Ads 468x60px

.

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Trích từ bài giảng "Ngôn ngữ sự kiện" của nhà ngôn ngữ học Nguyễn Tri Niên


Ngôn ngữ sự kiện

Nguyễn Tri Niên

[...]
Vậy nhà báo phải tìm ra mặt vận động của riêng mình, để khẳng định mình ... mỗi mặt vận động, mỗi nhát cắt của sự vận động đấy chính là cách nhìn của mỗi một nhà báo...
Để mình có một tiếng nói của chính mình, cái đấy người ta gọi là Phong cách nghề nghiệp, một giọng điệu riêng, một nhát cắt riêng. Không ai có thể có nhát cắt giống mình được...

Chính vì thế, nhát cắt nó định hình cho một phong cách mà cái này không phải một sớm một chiều có ngay, mà phải trong cả cuộc đời mình. Mình phải tìm ra một nhát cắt, một phong cách riêng, một giọng điệu riêng.

Ta có thể thấy trong văn học rất rõ: Nguyễn Công Hoan, ông ấy mà viết truyện nghiêm chỉnh thì có mà giời đọc được, vì cả đời ông ý có nghiêm chỉnh đâu! Nguyễn Công Hoan, cuộc đời nghiêm túc đến mấy trong đôi mắt của ông cũng có nhát cắt khôi hài ngay, trở thành khôi hài ngay lập tức! Cho nên, suốt đời khi tôi theo cụ, tôi chỉ thấy trong các cuộc họp cụ chỉ thưa các đồng chí nghiêm chỉnh được năm phút thôi đến phút thứ sáu là hết rồi đấy! Là tất cả chúng mày đều là hài hước hết, đều trò cười hết cả!

Thí dụ khi cụ đi Ba Lan, Hội nhà văn mời sang năm 1961. Sang bên đấy cụ chỉ biết tiếng Pháp thôi, tiếng Ba Lan cụ không biết, cho nên Hội nhà văn Ba Lan cử một bà văn sĩ biết tiếng Pháp đi dịch cho cụ. Cái này là của cụ thôi, nghiêm chỉnh đến mấy cũng thành hài hước. Đến khi cụ về báo cáo trước Hội cũng thưa các đồng chí được năm phút: Tôi vinh dự được Hội nhà văn Ba Lan mời sang, họ tiếp đón nhiệt tình vân vân và vân vân, rồi cử một bà văn sĩ biết tiếng Pháp đi phiên dịch cho tôi. Và từ phút này trở đi là cụ rất hài hước, mà mặt rất nghiêm chỉnh có đùa dỡn ai đâu. Tức là bà văn sĩ này thích “giống đực”. Mọi người chưa hiểu thế nào, ông bảo có gì đâu, bà này nói tiếng Pháp cái gì cũng quy vào giống đực hết.

Trong con mắt của Nguyễn Công Hoan thì tự nhiên nhát cắt đó trở thành một người ham thích “giống đực” mà người ấy lại là phái yếu, thế mới cười được chứ! Còn nghiêm chỉnh thì cái bà này tiếng Pháp yếu lắm, bà không phân biệt được giống, thế chứ có gì đâu! thế nhưng người khác nói thì có gì hay đâu nào, cụ Nguyễn của ta nói thì bà thích “giống đực”.


Và một hôm, bà mời tôi đến xem nhà, tôi lạnh cả người, tôi vừa đến nơi, bà bước ra nói một câu tiếng Pháp…có nghĩa là cởi hết ra, lột trần chuồng ra! tôi giật mình, mời người ta đến lại bắt người ta cởi chuồng hết… tôi chưa hoàn hồn thì bà lại nói tiếp “vào buồng ngủ của tôi đi”, và tôi cũng chưa hiểu thế nào bà nói tiếp câu thứ ba “chồng tôi đi vắng”! rồi thế còn chuyện gì xẩy ra trên đời nữa, thì hóa ra là câu chuyện của một người rất kém tiếng Pháp có thế thôi. Mặt cụ thì nghiêm túc lắm! dưới này biết ngay là Nguyễn Công Hoan rồi, không có ai có cặp mắt thần kiểu ấy của Nguyễn Công Hoan và chỉ Nguyễn Công Hoan mới lia nhát cắt ấy rất hay mà rất là Nguyễn Công Hoan... cụ liên kết ba mẩu chuyện ấy: cởi quần ra, vào buồng ngủ, chồng đi vắng rồi. Thế mọi người phải cười chứ còn gì nữa. Đấy là cái lia, cái nhát cắt cực kỳ của Nguyễn Công Hoan. Không ai có cặp mắt thần ấy, cho nên để làm điều ấy thì suốt cả một cuộc đời cứ gặp cụ thì mình phải cười trước vì trông cụ đã buồn cười rồi, vì chẳng có cái gì cụ nghiêm túc được!

Có lần cụ viết truyện cô giáo Minh rồi đưa bản thảo cho vợ đọc, vợ đọc xong thấy truyện thắm thiết, thương cô giáo Minh quá khóc, cụ ngồi bên thấy vậy thì bảo: ôi trời người ta bịa chứ có gì mà phải khóc! Cái gì cụ cũng có thể cười hóa hết được. Cụ nói tiếp, khi về đến Bắc Kinh thì tôi buồn nẫu hết cả ruột! Thôi hết rồi, thế giới không còn đàn bà nữa thì sống với ai! Ý của người khác sẽ nói như thế này Bắc Kinh lạnh lắm cho nên tất cả đều phải mặc quần bông, áo bông, mũ bông chỉ còn có hở hai đôi mắt thôi.

Và như thế là một quận bông lăn tròn trên đường phố chẳng thể phân biệt nam nữ, mặc quần áo bông còn phân biệt nam nữ thế nào được nữa! Và những năm tôi ở Trung Quốc cũng thế thôi, bác Mao cho quần bông, áo bông, mũ bông chỉ còn hở hai con mắt…. nên cụ bảo tôi buồn lắm thế giới không còn còn phụ nữ thì còn sống làm gì nữa... và chỉ có Nguyễn Công Hoan mới lia nhát cắt như vậy thôi!

Cho nên, làm báo cũng như nhà văn ở chỗ phải luyện nhát cắt. Ở chỗ này, tức là giọng điệu riêng của mình...




0 comments:

Đăng nhận xét

[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉