Ads 468x60px

.

Thứ Năm, 3 tháng 6, 2010

Lan và Điệp


Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chuyện tình Lan và Điệp là câu chuyện tình hư cấu nổi tiếng ở Việt Nam trong nhiều thập kỷ. Câu chuyện tình này được nhiều người ví như câu chuyện tình Romeo và Juliet hay Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài phiên bản Việt Nam.
Nguyên tác văn học
Câu chuyện được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1933, qua tiểu thuyết Tắt lửa lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Câu chuyện nói về mối tình lãng mạn, đầy trắc trở của cô gái tên Lan và chàng trai tên Điệp. Do mắc mưu của ông quan Phủ ở tỉnh lẻ, Điệp – học sinh nghèo – phải phụ tình vị hôn thê là Lan để cưới Thúy Liễu, con gái ông Phủ.
Lan ôm mối tình tuyệt vọng bỏ nhà đến chùa để cắt tóc đi tu. Cao trào của câu chuyện khi Điệp tìm được ngôi chùa mà Lan đang tá túc, thì cũng đúng lúc nàng trút hơi thở cuối cùng.

Tác phẩm "Tắt lửa lòng" nhanh chóng thu hút được sự chú ý của công chúng và được các nghệ sĩ chuyển thể ra nhiều hình thức khác nhau.



Sân khấu
Năm 1936, soạn giả Trần Hữu Trang đã viết chuyển thể từ nguyên tác thành kịch bản cho vở cải lương "Lan và Điệp". Một số nghệ sĩ thành danh với vở kịch bản này như nghệ sĩ Năm Phỉ. Đặc biệt, năm 1954, khi nghệ sĩ Năm Phỉ đã 47 tuổi, nhưng bà vẫn vào vai cô Lan 18 tuổi rất thành công. Sau nghệ sĩ Năm Phỉ, nghệ sĩ Thanh Nga cũng được đánh giá rất cao cho vai diễn Lan.

Năm 1948, Trung tâm ASIA đã cho thu âm vở cải lương này vào 4 đĩa nhựa với tựa đề "Hoa rơi cửa Phật", với sự tham gia của các danh ca Tư Sạng (Lan), Năm Nghĩa (Điệp), Tám Thưa (Hòa thượng), Hồng Châu (Tiểu Huệ Thông). Đĩa nhạc nhanh chóng phổ biến, lan đến Campuchia và Lào, đến mức người ta quên mất tên nguyên tác, mà chỉ còn nhớ Chuyện tình Lan và Điệp.

Năm 1970, khi phong trào kịch nói lớn mạnh, ban kịch Kim Cương đã trình diễn vở kịch nói "Lan và Điệp", do chính nghệ sĩ Kim Cương thủ vai Lan. Vở kịch này cũng thu hút được sự chú ý của khán giả không kém cải lương và nhanh chóng được phát trên truyền hình lúc đó.

Cùng thời điểm này, kịch bản cải lương Chuyện tình Lan và Điệp của tác giả Loan Thảo với sự trợ giúp của soạn giả Thế Châu đã được thu thanh và trở thành bản ghi âm chuẩn mực nhất cho vở tuồng này tính đến hiện tại. Tham gia vở diễn là các giọng ca nổi tiếng như Chí Tâm (Điệp), Thanh Kim Huệ (Lan), Tú Trinh (Thúy Liễu), Hữu Phước (ông Tú – ba của Lan),...
Năm 2000, Tình Productions sản xuất cải lương Lan và Điệp dưới dạng băng VHS rồi chuyển sang DVD dưới kịch bản của Loan Thảo và Bạch Mai với sự tham gia của Phi Nhung (Lan), Mạnh Quỳnh (Điệp), NSƯT Út Bạch Lan (Bà Tư), Thanh Hằng (bà Phủ), NSƯT Thoại Mỹ (Thuý Liễu),...

70 năm sau, năm 2006, một lần nữa kịch bản của soạn giả Loan Thảo được tái dựng với sự tham gia của các nghệ sĩ Hoàng Nhất (Điệp), Hà My (Lan), Chấn Cường (Xuân), Bình Mập (sếp Sạc), Uyên Thảo (Thúy Liễu). Cùng thời điểm này, sân khấu Trần Hữu Trang cũng mang đến khán giả bản dựng lại của kịch bản này với NSƯT Tấn Giao (Điệp) và Ngân Quỳnh (Lan).

Năm 2008, ca sĩ Minh Thuận gây tiếng vang lớn với vở ca vũ cải lương "Lan và Điệp". Điểm đặc biệt là các vai diễn đều do các ca sĩ tân nhạc hát cải lương gồm Minh Thuận, Đàm Vĩnh Hưng (Điệp), Cẩm Ly, Phương Thanh, Hồng Ngọc, Thanh Thảo (Lan), Thu Minh (Thúy Liễu), Hữu Bình (ông Tú), Trung Dân & Cát Phượng (ông bà Phủ), Vũ Hà (bếp Sạc), Quốc Đại (chú tiểu).

Năm 2019, tác phẩm được tái dựng trên sân khấu Nhà hát Bến Thành từ bản ghi âm do soạn giả Loan Thảo thực hiện vào năm 1974. Vở quy tụ nhiều gương mặt gạo cội của làng cải lương như NSƯT Thanh Kim Huệ, Chí Tâm, Hồng Nga, NSƯT Thanh Điền, NSƯT Trọng Phúc,... Hai diễn viên chính: Thanh Kim Huệ (vai Lan) và Chí Tâm (vai Điệp) lần đầu tái hợp sau 45 năm[2] từ khi bản thu đầu được ra mắt.




Âm nhạc
Ngay từ đầu thập niên 1940, soạn giả Viễn Châu đã viết bài vọng cổ cho vở cải lương. Đến lúc Trung tâm Asia thu đĩa, thì phần vọng cổ của ông cũng được lấy tên là "Hoa rơi cửa Phật", được thu âm tại Hãng đĩa Hồng Hoa. Nghệ sĩ Mộng Tuyền cũng từng được đánh giá rất thành công với bài hát này. Một danh ca khác là Út Bạch Lan cũng nổi tiếng với bài vọng cổ này.
Bìa ca khúc Chuyện tình Lan và Điệp 2
Năm 1965, các nhạc sĩ Lê Dinh, Minh KỳAnh Bằng cùng phối hợp nhau sáng tác 3 bài tân nhạc Chuyện tình Lan và Điệp, ký tên là Mạc Phong Linh và Mai Thiết Lĩnh.

- Chuyện tình Lan và Điệp 1: Nhật Trường, Hoàng Oanh ca
- Chuyện tình Lan và Điệp 2: Phương Dung ca
- Chuyện tình Lan và Điệp 3: Trúc Mai ca

Các bài tân nhạc này cũng nhanh chóng được nhiều người thuộc, đặc biệt với bài số 1, Chuyện tình Lan – Điệp đã trở thành một trong những bài hát được biết đến nhiều nhất tại miền Nam.

Không lâu sau, soạn giả Viễn Châu đã thử nghiệm viết thể loại Tân cổ giao duyên. "Chuyện tình Lan và Điệp" tân cổ giao duyên trở nên một trong những bài hát đầu tiên và thành công nhất của ông trong thể loại này. Rất nhiều nghệ sĩ biểu diễn bài này, trong đó có cả giọng ca chuông ngân NSND Lệ Thủy.



Phim ảnh
Năm 1972, hãng phim Dạ Lý Hương khởi quay bộ phim đen trắng 35mmm "Tình Lan và Điệp", dài 1 giờ 30 phút. Bộ phim do Lê Dân làm đạo diễn, với các diễn viên: Thanh Nga (Lan), Thanh Tú (Điệp), Bạch Tuyết (Thúy Liễu), Ba Vân (Quan Án), Ngọc Giàu (Bà Án), Năm Châu (Ông Tú), Kim Cúc (Bà Tú). Bộ phim có doanh thu cao nhờ ảnh hưởng từ các thể loại trước đó.
Tuy nhiên, sau 1975, số phận của tác phẩm khá ảm đạm, do chính quyền xếp vào loại ủy mị và bị cấm trong mọi thể loại trong thời gian dài. Mãi đến cuối thập niên 1980, cùng với sự xuất hiện của sách in, cải lương và kịch nói, bộ phim màu "Lan và Điệp" lại được khởi quay và trình chiếu vào năm 1990, do Trần Vũ và Nguyễn Hữu Luyện làm đạo diễn, với các diễn viên Như Quỳnh (vai Lan), Trần Thạch (vai Điệp), Hoàng Yến (vai mẹ Điệp), Thu An (vai bà bõ).



Thành tựu
Thành ngữ "Chuyện tình Lan và Điệp" thường được dùng để chỉ một mối tình khắng khít nhưng éo le giữa một đôi nam nữ. Từ nguyên tác văn học, "Chuyện tình Lan và Điệp" đã được chuyển thể thành kịch, cải lương, chèo như dạng tích kinh điển được diễn đi diễn lại nhiều lần, thậm chí dựng thành phim. Bên cạnh đó, cùng sự phổ biến bởi âm nhạc, có thể nói, khắp nước Việt Nam không ai không biết đến.



Tham khảo






Cải Lương "Chuyện Tình Lan Và Điệp"


Soạn giả: Quế Chi.
Kịch bản Quế Chi
Đạo diễn Loan Thảo, Hoàng Việt
Soạn nhạc Văn Giỏi, Sáu Lệ, Tư Thiên
Diễn viên Chí Tâm vai Điệp, Thanh Kim Huệ vai Lan, Hữu Phước (ông Tú - ba của Lan), Hùng Minh, Tú Trinh (Thúy Liễu), Mai Lan, Kim Thủy (mẹ của Điệp), Hoàng Mai, Bé Thành Tâm, Viễn Sơn vai Chú Tiểu
Thời lượng 1:27:26

“Lan Và Điệp” được xem là một trong các vở tuồng bất hủ của Cải lương Việt Nam. Trên thực tế, nghệ sĩ nào cũng từng “kinh” qua vở diễn này.

Theo đó, khán giả có thể kể vanh vách những tên tuổi từng hoá thân thành công như: NSND Lệ Thuỷ, NSƯT Thoại Mỹ, NSƯT Thanh Ngân… Hoặc, vai Điệp từng được “đóng dấu đặt tên” bởi NSƯT Vũ Linh, NSƯT Vũ Luân, NSƯT Kim Tử Long, NSƯT Trọng Phúc, NSƯT Tấn Giao… Tuy nhiên, rất đông khán giả vẫn đặc biệt yêu thích phiên bản thu thanh năm 1974 với Thanh Kim Huệ và Chí Tâm.

Vở Lan và Điệp để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất với khán giả là bản thu Audio đĩa cải lương năm 1974 do soạn giả Loan Thảo thực hiện với sự tham gia của các giọng ca Chí Tâm (Điệp), Thanh Kim Huệ (Lan), Tú Trinh, Hữu Phước,… Qua tài năng của Loan Thảo, vở diễn dường như được “đo ni đóng giày” cho cả hai diễn viên trẻ. Đĩa cải lương Lan Và Điệp tạo nên cơn sốt một thời gian dài, đưa Chí Tâm và Thanh Kim Huệ trở thành ngôi sao. Đến nay, bản thu âm Lan và Điệp 1974 vẫn được xem là bản thu âm chuẩn mực nhất của tác phẩm, được nhiều người tìm nghe nhiều nhất. Kính mời Quý Vị cùng Thưởng thức lại Vở Cải lương:

CHUYỆN TÌNH LAN VÀ ĐIỆP
(Cải lương Nguyên tuồng Trước 1975)



Cải lương - Tân cổ Trước 1975
Xuất bản 20 thg 12, 2017




CẢI LƯƠNG BẢN GỐC
Xuất bản 25 thg 11, 2018
LAN VÀ ĐIỆP
Chí Tâm, Thanh Kim Huệ, Mai Lan, Hùng Minh, Tú Trinh, Kim Thủy, Hoàng Mai, Thành Tâm

Ngân Mãi Chuông Vàng | Lan và Điệp | Tháng 6/2015 | HTV

HTV Entertainment
Xuất bản 22 thg 6, 2015
Website: www.htv.com.vn/Trang/Chinh/San-khau.aspx
"Tôi kể người nghe chuyện tình Lan và Điệp, một chuyện tình cay đắng"

Đối với khán giả mến mộ cải lương hẳn đều biết đến chuyện tình yêu ngọt ngào nhưng đầy oan trái của Lan và Điệp. Trong gần 8 thập niên qua, câu chuyện này đã làm xao lòng và lấy nước mắt của biết bao thế hệ khán giả. Tác phẩm này cũng được chuyển thể thành kịch, chèo, phim...

Năm 1936, soạn giả Trần Hữu Trang đã chuyển thể vở cải lương "Lan và Điệp" từ tiểu thuyết "Tắt lửa lòng" của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Rất nhiều nghệ sĩ thành danh và trở nên nổi tiếng kể từ vai diễn trong vở cải lương như: nghệ sĩ Năm Phỉ, Thanh Nga, Chí Tâm, Thanh Kim Huệ...

Lần này, vở cải lương "Lan và Điệp" sẽ sáng đèn trên sân khấu "Ngân mãi chuông vàng" với sự tham gia diễn xuất của dàn diễn viên trưởng thành từ cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ": Hồ Ngọc Trinh, Võ Thành Phê, Hồng Cẩm... Ngoài ra, chương trình còn có sự góp mặt của NSƯT Thanh Điền, NSƯT Phượng Loan, NSƯT Trọng Phúc, nghệ sĩ Kim Phương​.


Cải Lương Chuyện Tình Lan Và Điệp - Hãng phim truyện I VN

Thế Giới Giải Trí
Xuất bản 26 thg 6, 2017
Chuyện tình Lan và Điệp là một câu chuyện tình xót xa cay đắng, hai người Lan và Điệp rất mực yêu thương nhau nhưng không đến được với nhau vì rời vào trò bẫy đặt của một ông quan nọ. Kết cục lan đi tu theo lời thề, hy vọng sẽ quên tình cũ, nhưng do suy nghĩ nhiều và quá nặng tình mà chết. Còn Điệp gia đình tan vỡ vì lấy người mình không yêu.

Chuyện kể rằng: Lan và Điệp là đôi trai gái biết nhau từ nhỏ khi còn đi học, khi lớn trưởng thành tình bạn của họ đã trở thành tình yêu, họ là đôi trai tài gái sắc. họ hy vọng họ sẽ sống hạnh phúc bên nhau và đã thề độc. Nhưng cuộc đời không như họ nghĩ: Điệp là chàng trai có tài đã rơi vào tầm ngắm của ông quan vùng đó, họ muốn Điệp trở thành con rể nên đã bày mưu tính kế hại Điệp: mời đến nhà với tư cách là người giúp đỡ đậu thi, và chuốc cho uống Rượu say, khi Điệp không biết gì, họ đưa cô con gái cưng vào nằm ngủ cùng, cả hai người không mảnh vải che thân. Sáng hôm sau cũng là lúc Điệp tỉnh rượu họ hô hoán vu oan cho Điệp đã ngủ cùng con gái họ cùng kết hợp với cô con gái khóc lóc, họ đã làm cho chuyện trở lên to tát theo ý muốn của họ. Để yên ổn Điệp phải cưới người con gái mình không yêu. Nghe tin Điệp lấy vợ, Lan đau buồn, suy nghĩ nhiều, cuộc sống với cô đã trở lên vô nghĩa, Lan đã làm theo đúng lời thề độc nếu không được sống bên nhau Lan sẽ xuống tóc đi tu
Chuyện tình Lan và Điệp là bài hát nổi tiếng do nhạc sĩ Lê Minh Bằng (với bút danh Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh) sáng tác dựa trên nội dung tiểu thuyết Tắt lửa lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan.




Start:     Oct 17, '08 03:00a
End:     Oct 18, '08
Location:     Nhà hát Bến Thành, TpHCM.

Chuyện tình Lan và Điệp - Vở ca kịch cải lương đầu tiên có ca sĩ nhạc nhẹ tham gia diễn xuất, hát cải lương nhiều nhất

25/10/2008

Mạo hiểm và liều lĩnh là nhận xét của nhiều người khi nghe ca sĩ Minh Thuận - Giám đốc Công ty Cây và Đất quyết định đầu tư thực hiện vở ca kịch cải lương Lan và Điệp, vở cải lương đầu tiên không phải do các nghệ sĩ cải lương chuyện nghiệp trình diễn, mà các vai diễn do các ca sĩ nhạc nhẹ diễn xuất.
Minh Thuận (trái) trong vai Điệp.

Vốn yêu thích nghệ thuật cải lương, cộng với ý tưởng muốn khám phá mình, thể hiện khả năng ca diễn ở một lĩnh vực hoàn toàn khác với sở trường, Minh Thuận đã mời và thuyết phục được 12 ca sĩ tham gia vở diễn, đó là: Cẩm Ly, Phương Thanh, Hồng Ngọc, Thanh Thảo cùng đảm nhận vai Lan; Minh Thuận, Đàm Vĩnh Hưng đóng vai Điệp; Thu Minh vai Thúy Liễu (vợ Điệp); Vũ Hà vai bếp Sạc – người hầu ông bà phủ (cha mẹ Thúy Liễu); Ngân Quỳnh vai bà Cử (mẹ Điệp); Hữu Bình vai ông Tú (cha Lan); Quốc Đại vai chú tiểu; Bích Thảo vai bé Xuân (em Lan); cùng hai khách mời là nghệ sĩ kịch nói Trung Dân và Cát Phượng vai ông bà Phủ. Đây là vở cải lương được đạo diễn Hoa Hạ kết hợp giữa ca, vũ, nhạc, kịch và cải lương, nghĩa là ngoài kịch bản cải lương, còn có thêm phần ca khúc, bài bản dân ca để các ca sĩ thể hiện như người dẫn chuyện, thể hiện ca khúc chủ đề của vở, nhưng vẫn giữ nguyên kịch bản của cố soạn giả Loan Thảo. Nhạc sĩ Đức Trí đảm nhận phần hòa âm lại những bản nhạc quen thuộc của Lan và Điệp, bên cạnh đó là một số ca khúc mới sáng tác cho các nhân vật chính của vở.

Để có được những vai diễn nhuần nhuyễn, phối hợp ăn ý, các ca sĩ tham gia đã có những buổi học ca, diễn cải lương và tập theo nhóm từ 6 tháng trước, dù nhiều ca sĩ chạy sô đến khuya nhưng vẫn đến sàn tập từ 11 giờ tối đến 3 giờ sáng hôm sau không bỏ buổi nào. Có thể nói vở diễn đã được đầu tư khá nghiêm túc ở cách dàn dựng và tôn trọng nguyên tác, cũng như cách diễn xuất của các ca sĩ không kém phần chuyên nghiệp và lấy được nước mắt khán giả, cho thấy sự nỗ lực rất đáng trân trọng của họ. Đặc biệt vai diễn của Cẩm Ly (Lan), Minh Thuận (Điệp), Thu Minh (Thúy Liễu), xuyên suốt từ đầu đến cuối vở gây nhiều ngạc nhiên, bất ngờ cho khán giả bởi họ vào vai rất ngọt. 

Vở cải lương Lan và Điệp được soạn giả Trần Hữu Trang viết, chuyển thể thành kịch bản cải lương lần đầu vào năm 1936, từ nguyên tác tác phẩm Tắt lửa lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan, một số nghệ sĩ thành danh từ kịch bản này như nghệ sĩ Năm Phỉ, sau đó là Thanh Nga, Thanh Kim Huệ, và Kim Cương (vai Lan) trên sân khấu kịch nói năm 1970.

Chiều 29-9-2008, vở ca kịch cải lương đã biểu diễn phúc khảo tại rạp Hưng Đạo. Trong hai ngày 17 và 18-10-2008, vở được công diễn tại Nhà hát Bến Thành.

Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận đây là kỷ lục Việt Nam.


http://www.kyluc.com.vn/

Cải Lương : Chuyện tình Lan và Điệp - Phi Nhung Mạnh Quỳnh

Cải Lương Việt Nam
Xuất bản 11 thg 11, 2017
Cai luong xa hoi chuyen tinh lan va diep nghe si phi nhung manh quynh ut bach lan diep lang huong huyen tuan chau thanh hang thoai my chinh nhan

CHUYỆN TÌNH LAN VÀ ĐIỆP - TẬP 1 Trọng Hữuft. Lệ Thủyft. Bảo Quốcft. Diệp Langft. Thanh Nguyệt.

CHUYỆN TÌNH LAN VÀ ĐIỆP - TẬP 2 Trọng Hữuft. Lệ Thủyft. Bảo Quốcft. Diệp Langft. Thanh Nguyệt.

Vafaco Official
Xuất bản 17 thg 5, 2017

Cải Lương: Chuyện Tình Lan và Điệp - Cẩm Ly, Minh Thuận...


TƯ MUZIK
Xuất bản 14 thg 1, 2015
Các nghệ sĩ: Cẩm Ly (Lan), Minh Thuận (Điệp), Đàm Vĩnh Hưng, Phương Thanh, Hồng Ngọc, Thanh Thảo (Lan), Thu Minh (Thúy Liễu), Hữu Bình (ông Tú), Trung Dân & Cát Phượng (ông bà Phủ), Ngân Quỳnh (bà Cử), Vũ Hà (bếp Sạc), Quốc Đại (chú tiểu).
========================================­========
Tác giả: Loan Thảo với sự trợ giúp của soạn giả Thế Châu

[Cai Luong] Chuyện tình Lan và Điệp - Trọng Hữu - Lệ Thuỷ - ...

Trí Mai Trúc
Xuất bản 12 thg 2, 2014



Video Cải lương - CHUYỆN TÌNH LAN VÀ ĐIỆP (HD) - Vũ Linh, Tài Linh, Thanh Ngân, Diệp Lang

Thanh Bình Huỳnh
Xuất bản 30 thg 3, 2017

KHÓC HẾT NƯỚC MẮT VỚI CHUYỆN TÌNH LAN VÀ ĐIỆP 2017 | GIÁNG TIÊN, BẢO CHUNG


meWOW
Xuất bản 3 thg 4, 2017
Lan và Điệp một câu chuyện tình thấm đẫm nước mắt đã được không biết bao nhiêu nghệ sĩ thể hiện qua sân khấu cải lương. Và với Giáng Tiên Lan và Điệp mang một dáng vẻ rất khác, không quá rầu rĩ như những tác phẩm cải lương nhưng vẫn giữ lại được chất rất đặc trưng của tác phẩm Lan Và Điệp,

Và với sự góp mặt của nghệ sĩ Bảo Chung, Lê Tứ, Thanh Ngọc, Việt Mỹ và Giáng Tiên, tất cả đã làm nên một tác phẩm tuyệt vời lay động con tim

Chuyện tình Lan Điệp

- Gia Định Video - 1996



(Vũ Linh, Tài Linh, Thanh Ngân, Diệp Lang, Hồng Nga)

Cai Luong Ho Quang
18 phần:

CHUYỆN TÌNH LAN VÀ ĐIỆP - Vũ Linh ft. Ngọc Huyền

Rạng Đông Original
Xuất bản 19 thg 6, 2017



Xem thêm:
Chuyện Tình Lan Và Điệp - Cải Lương - full
Chuyện Tình Lan và Điệp - Tân Cổ Giao Duyên - Lệ Thủy & Trọng Hữu
Chuyện Tình Lan và Điệp - Nhạc vàng - Nhạc Sĩ: Mạc Phong Linh - Mai Thiết Lĩnh - Ca sĩ: Giao Linh

Chuyện tình Lan và Điệp https://www.facebook.com/watch/?v=580937432425631

7 comments:

  1. Phim Việt Nam từ các tác phẩm văn học trước năm 1945

    Song song với dòng văn học hiện thực phê phán, trước năm 1945 ở Việt Nam còn có dòng văn học lãng mạn với các tác phẩm tâm lý xã hội tình cảm của nhóm Tự lực văn đoàn, tiêu biểu với các nhà văn như : Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan … Trong những năm 1989, 1990 các nhà điện ảnh phía Bắc đã lần lượt đưa một số tác phẩm văn học của dòng văn học lãng mạn này lên phim ảnh, cụ thể với các bộ phim sau đây :

    1) phim “Lá ngọc cành vàng” :
    - Dựa theo tác phẩm “Lá ngọc cành vàng” của nhà văn Nguyễn Công Hoan.
    - Đạo diễn: Vũ Châu, Phó Bá Nam.
    - Diễn viên : Thu Hà (vai Nga), Vũ Đình Thân (vai Chi), Thu An (vai mẹ Chi), Trịnh Thịnh (vai Quan phủ), Mai Châu (vai bà Phủ), Như Quỳnh.
    - Nội dung phim : Nga (Thu Hà) con một tri phủ uy quyền. Nga đẹp, dịu hiền, Nga yêu Chi vì phục tài và từng mang ơn Chi. Chi (Vũ Ðình Thân) ham học, có tài và con một bà góa chồng nghèo nàn. Với tư thế người có quyền, gia đình Nga cấm và tìm cách cắt đứt mọi liên lạc giữa hai người. Vì không được gặp người yêu, Nga ốm tương tư và bị bệnh điên. Vì bệnh của Nga và do lời yêu cầu của bác sĩ, Nga được liên lạc với Chi. Nga khỏi bệnh và họ hạnh phúc bên nhau, sau đó Nga lại có thai. Gia đình Nga lại quyết tâm ngăn cản tình yêu giữa hai người. Lần này hai người đã phải trả giá quá đắt cho chữ "yêu"...




    2) phim “Lan và Điệp” :
    - Dựa theo tác phẩm “Tắt lửa lòng” của nhà văn Nguyễn Công Hoan.
    - Đạo diễn: Trần Vũ, Nguyễn Hữu Luyện.
    - Diễn viên : Như Quỳnh (vai Lan), Trần Thạch (vai Điệp), Hoàng Yến (vai mẹ Điệp), Thu An (vai bà bõ).
    - Nội dung phim : Ðiệp là con ông Cử, Lan là con ông Tú cùng làng, thuở nhỏ hai gia đình hứa sẽ gã con cho nhau. Ông Cử mất, Ðiệp lên tỉnh học mau chóng thành tài về cưới Lan. Ðiệp buồn rầu vì sắp bị thầy đánh rớt, may gặp ông Phủ là bạn học của ông Cử cha Ðiệp ngày xưa xin cho khỏi rớt. Quan Phủ có cô con gái hư là Thúy Liễu ăn nằm có thai với lính hầu. Ông Phủ âm mưu phục rượu Ðiệp và hô lên là Ðiệp ngủ với con ông ta, và ép Ðiệp cưới Liễu. Lan đau khổ buồn rầu và cuối cùng chọn con đường nương nhờ cửa Phật. Ðiệp sau đó không lâu đã bỏ Thúy Liễu ra đi, tìm đến chùa thăm Lan, nhưng Lan từ chối không gặp, Lan đau lòng cắt đứt dây chuông để Ðiệp không còn gọi nữa. Cửa thiền không làm Lan quên nổi người tình phụ bạc, một ngày kia Lan đã lìa xa cõi trần.

    Trả lờiXóa
  2. https://youtu.be/Ez8K5CeKsFM

    Trả lờiXóa
  3. Chuyện tình Lan & Điệp được ví như tấn bi kịch tình yêu Romeo & Juliet hay Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài của Việt Nam, qua nhiều thập kỉ, thơ ca, vọng cổ vẫn còn gây cảm động cho nhiều người.
    "Câu chuyện được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1933, qua tiểu thuyết Tắt lửa lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Câu chuyện nói về mối tình lãng mạn, đầy trắc trở của cô gái tên Lan và chàng trai tên Điệp. Do mắc mưu của ông quan Phủ ở tỉnh lẻ, Điệp – học sinh nghèo – phải phụ tình vị hôn thê là Lan để cưới Thúy Liễu, con gái ông Phủ. Lan ôm mối tình tuyệt vọng bỏ nhà đến chùa để cắt tóc đi tu. Cao trào của câu chuyện khi Điệp tìm được ngôi chùa mà Lan đang tá túc, thì cũng đúng lúc nàng trút hơi thở cuối cùng.

    Tác phẩm "Tắt lửa lòng" nhanh chóng thu hút được sự chú ý của công chúng và được các nghệ sĩ chuyển thể ra nhiều hình thức khác nhau."
    WK

    Trả lờiXóa

[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉