Rating: | ★★★★★ |
Category: | Books |
Genre: | Biographies & Memoirs |
Author: | Tuyết Lan |
Con gái nhà văn Nguyễn Công Hoan:
Cha tôi là một “Cánh Buồm Nhỏ”.
Tuyết Lan
“Trong đời sống tâm linh, không có dấu ấn của thời gian, không có sự cách biệt âm dương. Và tình yêu gắn kết gia đình có những bí ẩn thiêng liêng đầy sức mạnh, không thể tìm cách lý giải. Chỉ biết nó ngọt ngào, chở che, an ủi, luôn đánh thức trong chúng ta sự sáng suốt tinh tường. Còn ta, dù bao nhiêu tuổi, vẫn chỉ là cái Bống”. Đó là lời tự sự của “Cái Bống” – nhà văn Lê Minh – con gái nhà văn bậc thầy Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977)
Nhà văn Nguyễn Công Hoan là đảng viên ĐCSVN, ông từng làm Giám đốc trường Văn hoá Lý Thường Kiệt, chủ nhiệm tờ Quân nhân học báo; biên tập viên tờ Vệ Quốc Quân (báo Quân đội Nhân dân ngày nay); Chủ tịch Hội kiêm chủ nhiệm Tuần báo Văn (tiền thân Báo Văn nghệ); ông đã nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt I năm 1993.
Sau bao năm dồn tâm huyết viết tiểu thuyết, truyện ngắn, đến lúc nhà văn Lê Minh thấy cần phải sắp xếp lại đống di cảo đồ sộ của cha: hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài cùng rất nhiều tiểu luận văn học có giá trị. Có thể kể một số tác phẩm: “Kép Tư Bền” (truyện ngắn năm 1935); “Bước đường cùng” (tiểu thuyết năm 1938); “Người cặp rằng hầm xay lúa ở ngục Côn Lôn (năm 1930)…
Cô con gái ở tuổi trên 70 cặm cụi sắp xếp dần những tác phẩm của cha mình: cho in những tập truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và dành phần lớn thời gian hồi tưởng lại quá khứ để viết cuốn tự truỵen “Cánh buồm nhỏ”.
Cuốn sách được viết vào cuối năm 2005, cuối 2007 thì hoàn thành, dày hơn 500 trang bản thảo, được NXB Thanh Niên cấp phép và Công ty Truyền thông Hà Thế liên kết xuất bản, pháp hành. Trong cuốn sách đó, có những dòng viết rất cảm động của nhà văn Lê Minh về cuộc sống của gia đình những ngày sống ở gần chợ Rộng, Nam Định.
“Số mình chỉ được ở nhà hướng Tây”. Cha tôi thường nói như một lời vỗ về, mỗi khi nửa đêm nóng quá tôi giãy đạp lục xục trong giường. Cuối cùng, cha tôi phải buông bút bế tôi ra vại nước. Cơn nóng dịu xuống lúc về sáng. Căn nhà gác nhỏ số 7, có cầu thang đi riêng xuống cửa mở thẳng ra hè đường, rất giống một loạt nhà trong cùng dãy, đều thuê của Cha xứ đạo. Nhà trông thẳng hướng mặt trời chiếu, gay gắng năng lửa. Khuya rồi, sờ vào bàn vẫn còn bỏng giẫy bàn tay.
Phía trước, bên khu nhà chợ dành cho những hàng tươi sống: thịt lợn, tôm, cá, mắm, gà vịt… chợ Rồng về chiều càng lao xao tấp nập người và hàng. Đồ biển từ các huyện đánh bắt được theo xe khách lúc này mới gồng gánh đổ vào chợ. Mùi tôm tép, cá, rạm, tanh mặn ươn nồng vì một ngày chịu nắng. Đến nỗi buổi chiều tối nhìn vào nhà chợ, trong ánh đèn mờ ảo chỉ còn chỏng chơ những bàn sạp, những cọc lều, những lá rác; nhưng cái mùi chợ kia thì vẫn bốc lên nồng nặc thấm ướt suốt một dãy nhà trông xuống chợ Rồng”.
Đặc biệt, khi đọc cuốn tự truyện “Cánh buồm nhỏ”, bạn đọc sẽ hiểu được những suy nghĩ đã nung nấu của cố nhà văn Nguyễn Công Hoan trước khi ông đặt bút viết tác phẩm văn học nổi tiếng “Bước đường cùng”.
Sau bao năm dồn tâm huyết viết tiểu thuyết, truyện ngắn, đến lúc nhà văn Lê Minh thấy cần phải sắp xếp lại đống di cảo đồ sộ của cha: hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài cùng rất nhiều tiểu luận văn học có giá trị. Có thể kể một số tác phẩm: “Kép Tư Bền” (truyện ngắn năm 1935); “Bước đường cùng” (tiểu thuyết năm 1938); “Người cặp rằng hầm xay lúa ở ngục Côn Lôn (năm 1930)…
Cô con gái ở tuổi trên 70 cặm cụi sắp xếp dần những tác phẩm của cha mình: cho in những tập truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và dành phần lớn thời gian hồi tưởng lại quá khứ để viết cuốn tự truỵen “Cánh buồm nhỏ”.
Cuốn sách được viết vào cuối năm 2005, cuối 2007 thì hoàn thành, dày hơn 500 trang bản thảo, được NXB Thanh Niên cấp phép và Công ty Truyền thông Hà Thế liên kết xuất bản, pháp hành. Trong cuốn sách đó, có những dòng viết rất cảm động của nhà văn Lê Minh về cuộc sống của gia đình những ngày sống ở gần chợ Rộng, Nam Định.
“Số mình chỉ được ở nhà hướng Tây”. Cha tôi thường nói như một lời vỗ về, mỗi khi nửa đêm nóng quá tôi giãy đạp lục xục trong giường. Cuối cùng, cha tôi phải buông bút bế tôi ra vại nước. Cơn nóng dịu xuống lúc về sáng. Căn nhà gác nhỏ số 7, có cầu thang đi riêng xuống cửa mở thẳng ra hè đường, rất giống một loạt nhà trong cùng dãy, đều thuê của Cha xứ đạo. Nhà trông thẳng hướng mặt trời chiếu, gay gắng năng lửa. Khuya rồi, sờ vào bàn vẫn còn bỏng giẫy bàn tay.
Phía trước, bên khu nhà chợ dành cho những hàng tươi sống: thịt lợn, tôm, cá, mắm, gà vịt… chợ Rồng về chiều càng lao xao tấp nập người và hàng. Đồ biển từ các huyện đánh bắt được theo xe khách lúc này mới gồng gánh đổ vào chợ. Mùi tôm tép, cá, rạm, tanh mặn ươn nồng vì một ngày chịu nắng. Đến nỗi buổi chiều tối nhìn vào nhà chợ, trong ánh đèn mờ ảo chỉ còn chỏng chơ những bàn sạp, những cọc lều, những lá rác; nhưng cái mùi chợ kia thì vẫn bốc lên nồng nặc thấm ướt suốt một dãy nhà trông xuống chợ Rồng”.
Đặc biệt, khi đọc cuốn tự truyện “Cánh buồm nhỏ”, bạn đọc sẽ hiểu được những suy nghĩ đã nung nấu của cố nhà văn Nguyễn Công Hoan trước khi ông đặt bút viết tác phẩm văn học nổi tiếng “Bước đường cùng”.
Đây là những dòng chữ của ông:
“Từ khi tôi theo dõi các cuộc đình công của công nhân đòi quyền lợi kinh tế và chính trị, các cuộc điều tra của chính phủ Bình dân phái Gôđa, Vian sang Đông Dương, từ khi tôi thích đọc các sách báo của mặt trận Dân chủ thì tôi bắt đầu yêu công nhân. Tôi tìm hiểu anh em thợ thuyền nhà máy Sợi và nhà máy Tơ. Tôi xin gia nhập chi nhánh Pháp của Đảng Công nhân Quốc tế (SFIO) tức là Đảng xã hội Pháp. Và dịp kỷ niệm quốc tế Lao động năm 1938, tôi được cử vào Ban Trật tự trong cuộc biểu tình lớn ngày 1 – 5 tại khu Đấu Xảo Hà Nội. Càng gần gũi anh em chính trị phạm cũ, nhất là anh Phan Đình Khải hay đến chơi với tôi, tôi càng hiểu chủ nghĩa cộng sản nhân đạo, và đấu tranh giai cấp chính là đấu tranh giải phóng cho đất nước, cho quảng đại nhân dân.
Nhưng mặt khác, tôi càng hiểu Cộng sản, càng yêu Cộng sản, thì bọn cầm quyền ở Nam Định cũng càng hiểu tôi và càng không yêu tôi. Chúng cho tôi là người cộng sản trá hình là đảng viên Xã hội để hoạt động công khai. Chúng dựa vào việc tôi được anh em công nhân hai nhà máy bầu vào làm đoàn trưởng Chi đoàn Ánh sáng với số phiếu ngang số phiếu anh Lê Văn Phúc (chính trị phạm cũ), trong khi ấy những người vẫn được chúng tín nhiệm như bọn tham, đốc, số phiếu kém tôi tới hàng trăm. Chúng dựa vào việc mà chúng tưởng tượng là tôi sẽ viết giúp tờ báo cho anh em cộng sản chủ trương sắp xuất bản ở Nam Định, để khẳng định tôi là “một tay cộng sản nguy hiểm, cần tống khỏi nơi tập trung thợ thuyền này” (nguyên văn hồ sơ bí mật của Sở Mật thám). Cho nên Nha học chính Bắc Kỳ, theo lệnh của Thống sứ, đuổi tôi ra một hòn đảo xa xôi, hẻo lánh là đảo Trà Cổ. Nghị định thuyên chuyển ký trước ngày nghỉ hè mấy hôm, bắt tôi rời khỏi Nam Định lập tức.
Suốt nghỉ hè, tôi ngồi lỳ tại Nam Định. Tôi viết cuốn “Bước đường cùng”, một truyện dài về nông dân, để trang trải món nợ lòng đối với anh em cộng sản ở Nam Định. Cái “sự kiện vùng dậy” của anh Pha chưa đúng với thực tế hồi bấy giờ, nhưng cuối cùng tôi cứ cho anh nông dân vùng dậy. Đó là vì tôi đã chịu ảnh hưởng trong các sách báo cộng sản hồi bấy giờ…”.
Tuyết Lan
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉