Rating: | |
Category: | Books |
Genre: | Biographies & Memoirs |
Author: | Việt Lâm |
Chỉ là ông... mô phạm
Việt Lâm
Nhà văn Nguyễn Công Hoan, ngoài tài sáng tác còn nổi tiếng là người hóm hỉnh. Sự hóm hỉnh thể hiện rõ nhất ở cách nói vừa đủng đỉnh... như không, lại vừa rất ngắn gọn, mang tính... đúc kết của ông. Có lẽ vì thế mà nó càng gây ấn tượng với người nghe.
Ngay khi mới ở độ tuổi ngoài ba mươi một chút, với những truyện ngắn đặc sắc, Nguyễn Công Hoan đã được người đương thời xem như một Môpátxăng (Guyde Maupassant - nhà văn Pháp nổi tiếng thế kỷ XIX) của Việt Nam. Một lần, tại quán ăn, nhà văn Thạch Lam đã chỉ vào Nguyễn Công Hoan, giới thiệu với nhà văn Thanh Tịnh:
- Đây là anh Nguyễn Công Hoan, một Môpátxăng của ta.
Mới nghe tới vậy, Nguyễn Công Hoan quay sang Thanh Tịnh, hóm hỉnh giải thích:
- Anh Thạch Lam gọi tôi là ông Môpátxăng. Không phải đâu. Tôi chỉ là ông Mô, không phải mô phỏng, mà là... mô phạm. Chẳng là tôi làm nghề "gõ đầu trẻ" ấy mà...
Hồi cải cách ruộng đất, có anh chàng mặc dù thuộc thành phần ăn trắng mặc trơn song lại khai mình thuộc thành phần công nhân. Thậm chí, anh ta còn "khoe" với mọi người rằng nhân vật phu kéo xe trong truyện ngắn "Người ngựa, ngựa người" của Nguyễn Công Hoan chính là bố đẻ của anh ta, rằng "Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã gặp bố tôi để lấy tài liệu sáng tác".
Ngay khi mới ở độ tuổi ngoài ba mươi một chút, với những truyện ngắn đặc sắc, Nguyễn Công Hoan đã được người đương thời xem như một Môpátxăng (Guyde Maupassant - nhà văn Pháp nổi tiếng thế kỷ XIX) của Việt Nam. Một lần, tại quán ăn, nhà văn Thạch Lam đã chỉ vào Nguyễn Công Hoan, giới thiệu với nhà văn Thanh Tịnh:
- Đây là anh Nguyễn Công Hoan, một Môpátxăng của ta.
Mới nghe tới vậy, Nguyễn Công Hoan quay sang Thanh Tịnh, hóm hỉnh giải thích:
- Anh Thạch Lam gọi tôi là ông Môpátxăng. Không phải đâu. Tôi chỉ là ông Mô, không phải mô phỏng, mà là... mô phạm. Chẳng là tôi làm nghề "gõ đầu trẻ" ấy mà...
Hồi cải cách ruộng đất, có anh chàng mặc dù thuộc thành phần ăn trắng mặc trơn song lại khai mình thuộc thành phần công nhân. Thậm chí, anh ta còn "khoe" với mọi người rằng nhân vật phu kéo xe trong truyện ngắn "Người ngựa, ngựa người" của Nguyễn Công Hoan chính là bố đẻ của anh ta, rằng "Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã gặp bố tôi để lấy tài liệu sáng tác".
Trước sự bán tín bán nghi của người đời, Nguyễn Công Hoan không cải chính, chỉ... trầm trồ:
- Tài thật. Nếu hắn viết văn, chắc sẽ sáng tác giỏi hơn tôi nhiều. Khéo đến bậc thầy.
Chẳng là, Nguyễn Công Hoan từng có lần định nghĩa "viết tiểu thuyết là bịa như thật". Ông tỏ ra... khâm phục cái sự "bịa như thật" của anh chàng nói trên.
Có một thời, phụ trách công tác đối ngoại ở Hội Nhà văn Việt Nam là nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh. Sau nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh đến nhà văn Nguyễn Công Hoan. Tiếp sau nhà văn Nguyễn Công Hoan, nhà thơ Tế Hanh đảm trách công việc này. Khi bàn giao công việc mới cho Tế Hanh, Nguyễn Công Hoan chỉ dặn mấy câu ngắn gọn:
- Ông Sanh giao cho mình một ngày mới hết. Giờ mình chỉ nói với ông một phút thôi. Đối ngoại là việc rất khó nhưng cũng rất dễ. Vì những nhà văn nước ngoài họ đến rồi họ đi. Để họ nói nhiều, còn ông nói ít thôi...
Về kinh nghiệm viết văn, Nguyễn Công Hoan thường nói rất ngắn gọn. Ông từng căn dặn các nhà văn trẻ: "Nghề viết phải học lỏm, học mót, học thế nhớ lâu. Người ta nói một, mình phải hiểu mười. Phải tinh mới được, phải láu mới được". Thậm chí, có lúc cao hứng, ông còn khuyên nhủ các đồng nghiệp: "Muốn viết văn hay, phải... yêu nhiều". Và, nói tới đây, ông lấy... chính mình ra làm ví dụ.
- Tài thật. Nếu hắn viết văn, chắc sẽ sáng tác giỏi hơn tôi nhiều. Khéo đến bậc thầy.
Chẳng là, Nguyễn Công Hoan từng có lần định nghĩa "viết tiểu thuyết là bịa như thật". Ông tỏ ra... khâm phục cái sự "bịa như thật" của anh chàng nói trên.
Có một thời, phụ trách công tác đối ngoại ở Hội Nhà văn Việt Nam là nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh. Sau nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh đến nhà văn Nguyễn Công Hoan. Tiếp sau nhà văn Nguyễn Công Hoan, nhà thơ Tế Hanh đảm trách công việc này. Khi bàn giao công việc mới cho Tế Hanh, Nguyễn Công Hoan chỉ dặn mấy câu ngắn gọn:
- Ông Sanh giao cho mình một ngày mới hết. Giờ mình chỉ nói với ông một phút thôi. Đối ngoại là việc rất khó nhưng cũng rất dễ. Vì những nhà văn nước ngoài họ đến rồi họ đi. Để họ nói nhiều, còn ông nói ít thôi...
Về kinh nghiệm viết văn, Nguyễn Công Hoan thường nói rất ngắn gọn. Ông từng căn dặn các nhà văn trẻ: "Nghề viết phải học lỏm, học mót, học thế nhớ lâu. Người ta nói một, mình phải hiểu mười. Phải tinh mới được, phải láu mới được". Thậm chí, có lúc cao hứng, ông còn khuyên nhủ các đồng nghiệp: "Muốn viết văn hay, phải... yêu nhiều". Và, nói tới đây, ông lấy... chính mình ra làm ví dụ.
Chuyện những nhà văn từng đi dạy học
Không phải ông Môpátxăng mà là ông… mô phạm
Tường Duy
Thời trẻ, nhà văn Nguyễn Công Hoan (1903-1977) từng là thầy giáo dạy tiểu học. Dấu ấn nghề giáo không chỉ thể hiện trong văn chương của ông mà còn thể hiện trong cuộc sống đời thường, kể cả sau này ông đã giã từ nó để chuyên tâm vào nghề viết...
Thời trẻ, nhà văn Nguyễn Công Hoan (1903-1977) từng là thầy giáo dạy tiểu học. Dấu ấn nghề giáo không chỉ thể hiện trong văn chương của ông (qua một số tác phẩm như truyện ngắn "Thầy cáu", tiểu thuyết "Cô giáo Minh"…) mà còn thể hiện trong cuộc sống đời thường, kể cả sau này ông đã giã từ nó để chuyên tâm vào nghề viết.
Nhà văn Tô Hoài từng kể lại câu chuyện Nguyễn Công Hoan muốn "truyền nghề" cho ông: "Ông căn dặn: Nghề viết phải học lỏm, học mót, học thế nhớ lâu. Người ta nói một, mình hiểu mười, phải tinh mới được, phải láu mới được. Này, tôi bảo anh… phải láu mới được". Và Tô Hoài đã có một nhận xét sắc sảo về cử chỉ của bậc đàn anh khi nói với ông những lời khuyên nhủ trên: "Lúc ông nói thế, hai bàn tay xòe thẳng, giơ ngang, khi mở rộng, khi thu hẹp, ông đương giảng làm ví dụ hệt như thầy giáo đứng trước bảng đen. Nghề dạy học đã làm ông có thói quen cử chỉ nghề nghiệp ấy".
Thời trẻ, nhà văn Nguyễn Công Hoan (1903-1977) từng là thầy giáo dạy tiểu học. Dấu ấn nghề giáo không chỉ thể hiện trong văn chương của ông (qua một số tác phẩm như truyện ngắn "Thầy cáu", tiểu thuyết "Cô giáo Minh"…) mà còn thể hiện trong cuộc sống đời thường, kể cả sau này ông đã giã từ nó để chuyên tâm vào nghề viết.
Nhà văn Tô Hoài từng kể lại câu chuyện Nguyễn Công Hoan muốn "truyền nghề" cho ông: "Ông căn dặn: Nghề viết phải học lỏm, học mót, học thế nhớ lâu. Người ta nói một, mình hiểu mười, phải tinh mới được, phải láu mới được. Này, tôi bảo anh… phải láu mới được". Và Tô Hoài đã có một nhận xét sắc sảo về cử chỉ của bậc đàn anh khi nói với ông những lời khuyên nhủ trên: "Lúc ông nói thế, hai bàn tay xòe thẳng, giơ ngang, khi mở rộng, khi thu hẹp, ông đương giảng làm ví dụ hệt như thầy giáo đứng trước bảng đen. Nghề dạy học đã làm ông có thói quen cử chỉ nghề nghiệp ấy".
Cũng vẫn liên quan tới nghề giáo, sinh thời, nhà văn Nguyễn Công Hoan còn để lại một giai thoại vui sau đây:
Mùa hè năm 1938, trong một lần kéo nhà văn Thanh Tịnh tới dùng bữa ở nhà hàng Đông Hưng Viên trên phố Hàng Buồm, bất chợt nhà văn Thạch Lam bắt gặp Nguyễn Công Hoan cũng đang ăn ở đây.
Thấy Thanh Tịnh lạ lẫm, không biết vị khách là ai, Thạch Lam bèn niềm nở giới thiệu với Thanh Tịnh: "Đây là anh Nguyễn Công Hoan, một Môpátxăng của ta" (Môpátxăng là một nhà văn nổi tiếng của nước Pháp, rất sở trường về thể loại truyện ngắn. Sinh thời, tài viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan cũng từng được các nhà nghiên cứu văn học liên hệ với Môpátxăng). Nghe bạn giới thiệu vậy, Nguyễn Công Hoan vội tìm cách cải chính.
Ông hóm hỉnh: "Anh Thạch Lam gọi tôi là ông Môpátxăng. Không phải đâu. Tôi chỉ là ông Mô, không phải mô phỏng, mà là mô phạm. Chả là tôi làm nghề "gõ đầu trẻ" mà…". Thật là một cách đùa thông minh, vừa thể hiện được sự khiêm tốn vừa khéo léo giới thiệu được nghề sư phạm của mình.
Mùa hè năm 1938, trong một lần kéo nhà văn Thanh Tịnh tới dùng bữa ở nhà hàng Đông Hưng Viên trên phố Hàng Buồm, bất chợt nhà văn Thạch Lam bắt gặp Nguyễn Công Hoan cũng đang ăn ở đây.
Thấy Thanh Tịnh lạ lẫm, không biết vị khách là ai, Thạch Lam bèn niềm nở giới thiệu với Thanh Tịnh: "Đây là anh Nguyễn Công Hoan, một Môpátxăng của ta" (Môpátxăng là một nhà văn nổi tiếng của nước Pháp, rất sở trường về thể loại truyện ngắn. Sinh thời, tài viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan cũng từng được các nhà nghiên cứu văn học liên hệ với Môpátxăng). Nghe bạn giới thiệu vậy, Nguyễn Công Hoan vội tìm cách cải chính.
Ông hóm hỉnh: "Anh Thạch Lam gọi tôi là ông Môpátxăng. Không phải đâu. Tôi chỉ là ông Mô, không phải mô phỏng, mà là mô phạm. Chả là tôi làm nghề "gõ đầu trẻ" mà…". Thật là một cách đùa thông minh, vừa thể hiện được sự khiêm tốn vừa khéo léo giới thiệu được nghề sư phạm của mình.
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉