Ads 468x60px

.

Thứ Năm, 3 tháng 6, 2010

Lan và Điệp


Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chuyện tình Lan và Điệp là câu chuyện tình hư cấu nổi tiếng ở Việt Nam trong nhiều thập kỷ. Câu chuyện tình này được nhiều người ví như câu chuyện tình Romeo và Juliet hay Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài phiên bản Việt Nam.
Nguyên tác văn học
Câu chuyện được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1933, qua tiểu thuyết Tắt lửa lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Câu chuyện nói về mối tình lãng mạn, đầy trắc trở của cô gái tên Lan và chàng trai tên Điệp. Do mắc mưu của ông quan Phủ ở tỉnh lẻ, Điệp – học sinh nghèo – phải phụ tình vị hôn thê là Lan để cưới Thúy Liễu, con gái ông Phủ.
Lan ôm mối tình tuyệt vọng bỏ nhà đến chùa để cắt tóc đi tu. Cao trào của câu chuyện khi Điệp tìm được ngôi chùa mà Lan đang tá túc, thì cũng đúng lúc nàng trút hơi thở cuối cùng.

Tác phẩm "Tắt lửa lòng" nhanh chóng thu hút được sự chú ý của công chúng và được các nghệ sĩ chuyển thể ra nhiều hình thức khác nhau.



Sân khấu
Năm 1936, soạn giả Trần Hữu Trang đã viết chuyển thể từ nguyên tác thành kịch bản cho vở cải lương "Lan và Điệp". Một số nghệ sĩ thành danh với vở kịch bản này như nghệ sĩ Năm Phỉ. Đặc biệt, năm 1954, khi nghệ sĩ Năm Phỉ đã 47 tuổi, nhưng bà vẫn vào vai cô Lan 18 tuổi rất thành công. Sau nghệ sĩ Năm Phỉ, nghệ sĩ Thanh Nga cũng được đánh giá rất cao cho vai diễn Lan.

Năm 1948, Trung tâm ASIA đã cho thu âm vở cải lương này vào 4 đĩa nhựa với tựa đề "Hoa rơi cửa Phật", với sự tham gia của các danh ca Tư Sạng (Lan), Năm Nghĩa (Điệp), Tám Thưa (Hòa thượng), Hồng Châu (Tiểu Huệ Thông). Đĩa nhạc nhanh chóng phổ biến, lan đến Campuchia và Lào, đến mức người ta quên mất tên nguyên tác, mà chỉ còn nhớ Chuyện tình Lan và Điệp.

Năm 1970, khi phong trào kịch nói lớn mạnh, ban kịch Kim Cương đã trình diễn vở kịch nói "Lan và Điệp", do chính nghệ sĩ Kim Cương thủ vai Lan. Vở kịch này cũng thu hút được sự chú ý của khán giả không kém cải lương và nhanh chóng được phát trên truyền hình lúc đó.

Cùng thời điểm này, kịch bản cải lương Chuyện tình Lan và Điệp của tác giả Loan Thảo với sự trợ giúp của soạn giả Thế Châu đã được thu thanh và trở thành bản ghi âm chuẩn mực nhất cho vở tuồng này tính đến hiện tại. Tham gia vở diễn là các giọng ca nổi tiếng như Chí Tâm (Điệp), Thanh Kim Huệ (Lan), Tú Trinh (Thúy Liễu), Hữu Phước (ông Tú – ba của Lan),...
Năm 2000, Tình Productions sản xuất cải lương Lan và Điệp dưới dạng băng VHS rồi chuyển sang DVD dưới kịch bản của Loan Thảo và Bạch Mai với sự tham gia của Phi Nhung (Lan), Mạnh Quỳnh (Điệp), NSƯT Út Bạch Lan (Bà Tư), Thanh Hằng (bà Phủ), NSƯT Thoại Mỹ (Thuý Liễu),...

70 năm sau, năm 2006, một lần nữa kịch bản của soạn giả Loan Thảo được tái dựng với sự tham gia của các nghệ sĩ Hoàng Nhất (Điệp), Hà My (Lan), Chấn Cường (Xuân), Bình Mập (sếp Sạc), Uyên Thảo (Thúy Liễu). Cùng thời điểm này, sân khấu Trần Hữu Trang cũng mang đến khán giả bản dựng lại của kịch bản này với NSƯT Tấn Giao (Điệp) và Ngân Quỳnh (Lan).

Năm 2008, ca sĩ Minh Thuận gây tiếng vang lớn với vở ca vũ cải lương "Lan và Điệp". Điểm đặc biệt là các vai diễn đều do các ca sĩ tân nhạc hát cải lương gồm Minh Thuận, Đàm Vĩnh Hưng (Điệp), Cẩm Ly, Phương Thanh, Hồng Ngọc, Thanh Thảo (Lan), Thu Minh (Thúy Liễu), Hữu Bình (ông Tú), Trung Dân & Cát Phượng (ông bà Phủ), Vũ Hà (bếp Sạc), Quốc Đại (chú tiểu).

Năm 2019, tác phẩm được tái dựng trên sân khấu Nhà hát Bến Thành từ bản ghi âm do soạn giả Loan Thảo thực hiện vào năm 1974. Vở quy tụ nhiều gương mặt gạo cội của làng cải lương như NSƯT Thanh Kim Huệ, Chí Tâm, Hồng Nga, NSƯT Thanh Điền, NSƯT Trọng Phúc,... Hai diễn viên chính: Thanh Kim Huệ (vai Lan) và Chí Tâm (vai Điệp) lần đầu tái hợp sau 45 năm[2] từ khi bản thu đầu được ra mắt.




Âm nhạc
Ngay từ đầu thập niên 1940, soạn giả Viễn Châu đã viết bài vọng cổ cho vở cải lương. Đến lúc Trung tâm Asia thu đĩa, thì phần vọng cổ của ông cũng được lấy tên là "Hoa rơi cửa Phật", được thu âm tại Hãng đĩa Hồng Hoa. Nghệ sĩ Mộng Tuyền cũng từng được đánh giá rất thành công với bài hát này. Một danh ca khác là Út Bạch Lan cũng nổi tiếng với bài vọng cổ này.
Bìa ca khúc Chuyện tình Lan và Điệp 2
Năm 1965, các nhạc sĩ Lê Dinh, Minh KỳAnh Bằng cùng phối hợp nhau sáng tác 3 bài tân nhạc Chuyện tình Lan và Điệp, ký tên là Mạc Phong Linh và Mai Thiết Lĩnh.

- Chuyện tình Lan và Điệp 1: Nhật Trường, Hoàng Oanh ca
- Chuyện tình Lan và Điệp 2: Phương Dung ca
- Chuyện tình Lan và Điệp 3: Trúc Mai ca

Các bài tân nhạc này cũng nhanh chóng được nhiều người thuộc, đặc biệt với bài số 1, Chuyện tình Lan – Điệp đã trở thành một trong những bài hát được biết đến nhiều nhất tại miền Nam.

Không lâu sau, soạn giả Viễn Châu đã thử nghiệm viết thể loại Tân cổ giao duyên. "Chuyện tình Lan và Điệp" tân cổ giao duyên trở nên một trong những bài hát đầu tiên và thành công nhất của ông trong thể loại này. Rất nhiều nghệ sĩ biểu diễn bài này, trong đó có cả giọng ca chuông ngân NSND Lệ Thủy.



Phim ảnh
Năm 1972, hãng phim Dạ Lý Hương khởi quay bộ phim đen trắng 35mmm "Tình Lan và Điệp", dài 1 giờ 30 phút. Bộ phim do Lê Dân làm đạo diễn, với các diễn viên: Thanh Nga (Lan), Thanh Tú (Điệp), Bạch Tuyết (Thúy Liễu), Ba Vân (Quan Án), Ngọc Giàu (Bà Án), Năm Châu (Ông Tú), Kim Cúc (Bà Tú). Bộ phim có doanh thu cao nhờ ảnh hưởng từ các thể loại trước đó.
Tuy nhiên, sau 1975, số phận của tác phẩm khá ảm đạm, do chính quyền xếp vào loại ủy mị và bị cấm trong mọi thể loại trong thời gian dài. Mãi đến cuối thập niên 1980, cùng với sự xuất hiện của sách in, cải lương và kịch nói, bộ phim màu "Lan và Điệp" lại được khởi quay và trình chiếu vào năm 1990, do Trần Vũ và Nguyễn Hữu Luyện làm đạo diễn, với các diễn viên Như Quỳnh (vai Lan), Trần Thạch (vai Điệp), Hoàng Yến (vai mẹ Điệp), Thu An (vai bà bõ).



Thành tựu
Thành ngữ "Chuyện tình Lan và Điệp" thường được dùng để chỉ một mối tình khắng khít nhưng éo le giữa một đôi nam nữ. Từ nguyên tác văn học, "Chuyện tình Lan và Điệp" đã được chuyển thể thành kịch, cải lương, chèo như dạng tích kinh điển được diễn đi diễn lại nhiều lần, thậm chí dựng thành phim. Bên cạnh đó, cùng sự phổ biến bởi âm nhạc, có thể nói, khắp nước Việt Nam không ai không biết đến.



Tham khảo






Cải Lương "Chuyện Tình Lan Và Điệp"

Hoa Rơi Cửa Phật - Tư Sạng, Năm Nghĩa - 1947


Bìa cuốn bài ca “Hoa Rơi Cửa Phật” phát hành năm 1947. (Hình: Ngành Mai sưu tập)


Lan và Điệp - Cải lương (Hoa Rơi Cửa Phật - Tư Sạng, Năm Nghĩa)


...
Năm 1948, Trung tâm ASIA đã cho thu âm vở cải lương này vào 4 đĩa nhựa với tựa đề “Hoa rơi cửa Phật”, với sự tham gia của các danh ca Tư Sạng (Lan), Năm Nghĩa (Điệp), Tám Thưa (Hòa thượng), Hồng Châu (Tiểu Huệ Thông).


Đĩa nhạc nhanh chóng phổ biến, lan đến Campuchia và Lào, đến mức người ta quên mất tên nguyên tác, mà chỉ còn nhớ Chuyện tình Lan và Điệp...



Soạn giả Trần Hữu Trang: Sân khấu và dĩa hát - Hồ Quang, Báo Bạc Liêu, 15/06/2012

Năm 1959, tuồng Chuyện tình Lan và Điệp diễn trên sân khấu Thanh Minh với Thanh Nga trong vai Lan, Thành Được trong vai Điệp. Thanh Nga với vóc người mảnh mai, nét mặt đẹp một cách ngây thơ thánh thiện, làm sống lại nhân vật Lan và mối tình bi thảm, khiến cho khán giả nhớ lại diễn viên kỳ tài Năm Phỉ và khán giả để lòng thương cảm cho mối tình đẹp nhưng trắc trở giữa Lan và Điệp. Vở hát hát luôn ba tuần liên tục tại rạp Nguyễn Văn Hảo, tạo ra một kỷ lục diễn suốt 3 tuần lễ tại một rạp hát ở giữa đô thành Saigòn.
Soạn giả Nguyễn Phương
Dây Chuông Oan Nghiệt - Ngọc Giàu & Út Hiền - 1966
(tức Chuyện tình Lan và Điệp)
Soạn giả: Ngọc Sơn - Yên Sơn (Tân Nhạc: Ngọc Sơn, Vọng Cổ: Yên Sơn)
Diễn viên: Ngọc Giàu - Lan, Út Hiền - Điệp, Út Trà Ôn - Sư Thầy, bé Chí Tâm - Chú Tiểu
Hoàng Oanh ngâm thơ, Tuyết Mai dẫn giải câu chuyện


Chuyện tình Lan và Điệp đã lấy ko ít nước mắt của người mộ điệu. Nhiều bài hát, vở tuồng, chập cải lương ra đời từ tác phẩm này. Dây chuông oan nghiệt này là đoạn cuối của vở tuồng
với sự trình diễn của những giọng ca thượng thặng, trong đó có bé Chí Tâm với giọng ca thời tuổi trẻ khó lòng nhận ra. Một điểm thích nữa là cách giới thiệu mào đầu rất thu hút.


Ngọc Giàu, Thành Được
Soạn giả: Viễn Châu, Thể Hà Vân.
Ngọc Giàu; Thành Được; Bạch Tuyết; Thanh Sang; Thanh An






Thanh Nga & Tấn Tài (?)


Bản thu âm Lan và Điệp 1974 - Thanh Kim Huệ & Chí Tâm.


Soạn giả: Quế Chi.
Kịch bản: Quế Chi
Đạo diễn: Loan Thảo, Hoàng Việt
Soạn nhạc: Văn Giỏi, Sáu Lệ, Tư Thiên
Diễn viên: Chí Tâm vai Điệp, Thanh Kim Huệ vai Lan, Hữu Phước (ông Tú - ba của Lan), Hùng Minh, Tú Trinh (Thúy Liễu), Mai Lan, Kim Thủy (mẹ của Điệp), Hoàng Mai, Bé Thành Tâm, Viễn Sơn vai Chú Tiểu
Thời lượng 1:27:26

Kính mời Quý Vị cùng Thưởng thức lại Vở Cải lương:

CHUYỆN TÌNH LAN VÀ ĐIỆP
(Cải lương Nguyên tuồng Trước 1975)


Lan Và Điệp được xem là một trong các vở tuồng bất hủ của Cải lương Việt Nam. Trên thực tế, nghệ sĩ nào cũng từng “kinh” qua vở diễn này.

Theo đó, khán giả có thể kể vanh vách những tên tuổi từng hoá thân thành công như: NSND Lệ Thuỷ, NSƯT Thoại Mỹ, NSƯT Thanh Ngân… Hoặc, vai Điệp từng được “đóng dấu đặt tên” bởi NSƯT Vũ Linh, NSƯT Vũ Luân, NSƯT Kim Tử Long, NSƯT Trọng Phúc, NSƯT Tấn Giao… Tuy nhiên, rất đông khán giả vẫn đặc biệt yêu thích phiên bản thu thanh năm 1974 với Thanh Kim Huệ và Chí Tâm.

Vở Lan và Điệp để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất với khán giả là bản thu Audio đĩa cải lương năm 1974 do soạn giả Loan Thảo thực hiện với sự tham gia của các giọng ca Chí Tâm (Điệp), Thanh Kim Huệ (Lan), Tú Trinh, Hữu Phước,… Qua tài năng của Loan Thảo, vở diễn dường như được “đo ni đóng giày” cho cả hai diễn viên trẻ. Đĩa cải lương Lan Và Điệp tạo nên cơn sốt một thời gian dài, đưa Chí Tâm và Thanh Kim Huệ trở thành ngôi sao. Đến nay, bản thu âm Lan và Điệp 1974 vẫn được xem là bản thu âm chuẩn mực nhất của tác phẩm, được nhiều người tìm nghe nhiều nhất.

Lan Và Điệp (hay Chuyện Tình Lan Và Điệp) là vở cải lương kinh điển của Việt Nam, được xem là một trong những vở tuồng hay nhất của soạn giả: Loan Thảo. Với sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng như: Chí Tâm (Điệp), Thanh Kim Huệ (Lan), Tú Trinh (Thúy Liễu), Hữu Phước (ông Tú – ba của Lan).

Đây là câu chuyện tình hư cấu nổi tiếng ở Việt Nam trong nhiều thập kỷ. Câu chuyện tình này được nhiều người ví như câu chuyện tình Romeo và Juliet hay Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài phiên bản Việt Nam. Câu chuyện nói về mối tình lãng mạn, đầy trắc trở của cô gái tên Lan và chàng trai tên Điệp. Do mắc mưu của ông quan Phủ ở tỉnh lẻ, Điệp – học sinh nghèo – phải phụ tình vị hôn thê là Lan để cưới Thúy Liễu, con gái ông Phủ. Lan ôm mối tình tuyệt vọng bỏ nhà đến chùa để cắt tóc đi tu. Cao trào của câu chuyện khi Điệp tìm được ngôi chùa mà Lan đang tá túc, thì cũng đúng lúc nàng trút hơi thở cuối cùng.

Chí Tâm (1952), tên thật là Dương Chí Tâm, quê quán Trà Ôn, Vĩnh Long. Ngoài ca hát, ông còn sáng tác vọng cổ, tân nhạc và sử dụng thành thục các nhạc cụ cổ truyền. Ông là chồng cũ của nghệ sĩ Hương Lan.

Thanh Kim Huệ (1955), tên thật là Bùi Thị Huệ, vợ của NSUT Thanh Điền, quê quán Sài Gòn. Bà được xem là một trong những cô đào nổi tiếng bậc nhất trên sân khấu cải lương. Bà đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.
Vọng Cổ Trưa


Năm 1936, soạn giả Trần Hữu Trang đã viết chuyển thể từ nguyên tác thành kịch bản cho vở cải lương "Lan và Điệp". Một số nghệ sĩ thành danh với vở kịch bản này như nghệ sĩ Năm Phỉ. Đặc biệt, năm 1954, khi nghệ sĩ Năm Phỉ đã 47 tuổi, nhưng bà vẫn vào vai cô Lan 18 tuổi rất thành công. Sau nghệ sĩ Năm Phỉ, nghệ sĩ Thanh Nga cũng được đánh giá rất cao cho vai diễn Lan.

Cùng thời điểm này, kịch bản cải lương Chuyện tình Lan và Điệp của tác giả Loan Thảo với sự trợ giúp của soạn giả Thế Châu đã được thu thanh và trở thành bản ghi âm chuẩn mực nhất cho vở tuồng này tính đến hiện tại. Tham gia vở diễn là các giọng ca nổi tiếng như Chí Tâm (Điệp), Thanh Kim Huệ (Lan), Tú Trinh (Thúy Liễu), Hữu Phước (ông Tú – ba của Lan),...

Năm 2000, Tình Productions sản xuất cải lương Lan và Điệp dưới dạng băng VHS rồi chuyển sang DVD dưới kịch bản của Loan Thảo và Bạch Mai với sự tham gia của Phi Nhung (Lan), Mạnh Quỳnh (Điệp), NSƯT Út Bạch Lan (Bà Tư), Thanh Hằng (bà Phủ), NSƯT Thoại Mỹ (Thuý Liễu),...

70 năm sau, năm 2006, một lần nữa kịch bản của soạn giả Loan Thảo được tái dựng với sự tham gia của các nghệ sĩ Hoàng Nhất (Điệp), Hà My (Lan), Chấn Cường (Xuân), Bình Mập (sếp Sạc), Uyên Thảo (Thúy Liễu).

Cùng thời điểm này, sân khấu Trần Hữu Trang cũng mang đến khán giả bản dựng lại của kịch bản này với NSƯT Tấn Giao (Điệp) và Ngân Quỳnh (Lan).

Năm 2008, ca sĩ Minh Thuận gây tiếng vang lớn với vở ca vũ cải lương "Lan và Điệp". Điểm đặc biệt là các vai diễn đều do các ca sĩ tân nhạc hát cải lương gồm Minh Thuận, Đàm Vĩnh Hưng (Điệp), Cẩm Ly, Phương Thanh, Hồng Ngọc, Thanh Thảo (Lan), Thu Minh (Thúy Liễu), Hữu Bình (ông Tú), Trung Dân & Cát Phượng (ông bà Phủ), Vũ Hà (bếp Sạc), Quốc Đại (chú tiểu).

Năm 2019, tác phẩm được tái dựng trên sân khấu Nhà hát Bến Thành từ bản ghi âm do soạn giả Loan Thảo thực hiện vào năm 1974. Vở quy tụ nhiều gương mặt gạo cội của làng cải lương như NSƯT Thanh Kim Huệ, Chí Tâm, Hồng Nga, NSƯT Thanh Điền, NSƯT Trọng Phúc,... Hai diễn viên chính: Thanh Kim Huệ (vai Lan) và Chí Tâm (vai Điệp) lần đầu tái hợp sau 45 năm[2] từ khi bản thu đầu được ra mắt

Truyện kể về cuộc tình lãng mạn, bi ai giữa chàng học trò nghèo tên Điệp và cô gái cùng quê tên Lan, tại làng Văn Ngoại, khu vực chợ Gỏi thuộc vùng Hải Dương xưa, thời kỳ Nguyễn Công Hoan đang dạy học ở đó.

Vũ Khắc Điệp là con ông Cử làm nghề dạy học. Ông Cử kết giao với ông Tú, bố của Nguyễn Thị Lan và hai gia đình hứa gả con và kết tình thông gia với nhau. Khi ông Cử mất, mọi công việc lo toan cho Điệp học hành đều do ông Tú đảm nhiệm. Tình cảm hai nhà gắn bó keo sơn.

Trần Thúy Liễu là con gái ông Phủ Trần, tính cách xấu xa, tinh nghịch, phải lòng và có bầu với Tư Kềnh, một lính khố xanh đóng gần nhà Thúy Liễu.

Điệp sau khi thi lần đầu bằng Thành Chung bị trượt, đến khi thi lần hai thì gặp ông Phủ Trần là bạn học khi xưa với ông Cử – bố của Điệp, ông Phủ có hứa giúp đỡ Điệp đỗ kỳ thi này và còn tìm việc làm cho tại Phủ.

Điệp ở nhà ông Phủ Trần và bị mắc lừa nằm ngủ với Thúy Liễu trong lúc say rượu, nên ông Phủ Trần tìm mọi cách ép Điệp cưới Thúy Liễu để tránh mọi dị nghị của xã hội và kiếm cho con mình một tấm chồng hợp pháp. Đồng thời ông Phủ Trần cũng đuổi mọi người làm việc ở Phủ để không ai còn biết Thúy Liễu có quan hệ trước đó với Tư Kềnh.

Sau khi nhờ một ông chánh án Phủ Trần để giúp đỡ thi đậu thì Điệp mắc ơn ông Phủ Trần đó và bị ông ta dụ uống say và bỏ vào chung phòng với cô con gái mập và không được nết na lắm của ông ta tên là Thúy Liễu. Bị vu cho ngủ chung với Thúy Liễu, thế nên ép Điệp phải cưới cô ta. Gia đình Lan và Điệp hết sức buồn rầu vì việc này.

Ngày Điệp cưới Thúy Liễu cũng là ngày Lan cắt tóc đi tu. Nhưng chỉ sau vài tháng thì cãi nhau và Điệp li dị với Thúy Liễu. Rồi Điệp đi tìm đến ngôi chùa nơi Lan tu và giật chuông nhưng Lan không những không tiếp mà còn cắt dây chuông. Vậy nên Điệp thất vọng đi luôn, và muốn gầy dựng cơ nghiệp trước rồi quay lại chuyện nhân duyên sau. Sau đó Thúy Liễu lấy chồng khác là Hoàng Xuân Long – một ông quan Phủ và có 3 đứa con, có một người tên là Hoàng Trần Vũ cùng họ với Vũ Khắc Điệp.

13 năm sau, cha mẹ của Lan, Điệp và Thúy Liễu đều mất. Người con tên Vũ bị đối xử lạnh nhạt, cả gia đình không yêu thương và cả mẹ và cha nuôi cũng ghẻ lạnh. Vũ biết Điệp là chồng trước của mẹ mình và khi cha nuôi hắt hủi đưa địa chỉ thì Vũ đến tìm Điệp. Điệp kể lại sự oan trái của cả hai và đưa địa chỉ của cha đẻ cho Vũ. Vũ đi tìm cha và biết được sự thật rằng ngày ấy Thúy Liễu đã quyến rũ người canh gác tên Cách này, và khi sinh ra Vũ bị Thúy Liễu bóp cổ nhưng Vũ vẫn không chết. Vũ quay về bệnh viện nơi Điệp làm việc và định gửi hai hộp kẹo có thuốc độc cho ba và mẹ mình nhưng bị Điệp biết nên tráo lại.

Cũng vào ngày đó, Điệp nhận được một bệnh nhân sắp chết là Lan. Điệp khi đó mới biết rằng, Lan vì quá buồn nên không đọc thư của Điệp và ôm hận một mình trong lòng mà gây bệnh.

KARAOKE TỔNG HỢP



1. Tái dựng vở cải lương 'Lan và Điệp' - Báo Thanh Niên, 18/07/2019
2. Thanh Kim Huệ nhớ lần đầu thu âm 'Lan và Điệp' - VnExpress, 3/2/2020
3. Thanh Kim Huệ - Chí Tâm tái hợp 'Lan và Điệp' sau 45 năm - Nhà hát Trưng Vương Đà Nẵng, 23/08/2019
4. Vở cải lương “Lan và Điệp” lần đầu tiên ra mắt khán giả Hà Nội - Báo điện tử Tuổi trẻ Thủ đô, 21/10/2019
5. Phiên bản “cũ mà mới” của vở cải lương Lan và Điệp - Trang tin Điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, 17/07/2019
6. Lan và Điệp - Huyền thoại tình yêu - Mytour
7. Sao Lan đành lòng "cắt đứt dây chuông"! - Báo Vĩnh Long, 28/12/2021
8. Thanh Kim Huệ: 'Nàng Juliet' của nghệ thuật sân khấu Việt - Trọng Thịnh, Báo điện tử Tiền Phong, 16/07/2021
9. Đạo diễn Gia Bảo: 'Cái kết mới của Lan và Điệp sẽ đem lại nhiều cảm xúc'

Phi Nhung & Mạnh Quỳnh




Vào năm 2000, Tình Productions đã sản xuất vở cải lương Lan và Điệp trên băng VHS và sau đó chuyển sang DVD, với kịch bản của Loan Thảo và Bạch Mai.
Đạo diễn Hoàng Tuấn Cường

Các nghệ sĩ tham gia bao gồm:
Phi Nhung vai Lan, Mạnh Quỳnh vai Điệp, NSƯT Út Bạch Lan (Bà Tư, bà Cử - mẹ của Điệp), Diệp Lang (ông Phủ), NSƯT Thoại Mỹ (Thúy Liễu), Thanh Hằng (bà Phủ), Huơng Huyền (ông Tú), Tuấn Châu (Bếp Xạc), Chinh Nhân (chú tiểu), Bình Tinh (bé Xuân).

Có một Phi Nhung khác

Trọng Huy, Tạp chí điện tử Tri thức, 29/9/2021

Chiều về chầm chậm trong hiu quạnh
Trên cành bao tơ liễu kéo nhau chạy xuống hồ
Mây xám bay bay làm tôi thấy
Quanh tôi và tất cả một trời chít khăn xô
Sáng nay vô số lá vàng rơi
Người trinh nữ ấy đã xa lìa cõi đời”

Ca khúc Hồn trinh nữ vang lên ở cuối vở cải lương Chuyện tình Lan và Điệp của soạn giả Quế Chi khi Lan (Phi Nhung) trút hơi thở cuối cùng trên tay Điệp (Mạnh Quỳnh). Nữ ca sĩ lấy nước mắt khán giả khi thể hiện bi kịch của cô gái quê ôm trong người tình yêu đẹp.

Sau 21 năm kể từ ngày ghi hình vở cải lương kinh điển, “Lan” đã ra đi vĩnh viễn sau thời gian chống chọi với Covid-19. Phi Nhung trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Chợ Rẫy vào trưa 28/9, hưởng dương 52 tuổi. Cô để lại nhiều tiếc thương cho đồng nghiệp, khán giả yêu mến giọng ca trữ tình, sâu lắng.

Phi Nhung bắt đầu sự nghiệp bằng những ca khúc quê hương trữ tình. Nhưng là người mến mộ nữ ca sĩ, không ai có thể quên một Phi Nhung ghi dấu ấn ở sân khấu cải lương. Với chất giọng ngọt ngào, âm vực cao mà dân trong nghề gọi là giọng kim, pha chút chất thổ trầm, Phi Nhung để lại dấu ấn với giới mộ điệu qua những vai diễn chân chất, gặp nhiều bi kịch. ...
Trước đó, Phi Nhung đóng nhiều video cải lương. Cô được khán giả yêu mến qua những vai diễn như Mỹ Thường trong Hải âu phi xứ (chuyển thể từ tiểu thuyết Quỳnh Dao), Lượm trong Sông dài (tác giả Hà Triều - Hoa Phượng), Lan trong Chuyện tình Lan và Điệp (soạn giả Quế Chi)...

Đặc điểm chung trong những vở cải lương Phi Nhung từng tham gia là cô luôn đảm nhận vai hiền lành, chân chất, gặp bi kịch, đau khổ trong tình cảm.

Chuyện tình Lan và Điệp vốn là vở cải lương bất hủ. Vai Lan được thể hiện thành công qua nhiều thế hệ nghệ sĩ như NSƯT Thanh Kim Huệ, NSND Lệ Thủy, NSND Thanh Ngân... Song, phiên bản Phi Nhung - Mạnh Quỳnh vẫn để lại ấn tượng trong lòng khán giả. Giọng hát của Phi Nhung như tiếng lòng nấc nghẹn khi đối mặt bi kịch tiễn người yêu ăn học, nhưng cuối cùng người yêu lấy vợ, sau đó cô phải đi tu, qua đời trong bạo bệnh.

Dù ở phiên bản nào đi nữa, phân đoạn lấy nước mắt người xem là cảnh Lan sắp lìa đời vì bạo bệnh.
“Lá bàng ngoài kia cũng ngập ngừng rơi trong gió, như nỗi buồn xưa chồng chất giữa tim sầu
Mỗi giọt mưa là dòng lệ nghẹn ngào
Bến sông buồn nay vắng bóng đò đưa, vì khách sang sông không bao giờ trở lại
Mái tranh xưa chắc u buồn quạnh quẽ, vì người con gái tên Lan không về nữa bao giờ”.

Câu vọng cổ với lối gieo vần đậm chất thơ của soạn giả Quế Chi được thể hiện tròn trịa qua nét diễn của Phi Nhung. Cô chọn ca theo lối chân phương, không luyến láy, phù hợp với tâm lý và tình trạng sắp lìa đời của nhân vật Lan. Gặp lại Điệp trong hoàn cảnh gần đất xa trời, Lan với gương mặt nhợt nhạt qua tiếng hát nức nở của Phi Nhung đến giờ vẫn in đậm trong lòng người yêu cải lương.




Ca sĩ Phi Nhung: Từ người con lai có tuổi thơ đẫm nước mắt đến danh ca nhạc trữ tình vạn người mê - AMNHAC.NET,

Ngọc Huyền & Kim Tử Long

Tài Linh & Vũ Linh

Thanh Ngân & Vũ Linh Vũ Linh, Thanh Ngân, Kiều Oanh, Thanh Nguyệt, Hữu Quốc, Hùng Minh, Thanh Ngọc, Huỳnh Tấn Phong, Lê Quốc Tùng, Cát Cát.


Lệ Thủy & Trọng Hữu

Cẩm Ly & Minh Thuận
Các nghệ sĩ: Cẩm Ly (Lan), Minh Thuận (Điệp), Đàm Vĩnh Hưng (Điệp), Phương Thanh (Lan), Hồng Ngọc (Lan), Thanh Thảo (Lan), Thu Minh (Thúy Liễu), Hữu Bình (ông Tú), Trung Dân & Cát Phượng (ông bà Phủ), Ngân Quỳnh (bà Cử), Vũ Hà (bếp Sạc), Quốc Đại (chú tiểu).

Chuyện tình Lan và Điệp - Vở ca kịch cải lương đầu tiên có ca sĩ nhạc nhẹ tham gia diễn xuất, hát cải lương nhiều nhất



Mạo hiểm và liều lĩnh là nhận xét của nhiều người khi nghe ca sĩ Minh Thuận - Giám đốc Công ty Cây và Đất quyết định đầu tư thực hiện vở ca kịch cải lương Lan và Điệp, vở cải lương đầu tiên không phải do các nghệ sĩ cải lương chuyện nghiệp trình diễn, mà các vai diễn do các ca sĩ nhạc nhẹ diễn xuất.

Vốn yêu thích nghệ thuật cải lương, cộng với ý tưởng muốn khám phá mình, thể hiện khả năng ca diễn ở một lĩnh vực hoàn toàn khác với sở trường, Minh Thuận đã mời và thuyết phục được 12 ca sĩ tham gia vở diễn, đó là: Cẩm Ly, Phương Thanh, Hồng Ngọc, Thanh Thảo cùng đảm nhận vai Lan; Minh Thuận, Đàm Vĩnh Hưng đóng vai Điệp; Thu Minh vai Thúy Liễu (vợ Điệp); Vũ Hà vai bếp Sạc – người hầu ông bà phủ (cha mẹ Thúy Liễu); Ngân Quỳnh vai bà Cử (mẹ Điệp); Hữu Bình vai ông Tú (cha Lan); Quốc Đại vai chú tiểu; Bích Thảo vai bé Xuân (em Lan); cùng hai khách mời là nghệ sĩ kịch nói Trung Dân và Cát Phượng vai ông bà Phủ. Đây là vở cải lương được đạo diễn Hoa Hạ kết hợp giữa ca, vũ, nhạc, kịch và cải lương, nghĩa là ngoài kịch bản cải lương, còn có thêm phần ca khúc, bài bản dân ca để các ca sĩ thể hiện như người dẫn chuyện, thể hiện ca khúc chủ đề của vở, nhưng vẫn giữ nguyên kịch bản của cố soạn giả Loan Thảo. Nhạc sĩ Đức Trí đảm nhận phần hòa âm lại những bản nhạc quen thuộc của Lan và Điệp, bên cạnh đó là một số ca khúc mới sáng tác cho các nhân vật chính của vở.
Để có được những vai diễn nhuần nhuyễn, phối hợp ăn ý, các ca sĩ tham gia đã có những buổi học ca, diễn cải lương và tập theo nhóm từ 6 tháng trước, dù nhiều ca sĩ chạy sô đến khuya nhưng vẫn đến sàn tập từ 11 giờ tối đến 3 giờ sáng hôm sau không bỏ buổi nào. Có thể nói vở diễn đã được đầu tư khá nghiêm túc ở cách dàn dựng và tôn trọng nguyên tác, cũng như cách diễn xuất của các ca sĩ không kém phần chuyên nghiệp và lấy được nước mắt khán giả, cho thấy sự nỗ lực rất đáng trân trọng của họ. Đặc biệt vai diễn của Cẩm Ly (Lan), Minh Thuận (Điệp), Thu Minh (Thúy Liễu), xuyên suốt từ đầu đến cuối vở gây nhiều ngạc nhiên, bất ngờ cho khán giả bởi họ vào vai rất ngọt.

Vở cải lương Lan và Điệp được soạn giả Trần Hữu Trang viết, chuyển thể thành kịch bản cải lương lần đầu vào năm 1936, từ nguyên tác tác phẩm Tắt lửa lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan, một số nghệ sĩ thành danh từ kịch bản này như nghệ sĩ Năm Phỉ, sau đó là Thanh Nga, Thanh Kim Huệ, và Kim Cương (vai Lan) trên sân khấu kịch nói năm 1970.




Chiều 29-9-2008, vở ca kịch cải lương đã biểu diễn phúc khảo tại rạp Hưng Đạo. Trong hai ngày 17 và 18-10-2008, vở được công diễn tại Nhà hát Bến Thành.

Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận đây là kỷ lục Việt Nam.

Chuyện tình Lan và Điệp tái xuất - Thanh Hiệp, Báo Người Lao Động Điện Tử, 21/09/2008
Vở 'Lan và Điệp' đong đầy tiếng cười và nước mắt - VnExpress, 18/10/2008
"Lan và Điệp": Kỷ lục Guiness trong nghệ thuật cải lương - Báo Hà Giang, 20/10/2008
Vở diễn "Chuyện tình Lan và Điệp"vẫn còn đó những "Hạt sạn" - Báo Giác Ngộ, 23/10/2008
Nghệ sĩ TP HCM hết lòng với 'Chuyện tình Lan và Điệp' - Thoại Hà, VnExpress, 1/2/2009

Tú Sương & Vũ Luân
Vũ Luân , Tú Sương, Ngọc Giàu, Bảo Quốc


Hà My & Vũ Luân "Xác Bướm Cành Lan" - "Hoa rụng giữa thiền môn"



Diễn viên: Vũ Luân: Điệp, Hà My: Lan, Hoài Trúc Phương: Ông Tú, Út Bạch Lan: Bà Cử, Mai Thế Hiệp: Ông Phủ Trần, Thanh Uyên: Thúy Liễu, Trương Hoàng Long: Sư Cụ, Hiếu Nghĩa: Bé Xuân
Tác giả Viễn Châu
NSX Vafaco
Trình bày Hà My
Trình bày Vũ Luân
Đạo diễn Nguyễn Quân
Định dạng Audio CD
Số đĩa 2


Hà My & Tấn Giao
Diễn Viên: Hà My, Tấn Giao, Hồng Nga, Diệp Lang


Quế Trân & Võ Minh Lâm
Nghệ sỹ: Quế Trân - Võ Minh Lâm - Phương Hồng Thủy - Lê Tứ - Trinh Trinh - Hoàng Minh Vương - Dạ Lan

Sân khấu thành phố - mùa sáng đèn - Thúy Bình, Báo Sài Gòn Giải Phóng, 14/08/2017

Hương Lan & Chí Tâm


Soạn Giả: Loan Thảo & Hoàng Việt với Hương Lan - Chí Tâm - Hữu Phước - Việt Hùng - Xuân Phát - Hà Mỹ Hạnh - Hà Mỹ Liên - Việt Thảo - Thanh Huyền - Bích Ngọc
Thực Hiện: Hương Lan
Sản Xuất & Phát Hành: Trung tâm Thúy Nga Paris


Thu Vân & Châu Liêm


Thy Nhung & Khưu Huy Vũ


Thu Vân & Việt Hùng
VIỆT HÙNG, THU VÂN, THÚY LIỄU, CHÍ THANH, THU HỒNG, TRẦN THIỆN, MỘNG KHANH, TUẤN KHANH, NGỌC THANH, bé NGỌC ĐIỆP


Phượng Loan & Đào Vũ Thanh
Nsưt Đào Vũ Thanh | Nsưt Phượng Loan | Bích Phượng | Đoàn Minh...
Soạn giả: Loan Thảo Nghệ sỹ: Đào Vũ Thanh - Giang Bích Phượng - Trương Hoàng Long - Tiến Dũng - Hiền Linh - Đoàn Minh - Duy Mỹ - Phượng Loan - Dạ Lan - Kim Thùy


Hồ Ngọc Trinh & Lê Tứ
Hồ Ngọc Trinh - Lê Tứ - Lam Tuyền - Cao Thúy Vy - Thanh Hồng - Kiều Mai Lý


Thu Vân & Văn Hải

Hoàng Vân Anh & Đoàn Thanh Tài

Đoàn Thanh Tài thoát kiếp 'phản diện' với vai chính trong 'Lan và Điệp' "Cải số" Lan và Điệp

Oán Tình Ngoại Truyện - Quỳnh Trang & Quách Tuấn Du

Cổ Thạch Xuyên & Mai Phương Thảo




Hà My & Hoàng Nhất


7 comments:

  1. Phim Việt Nam từ các tác phẩm văn học trước năm 1945

    Song song với dòng văn học hiện thực phê phán, trước năm 1945 ở Việt Nam còn có dòng văn học lãng mạn với các tác phẩm tâm lý xã hội tình cảm của nhóm Tự lực văn đoàn, tiêu biểu với các nhà văn như : Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan … Trong những năm 1989, 1990 các nhà điện ảnh phía Bắc đã lần lượt đưa một số tác phẩm văn học của dòng văn học lãng mạn này lên phim ảnh, cụ thể với các bộ phim sau đây :

    1) phim “Lá ngọc cành vàng” :
    - Dựa theo tác phẩm “Lá ngọc cành vàng” của nhà văn Nguyễn Công Hoan.
    - Đạo diễn: Vũ Châu, Phó Bá Nam.
    - Diễn viên : Thu Hà (vai Nga), Vũ Đình Thân (vai Chi), Thu An (vai mẹ Chi), Trịnh Thịnh (vai Quan phủ), Mai Châu (vai bà Phủ), Như Quỳnh.
    - Nội dung phim : Nga (Thu Hà) con một tri phủ uy quyền. Nga đẹp, dịu hiền, Nga yêu Chi vì phục tài và từng mang ơn Chi. Chi (Vũ Ðình Thân) ham học, có tài và con một bà góa chồng nghèo nàn. Với tư thế người có quyền, gia đình Nga cấm và tìm cách cắt đứt mọi liên lạc giữa hai người. Vì không được gặp người yêu, Nga ốm tương tư và bị bệnh điên. Vì bệnh của Nga và do lời yêu cầu của bác sĩ, Nga được liên lạc với Chi. Nga khỏi bệnh và họ hạnh phúc bên nhau, sau đó Nga lại có thai. Gia đình Nga lại quyết tâm ngăn cản tình yêu giữa hai người. Lần này hai người đã phải trả giá quá đắt cho chữ "yêu"...




    2) phim “Lan và Điệp” :
    - Dựa theo tác phẩm “Tắt lửa lòng” của nhà văn Nguyễn Công Hoan.
    - Đạo diễn: Trần Vũ, Nguyễn Hữu Luyện.
    - Diễn viên : Như Quỳnh (vai Lan), Trần Thạch (vai Điệp), Hoàng Yến (vai mẹ Điệp), Thu An (vai bà bõ).
    - Nội dung phim : Ðiệp là con ông Cử, Lan là con ông Tú cùng làng, thuở nhỏ hai gia đình hứa sẽ gã con cho nhau. Ông Cử mất, Ðiệp lên tỉnh học mau chóng thành tài về cưới Lan. Ðiệp buồn rầu vì sắp bị thầy đánh rớt, may gặp ông Phủ là bạn học của ông Cử cha Ðiệp ngày xưa xin cho khỏi rớt. Quan Phủ có cô con gái hư là Thúy Liễu ăn nằm có thai với lính hầu. Ông Phủ âm mưu phục rượu Ðiệp và hô lên là Ðiệp ngủ với con ông ta, và ép Ðiệp cưới Liễu. Lan đau khổ buồn rầu và cuối cùng chọn con đường nương nhờ cửa Phật. Ðiệp sau đó không lâu đã bỏ Thúy Liễu ra đi, tìm đến chùa thăm Lan, nhưng Lan từ chối không gặp, Lan đau lòng cắt đứt dây chuông để Ðiệp không còn gọi nữa. Cửa thiền không làm Lan quên nổi người tình phụ bạc, một ngày kia Lan đã lìa xa cõi trần.

    Trả lờiXóa
  2. https://youtu.be/Ez8K5CeKsFM

    Trả lờiXóa
  3. Chuyện tình Lan & Điệp được ví như tấn bi kịch tình yêu Romeo & Juliet hay Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài của Việt Nam, qua nhiều thập kỉ, thơ ca, vọng cổ vẫn còn gây cảm động cho nhiều người.
    "Câu chuyện được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1933, qua tiểu thuyết Tắt lửa lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Câu chuyện nói về mối tình lãng mạn, đầy trắc trở của cô gái tên Lan và chàng trai tên Điệp. Do mắc mưu của ông quan Phủ ở tỉnh lẻ, Điệp – học sinh nghèo – phải phụ tình vị hôn thê là Lan để cưới Thúy Liễu, con gái ông Phủ. Lan ôm mối tình tuyệt vọng bỏ nhà đến chùa để cắt tóc đi tu. Cao trào của câu chuyện khi Điệp tìm được ngôi chùa mà Lan đang tá túc, thì cũng đúng lúc nàng trút hơi thở cuối cùng.

    Tác phẩm "Tắt lửa lòng" nhanh chóng thu hút được sự chú ý của công chúng và được các nghệ sĩ chuyển thể ra nhiều hình thức khác nhau."
    WK

    Trả lờiXóa

[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉