Được đi học nhờ truyện ngắn “Kép Tư Bền”
Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền
ANTĐ - Trong trí nhớ của tôi nhà văn Nguyễn Công Hoan dáng người cao to, cặp môi dầy, đôi mắt trầm ấm và có nụ cười vô cùng hóm. Bác chính là người đã dắt tôi đến trường đi thi vào lớp học đầu tiên trong đời mình.
Hôm đó bố tôi (nhà văn Kim Lân - PV) nói: “Sáng mai, con dậy sớm, thay quần áo chỉnh tề để đi thi vào trường học”, lòng rổn rảng mừng tôi khấp khởi nói: “Vâng ạ!”. Đi ngủ sớm, sáng hôm sau tôi dậy thật sớm quần áo chỉnh tề, vô cùng háo hức, thấy bố tôi vẫn ngồi im bình tĩnh chẳng hề có ý muốn đi. Sốt ruột quá, tôi đi lại rậm rịch - bố nói con ngồi im một chỗ xem nào, tôi hỏi: “Sao thầy chưa chuẩn bị gì”. Bố chỉ cười, ngồi pha trà uống, rít một điếu thuốc lào rồi phà khói. Một lát sau bác Nguyễn Công Hoan đến - cao lớn, choán cả một góc phòng - tôi lo quá, chết rồi, bố chuẩn bị đưa mình đi thi, lần đầu tiên trong đời quan trọng thế, giờ bác Hoan đến, chắc lại nói chuyện với bố lâu lắm đây. Buồn thỉu, tôi ngồi xuống mép ghế đợi, chắc phải cả tiếng đồng hồ như mọi khi, có khi còn lâu hơn chưa biết chừng. Bố nói: “Anh xơi chén nước”, Bác Hoan nói: “Thôi để tôi đưa cháu đi ngay kẻo muộn”, quay lại tôi bác nói: “Hai bác cháu mình đi nào”, ngơ ngác nhìn sang bố, bố nói: “Bác Hoan sẽ đưa con đi thi, con đi với bác, giữ bình tĩnh, thi đỗ nhé - thầy đợi”.
Thế là bác Hoan nắm tay tôi dắt đi, hai bác cháu đi bộ từ nhà tôi ở Hà Hồi ra trường Quang Trung, vừa đi bác vừa cúi xuống dặn dò: “Cháu cứ bình tĩnh, đừng sợ nhé, bác tin tưởng ở cháu”. Tôi lon ton đi cạnh bác, nắm tay bác thật chặt, đi bên cạnh sao thấy bác cao lớn thế.
Đến trường, bác đưa tôi đến lớp 5 (lớp 1 bây giờ), gặp thầy Huệ, thầy rất già, tóc bạc phơ, râu cũng bạc phơ, thầy cười gần như chẳng còn cái răng nào, lạ quá thầy già thế mà lại dậy trẻ con bé tí như tôi ư? Vào lớp, thầy Huệ giở sách ra bảo tôi đọc chữ vần vỡ lòng A, B, C - ngạc nhiên quá, tôi đứng im nghĩ - sao dễ thế, mình đã đọc sách, đã đọc cả truyện ngắn của bác Hoan và các bác khác rồi, tưởng đi thi thế nào, ai ngờ chỉ bắt đọc A, B, C. Tôi thất vọng quá nhất định không đọc, đứng im, thầy Huệ cố gắng hết sức chỉ các chữ cái để tôi đọc, tôi lại càng tự ái hơn, nhất định gan lỳ đứng im không đọc. Thấy tôi không đọc chữ nào, thầy Huệ dắt ra trả tôi lại cho bác Hoan nói: “Cháu nó chưa biết đọc anh ạ”, bác Hoan lại dắt tôi về, trên đường bác hỏi, “Tại sao cháu không đọc, bác biết là cháu đọc được sách rồi kia mà”. Tôi nói: “Vâng, cháu còn đọc bao nhiêu là truyện ngắn của bác: “Kép Tư Bền”, “Tinh thần thể dục”, “Cái lò gạch” rồi của bác Nguyên Hồng truyện: “Bỉ vỏ”, “Những ngày thơ ấu”, của bác Tô Hoài: “Dế mèn phiêu lưu ký”, … và truyện của nhiều bác khác nữa cơ”. Bác hỏi, “Thế tại sao vào thi cháu lại không đọc”, tôi nói “Cháu tưởng thi cái gì khó, ai ngờ cháu đọc được bao nhiêu sách rồi mà lại bắt cháu đọc A, B, C - cứ như là trẻ con ấy, vì thế cháu không đọc”.
Thế là bác Hoan nắm tay tôi dắt đi, hai bác cháu đi bộ từ nhà tôi ở Hà Hồi ra trường Quang Trung, vừa đi bác vừa cúi xuống dặn dò: “Cháu cứ bình tĩnh, đừng sợ nhé, bác tin tưởng ở cháu”. Tôi lon ton đi cạnh bác, nắm tay bác thật chặt, đi bên cạnh sao thấy bác cao lớn thế.
Đến trường, bác đưa tôi đến lớp 5 (lớp 1 bây giờ), gặp thầy Huệ, thầy rất già, tóc bạc phơ, râu cũng bạc phơ, thầy cười gần như chẳng còn cái răng nào, lạ quá thầy già thế mà lại dậy trẻ con bé tí như tôi ư? Vào lớp, thầy Huệ giở sách ra bảo tôi đọc chữ vần vỡ lòng A, B, C - ngạc nhiên quá, tôi đứng im nghĩ - sao dễ thế, mình đã đọc sách, đã đọc cả truyện ngắn của bác Hoan và các bác khác rồi, tưởng đi thi thế nào, ai ngờ chỉ bắt đọc A, B, C. Tôi thất vọng quá nhất định không đọc, đứng im, thầy Huệ cố gắng hết sức chỉ các chữ cái để tôi đọc, tôi lại càng tự ái hơn, nhất định gan lỳ đứng im không đọc. Thấy tôi không đọc chữ nào, thầy Huệ dắt ra trả tôi lại cho bác Hoan nói: “Cháu nó chưa biết đọc anh ạ”, bác Hoan lại dắt tôi về, trên đường bác hỏi, “Tại sao cháu không đọc, bác biết là cháu đọc được sách rồi kia mà”. Tôi nói: “Vâng, cháu còn đọc bao nhiêu là truyện ngắn của bác: “Kép Tư Bền”, “Tinh thần thể dục”, “Cái lò gạch” rồi của bác Nguyên Hồng truyện: “Bỉ vỏ”, “Những ngày thơ ấu”, của bác Tô Hoài: “Dế mèn phiêu lưu ký”, … và truyện của nhiều bác khác nữa cơ”. Bác hỏi, “Thế tại sao vào thi cháu lại không đọc”, tôi nói “Cháu tưởng thi cái gì khó, ai ngờ cháu đọc được bao nhiêu sách rồi mà lại bắt cháu đọc A, B, C - cứ như là trẻ con ấy, vì thế cháu không đọc”.
Bác Hoan cúi xuống nắm tay tôi nói: “Ái chà chà, cháu gái bướng bỉnh của bác, đúng là cháu đã đọc cả sách của bác, và của nhiều bác khác nữa, nhưng đi thi là chuyện khác, cháu phải nghe lời thầy cô, làm theo sự hướng dẫn của thầy cô thì thầy cô mới biết trình độ của cháu đến đâu, cháu mới thi đỗ được. Cháu hiểu chưa?”.
Dắt tôi về đến nhà, bác Hoan cười lớn từ xa gọi: “Ông Kim Lân ơi, ra đón con gái rượu bướng bỉnh của ông này”. Bố tôi chạy ra mời bác ngồi rồi hỏi chuyện thi cử của tôi ra sao. Bác nói: “Con gái anh có cá tính đấy, bướng bỉnh lắm!”. Rồi bác kể cho bố tôi nghe chuyện đi thi của tôi. Tôi thấy bố và bác liếc nhau mỉm cười hóm hỉnh nên cũng đỡ lo. Bác Hoan thật vất vả vì tôi, do không thi đỗ vào lớp 5, bác phải dắt tôi vào học lớp vỡ lòng, lại còn thấp hơn lớp 5 một bậc, cũng ở đường Quang Trung. Bác nói: “Cháu tạm học ở đây để bác gặp nhà trường, ban giám hiệu trình bày thêm, nếu được thì cháu chuyển từ lớp vỡ lòng vào học luôn”. Buồn quá, ngày ngày cắp sách đến lớp vỡ lòng, mang theo sách để đọc, được ít hôm, tôi bỏ luôn nhất định không đến trường nữa.
Một hôm, bác Hoan lại đến nói với bố tôi: “Tôi đã nói chuyện lại với nhà trường rồi, ngày mai cho cháu đi thi lại”. Tôi nói: “Vâng ạ”. Hai bác cháu lại dắt nhau đến trường Quang Trung lần nữa. Bác nói: “Lần này cháu phải nghe lời thầy, nhớ đọc những gì thầy chỉ nhé”. Lần này đi thi tôi thủ theo trong áo cuốn truyện ngắn của bác - lại thầy Huệ râu tóc bạc phơ móm mém bước ra đưa tôi vào lớp, lại mở A, B, C ra bảo tôi đọc - Tôi rút ngay cuốn sách ra đọc một lèo truyện: “Kép Tư Bền” - “Các người thích xem hát bội hẳn chẳng ai là không biết tên kép Tư Bền, anh ta chỉ nổi tiếng về cái tài bông lơn, lắm lúc ra sân khấu chẳng cần nói 1 câu khôi hài nào nhưng chỉ một cái điệu bộ cỏn con của anh ta, các khán quan cũng đủ phải ôm bụng mà cười, vỗ tay đồm độp …..”. Thầy Huệ trợn tròn mắt, nói thôi thôi trò đọc đủ rồi, và bảo tôi dừng lại, tôi nói: “Thưa thầy cho con đọc xong, rồi xin thầy kiểm tra”. Im lặng, dắt tay tôi ra cửa, bác Hoan vẫn đợi đấy. Thầy nói với bác: “Tôi bảo cháu đọc A, B, C, vì lần trước cháu không đọc được, ai ngờ cháu rút phắt tập truyện ngắn của anh ra đọc một lèo, anh thấy thế nào?”. Bác Hoan nói: “Ái chà chà, cô bé này bướng lắm, có cá tính lắm, nhưng thôi anh cho cháu vào học đi”. Thế là tôi đã thi đỗ vào lớp học đầu tiên trong đời bằng cách đọc truyện ngắn “Kép Tư Bền” của nhà văn Nguyễn Công Hoan, trong sự nhọc lòng và sự “Ái chà chà” của bác.
Dắt tôi về đến nhà, bác Hoan cười lớn từ xa gọi: “Ông Kim Lân ơi, ra đón con gái rượu bướng bỉnh của ông này”. Bố tôi chạy ra mời bác ngồi rồi hỏi chuyện thi cử của tôi ra sao. Bác nói: “Con gái anh có cá tính đấy, bướng bỉnh lắm!”. Rồi bác kể cho bố tôi nghe chuyện đi thi của tôi. Tôi thấy bố và bác liếc nhau mỉm cười hóm hỉnh nên cũng đỡ lo. Bác Hoan thật vất vả vì tôi, do không thi đỗ vào lớp 5, bác phải dắt tôi vào học lớp vỡ lòng, lại còn thấp hơn lớp 5 một bậc, cũng ở đường Quang Trung. Bác nói: “Cháu tạm học ở đây để bác gặp nhà trường, ban giám hiệu trình bày thêm, nếu được thì cháu chuyển từ lớp vỡ lòng vào học luôn”. Buồn quá, ngày ngày cắp sách đến lớp vỡ lòng, mang theo sách để đọc, được ít hôm, tôi bỏ luôn nhất định không đến trường nữa.
Một hôm, bác Hoan lại đến nói với bố tôi: “Tôi đã nói chuyện lại với nhà trường rồi, ngày mai cho cháu đi thi lại”. Tôi nói: “Vâng ạ”. Hai bác cháu lại dắt nhau đến trường Quang Trung lần nữa. Bác nói: “Lần này cháu phải nghe lời thầy, nhớ đọc những gì thầy chỉ nhé”. Lần này đi thi tôi thủ theo trong áo cuốn truyện ngắn của bác - lại thầy Huệ râu tóc bạc phơ móm mém bước ra đưa tôi vào lớp, lại mở A, B, C ra bảo tôi đọc - Tôi rút ngay cuốn sách ra đọc một lèo truyện: “Kép Tư Bền” - “Các người thích xem hát bội hẳn chẳng ai là không biết tên kép Tư Bền, anh ta chỉ nổi tiếng về cái tài bông lơn, lắm lúc ra sân khấu chẳng cần nói 1 câu khôi hài nào nhưng chỉ một cái điệu bộ cỏn con của anh ta, các khán quan cũng đủ phải ôm bụng mà cười, vỗ tay đồm độp …..”. Thầy Huệ trợn tròn mắt, nói thôi thôi trò đọc đủ rồi, và bảo tôi dừng lại, tôi nói: “Thưa thầy cho con đọc xong, rồi xin thầy kiểm tra”. Im lặng, dắt tay tôi ra cửa, bác Hoan vẫn đợi đấy. Thầy nói với bác: “Tôi bảo cháu đọc A, B, C, vì lần trước cháu không đọc được, ai ngờ cháu rút phắt tập truyện ngắn của anh ra đọc một lèo, anh thấy thế nào?”. Bác Hoan nói: “Ái chà chà, cô bé này bướng lắm, có cá tính lắm, nhưng thôi anh cho cháu vào học đi”. Thế là tôi đã thi đỗ vào lớp học đầu tiên trong đời bằng cách đọc truyện ngắn “Kép Tư Bền” của nhà văn Nguyễn Công Hoan, trong sự nhọc lòng và sự “Ái chà chà” của bác.
Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉