Internet Archive

Mời nghe đọc tại YouTube
5 Kênh 6 Video

Kênh Cô Trinh - 2 video
Ngọc Sen Voice - 18 video


Mời nghe đọc tại: Thư Viện Sách Nói Miễn Phí

Mời đọc Bản đánh máy

Tắt lửa lòng

Nguyễn Công Hoan

Để đọc, xin nhấp chuột vào chương muốn xem.
Lời giới thiệu
Diễn đọc: Bình Nguyên - Trạm Dừng 1080 & Hẻm Radio

Diễn đọc: Ngọc Sen - Ngọc Sen Voice





















Nguồn: Phố Rùm Đặc Trưng; Ký Tế


Mời Đọc/Lấy về Bản chụp dạng PDF
Mời đọc và lấy về bản PDF

NXB Vĩnh Thịnh 1951


Tham khảo: Các bài viết liên quan

8 comments:

  1. Tác phẩm này nói về chuyện tình éo le của Lan và Điệp. Điệp là người con trai đã yêu Lan từ khi biết hai gia đình hứa gả con cho nhau. nhưng khi nhờ một ông chánh án để giúp đỡ thi đậu thì Điệp mắc ơn ông chấnh án đó và bị ông ta dụ uống say và bỏ vào chung phòng với cô con gái mập và không được nết na lắm của ông ta, Thúy Liễu. Vì đã bị vu oan ngủ chung với Thúy Liễu nên Điệp phải cưới cô. Gia đình Lan và Điệp hết sức buồn rầu vì sự kiện này. Và ngày Điệp cưới Thúy Liễu cũng là ngày Lan đi tu. Sau khi cãi nhau và li dị với Thúy Liễu thì Điệp đã tìm đến ngôi chùa nơi lan tu và giật chuông nhưng Lan không những không tiếp mà còn cắt dây chuông. thế nên Điệp thất vọng đi luôn. Sau đó Thúy Liễu lấy chồng khác và có 3 đứa con, nhưng một đứa đặt tên là họ của Vũ Khắc Điệp, tên là Hoàng Trần Vũ. 13 năm sau thì cha mẹ của Lan, Điệp và Thúy Liễu đều mất đi. Đứa con tên Vũ bị đối xử lạnh nhạt, cả gia đình không yêu thương và cả mẹ và cha nuôi cũng ghẻ lạnh. Vũ biết Điệp là chồng trước của của mẹ mình và khi cha nuôi hắt hủi đưa địa chỉ thì Vũ đến tìm Điệp. Và được Điệp kể sự oan trái của cả hai và đưa địa chỉ của cha đẻ cho Vũ. Vũ đi tìm cha và biết được sự thật rằng ngày ấy thúy Liễu đã quyến rũ người canh gác tên Cách này và khi sinh ra Vũ bị Thúy Liễu bóp cổ nhưng vẩn không chết được. Vũ quay về bệnh viện nơi Điệp làm việc và định gửi hai hộp kẹo có thuốc độc cho ba, mẹ mình nhưng bị Điệp biết nên tráo lại. Cũng vào ngày đó Điệp nhận được một bệnh nhân sắp chết là Lan và ít nhất hai người cũng được gặp nhau trước khi chết.

    Trả lờiXóa
  2. .....
    Ở đây tôi xin mở ngoặc để thử bàn về vài tác phẩm có liên quan đến Phật giáo chúng ta chẳng hạn như “Tắt lửa lòng” của Nguyễn Công Hoan hay “Hồn bướm mơ tiên” của Khái Hưng. Trong tác phẩm của họ đúng là có nói lên được tinh thần Phật giáo ở một vài khía cạnh, nhưng đồng thời cũng làm cho một số đọc giả có suy nghĩ rằng: Chỉ những người thất chí, thất tình mới đi tu, bạc phước vô duyên, sa cơ lỡ vận mới đến với đạo Phật! Đương nhiên tôi cũng hiểu là tác giả không chủ ý nói như vậy, tư tưởng của tác phẩm nằm ở chỗ khác. Nhưng Lan và Điệp nổi tiếng đến mức cứ nom thấy một cô Ni của chúng ta là thiên hạ lại cứ liên tưởng đến hình bóng của một chàng Điệp thấp thoáng phía sau! (Biết làm sao khi trong văn học nghệ thuật của ta có ba nhân vật nữ đi tu nổi tiếng là Cô Lan – trong Tắt lửa lòng, cô Xuân Tự – trong Áo cưới trước cổng chùa, và cả đến cô Thị Kính – trong Quan Âm Thị Kính, khởi đầu đều đi tu do “hoàn cảnh”, chớ không vì lý tưởng xuất gia!!) Phật giáo luôn mở rộng vòng tay đón nhận tất cả những mảnh đời bất hạnh trên tinh thần Từ Bi bao la của mình, nhưng không phải tất cả những người xuất gia đều do trốn chạy cuộc đời, đa số những người “bước vào” cửa chùa với tâm trạng như thế thì sớm muộn gì họ cũng sẽ “bước ra” với tâm trạng như thế (điều này người ngoài chưa hiểu được). Phật giáo không từ chối nhưng cũng không khuyến khích những trường hợp xuất gia như vậy. Điều này, tôi thiết nghĩ những người cầm bút có trách nhiệm với Phật giáo cần phải góp một tiếng nói để mọi người hiểu hơn về lý tưởng xuất gia của đạo Phật.
    .....

    http://thunguyetvn.com/tn_literature.php?tn=view&id=32

    Trả lờiXóa
  3. ...
    Năm 1933
    - “Tắt lửa lòng” tiểu thuyết dài đầu tay của Nguyễn Công Hoan (1903-1977) do nhà Tân Dân xuất bản.

    ...
    Tờ Phổ thông bán nguyệt san cũng do nhà Tân Dân in cho đến 1945 hàng trăm tác phẩm tiểu thuyết, khởi đầu với truyện Tắt lửa lòng của Nguyễn công Hoan.
    ...

    Trả lờiXóa
  4. 1-16 on Tắt Lửa Lòng - truyện dài (còn tiếp)

    Phim “Lan và Điệp” :
    - Dựa theo tác phẩm “Tắt lửa lòng” của nhà văn Nguyễn Công Hoan.
    - Đạo diễn: Trần Vũ, Nguyễn Hữu Luyện.
    - Diễn viên : Như Quỳnh (vai Lan), Trần Thạch (vai Điệp), Hoàng Yến (vai mẹ Điệp), Thu An (vai bà bõ).
    - Nội dung phim : Ðiệp là con ông Cử, Lan là con ông Tú cùng làng, thuở nhỏ hai gia đình hứa sẽ gã con cho nhau. Ông Cử mất, Ðiệp lên tỉnh học mau chóng thành tài về cưới Lan. Ðiệp buồn rầu vì sắp bị thầy đánh rớt, may gặp ông Phủ là bạn học của ông Cử cha Ðiệp ngày xưa xin cho khỏi rớt. Quan Phủ có cô con gái hư là Thúy Liễu ăn nằm có thai với lính hầu. Ông Phủ âm mưu phục rượu Ðiệp và hô lên là Ðiệp ngủ với con ông ta, và ép Ðiệp cưới Liễu. Lan đau khổ buồn rầu và cuối cùng chọn con đường nương nhờ cửa Phật. Ðiệp sau đó không lâu đã bỏ Thúy Liễu ra đi, tìm đến chùa thăm Lan, nhưng Lan từ chối không gặp, Lan đau lòng cắt đứt dây chuông để Ðiệp không còn gọi nữa. Cửa thiền không làm Lan quên nổi người tình phụ bạc, một ngày kia Lan đã lìa xa cõi trần.

    Trả lờiXóa
  5. [youtube]http://youtu.be/SeSdshgabDI[/youtube]

    Trả lờiXóa
  6. Giờ tìm đâu ra mấy bản cũ Tắt Lửa Lòng ad? Tìm ở nơi nào ạ?

    Trả lờiXóa

[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉