Phu xe không phải kéo xe vì thuộc thơ Tú Xương
LÊ HỒNG BẢO ANH
Nhà văn Nguyễn Công Hoan (1903- 1977), quê Xuân Cầu, Nghĩa Trụ, Văn Giang, tỉnh Hưng Yên viết văn từ năm 17 tuổi, với tác phẩm đầu tay là truyện ngắn “Quyết trí phiêu lưu”. Sau này ông còn là tác giả của hơn 30 cuốn tiểu thuyết, có những cuốn nổi tiếng như: “Tắt lửa lòng” (1936), “Bước đường cùng” (1938), “Lá ngọc cành vàng” (1939), “Đống rác cũ” (1957)...
Nhà thơ Tản Đà, tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (1889- 1939) quê Khê Thượng, Ba Vì (Hà Tây cũ). Tuy Tản Đà hơn Nguyễn Công Hoan trên chục tuổi, nhưng hai ông thân nhau như anh em, đi lại bàn luận văn chương thời cuộc với nhau thường xuyên.
Nhà văn Nguyễn Công Hoan có kể rằng: Vào năm 1926, sau một vụ lụt lớn, Tản Đà rủ Nguyễn Công Hoan đi chơi mát ở Hà thành hàng giờ bằng xe tay. Người phu xe là một ông già trên dưới 60 tuổi gầy gò nên kéo xe rất chậm, mà hai vị khách văn thì to cao. Vì đi để ngắm cảnh và trút bầu tâm sự, nên họ không cần đi nhanh. Ngồi trên xe, Tản Đà say xưa nói chuyện thơ Tú Xương.
Đọc xong bài “Sông Lấp” của cụ Tú Xương, Tản Đà khoái chí khen nức nở chữ “vẳng” và chữ “giật mình”, cho là nó chan chứa kín đáo cái ngậm ngùi của một tinh thần hoài cổ. Tản Đà nói với Nguyễn Công Hoan: “Từ khi làm thơ, mình mới địch nổi Tú Xương một lần thôi bằng chữ “vèo” trong bài “Cảm thụ, tiễn thu”: “Vèo trông lá rụng đầy sân”.
Tiếp đó Tản Đà lại đọc bài thơ “Áo bông che đầu” của Tú Xương. Người phu xe từ nãy đến giờ vẫn kéo xe đi chầm chậm theo kiểu dưỡng lão, nhưng đến lúc này hình như không kìm nổi cái máu yêu thơ, nên ông kéo xe thong thả như muốn dừng lại.
Nhà thơ Tản Đà, tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (1889- 1939) quê Khê Thượng, Ba Vì (Hà Tây cũ). Tuy Tản Đà hơn Nguyễn Công Hoan trên chục tuổi, nhưng hai ông thân nhau như anh em, đi lại bàn luận văn chương thời cuộc với nhau thường xuyên.
Nhà văn Nguyễn Công Hoan có kể rằng: Vào năm 1926, sau một vụ lụt lớn, Tản Đà rủ Nguyễn Công Hoan đi chơi mát ở Hà thành hàng giờ bằng xe tay. Người phu xe là một ông già trên dưới 60 tuổi gầy gò nên kéo xe rất chậm, mà hai vị khách văn thì to cao. Vì đi để ngắm cảnh và trút bầu tâm sự, nên họ không cần đi nhanh. Ngồi trên xe, Tản Đà say xưa nói chuyện thơ Tú Xương.
Đọc xong bài “Sông Lấp” của cụ Tú Xương, Tản Đà khoái chí khen nức nở chữ “vẳng” và chữ “giật mình”, cho là nó chan chứa kín đáo cái ngậm ngùi của một tinh thần hoài cổ. Tản Đà nói với Nguyễn Công Hoan: “Từ khi làm thơ, mình mới địch nổi Tú Xương một lần thôi bằng chữ “vèo” trong bài “Cảm thụ, tiễn thu”: “Vèo trông lá rụng đầy sân”.
Tiếp đó Tản Đà lại đọc bài thơ “Áo bông che đầu” của Tú Xương. Người phu xe từ nãy đến giờ vẫn kéo xe đi chầm chậm theo kiểu dưỡng lão, nhưng đến lúc này hình như không kìm nổi cái máu yêu thơ, nên ông kéo xe thong thả như muốn dừng lại.
Còn Tản Đà vẫn đang cao hứng, cứ vô tư đọc tiếp:
- Hay quá! Hay quá!
Đến lúc Nguyễn Công Hoan và Tản Đà đối thoại “lai lịch” với phu xe, mới biết rằng ông phu xe không phải là một phu xe thuần túy, mà nguyên là một thầy đồ. Vừa qua ở vùng quê thầy đồ này bị lũ lụt nặng, vì đói khổ phải ra Hà Nội làm phu xe để kiếm sống qua ngày, nên tạm “kéo xe” đó thôi.
Biết thế, hai văn nhân cho đây là bạn đồng nghiệp của mình, nên cả hai không ai bảo ai cùng nhau xuống xe, đi bộ với nhau nói chuyện thơ, rồi cùng nhau về tòa báo ở phố Hàng Long. Tản Đà mời thân mật người phu xe và nhà thơ cùng uống rượu và tâm sự sự đời, sự văn với nhau. Khi tiểu phu xe ra về, Tản Đà còn đưa cho người kéo xe một đồng bạc (thời ấy giá trị 50kg gạo).
Tản Đà là như vậy! Tài mà khiêm tốn, nghèo nhưng rộng lòng nhân ái. Lòng ông cao rộng như núi Tản, sông Đà ấy đúng với tên ông đã chọn.
“Ai ơi còn nhớ hay không
Trời mưa một mảnh áo bông che đầu
Nào ai có biết ai đâu
Áo bông ai ướt, khăn đầu ai khô”.
“Người đi Tam Đảo, Ngũ Hồ
Kẻ về khóc trúc than ngô một mình
Non non nước nước tình tình
Vì ai tươi thắm cho mình ngẩn ngơ”
- Hay quá! Hay quá!
Đến lúc Nguyễn Công Hoan và Tản Đà đối thoại “lai lịch” với phu xe, mới biết rằng ông phu xe không phải là một phu xe thuần túy, mà nguyên là một thầy đồ. Vừa qua ở vùng quê thầy đồ này bị lũ lụt nặng, vì đói khổ phải ra Hà Nội làm phu xe để kiếm sống qua ngày, nên tạm “kéo xe” đó thôi.
Biết thế, hai văn nhân cho đây là bạn đồng nghiệp của mình, nên cả hai không ai bảo ai cùng nhau xuống xe, đi bộ với nhau nói chuyện thơ, rồi cùng nhau về tòa báo ở phố Hàng Long. Tản Đà mời thân mật người phu xe và nhà thơ cùng uống rượu và tâm sự sự đời, sự văn với nhau. Khi tiểu phu xe ra về, Tản Đà còn đưa cho người kéo xe một đồng bạc (thời ấy giá trị 50kg gạo).
Tản Đà là như vậy! Tài mà khiêm tốn, nghèo nhưng rộng lòng nhân ái. Lòng ông cao rộng như núi Tản, sông Đà ấy đúng với tên ông đã chọn.
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉