Rating: | ★★★ |
Category: | Books |
Genre: | Biographies & Memoirs |
Author: | Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh |
Chương XII: Nguyễn Công Hoan
Nguyễn Công Hoan là người cùng làng với vợ tôi và có họ với vợ tôi: Làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, ngày xưa thuộc tỉnh Bắc Ninh, ngày nay thuộc tỉnh Hưng Yên. Tôi nhớ Nguyễn Công Hoan nói đùa: “Nếu nói chuyện nhãn, tôi nhận quê ở Hưng Yên. Nếu nói chuyện văn chương thì tôi nhận quê ở Bắc Ninh”.
Nguyễn Công Hoan mất lâu rồi. Lúc ông còn sống tôi chỉ được gặp vài lần, khoảng 1967, 1968.
Một lần tôi cùng họp với ông ở Viện Văn học. Ông tỏ ra rất ghét Vũ Đức Phúc. Ông nói, anh Phúc chỉ viết để cho cấp trên xem thôi. Ông cho rằng những người viết văn học sử chỉ thấy hiện tượng mà không giải thích đúng đắn vì không hiểu hoàn cảnh lịch sử gì cả.
Thí dụ, nói nhà văn Vũ Trọng Phụng phức tạp. Hiện tượng thì đúng, nhưng lí do vì sao. Vũ Trọng Phụng viết đủ các thứ báo: Nhật Tân, Tiểu thuyết thứ bẩy, Hà Nội báo, Loa, Tiểu thuyết thứ năm, Sông Hương... Bấy giờ, mỗi tờ báo ra đời đều phải tìm con đường hấp dẫn độc giả. Vũ Trọng Phụng bị lôi kéo viết cho Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ năm, Sông Hương thì khiêu dâm (Giông tố, Thị Mịch, Làm đĩ), nhưng khi viết Tiểu thuyết thứ bẩy thì không khiêu dâm nữa (Người tù được tha). Vũ Trọng Phụng không phải mật thám. Mật thám, biết ngay. Vũ Trọng Phụng mật thám sao lại nghèo! Mật thám còn viết văn làm gì! Phân tích tác phẩm, phải hiểu tác phẩm viết năm nào, năm ấy như thế nào mà có tác phẩm ấy. Thí dụ, năm 1935, trong Nam bộ nó bỏ kiểm duyệt. ở Bắc thì đến 1937 mới bỏ. Từ 1937 đến 1939, viết tự do. Kiểm duyệt báo nếu cần chỉ gọi chủ báo lên xạc thôi. Tác giả thì tha hồ. Vì thế tiểu thuyết lịch sử Đề Thám, Hàm Nghi ra đời. Châtel sang Việt Nam, hướng thanh niên vào phong trào thể thao thể dục. Tôi viết Tinh thần thể dục.
Nhân tiện gặp Nguyễn Công Hoan ở đấy, tôi tranh thủ hỏi mấy câu:
- Hồi Hải Triều và Hoài Thanh tranh luận với nhau chung quanh tác phẩm Kép Tư Bền của bác, bác có đọc họ không?
- Họ viết trên báo địa phương (Huế), tôi đọc làm gì!
- Thế hồi ấy, bác tự thấy mình là vị nhân sinh hay vị nghệ thuật?
- Tôi chỉ cốt viết cho hay thôi. Các báo mời viết, gợi đề tài này khác, thấy đề tài nào hay thì viết. Tôi không phục vụ chính trị, chỉ phục vụ nghệ thuật thôi. Ông nói tiếp: “Họ đấu tranh với nhau chỉ lấy mình làm một cái cớ thôi. Hải Triều hồi ấy có mời tôi vào Huế để tiếp xúc với độc giả Kép Tư Bền và ký tên vào sách cho những người đến mua. Ban ngày tôi ở chỗ Hải Triều, hiệu sách Hương Giang, ban đêm tôi về ngủ với Hoài Thanh. Ban ngày ở với thằng vị nhân sinh, ban đêm ở với thằng vị nghệ thuật”. Nguyễn Công Hoan quan niệm chuyện đời, chuyện văn rất đơn giản, cứ như trò đùa vậy thôi:
“Năm 1928, 1929, tôi bắt đầu viết truyện ngắn. Hồi ấy ở Lào Cai. Thấy tôi hay đùa, Tương Huyền, anh Tam Lang, bảo tôi viết. Tôi từ chối. Hắn nói mày không viết tao đánh. Tôi viết ba truyện đưa Tương Huyền xem. Tương Huyền nói: “Thế này là xã hội tiểu thuyết chứ còn thế đéo nào nữa!”. Hồi ấy do giáo dục gia đình và do tiềm thức mà viết thế thôi. Không ai nghĩ sau này thành nhà văn. Cứ ấm ức, hậm hực viết ra cho thoải mái. Tôi tán thành nghệ thuật vị nghệ thuật của Hoài Thanh. Các nhà nghiên cứu cứ quy ý thức này ý thức khác, sai cả”. Ông nói: “Ngày nay toà soạn báo là toà không soạn. Ngày xưa toà soạn là phải soạn, cứ ngồi tán với nhau rồi thấy có gì hay là viết. Thí dụ: Hồi Vũ Trọng Phụng viết Vỡ đê, Ngô Tất Tố nói: “Thằng Phụng viết thế khỉ nào được nông thôn. Để tôi viết cho mà xem. Thế là Tắt đèn ra đời”.
Nguyễn Công Hoan mất lâu rồi. Lúc ông còn sống tôi chỉ được gặp vài lần, khoảng 1967, 1968.
Một lần tôi cùng họp với ông ở Viện Văn học. Ông tỏ ra rất ghét Vũ Đức Phúc. Ông nói, anh Phúc chỉ viết để cho cấp trên xem thôi. Ông cho rằng những người viết văn học sử chỉ thấy hiện tượng mà không giải thích đúng đắn vì không hiểu hoàn cảnh lịch sử gì cả.
Thí dụ, nói nhà văn Vũ Trọng Phụng phức tạp. Hiện tượng thì đúng, nhưng lí do vì sao. Vũ Trọng Phụng viết đủ các thứ báo: Nhật Tân, Tiểu thuyết thứ bẩy, Hà Nội báo, Loa, Tiểu thuyết thứ năm, Sông Hương... Bấy giờ, mỗi tờ báo ra đời đều phải tìm con đường hấp dẫn độc giả. Vũ Trọng Phụng bị lôi kéo viết cho Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ năm, Sông Hương thì khiêu dâm (Giông tố, Thị Mịch, Làm đĩ), nhưng khi viết Tiểu thuyết thứ bẩy thì không khiêu dâm nữa (Người tù được tha). Vũ Trọng Phụng không phải mật thám. Mật thám, biết ngay. Vũ Trọng Phụng mật thám sao lại nghèo! Mật thám còn viết văn làm gì! Phân tích tác phẩm, phải hiểu tác phẩm viết năm nào, năm ấy như thế nào mà có tác phẩm ấy. Thí dụ, năm 1935, trong Nam bộ nó bỏ kiểm duyệt. ở Bắc thì đến 1937 mới bỏ. Từ 1937 đến 1939, viết tự do. Kiểm duyệt báo nếu cần chỉ gọi chủ báo lên xạc thôi. Tác giả thì tha hồ. Vì thế tiểu thuyết lịch sử Đề Thám, Hàm Nghi ra đời. Châtel sang Việt Nam, hướng thanh niên vào phong trào thể thao thể dục. Tôi viết Tinh thần thể dục.
Nhân tiện gặp Nguyễn Công Hoan ở đấy, tôi tranh thủ hỏi mấy câu:
- Hồi Hải Triều và Hoài Thanh tranh luận với nhau chung quanh tác phẩm Kép Tư Bền của bác, bác có đọc họ không?
- Họ viết trên báo địa phương (Huế), tôi đọc làm gì!
- Thế hồi ấy, bác tự thấy mình là vị nhân sinh hay vị nghệ thuật?
- Tôi chỉ cốt viết cho hay thôi. Các báo mời viết, gợi đề tài này khác, thấy đề tài nào hay thì viết. Tôi không phục vụ chính trị, chỉ phục vụ nghệ thuật thôi. Ông nói tiếp: “Họ đấu tranh với nhau chỉ lấy mình làm một cái cớ thôi. Hải Triều hồi ấy có mời tôi vào Huế để tiếp xúc với độc giả Kép Tư Bền và ký tên vào sách cho những người đến mua. Ban ngày tôi ở chỗ Hải Triều, hiệu sách Hương Giang, ban đêm tôi về ngủ với Hoài Thanh. Ban ngày ở với thằng vị nhân sinh, ban đêm ở với thằng vị nghệ thuật”. Nguyễn Công Hoan quan niệm chuyện đời, chuyện văn rất đơn giản, cứ như trò đùa vậy thôi:
“Năm 1928, 1929, tôi bắt đầu viết truyện ngắn. Hồi ấy ở Lào Cai. Thấy tôi hay đùa, Tương Huyền, anh Tam Lang, bảo tôi viết. Tôi từ chối. Hắn nói mày không viết tao đánh. Tôi viết ba truyện đưa Tương Huyền xem. Tương Huyền nói: “Thế này là xã hội tiểu thuyết chứ còn thế đéo nào nữa!”. Hồi ấy do giáo dục gia đình và do tiềm thức mà viết thế thôi. Không ai nghĩ sau này thành nhà văn. Cứ ấm ức, hậm hực viết ra cho thoải mái. Tôi tán thành nghệ thuật vị nghệ thuật của Hoài Thanh. Các nhà nghiên cứu cứ quy ý thức này ý thức khác, sai cả”. Ông nói: “Ngày nay toà soạn báo là toà không soạn. Ngày xưa toà soạn là phải soạn, cứ ngồi tán với nhau rồi thấy có gì hay là viết. Thí dụ: Hồi Vũ Trọng Phụng viết Vỡ đê, Ngô Tất Tố nói: “Thằng Phụng viết thế khỉ nào được nông thôn. Để tôi viết cho mà xem. Thế là Tắt đèn ra đời”.
“Về cuốn Bước đường cùng tôi được đề cao quá. Người ta giải thích do tôi có ý thức thế nào đó mới viết ra thế. Tôi ngượng quá. Bước đường cùng và Tắt đèn không có ý thức đả đế quốc phong kiến gì cả (tiềm thức có thể có). Chúng tôi chỉ muốn viết tiểu thuyết phong tục (roman de moeurs). May làm sao lại thành chống đế quốc phong kiến. Tôi thích truyện ngắn hơn. Còn Bước đường cùng thì thường thôi. Kháng chiến, mất bản thảo. Trong thành còn giữ được một cuốn. Có thằng nó in ra. Năm 1954, ta vào thành in lại. Tác phẩm tồn tại đến ngày nay là do thế. Tôi thành ra nổi tiếng. Lý do rất đơn giản!
“ Nhà văn Việt Nam phải học tiếng Việt Nam. Ta quen nói kiểu trí thức mất rồi, quên tiếng nói nhân dân. Người dân nói “Trăm nghìn người mới có một”. Mình lại nói “trường hợp cá biệt”. Tiếng Việt rất trong sáng, dễ hiểu. Sao cứ bịa ra những tiếng khó hiểu. Nhiều tiếng của nhân dân, bây giờ chắc nhiều người không biết nghĩa là gì: tại sao gọi “bến ôtô”, “bến tàu điện”? Tại sao gọi là “bát đàn, bát sứ, bát kiểu”. Tại sao gọi là “bít tất” “Mọi nhẽ” là gì? (mọi nhẽ nghĩa như vân vân...)
Nghe Nguyễn Công Hoan nói, thấy ông không suy nghĩ điều gì sâu sắc. Ông hay nói, “đơn giản thế thôi”, hoặc do “gặp may” hay do “tiềm thức”. Mọi sự đối với ông rất đơn giản. Và xem ra, ông chẳng coi cái gì là quan trọng cả. Thích gì viết thế. Thấy gì hay thì viết. Cứ theo bản năng, theo thói quen mà làm. Con đường nghệ thuật của ông ba, bốn mươi năm khi tiến khi lùi, khi tạt ngang tạt ngửa, khi viết truyện ngắn khi viết truyện dài, khi viết truyện tình, khi viết truyện xã hội, khi trào phúng, khi nghiêm trang, khi lãng mạn, khi hiện thực... Rồi thấy cái gì bở ăn, cứ làm tới, đâm ra, nói như Hoài Thanh: “nói dài, nói dai, nói dại”..., không biết cái hay cũng có giới hạn của nó, đâu phải cứ đào mãi mà được. Cho nên lúc thành công, lúc thất bại. Mà thành công hay thất bại hình như ông cũng chẳng biết tại sao...
Tôi gọi thế là con đường nghệ thuật không tự giác (l’ itinéraire inconscient).
Tô Hoài cho tôi biết: “Hồi đầu kháng chiến chống Pháp, cụ Hoan phụ trách dạy văn hoá trong quân đội. ở chỗ sơ tán, cụ “nhẩy dù” khiếp lắm! Trong cuộc chỉnh huấn 1952, tôi gợi ý cụ kiểm thảo chuyện ấy. Cụ đấu tranh tư tưởng dữ dội, mồ hôi trán chảy ròng ròng...”
Tôi có một lần, hướng dẫn một cô làm luận án thạc sĩ về tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan (một cô khác làm về truyện ngắn). Cô này tên là Bùi Thị Hoài. Tôi giới thiệu Hoài đến Lê Minh để mượn sách. Lê Minh bắt Hoài làm luận án phải do chị hướng dẫn. Rất chướng và rất hách. Thấy vậy, tôi bảo Hoài không đến Lê Minh nữa. Tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan thực ra tìm không khó lắm. Nguyễn Công Hoan nếu còn sống, chắc cũng ớn cô con gái của mình lắm.
“ Nhà văn Việt Nam phải học tiếng Việt Nam. Ta quen nói kiểu trí thức mất rồi, quên tiếng nói nhân dân. Người dân nói “Trăm nghìn người mới có một”. Mình lại nói “trường hợp cá biệt”. Tiếng Việt rất trong sáng, dễ hiểu. Sao cứ bịa ra những tiếng khó hiểu. Nhiều tiếng của nhân dân, bây giờ chắc nhiều người không biết nghĩa là gì: tại sao gọi “bến ôtô”, “bến tàu điện”? Tại sao gọi là “bát đàn, bát sứ, bát kiểu”. Tại sao gọi là “bít tất” “Mọi nhẽ” là gì? (mọi nhẽ nghĩa như vân vân...)
Nghe Nguyễn Công Hoan nói, thấy ông không suy nghĩ điều gì sâu sắc. Ông hay nói, “đơn giản thế thôi”, hoặc do “gặp may” hay do “tiềm thức”. Mọi sự đối với ông rất đơn giản. Và xem ra, ông chẳng coi cái gì là quan trọng cả. Thích gì viết thế. Thấy gì hay thì viết. Cứ theo bản năng, theo thói quen mà làm. Con đường nghệ thuật của ông ba, bốn mươi năm khi tiến khi lùi, khi tạt ngang tạt ngửa, khi viết truyện ngắn khi viết truyện dài, khi viết truyện tình, khi viết truyện xã hội, khi trào phúng, khi nghiêm trang, khi lãng mạn, khi hiện thực... Rồi thấy cái gì bở ăn, cứ làm tới, đâm ra, nói như Hoài Thanh: “nói dài, nói dai, nói dại”..., không biết cái hay cũng có giới hạn của nó, đâu phải cứ đào mãi mà được. Cho nên lúc thành công, lúc thất bại. Mà thành công hay thất bại hình như ông cũng chẳng biết tại sao...
Tôi gọi thế là con đường nghệ thuật không tự giác (l’ itinéraire inconscient).
Tô Hoài cho tôi biết: “Hồi đầu kháng chiến chống Pháp, cụ Hoan phụ trách dạy văn hoá trong quân đội. ở chỗ sơ tán, cụ “nhẩy dù” khiếp lắm! Trong cuộc chỉnh huấn 1952, tôi gợi ý cụ kiểm thảo chuyện ấy. Cụ đấu tranh tư tưởng dữ dội, mồ hôi trán chảy ròng ròng...”
* *
*
Tôi có một lần, hướng dẫn một cô làm luận án thạc sĩ về tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan (một cô khác làm về truyện ngắn). Cô này tên là Bùi Thị Hoài. Tôi giới thiệu Hoài đến Lê Minh để mượn sách. Lê Minh bắt Hoài làm luận án phải do chị hướng dẫn. Rất chướng và rất hách. Thấy vậy, tôi bảo Hoài không đến Lê Minh nữa. Tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan thực ra tìm không khó lắm. Nguyễn Công Hoan nếu còn sống, chắc cũng ớn cô con gái của mình lắm.
Láng Hạ, 23–5–2007
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉