Ads 468x60px

.

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Nhà Văn Nguyễn Công Hoan Với Tên Gọi Bến Xe, Bến Tàu


Nhà Văn Nguyễn Công Hoan Với Tên Gọi Bến Xe, Bến Tàu

Phan Điển Ánh

Lâu nay, chúng ta thường nói “bến ô tô, bến tàu điện”. Nếu chúng ta chỉ hiểu bằng nghĩa đen của tiếng bến - là nơi tàu thuyền đỗ ở bờ sông - thì có thể coi là ô tô chạy trên mặt nước, tàu thuỷ chạy bằng điện.

Năm 1938, nhà văn Nguyễn Công Hoan ở đảo Trà Cổ, thường nghe người làng nói rằng thỉnh thoảng họ vẫn trông thấy tàu chiến Nhật lảng vảng ở ngoài khơi.

Ông rất muốn được nhìn thấy tàu Nhật. Một hôm, ông nghe có tiếng kháo nhau rằng ở ngoài biển có chiếc tàu. Ông vội vàng chạy ra xem. Nhưng chẳng thấy gì.
Ông hỏi một cụ già đứng ở đó. Cụ trỏ tay vào cái thuyền đỗ ở gần.
Nhà văn ngờ ngợ. “Đấy là cái thuyền chứ?” Cụ bảo: “Đấy là cái tàu”. Rồi cụ già nọ giảng cho ông biết thuyền và tàu khác nhau thế nào.
Rằng, tàu thì mũi thẳng dọc xuống, hai bên phình dần ra. Thuyền thì mũi vuông ngang, phía dưới bẹt dần vào. Nhà văn Nguyễn Công Hoan nghĩ, vì hình thù như thế là cái tàu, cho nên những cái có hình thù ấy bằng máy, chạy trên mặt nước đều được gọi là tàu.
Rồi sau, những vật dụng tương tự dùng để chở khách, cũng lại gọi là tàu. Sau cùng, tiếng ấy lan nghĩa ra đến những vật dụng khác, nhưng không phải ở trên mặt nước. Do đó, gọi là xe lửa, xe điện vì chúng được đặt trên bánh xe chạy trên cạn. Rồi tàu hoả, tàu điện. Thậm chí bay trên trời, cũng được gọi là tàu: tàu bay.


Muốn phân biệt với tàu hoả chạy trên đất thì tàu chạy trên sông được gọi là tàu thuỷ. Do tiếng tàu, cụ già nọ còn cho nhà văn Nguyễn Công Hoan biết là bọn kẻ cướp vẫn dùng chiếc tàu có ngăn ra từng ô, để thực hiện hành vi phạm pháp, gọi là giặc tàu ô.

Mấy chục năm về trước, ở quãng sông Hồng chảy đến Hà Nội, do có bãi cát ở giữa cho nên sông rẽ ra làm hai dòng, một dòng ở phía Gia Lâm, một dòng ở phía Hà Nội.

Bờ phía Hà Nội là bến rất sầm uất. Các tàu thuỷ đi Hải Phòng, Nam Định, Tuyên Quang, Chợ Bờ tập trung cả ở gần phố chợ Gạo - nơi bán gạo từ các tỉnh chở về bằng đường thuỷ.
Từ khi có nhiều xe chở khách, ở Hà Nội xe đỗ lộn xộn.
Sở đốc lý qui định xe đỗ một chỗ. Các xe phải qua cầu Long Biên thì đỗ trên khoảnh đất rộng ở bờ sông, sát chân cầu, nơi người ta vẫn bán nứa. Nơi ấy nhiều năm qua vẫn là cái bến, gọi là Bến Nứa. Vì xe ô tô đỗ ở bến Nứa, người ta gọi tắt là bến ô tô.
Tiếng bến từ đó trở thành tiếng chỉ nơi tập trung của ô tô. Nơi ô tô tập trung không phải ở cạnh sông cũng gọi là bến. Chỗ đỗ của xe điện - chỗ không phải tập trung - cũng được gọi là bến: bến xe điện, bến tàu điện.

Phan Điển Ánh


0 comments:

Đăng nhận xét

[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉