Rating: | ★ |
Category: | Books |
Genre: | Biographies & Memoirs |
Author: | Theo Hà Nội Mới |
Cùng vinh danh trên đất nghìn năm
Giang Quân
Những cặp vợ chồng, cha con, anh em cùng được vinh danh, đặt tên cho những con đường góp phần làm rạng rỡ mảnh đất Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Từ cha đến con
Cha con cùng được lên biển phố Thủ đô có tới năm trường hợp. Đầu tiên là Trần Thánh Tông, tên thật là Trần Hoảng, con trai Trần Cảnh, vị vua thứ hai triều Trần, trị vì 20 năm (1258 - 1278). Ông là người nhân từ, độ lượng, thường ăn ngủ cùng các vương hầu, chủ trương khuyến nông, tích cốc phòng cơ, rèn luyện binh sĩ sẵn sàng chống giặc. Sau này, khi đã là Thái thượng hoàng, ông vẫn hai lần tham gia khánh chiến với quân dân chống quân Nguyên xâm lược. Trần Thánh Tông còn được biết đến là một nhà thơ.
Trần Nhân Tông là con lớn Thánh Tông, vua thứ ba triều Trần (1279 - 1293), tổ chức Hội nghị Bình Than và Hội nghị Diên Hồng, đoàn kết toàn dân chống quân Nguyên xâm lược. Hai câu thơ: “Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã / Sơn hà thiên cổ điện kim âu” của ông làm khi khải hoàn mừng chiến thắng còn mãi để đời. Ông còn là vị tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm, tu trên núi Yên Tử. Phố Trần Thánh Tông và phố Trần Nhân Tông ở địa bàn quận Hai Bà Trưng.
Tiếp đến là Trần Quang Khải, em cùng mẹ với Thánh Tông, giúp vua anh trị nước, làm tới chức thượng tướng Thái sư. Trong kháng chiến chống Nguyên, ông vừa đảm nhận công tác ngoại giao, vừa trực tiếp chỉ huy đánh thắng trận Chương Dương lịch sử, góp phần giải phóng kinh thành. Bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” của ông là khúc ca tự hào của dân tộc. Đường Trần Quang Khải chạy cạnh đê hữu ngạn sông Hồng thuộc quận Hoàn Kiếm.
Hai cha con Đặng Tất - Đặng Dung được đặt tên phố cùng trong phường Quán Thánh, cùng gối đầu lên bờ hồ Trúc Bạch. Cả hai đều làm quan, làm tướng cuối đời Trần, quê gốc ở Hóa Châu (Quảng Trị) di cư ra Can Lộc, Hà Tĩnh. Đặng Tất làm Đại tri châu, cuối đời bị vua Trần Giản Định giết oan cùng với Nguyễn Cảnh Chân năm 1409. Đặng Dung từng tham gia các trận Hàm Tử, Yên Mô, Chí Linh, Thái Già năm 1413. Ông bị quân Minh bắt cùng với vua Trùng Quang, trên đường bị giải về Yên Kinh đã nhảy xuống sông tuẫn tiết.
Hai cha con Phan Huy Ích - Phan Huy Chú người Can Lộc, Hà Tĩnh, cư trú ở làng Thày, huyện Quốc Oai. Phan Huy Ích đỗ đầu thi Hội cuối thời Lê trung hưng, làm quan Hiến sát sứ Sơn Nam. Nhà Lê mất, ông cộng tác với vua Quang Trung, làm Thị trung Ngự sử, Thượng thư Bộ Lễ, đi sứ nhà Thanh. Phan Huy Chú là con trai, chỉ đỗ sinh đồ nhưng có thực tài, mở trường học và soạn sách, trở thành nhà bách khoa, nhà văn hóa nổi tiếng, tác giả các bộ sách giá trị: Lịch triều hiến chương loại chí, Hoàng Việt dư địa chí, Hoa thiều ngâm lục… Vua Minh Mạng nhà Nguyễn bổ ông làm Biên tu Quốc sử giám, hai lần sang sứ nhà Thanh. Phố Phan Huy Ích nối phố Nguyễn Trường Tộ đến đầu phố Quán Thánh gần vườn hoa Vạn Xuân. Còn phố Phan Huy Chú từ phố Lê Thánh Tông đến phố Hàn Thuyên, thuộc phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm.
Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến là hai cha con nhà nho yêu nước chống Pháp đầu thế kỷ 20, người Nhị Khê, huyện Thường Tín. Lương Văn Can đỗ cử nhân nhưng không ra làm quan nhà Nguyễn. Pháp chiếm Hà Nội, ông là một trong nhóm người sáng lập trường Đông Kinh Nghĩa thục nhằm truyền bá tinh thần dân tộc, cổ vũ lòng yêu nước. Trường mở được 9 tháng thì bị Pháp đóng cửa. Chúng bắt ông, kết án 10 năm biệt xứ sang Phnôm Pênh.
Từ cha đến con
Cha con cùng được lên biển phố Thủ đô có tới năm trường hợp. Đầu tiên là Trần Thánh Tông, tên thật là Trần Hoảng, con trai Trần Cảnh, vị vua thứ hai triều Trần, trị vì 20 năm (1258 - 1278). Ông là người nhân từ, độ lượng, thường ăn ngủ cùng các vương hầu, chủ trương khuyến nông, tích cốc phòng cơ, rèn luyện binh sĩ sẵn sàng chống giặc. Sau này, khi đã là Thái thượng hoàng, ông vẫn hai lần tham gia khánh chiến với quân dân chống quân Nguyên xâm lược. Trần Thánh Tông còn được biết đến là một nhà thơ.
Trần Nhân Tông là con lớn Thánh Tông, vua thứ ba triều Trần (1279 - 1293), tổ chức Hội nghị Bình Than và Hội nghị Diên Hồng, đoàn kết toàn dân chống quân Nguyên xâm lược. Hai câu thơ: “Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã / Sơn hà thiên cổ điện kim âu” của ông làm khi khải hoàn mừng chiến thắng còn mãi để đời. Ông còn là vị tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm, tu trên núi Yên Tử. Phố Trần Thánh Tông và phố Trần Nhân Tông ở địa bàn quận Hai Bà Trưng.
Tiếp đến là Trần Quang Khải, em cùng mẹ với Thánh Tông, giúp vua anh trị nước, làm tới chức thượng tướng Thái sư. Trong kháng chiến chống Nguyên, ông vừa đảm nhận công tác ngoại giao, vừa trực tiếp chỉ huy đánh thắng trận Chương Dương lịch sử, góp phần giải phóng kinh thành. Bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” của ông là khúc ca tự hào của dân tộc. Đường Trần Quang Khải chạy cạnh đê hữu ngạn sông Hồng thuộc quận Hoàn Kiếm.
Hai cha con Đặng Tất - Đặng Dung được đặt tên phố cùng trong phường Quán Thánh, cùng gối đầu lên bờ hồ Trúc Bạch. Cả hai đều làm quan, làm tướng cuối đời Trần, quê gốc ở Hóa Châu (Quảng Trị) di cư ra Can Lộc, Hà Tĩnh. Đặng Tất làm Đại tri châu, cuối đời bị vua Trần Giản Định giết oan cùng với Nguyễn Cảnh Chân năm 1409. Đặng Dung từng tham gia các trận Hàm Tử, Yên Mô, Chí Linh, Thái Già năm 1413. Ông bị quân Minh bắt cùng với vua Trùng Quang, trên đường bị giải về Yên Kinh đã nhảy xuống sông tuẫn tiết.
Hai cha con Phan Huy Ích - Phan Huy Chú người Can Lộc, Hà Tĩnh, cư trú ở làng Thày, huyện Quốc Oai. Phan Huy Ích đỗ đầu thi Hội cuối thời Lê trung hưng, làm quan Hiến sát sứ Sơn Nam. Nhà Lê mất, ông cộng tác với vua Quang Trung, làm Thị trung Ngự sử, Thượng thư Bộ Lễ, đi sứ nhà Thanh. Phan Huy Chú là con trai, chỉ đỗ sinh đồ nhưng có thực tài, mở trường học và soạn sách, trở thành nhà bách khoa, nhà văn hóa nổi tiếng, tác giả các bộ sách giá trị: Lịch triều hiến chương loại chí, Hoàng Việt dư địa chí, Hoa thiều ngâm lục… Vua Minh Mạng nhà Nguyễn bổ ông làm Biên tu Quốc sử giám, hai lần sang sứ nhà Thanh. Phố Phan Huy Ích nối phố Nguyễn Trường Tộ đến đầu phố Quán Thánh gần vườn hoa Vạn Xuân. Còn phố Phan Huy Chú từ phố Lê Thánh Tông đến phố Hàn Thuyên, thuộc phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm.
Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến là hai cha con nhà nho yêu nước chống Pháp đầu thế kỷ 20, người Nhị Khê, huyện Thường Tín. Lương Văn Can đỗ cử nhân nhưng không ra làm quan nhà Nguyễn. Pháp chiếm Hà Nội, ông là một trong nhóm người sáng lập trường Đông Kinh Nghĩa thục nhằm truyền bá tinh thần dân tộc, cổ vũ lòng yêu nước. Trường mở được 9 tháng thì bị Pháp đóng cửa. Chúng bắt ông, kết án 10 năm biệt xứ sang Phnôm Pênh.
Lương Ngọc Quyến là con trai đã hưởng ứng phong trào Đông du, theo Phan Bội Châu lập Việt Nam Quang phục hội. Ông bị bắt ở Trung Quốc giải về Việt Nam giam ở nhà lao Thái Nguyên. Ông liên lạc với Đội Cấn làm binh biến rồi hy sinh tháng 9/1917. Phố Lương Văn Can chạy song song với Hàng Đào, phố Lương Ngọc Quyến song song với Hàng Bạc, đều nằm trong khu phố cổ.
Thời hiện đại có hai cha con Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy, vốn gốc họ Cung ở làng Kim Lũ, xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, nay thuộc quận Hoàng Mai. Ông Hoàng Đạo Thành đỗ cử nhân, làm quan giáo thụ ở các huyện Quốc Oai, Hoài Đức, Đa Phúc, Thuận Thành, Từ Sơn; làm Tri huyện Quế Dương, Thuận Thành; Thương tá Bắc Ninh, viết Việt sử tân ước, Việt sử tứ tự, Đại Nam hành nghĩa liệt nữ truyện…
Hoàng Đạo Thúy về cư trú nhiều năm ở làng Đại Yên, dạy học, tham gia Ban chỉ đạo Liên đoàn hướng đạo Bắc Kỳ, hoạt động truyền bá chữ quốc ngữ, cứu tế xã hội, viết báo… ông được cử vào đoàn đại biểu Hà Nội dự Quốc dân đại hội Tân Trào quyết định Tổng khởi nghĩa. Cách mạng thành công, ông làm Cục trưởng Cục Thông tin - Liên lạc, Giám đốc trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Giao thông dân binh, Cục trưởng Cục Quân huấn Bộ Tổng tham mưu…, được phong hàm đại tá, viết các tác phẩm: Trai nước Nam làm gì, Anh Tư Bền, Người và cảnh Hà Nội, Hà Nội phố phường xưa, Hà Nội thanh lịch… và nhận giải thưởng Thăng Long năm 1994. Phố Hoàng Đạo Thành được đặt ở ngay quê hương Kim Lũ, thuộc phường Kim Giang, quận Thanh Xuân. Phố Hoàng Đạo Thúy nối Lê Văn Lương và Trần Duy Hưng trong khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính.
Và những anh em
Anh em ruột cùng được đặt tên phố có ba cặp. Triệu Quốc Đạt là thủ lĩnh vùng núi Quan Yên, quận Cửu Chân (Thanh Hóa), căm giận chế độ cai trị hà khắc của nhà Ngô đã cùng em gái khởi nghĩa năm 247. Cuộc chiến đấu đang diễn ra thuận lợi thì ông không may ốm nặng rồi mất, trao quyền hành lại cho em gái là Triệu Thị Trinh. Bà thường cưỡi đầu voi chỉ huy quân sĩ đánh trận. Nhà Ngô phải tiếp viện, tướng Lục Dận đem quân bao vây, bà tuẫn tiết trên ngọn Tùng Sơn. Phố Bà Triệu dài hơn 1.900 m từ Hồ Gươm đến đường Đại Cồ Việt, qua các phường Hàng Bài, Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm) Nguyễn Du, Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng). Phố Triệu Quốc Đạt nối Tràng Thi đến Hai Bà Trưng, thuộc phường Trần Hưng Đạo.
Anh em Đinh Lễ - Đinh Liệt , gọi Lê Lợi bằng cậu, tụ nghĩa dưới cờ Lam Sơn. Họ thành danh tướng đã tham dự trận chiến ở Khả Lưu, Bồ Ải (Nghệ An) bắt sống tướng giặc Chu Kiệt. Đinh Lễ chỉ huy trận giải phóng Diễn Châu, phá tan đạo thuyền lương giặc do Trương Hùng cầm đầu. Trong một trận phản kích của Vương Thông ở mặt phía nam Đông Quan tháng 3/1427, ông sa vào tay giặc ở Mi Động (Mai Động) và bị giết. Đinh Liệt tham chiến ở Chi Lăng - Xương Giang, toàn thắng được xếp loại công thần Đình thượng hầu. Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, đề xướng phế bỏ Nghi Dân đưa Tư Thành lên làm vua, mở ra thời Hồng Đức thịnh trị cho đất nước. Phố Đinh Lễ chạy song song cạnh Tràng Tiền, còn phố Đinh Liệt nối Hàng Bạc đến Cầu Gỗ, trong khu vực phố cổ.
Thời hiện đại có hai anh em ruột là Nguyễn Công Hoan (tên thật là Nguyễn Công Mỹ) và Nguyễn Công Miều, tức Lê Văn Lương, quê ở huyện Văn Giang, Hưng Yên, trong một gia đình nho học truyền thống. Ông anh là nhà văn hiện thực nổi tiếng, viết truyện ngắn trào lộng và tâm lý xã hội, sau là chủ tịch đầu tiên của Hội nhà văn Việt Nam. Ông em là nhà chính trị cách mạng sáng giá, 15 tuổi vào Thanh niên cách mạng đồng chí hội, 18 tuổi vào Đảng Cộng sản, sau lần lượt làm Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội 3 khóa liền (1976 - 1985). Ông được tặng thưởng Huân chương Sao vàng.
Thời hiện đại có hai cha con Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy, vốn gốc họ Cung ở làng Kim Lũ, xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, nay thuộc quận Hoàng Mai. Ông Hoàng Đạo Thành đỗ cử nhân, làm quan giáo thụ ở các huyện Quốc Oai, Hoài Đức, Đa Phúc, Thuận Thành, Từ Sơn; làm Tri huyện Quế Dương, Thuận Thành; Thương tá Bắc Ninh, viết Việt sử tân ước, Việt sử tứ tự, Đại Nam hành nghĩa liệt nữ truyện…
Hoàng Đạo Thúy về cư trú nhiều năm ở làng Đại Yên, dạy học, tham gia Ban chỉ đạo Liên đoàn hướng đạo Bắc Kỳ, hoạt động truyền bá chữ quốc ngữ, cứu tế xã hội, viết báo… ông được cử vào đoàn đại biểu Hà Nội dự Quốc dân đại hội Tân Trào quyết định Tổng khởi nghĩa. Cách mạng thành công, ông làm Cục trưởng Cục Thông tin - Liên lạc, Giám đốc trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Giao thông dân binh, Cục trưởng Cục Quân huấn Bộ Tổng tham mưu…, được phong hàm đại tá, viết các tác phẩm: Trai nước Nam làm gì, Anh Tư Bền, Người và cảnh Hà Nội, Hà Nội phố phường xưa, Hà Nội thanh lịch… và nhận giải thưởng Thăng Long năm 1994. Phố Hoàng Đạo Thành được đặt ở ngay quê hương Kim Lũ, thuộc phường Kim Giang, quận Thanh Xuân. Phố Hoàng Đạo Thúy nối Lê Văn Lương và Trần Duy Hưng trong khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính.
Và những anh em
Anh em ruột cùng được đặt tên phố có ba cặp. Triệu Quốc Đạt là thủ lĩnh vùng núi Quan Yên, quận Cửu Chân (Thanh Hóa), căm giận chế độ cai trị hà khắc của nhà Ngô đã cùng em gái khởi nghĩa năm 247. Cuộc chiến đấu đang diễn ra thuận lợi thì ông không may ốm nặng rồi mất, trao quyền hành lại cho em gái là Triệu Thị Trinh. Bà thường cưỡi đầu voi chỉ huy quân sĩ đánh trận. Nhà Ngô phải tiếp viện, tướng Lục Dận đem quân bao vây, bà tuẫn tiết trên ngọn Tùng Sơn. Phố Bà Triệu dài hơn 1.900 m từ Hồ Gươm đến đường Đại Cồ Việt, qua các phường Hàng Bài, Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm) Nguyễn Du, Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng). Phố Triệu Quốc Đạt nối Tràng Thi đến Hai Bà Trưng, thuộc phường Trần Hưng Đạo.
Anh em Đinh Lễ - Đinh Liệt , gọi Lê Lợi bằng cậu, tụ nghĩa dưới cờ Lam Sơn. Họ thành danh tướng đã tham dự trận chiến ở Khả Lưu, Bồ Ải (Nghệ An) bắt sống tướng giặc Chu Kiệt. Đinh Lễ chỉ huy trận giải phóng Diễn Châu, phá tan đạo thuyền lương giặc do Trương Hùng cầm đầu. Trong một trận phản kích của Vương Thông ở mặt phía nam Đông Quan tháng 3/1427, ông sa vào tay giặc ở Mi Động (Mai Động) và bị giết. Đinh Liệt tham chiến ở Chi Lăng - Xương Giang, toàn thắng được xếp loại công thần Đình thượng hầu. Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, đề xướng phế bỏ Nghi Dân đưa Tư Thành lên làm vua, mở ra thời Hồng Đức thịnh trị cho đất nước. Phố Đinh Lễ chạy song song cạnh Tràng Tiền, còn phố Đinh Liệt nối Hàng Bạc đến Cầu Gỗ, trong khu vực phố cổ.
Thời hiện đại có hai anh em ruột là Nguyễn Công Hoan (tên thật là Nguyễn Công Mỹ) và Nguyễn Công Miều, tức Lê Văn Lương, quê ở huyện Văn Giang, Hưng Yên, trong một gia đình nho học truyền thống. Ông anh là nhà văn hiện thực nổi tiếng, viết truyện ngắn trào lộng và tâm lý xã hội, sau là chủ tịch đầu tiên của Hội nhà văn Việt Nam. Ông em là nhà chính trị cách mạng sáng giá, 15 tuổi vào Thanh niên cách mạng đồng chí hội, 18 tuổi vào Đảng Cộng sản, sau lần lượt làm Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội 3 khóa liền (1976 - 1985). Ông được tặng thưởng Huân chương Sao vàng.
Cập nhật lúc : Thứ Hai, 22/09/2008 - 11:07 AM
http://baodatviet.vn/Home/congdongviet/Cung-vinh-danh-tren-dat-nghin-nam/20089/14999.datviet
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉