Nhà văn Nguyễn Công Hoan dạy học ở Lào Cai
TRÍ TÂM
Từ năm 1929 đến 1931, Nhà văn Nguyễn Công Hoan đă dạy học ở Lào Cai. Nhà văn Lê Minh, con gái Nguyễn Công Hoan đã kể về cha mình nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11:
Trong tác phẩm viết theo cách gọi của riêng ông, là "Nhớ gì ghi nấy", ông ghi về Lao Cai những năm 1929 -1931 dưới thời Pháp thuộc:
"... Ngày bé, cho mãi đến sau này, hình ảnh người cha đối với tôi vẫn là hình ảnh một người thày giáo. Lúc trẻ, tôi càng không nhìn cha mình là nhà văn để mà đi theo nghề ấy. Nhà văn Nguyễn Công Hoan thì hầu như bây giờ ai cũng biết. Thế nhưng ở các trường cũ ông dạy học thì người ta vẫn nhớ ông là thầy giáo Hoan. Ví dụ ở trường Lào Cai, nơi ông đã dạy. Thầy giáo thời xưa, cái thời Pháp thuộc, có một chế độ: phải đi vùng nước độc một lần. Ai cũng phải đi một lần. Lần ấy ông đi Lào Cai. Lúc bấy giờ là vùng nước độc. Heo hút, kinh lắm. Lên vùng nước độc thì ông chỉ đi một mình, không dám mang theo vợ con.Trong một dịp nói về kinh nghiệm viết văn của mình, Nguyễn Công Hoan nhắc đến kỷ niệm: Khi dạy học ở Lào Cai, ông vẫn đều đặn viết truyện ngắn gửi về đăng báo ở Hà Nội. Với đồng lương của một nhà giáo tiểu học, ông phải tìm loại giấy mỏng và nhẹ, phải tính toán số tờ giấy thế nào để mỗi lần gửi truyện về Hà Nội không phải mất thêm tiền tem. Biện pháp hữu hiệu hơn cả là ông cố gắng viết ngắn. Ngắn gọn và súc tích, đó là một đặc điểm trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.
Tính ông thích cây cối. Ông đã giồng một hàng cây có tên là cây tếch, còn gọi là cây báng súng...
"...Ông là một ông giáo nghiêm đấy, nghiêm với học trò đấy, nhưng mà vui tính lắm. Thương học trò. Thế cho nên học trò nể thầy, quý thầy chứ không có cái sự sợ hãi thầy..."
(Văn nghệ Trẻ- 23 tháng 11 năm 2003)
Trong tác phẩm viết theo cách gọi của riêng ông, là "Nhớ gì ghi nấy", ông ghi về Lao Cai những năm 1929 -1931 dưới thời Pháp thuộc:
"... Ở các tỉnh biên giới Việt Trung, vì người thưa, ruộng ít, công quỹ của tỉnh phải trông vào sòng bạc được phép mở công khai để lấy thuế.
Ở Lào Cai có một sòng. Bên kia Lào Cai là Cốc Lếu, (hai bờ sông Hồng), có một sòng. Dưới Lào Cai 2 cây số, là ga Phố Mới, có một sòng. Ở lào Cai, sang sông Nậm Ti (*), địa phận Trung Quốc, có một sòng. Ngòài ra, các châu lỵ nào, các chỗ đông dân nào cũng có một sòng..."
Ông kể về tệ nạn buôn thuốc phiện thời ấy:
Vốn ghét bọn thực dân, Nguyễn Công Hoan quan sát chúng rất kỹ. Ông kể:
Khi tỉnh Lao Cai tái lập, trường Trung học Cơ sở của phường Lào Cai đã vinh dự mang tên Nhà văn, Nhà giáo Nguyễn Công Hoan.
"...Người buôn thuốc phiện lậu luôn luôn thay đổi mánh khóe. Nhà Đoan không tài nào biết được. ..
Qua nhà Đoan Lào Cai, Yên Bái, Việt Trì thì thoát được về Hà Nội... Nhưng thường những người buôn bán lớn phải thông lưng với nhà Đoan. Cho họ ăn thì họ lờ đi. Nhưng muốn nhà Đoan khỏi bị nghi, thỉnh thoảng họ cũng xui nhà Đoan bắt những chuyến nhỏ.
Nhà Đoan dùng Tây lai làm việc bắt thuốc phiện lậu. Bọn này gọi là phó Đoan. Có ngạch lưu động và có ngạch cố định. Phó Đoan cố định thì bắt ở trong tỉnh.
Lưu động thì được bắt trong cả một vùng. Muốn chở thuốc phiện được êm thấm, thì người phó Đoan lưu động ngồi ngay trên bè tải thuốc phiện. Đi qua nơi nào, nếu nhà Đoan cố định đòi khám, thì anh lưu động nhận là mình đã khám và bắt rồi, đương tải về Hà Nội.
Năm 1930, ở Lào Cai có một công ty buôn thuốc phiện rất lớn. Việc vỡ lở, Tây phải phái một tên giám đốc chính trị và hành chính (**)Bắc Kỳ Pu- lê O- di-ê lên điều tra. Lính Đoan khai cho đội Đoan, đội Đoan khai cho phó Đoan, cuối cùng, giám đốc công ty bị lột mặt nạ, là tên chánh Đoan Yên Bái, tên là Mác- tanh. Một số quan lại và nhà giầu Việt Nam cũng có cổ phần trong công ty..."
Vốn ghét bọn thực dân, Nguyễn Công Hoan quan sát chúng rất kỹ. Ông kể:
"... Ngày bé, còn đi học, xe điện đỗ ở chợ Đồng Xuân, thì mình thường thấy một thằng Tây, người lùn, cạo tọc, đi lảng vảng ở phía ngoài chợ. Hỏi ra biết là thằng mật thám.Trong tiểu thuyết Đống rác cũ và một số truyện ngắn, Nguyễn Công Hoan đã sử dụng một số tư liệu đời sống ông đã quan sát được trong những năm dạy học ở Lào Cai. Qua mấy nét ghi lại từ ký ức nói trên, Nguyễn Công Hoan đã cho chúng ta hình dung được một phần hiện thực xã hội Lào Cai dưới chế độ thực dân phong kiến.
Năm 1929, mình lên Lao Cai làm giáo học, thì thấy thằng này làm chánh mật thám ở tỉnh này. Tên nó là Rôbert..."(***)
Khi tỉnh Lao Cai tái lập, trường Trung học Cơ sở của phường Lào Cai đã vinh dự mang tên Nhà văn, Nhà giáo Nguyễn Công Hoan.
TRÍ TÂM
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉