Hà Nội từ góc nhìn văn chương
VÂN LAM
(HNMCT) - Cảnh sắc Hà Nội, lịch sử Hà Nội, văn hóa Hà Nội, con người Hà Nội từ lâu đã là đề tài được yêu thích. Hơn nửa thế kỷ sống trong lòng Hà Nội và có hơn bốn mươi năm theo sát tiến trình văn học Việt Nam đương đại, nhà nghiên cứu, phê bình Bùi Việt Thắng chọn “lối Hà Nội” của riêng mình qua lăng kính văn chương.
Để đọc, xin nhấp chuột vào phần muốn xem.
Văn chương Hà Nội xưa nay vô cùng phong phú, đa dạng. Trong công việc giảng dạy, nghiên cứu, phê bình văn học mấy mươi năm qua, tác giả Bùi Việt Thắng đã nhiều lần “chạm bút đến các nhà văn gốc gác Hà Nội, hoặc các nhà văn viết về Hà Nội bằng một tâm cảm sâu thẳm”. Cuốn sách “Hà Nội từ góc nhìn văn chương” là tập hợp những tiểu luận - phê bình - hỏi chuyện - chân dung nhà văn; ở mỗi bài viết, tác giả luôn “cố gắng nương theo đối tượng cho phù hợp”. Chắt lọc kỹ càng 35 bài viết trải dài suốt hơn một phần tư thế kỷ, tác giả Bùi Việt Thắng đem đến cho bạn đọc những lát cắt về một số tác giả nổi tiếng từng sinh sống và làm việc tại Hà Nội.
Đó là khi nhìn lại “một sự nghiệp văn chương” của nhà văn Hoàng Ngọc Phách qua “Tố Tâm”, tác giả Bùi Việt Thắng khẳng định, dù hiện nay “có thể người ta gọi “Tố Tâm là tiểu thuyết ngôn tình”, nhưng tác phẩm ấy vẫn là “một cột mốc, một dấu ấn ghi nhận bước ngoặt trên chặng đường một thế kỷ của nền tiểu thuyết Việt Nam”. Viết về “duyên văn” của Nguyễn Công Hoan, tác giả nghiên cứu về tiếng cười đặc sắc mà nhà văn đã cất lên, qua tác phẩm của mình, vẫn còn ngân rung, dư ba, vang vọng đến tận bây giờ. Hay khi đọc lại Thạch Lam, tác giả cho rằng đó là một thứ văn xuôi giàu chất thơ, có nhịp điệu, không gấp gáp, xô bồ mà tự tại, “có khả năng tái tạo những rung động tâm hồn con người nhiều khi chỉ “khẽ như cánh bướm”...
Đó là khi nhìn lại “một sự nghiệp văn chương” của nhà văn Hoàng Ngọc Phách qua “Tố Tâm”, tác giả Bùi Việt Thắng khẳng định, dù hiện nay “có thể người ta gọi “Tố Tâm là tiểu thuyết ngôn tình”, nhưng tác phẩm ấy vẫn là “một cột mốc, một dấu ấn ghi nhận bước ngoặt trên chặng đường một thế kỷ của nền tiểu thuyết Việt Nam”. Viết về “duyên văn” của Nguyễn Công Hoan, tác giả nghiên cứu về tiếng cười đặc sắc mà nhà văn đã cất lên, qua tác phẩm của mình, vẫn còn ngân rung, dư ba, vang vọng đến tận bây giờ. Hay khi đọc lại Thạch Lam, tác giả cho rằng đó là một thứ văn xuôi giàu chất thơ, có nhịp điệu, không gấp gáp, xô bồ mà tự tại, “có khả năng tái tạo những rung động tâm hồn con người nhiều khi chỉ “khẽ như cánh bướm”...
Ngoài viết về Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Xuân Khánh..., tác giả Bùi Việt Thắng cũng dành mối quan tâm tới nhiều cây viết nổi tiếng khác như Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Khuê, Hữu Thỉnh, Nguyễn Quang Thiều... Độc giả cũng “gặp” trong cuốn sách của ông góc nhìn độc đáo như “Phố Thúy” khi viết về Đỗ Bích Thúy và tác phẩm “Cửa hiệu giặt là”, như “Ký ức lương thiện" khi nhắc đến Trung Sỹ và hồi ức “Chuyện lính Tây Nam”, hay “Hiện tượng Phạm Quang Long” - người luôn “hướng ngòi bút của mình tới các giá trị văn hóa, văn chương”...
Mỗi tác giả, bằng tác phẩm độc đáo của mình, bằng chất văn riêng, đã góp thêm mảng màu vào bức tranh sinh động của văn chương Hà Nội. Và, nhà nghiên cứu, phê bình Bùi Việt Thắng, từ góc nhìn của mình, giúp độc giả nhìn nhận rõ hơn hình khối, đường nét, sắc màu của bức tranh ấy, dù ông tâm sự rằng “trong khuôn khổ hạn hẹp của một cuốn sách khó có thể giới thiệu được nhiều hơn các tác giả đại diện cùng các tác phẩm tiêu biểu cho phẩm chất người Hà Nội”. Bởi thế, tác giả hy vọng, cuốn sách như “một gợi ý về cách tiếp cận văn chương Thủ đô nhìn từ phương diện văn hóa”.
Tác phẩm “Hà Nội từ góc nhìn văn chương” của nhà nghiên cứu, phê bình Bùi Việt Thắng đã được tặng Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2019. Gần đây, cuốn sách đã được NXB Hà Nội tái bản.
Mỗi tác giả, bằng tác phẩm độc đáo của mình, bằng chất văn riêng, đã góp thêm mảng màu vào bức tranh sinh động của văn chương Hà Nội. Và, nhà nghiên cứu, phê bình Bùi Việt Thắng, từ góc nhìn của mình, giúp độc giả nhìn nhận rõ hơn hình khối, đường nét, sắc màu của bức tranh ấy, dù ông tâm sự rằng “trong khuôn khổ hạn hẹp của một cuốn sách khó có thể giới thiệu được nhiều hơn các tác giả đại diện cùng các tác phẩm tiêu biểu cho phẩm chất người Hà Nội”. Bởi thế, tác giả hy vọng, cuốn sách như “một gợi ý về cách tiếp cận văn chương Thủ đô nhìn từ phương diện văn hóa”.
Tác phẩm “Hà Nội từ góc nhìn văn chương” của nhà nghiên cứu, phê bình Bùi Việt Thắng đã được tặng Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2019. Gần đây, cuốn sách đã được NXB Hà Nội tái bản.
Duyên văn của Nguyễn Công Hoan
với tiếng cười bất tận
Thu Hương
Tiếng cười đặc sắc mà nhà văn Nguyễn Công Hoan cất lên, qua tác phẩm của mình, từ những năm 20 của thế kỷ XX, còn vang vọng đến tận bây giời. Nhà phê bình Bùi Việt Thắng trong cuốn sách “Hà Nội từ góc nhìn văn chương” đã cho rằng, nhà văn Nguyễn Công Hoan mới là người mang tiếng cười vang dội vào chương hiện đại Việt Nam thế kỷ XX.
Ông ý thức được sâu sắc tiếng cười là vũ khí của người mạnh. Thậm chí, có người còn hài hước rằng “tiếng cười là phép vệ sinh tinh thần” hữu hiệu nhất. Nguyễn Công Hoan in truyện ngắn đầu tay năm 1923. Ông đã viết tất cả gần 300 truyện ngắn trước năm 1945. Nhà phê bình Bùi Việt Thắng muốn nói đến duyên văn của Nguyễn Công Hoan khi xây dựng tiếng cười bất tận, thấm đẫm chất hài hước, dí dỏm nhưng sâu sắc, thâm hậu của một cây bút truyện ngắn cự phách trên văn đàn Việt Nam thế kỷ XX.
Ngay nhan đề truyện ngắn của ông đã chật căng, bật văng, giòn giã tiếng cười. Có thể nói, Nguyễn Công Hoan là nhà văn nhạy cảm với cái bất bình thường, cái lố bịch, phản tự nhiên, nhiều chất hài, gây cười trong đời sống phong phú và phức tạp diễn ra thường nhật xung quanh chúng ta.
Thu Hương
Tính cảnh báo
trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
Thu Hương
Không chỉ đả kích, phê phán, truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trong nhiều trường hợp còn là tiếng cười mang ý nghĩa cảnh báo do sự tiên cảm đời sống kiểu như: “Báo hiếu:trả nghĩa cha” (1933), “Báo hiếu: trả nghĩa mẹ” (1933).
Nhà phê bình Bùi Việt Thắng trong cuốn sách “Hà Nội từ góc nhìn văn chương” đã viết, đây là một cặp truyện ngắn co tính liên hoàn về chủ đề, nhân vật và cấu trúc. Nhà văn cảnh báo sự suy đồi đạo đức thậm chí đã diễn ra trong từng gia đình, giữa con cái và bố mẹ. Dân gian vẫn nói
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Vậy mà kẻ làm con trong hai truyện ngắn này đã nhẫn tâm đối xử tệ bạc với bậc sinh thành khi họ còn sống. Nhưng khi họ thác về đất lại tổ chức tang lễ hoành tráng nhằm thu danh, thu lợi bất chính. Bề ngoài là báo hiếu đấy mà bên trong là bất hiếu. Hiện trạng này không hiếm ngay cả thời nay, đầu thế kỷ hai mươi mốt.
Thu Hương
“Ngựa người và Người ngựa”, truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn Nguyễn Công Hoan
Thu Hương
Nhà phê bình Bùi Việt Thắng trong cuốn sách “Hà Nội từ góc nhìn văn chương” đã có những bình luận về truyện ngắn xuất sắc nhất trước năm 1945 của nhà văn Nguyễn Công Hoan, “Ngựa người và Người ngựa”.
Thật là đáng thương khi mà 8 giờ tối 30 Tết rồi mà anh kéo xe vẫn còn phải xuống đường đón khách. Tất cả cũng chỉ vì miếng cơm manh áo cho gia đình. Khác là một cô gái “ăn sương”. Anh kéo xe còng lưng kéo cô gái đi hết phố này đến phố khác nhưng không kiếm được khách. Cuối cùng, cô ta muốn trả công anh kéo xe bằng chính cái thân hình tàn tạ của mình.
Rồi chẳng đành lòng, cô phải lường gạt anh ta để thoát nợ. Cái cảnh kết truyện mới thật não nùng thê lương “Tiếng pháo chào xuân nối đuôi nhau đùng đùng toạch toạch… Còn anh kéo xe thì cau mặt, lủi thủi đi về trong ê chề, buồn tủi. Thân thận của anh ta là “ngựa người” chẳng may gặp phải “người ngựa”, cũng là thân phận không hơn kém.
Thu Hươn
Nguyễn Công Hoan, người có công kiến tạo
ngôn ngữ văn chương thuần Việt
Thu Hương
Bằng việc dẫn chứng truyện ngắn “Cô Kếu, gái tân thời” (1933), nhà phê bình Bùi Việt Thắng trong cuốn sách “Hà Nội từ góc nhìn văn chương” đánh giá, Nguyễn Công Hoan là nhà văn có công kiến tạo một thứ ngôn ngữ văn chương thuần Việt: trong sáng, giản dị, hàm súc, giàu sức biểu cảm.
Một thứ ngôn ngữ văn chương rất “động”, có sức nổ của tiếng cười, có tính hài hước trong từng hình ảnh, từng câu chữ. Cứ đọc truyện kiểu như Cô Kếu, gái tân thời sẽ thấy câu chữ trong tay nhà văn cứ như nhảy múa trong đầu độc giả. Một cô gái Việt có cái tên nôm na xấu xí là Kếu. Cô ta muốn mình đẹp cho bằng chị bằng em thời tân tiến, nên cất công chăm sóc nhan sắc :
”Rồi uốn lại mái tóc cho cong xuống, và thò ra mang tai. Rồi cô bôi phấn khắp mặt, tai và gáy. Rồi cô vươn cổ ra để xoa cho đều. Rồi cô rề dài môi ra để tô son... Rồi cô mặc quần trắng, xếp cho thẳng nếp, đứng ống. Rồi cô vận cái áo sơ mi, cái áo cánh và áo dài sặc sỡ, vuốt cho phẳng phiu. Xong đâu đấy, cô lận đôi giày mang cá, ôm cái ví đầm, đến trước tủ gương mà đứng. Cô quay đằng trước. Cô quay đằng sau. Cô đi đi. Cô lại lại. Cô uốn éo. Cô thướt tha. Rồi cô đứng yên. Cô ngắm. Cô bàn. Cô bình phẩm… Cô khoái lắm!”.
Nguyễn Công Hoan,
bậc thầy tạo tình huống truyện hay
Thu Hương
Muốn có được tiếng cười mãn nguyện, trước hết phải tạo được tình huống truyện hay. Mà về điều này, Nguyễn Công Hoan được coi như bậc thầy. Nhà phê bình Bùi Việt Thắng trong cuốn sách “Hà Nội từ góc nhìn văn chương” đã có những phân tích cụ thể.
Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thường có tình huống ẩn chứa sự bất ngờ của đời sống như Ngựa người và Người ngựa, Hai thắng khốn nạn, Mất cái ví, Cái lò gạch bí mật, Thày cáu… Ai đó nói chí lý, viết truyện ngắn nếu tìm được một tình huống hay coi như đảm bảo thành công một nửa. Nhà văn Nguyễn Công Hoan đảm bảo cho sự hấp dẫn truyện ngắn, như cách nói trên, là nhờ vào sự gia công những tình huống truyện độc đáo.
Tìm tình huống truyện như người ta nói, khác nào tìm ra những huyệt chủ của đời sống. Dựng tình huống vì thế khác nào bấm huyệt trúng và hiệu quả. Như: Quan tham nửa giờ (1932), đi nhờ xe nhưng muốn có cái quyền được oách nên ra vẻ ta đây là quan, đã là quan thì phải chơi sang, phải chi tiền ra bao anh tài xế, mất những một đồng (khá là to) mà chỉ đi một quãng đường từ Hải Phòng về Hà Nội.
Thu Hương
Tiếng cười thấm thía
trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
Thu Hương
Nhà phê bình Bùi Việt Thắng trong cuốn sách “Hà Nội từ góc nhìn văn chương” cho rằng, tiếng cười, sự hài hước trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan không phải là một “đòn đánh chết tươi” như lối văn đả kích, trào phúng mà là hài hước, phê phán nhẹ nhàng nhưng thấm thía.
Đúng như dân gian nói “nhân bất thập toàn”. Nhà văn nhìn vào cái “bất thập toàn” ấy mà cười, mà phê phán. Nhưng tuyệt nhiên không phủ đính sạch trơn, không hạ nhục nhân phẩm. Tiếng cười trong truyện ngắn của nhà văn vì thế mà có tinh thần hướng thiện.
Điều ấy được thể hiện qua hàng loạt những truyện ngắn như:
Thế là mợ nó đi Tây,
Thầy cáu,
Mưu làng bẹp…
Điều ấy được thể hiện qua hàng loạt những truyện ngắn như:
Thế là mợ nó đi Tây,
Thầy cáu,
Mưu làng bẹp…
Nhà văn Nguyễn Công Hoan có cái tài ít ai bì kịp – ông có thể chộp được rất nhanh những câu chuyện mà từ đó tiếng cười cất lên một cách tự nhiên, đưa nó vào những tình huống hài hước. Dân gian hiện đại có câu “Đừng nghe thằng nghiện trình bày”. Đúng thế, “dân làng bẹp” thì thời nào cũng thế, nhiều thói hư tật xấu, nhiều mưu mô lươn lẹo, nhiều mánh khóe thủ đoạn để qua mắt nhà chức trách. Truyện ngắn “Mưu làng bẹp” đến ngày nay vẫn còn nóng hổi tính thời sự và gây men tiếng cười hài hước.
Thu Hương
Duyên văn của Nguyễn Công Hoan
với tiếng cười bất tận
Thu Hương
Tiếng cười đặc sắc mà nhà văn Nguyễn Công Hoan cất lên, qua tác phẩm của mình, từ những năm 20 của thế kỷ XX, còn vang vọng đến tận bây giời. Nhà phê bình Bùi Việt Thắng trong cuốn sách “Hà Nội từ góc nhìn văn chương” đã cho rằng, nhà văn Nguyễn Công Hoan mới là người mang tiếng cười vang dội vào chương hiện đại Việt Nam thế kỷ XX.
Ông ý thức được sâu sắc tiếng cười là vũ khí của người mạnh. Thậm chí, có người còn hài hước rằng “tiếng cười là phép vệ sinh tinh thần” hữu hiệu nhất. Nguyễn Công Hoan in truyện ngắn đầu tay năm 1923. Ông đã viết tất cả gần 300 truyện ngắn trước năm 1945. Nhà phê bình Bùi Việt Thắng muốn nói đến duyên văn của Nguyễn Công Hoan khi xây dựng tiếng cười bất tận, thấm đẫm chất hài hước, dí dỏm nhưng sâu sắc, thâm hậu của một cây bút truyện ngắn cự phách trên văn đàn Việt Nam thế kỷ XX.
Ngay nhan đề truyện ngắn của ông đã chật căng, bật văng, giòn giã tiếng cười. Có thể nói, Nguyễn Công Hoan là nhà văn nhạy cảm với cái bất bình thường, cái lố bịch, phản tự nhiên, nhiều chất hài, gây cười trong đời sống phong phú và phức tạp diễn ra thường nhật xung quanh chúng ta.
Thu Hương
Nguyễn Công Hoan, người mang tiếng cười vang dội vào văn chương
Thu Cúc
Không quá khi nói rằng, nhà văn Nguyễn Công Hoan là người mang tiếng cười vang dội vào văn chương hiện đại Việt nam thế kỷ 20. Nhà phê bình Nguyễn Việt Thắng đã phân tích và làm rõ điều này qua cuốn sách “Hà Nội từ góc nhìn văn chương” do NXB Hà Nội phát hành. Ở đây, tác giả đã lý giải nguồn gốc chất hài hước trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Đó chính là từ suối nguồn văn hóa dân gian, đặc biệt văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười). Nhưng đừng nghĩ rằng, tiếng cười, sự hài hước trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan là dễ dãi, bông phèng, “nhẹ đồng cân”, mà đó là tiếng cười ra nước mắt, là những bi hài kịch có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc.
Điều ấy đã được bộc lộ qua hàng loạt các tác phẩm của ông như Người ngựa, ngựa người, Răng con chó của nhà tư sản… Tiếng cười, chất hài hước trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước năm 1945, suy cho cùng là sự thể hiện một thái độ tích cực đối với đời sống, một lý tưởng thẩm mỹ tiến bộ. Mặt khác, nó biểu hiện một tài năng nghệ thuật xuất chúng của một nhà văn biết cách hấp thu tinh hoa văn hóa dân gian trong quá trình sáng tác.
Thu Cúc
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉