Rating: | ★★★★★★ |
Category: | Books |
Genre: | Biographies & Memoirs |
Author: | Lê Minh, Bùi Bình Thi, Ma Văn Kháng |
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh
nhà văn Nguyễn Công Hoan
Lê Minh, Bùi Bình Thi, Ma Văn Kháng
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nguyễn Công Hoan, một tên tuổi lớn của văn chương hiện đại Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu một số bài viết đã được đọc tại hội thảo văn học về ông mới đây.
Bà Lê Minh, con gái nhà văn:
Đọc và nghĩ
Ông Bùi Hiển đã thật ý tứ khi tự tay đưa cuốn sách của ông xuất bản tháng 10-1999 "Bạn bè - Một thuở" Nxb Hội Nhà văn - với lời đề tặng tôi và gia đình. Tôi đọc ngay trang 50 "Nhớ và nghĩ về một người thầy" - ông viết về cha tôi và càng nhận ra tính trung hậu của ông.
"Lạ lùng... vậy, Nguyễn Công Hoan là nhà văn duy nhất tôi đưa vào cuốn sổ. Phải chăng lối hành văn độc đáo, linh hoạt và sắc nhọn của ông, hoàn toàn không giống một ai? Rằng văn chương hướng người ta về một cách suy nghĩ, cách sống, cách đối xử giữa con người với nhau... Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, không phải không còn tái diễn những mưu mô thủ đoạn... Các bài răn đạo lý dưới dạng văn học tươi tắn và mạnh mẽ của ông chẳng hề lỗi thời..."
Bùi Hiển cũng không giấu giếm một vài điều phân vân suy nghĩ khi đọc đoạn hồi ký của Nguyễn Công Hoan: "Tôi không tả nổi một người nhà giàu đẹp, dù người ấy là phụ nữ. Phụ nữ dưới ngòi bút tôi, dù xinh tươi thế nào, cũng biến thành con ma lem". Bùi Hiển tự đặt câu hỏi: "Nguyễn Công Hoan đã cố tình nói quá lên chăng?"
Phần cuối bài, Bùi Hiển chép lại một bức thư cha tôi gửi ông - lúc này ông đang là Ủy viên thường trực Hội Nhà văn Việt Nam - để nói ý kiến của cha không chấp nhận, sách tái bản, tác giả không được quyền hưởng nhuận bút. Cha đã gửi kiến nghị đến các cơ quan có quyền lực và được hứa sẽ giải quyết. Vậy trong khi chờ đợi, cha đề nghị Hội "tạm ứng một số tiền để mua thuốc. Hiện nay thể lực tôi rất kém". Bùi Hiển chú thích: thư đề ngày 29-6-1974 và ba năm sau, tháng 7-1977 ông mất".
Tôi đọc lại bài này không biết đến mấy lần, vào nhiều lúc khác nhau, với nỗi ân hận, sao ngày ấy mình không biết nghĩ cách đi vay tiền để mua thuốc, để có thức ăn đầy đủ khi cha đã lâm bệnh. Thời ấy, sống trong chế độ bao cấp, ai cũng chỉ nghĩ, ốm đã có bệnh viện! Và với riêng cha, lúc nào tôi cũng nhìn ông là người khoẻ mạnh, như thời tôi mới bị mổ xong, từ Võng Thị (Bưởi) xuống cơ quan Hội Nhà văn họp, ông vẫn cho tôi ngồi sau xe đạp của ông. Bên ông, tôi luôn là một đứa bé. Ngay như trong mấy năm nay, làm công việc biên soạn, sửa bản in các tác phẩm của ông, tôi vẫn chỉ là một đứa bé đang được thức dậy từ những trang viết của ông khi đọc lại nhiều lần, và nhận ra những ý tưởng ẩn kín đôi khi núp dưới cách thể hiện như là dễ dãi, như là thoảng qua, như là để buồn cười. Tôi càng thương ông hơn. Những gì sâu sắc không nói lên bằng lời mới chính là nỗi đau của nhà văn để bật dậy sức sáng tạo.
Năm 1935, có một bạn đọc nữ đột nhiên đến nhà gặp ông cũng ở gác số 7, phố Chợ Rồng, Nam Định, như ông nông dân ở huyện Yên Mô. Ông tả người phụ nữ này rất đẹp, với ý nghĩ đoán thầm trong bụng: "Nhan sắc này, hẳn chẳng thiếu người yêu".
Người phụ nữ vừa đọc xong mấy chương đầu tiểu thuyết "Cô giáo Minh" đăng trên "Tiểu thuyết thứ bảy", rất giống cảnh ngộ mình, nên tìm gặp nhà văn để kể về cuộc đời mình: dì ghẻ nanh ác nên đã có lần định trốn sang Tàu nhưng không thành... Tự nhiên ông thay đổi cách nhìn về bà. "Từ coi thường sang trân trọng, tôi không dám ngắm chị như đóa hoa nữa. Quả là người đau khổ thật đây. Chị nói, tôi chăm chú nghe. Được độ 15 phút, bỗng có chuông cửa. Một bạn đồng nghiệp của tôi đến thăm... Ra cửa, chị dặn: "Để lần khác, thể nào tôi cũng đến". Nhưng không một lần thứ hai bà trở lại. Rồi nhờ tình cờ qua bè bạn ông được biết tên bà là Vũ Thị Trúc, vợ giáo Lâm, mẹ chồng cay nghiệt, chồng tưởng vợ giàu nên luôn khảo của, đánh cho nhiều trận tàn bạo. Trưa hôm ấy, cha tôi đọc báo "Trung Bắc tân văn" có bài cáo phó, giật mình vì người chết đúng tên bà, người đứng cáo phó tên Lâm. "Lâm đánh vợ dập lá lách phải mang lên nhà thương Hà Nội, nhưng không cứu được. Giết vợ mà không việc gì, tòa phạt chỉ có 3 đồng bạc vi cảnh và 7 đồng bạc án phí. Tôi lạnh toát người... Sau tôi còn biết, chị Trúc là mối tình đầu của Thiếu Sơn (bạn văn của cha tôi). Cha còn viết trong Đời viết văn của tôi: "Chị Trúc không bao giờ trở lại kể nốt câu chuyện. Và không bao giờ tôi được đưa chị vào trong truyện tôi viết... dù chấm phá được thành bức thảm sử đầy nước mắt mà vai chính là người phụ nữ ít chất tự vệ nhất trong thời kỳ ấy, vẫn là cái túi đựng bao nhiêu nỗi oan khiên".
Nhưng số phận cay đắng của đàn bà thời ấy vẫn theo đuổi ông. Sau này, khi nhiều lần tôi đọc sửa bông in Đống rác cũ (ông đã hoàn thành từ năm 1963, khi ở tuổi 60, tức là 28 năm sau) tôi bừng nhận ra cô Lễ, con cụ Tú Lâm. Từ bé được nuôi dạy trong gia đình nho giáo, vậy mà bị lừa mị, cô dám trốn nhà đi theo thằng Thừa, một tên bịp bợm có hạng, đến chịu bao nhiêu đắng cay và tra khảo.
"Lạ lùng... vậy, Nguyễn Công Hoan là nhà văn duy nhất tôi đưa vào cuốn sổ. Phải chăng lối hành văn độc đáo, linh hoạt và sắc nhọn của ông, hoàn toàn không giống một ai? Rằng văn chương hướng người ta về một cách suy nghĩ, cách sống, cách đối xử giữa con người với nhau... Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, không phải không còn tái diễn những mưu mô thủ đoạn... Các bài răn đạo lý dưới dạng văn học tươi tắn và mạnh mẽ của ông chẳng hề lỗi thời..."
Bùi Hiển cũng không giấu giếm một vài điều phân vân suy nghĩ khi đọc đoạn hồi ký của Nguyễn Công Hoan: "Tôi không tả nổi một người nhà giàu đẹp, dù người ấy là phụ nữ. Phụ nữ dưới ngòi bút tôi, dù xinh tươi thế nào, cũng biến thành con ma lem". Bùi Hiển tự đặt câu hỏi: "Nguyễn Công Hoan đã cố tình nói quá lên chăng?"
Phần cuối bài, Bùi Hiển chép lại một bức thư cha tôi gửi ông - lúc này ông đang là Ủy viên thường trực Hội Nhà văn Việt Nam - để nói ý kiến của cha không chấp nhận, sách tái bản, tác giả không được quyền hưởng nhuận bút. Cha đã gửi kiến nghị đến các cơ quan có quyền lực và được hứa sẽ giải quyết. Vậy trong khi chờ đợi, cha đề nghị Hội "tạm ứng một số tiền để mua thuốc. Hiện nay thể lực tôi rất kém". Bùi Hiển chú thích: thư đề ngày 29-6-1974 và ba năm sau, tháng 7-1977 ông mất".
Tôi đọc lại bài này không biết đến mấy lần, vào nhiều lúc khác nhau, với nỗi ân hận, sao ngày ấy mình không biết nghĩ cách đi vay tiền để mua thuốc, để có thức ăn đầy đủ khi cha đã lâm bệnh. Thời ấy, sống trong chế độ bao cấp, ai cũng chỉ nghĩ, ốm đã có bệnh viện! Và với riêng cha, lúc nào tôi cũng nhìn ông là người khoẻ mạnh, như thời tôi mới bị mổ xong, từ Võng Thị (Bưởi) xuống cơ quan Hội Nhà văn họp, ông vẫn cho tôi ngồi sau xe đạp của ông. Bên ông, tôi luôn là một đứa bé. Ngay như trong mấy năm nay, làm công việc biên soạn, sửa bản in các tác phẩm của ông, tôi vẫn chỉ là một đứa bé đang được thức dậy từ những trang viết của ông khi đọc lại nhiều lần, và nhận ra những ý tưởng ẩn kín đôi khi núp dưới cách thể hiện như là dễ dãi, như là thoảng qua, như là để buồn cười. Tôi càng thương ông hơn. Những gì sâu sắc không nói lên bằng lời mới chính là nỗi đau của nhà văn để bật dậy sức sáng tạo.
Năm 1935, có một bạn đọc nữ đột nhiên đến nhà gặp ông cũng ở gác số 7, phố Chợ Rồng, Nam Định, như ông nông dân ở huyện Yên Mô. Ông tả người phụ nữ này rất đẹp, với ý nghĩ đoán thầm trong bụng: "Nhan sắc này, hẳn chẳng thiếu người yêu".
Người phụ nữ vừa đọc xong mấy chương đầu tiểu thuyết "Cô giáo Minh" đăng trên "Tiểu thuyết thứ bảy", rất giống cảnh ngộ mình, nên tìm gặp nhà văn để kể về cuộc đời mình: dì ghẻ nanh ác nên đã có lần định trốn sang Tàu nhưng không thành... Tự nhiên ông thay đổi cách nhìn về bà. "Từ coi thường sang trân trọng, tôi không dám ngắm chị như đóa hoa nữa. Quả là người đau khổ thật đây. Chị nói, tôi chăm chú nghe. Được độ 15 phút, bỗng có chuông cửa. Một bạn đồng nghiệp của tôi đến thăm... Ra cửa, chị dặn: "Để lần khác, thể nào tôi cũng đến". Nhưng không một lần thứ hai bà trở lại. Rồi nhờ tình cờ qua bè bạn ông được biết tên bà là Vũ Thị Trúc, vợ giáo Lâm, mẹ chồng cay nghiệt, chồng tưởng vợ giàu nên luôn khảo của, đánh cho nhiều trận tàn bạo. Trưa hôm ấy, cha tôi đọc báo "Trung Bắc tân văn" có bài cáo phó, giật mình vì người chết đúng tên bà, người đứng cáo phó tên Lâm. "Lâm đánh vợ dập lá lách phải mang lên nhà thương Hà Nội, nhưng không cứu được. Giết vợ mà không việc gì, tòa phạt chỉ có 3 đồng bạc vi cảnh và 7 đồng bạc án phí. Tôi lạnh toát người... Sau tôi còn biết, chị Trúc là mối tình đầu của Thiếu Sơn (bạn văn của cha tôi). Cha còn viết trong Đời viết văn của tôi: "Chị Trúc không bao giờ trở lại kể nốt câu chuyện. Và không bao giờ tôi được đưa chị vào trong truyện tôi viết... dù chấm phá được thành bức thảm sử đầy nước mắt mà vai chính là người phụ nữ ít chất tự vệ nhất trong thời kỳ ấy, vẫn là cái túi đựng bao nhiêu nỗi oan khiên".
Nhưng số phận cay đắng của đàn bà thời ấy vẫn theo đuổi ông. Sau này, khi nhiều lần tôi đọc sửa bông in Đống rác cũ (ông đã hoàn thành từ năm 1963, khi ở tuổi 60, tức là 28 năm sau) tôi bừng nhận ra cô Lễ, con cụ Tú Lâm. Từ bé được nuôi dạy trong gia đình nho giáo, vậy mà bị lừa mị, cô dám trốn nhà đi theo thằng Thừa, một tên bịp bợm có hạng, đến chịu bao nhiêu đắng cay và tra khảo.
Khi Thừa hiểu rằng cô Lễ không phải là một cái "mỏ tiền để đào" hắn đã đánh cô đến dập lá lách rồi chết. Nhưng nó vẫn thoát tội để tiếp tục đi lừa đảo những phụ nữ khác, trong đó có cả chính con gái đẻ của nó mà nó không hề biết.
Những số phận phụ nữ trong các tác phẩm Nguyễn Công Hoan thật lạ lùng. Từ vợ Ký Gồ trong Những cảnh khốn nạn, cuốn tiểu thuyết đầu tiên viết năm 1929, đến Lan trong Tắt lửa lòng viết năm 1933, Nga trong Lá ngọc cành vàng viết năm 1934, Cô giáo Minh viết năm 1935, chị Pha trong Bước đường cùng viết năm 1938... đến các nhân vật nữ trong Đống rác cũ như mẹ Mão, chị Múi, cô Suy-dan... rồi cô Lê con cụ Tú Lâm, tất cả đã bộc lộ tài khắc họa từ tấm lòng ông đau đớn trước những số phận đàn bà - mà từ thời hơn 70 năm về trước ông đã có tầm nhìn giới phụ nữ như ở xã hội tiến bộ hôm nay.
Một đời văn, có những số phận nhân vật theo đuổi phải đến hiện hình trong tác phẩm, như nhân vật cô Lễ - từ cái hồn của bà Trúc; như nhân vật anh Pha - từ cái hồn của ông nông dân xã Yên Mô - họ đều tìm đến ông ở căn gác số 7 phố Chợ Rồng Nam Định - thì quả là điều hiếm.
Những thân phận, những mảnh đời gây nhói đau trong tim người đọc mà tôi còn có dịp ghi nhận dưới đây những suy nghĩ riêng của mình, khi sửa bông in tác phẩm của ông:
"Một lối dẫn chuyện thư thả, dẫn dắt dần với hình thù hiện lên rõ nét để người đọc thấy tính cách thằng bé đang đói mà không có tiền - đến tính cách người đời mới nghe hô hoán đã xô nhau đuổi, đánh đến chết "thằng ăn cắp" - Người ta nói truyền nhau, phóng đại dần lên, mà thực không ai biết nó đã ăn cắp cái gì. Cắt đứt ruột tượng người ta? Giật đôi khuyên vàng? Lần lưng rút được những năm đồng bạc? Bà mất cắp ỳ ạch chạy đến. Người ta đã vồ được thằng bé, đánh, thụi, đá đến lúc nó không thở được nữa: Khi bà mất cắp chạy đến nơi thì cũng kiệt sức, bà vồ lấy nó, đánh, rồi cũng ngã sóng soài. Bà mất gì? Bà hổn hển: "Nó ăn của tôi 2 xu bún riêu, rồi quịt".
"Gói đồ nữ trang" không đơn giản để tả vợ chồng người đổ thùng cố khoắng tìm số vàng lấy cắp được, mà là tố giác bọn người tai mắt, bằng kiểu nào cũng dám làm, cốt để kiếm bẫm, dù phải hục đầu vào thùng phân".
Nguyễn Công Hoan thật nhạy cảm trước những lừa đảo trái khoáy và thối nát bất công của xã hội, ông đứng về phía những người lao động chân chính để tỏ thái độ. Song vì dưới chế độ kiểm soát gắt gao của cường quyền; ông đã sáng tạo ra những cảnh đời, nếu chỉ đọc lướt qua thì tưởng như thường tình, tưởng như dễ dãi, ai chẳng thấy được. Chỉ đến khi bật ra tiếng cười mới nhận dần, có một nỗi đau thấm thía soi rọi từ cảnh vật để ta nhìn ra những nỗi đau ẩn kín khác, lớn hơn nhiều. Ông đã từng viết: "Ngày mà tên đốc lý Hà Nội ra lệnh cấm ngồi xe cao su hai người, và định giá mỗi cuốc ngắn, khách phải trả một hào, thì ai cũng tưởng là nó tốt với anh em lao động. Nhưng cái áo ngoài nhân đạo che đậy cái âm mưu bên trong là nó giết anh em kéo xe. Bởi vì trong khi ấy nó hạ giá xe điện xuống mỗi chặng đỗ có hai xu. Cho nên xe điện đương ế thì chật những khách. Người ta không đi xe kéo nữa, vì đáng lẽ hai người thuê hai xe, phải trả hai hào, thì đi xe điện, mỗi người chỉ mất có hai xu. Vì lẽ ấy, anh phu xe không kiếm ra tiền để nuôi nổi vợ và một con. Vợ anh vì bận con mọn, cũng chỉ đi gánh nước thuê, mỗi ngày chẳng đủ ăn. Hai vợ chồng bèn đổi cách sinh sống. Vợ làm nghề mãi dâm. Chồng dắt khách về. Cứ tối tối, người vợ trang điểm xong, thì mang gửi con bên hàng xóm. Chồng đưa khách về nhà thì ngồi chờ ở ngoài đường. Rồi khách ra, anh kéo người ấy đi.
Tôi đã ngồi vào bàn giấy, nghĩ ra cảnh để viết. Tôi đã tưởng tượng hai trường hợp để chọn lấy một.
Một là người khách ở trong nhà anh đã lâu, thì anh vui sướng thế nào. Hai là người khách vừa vào đã ra ngay, tức là không vừa lòng vợ anh, thì anh thất vọng và lo buồn thế nào. Nhưng tôi không chọn được trường hợp nào. Và tôi đã khóc. Không thể nào hạ bút được...".
Đọc đến đây, tôi sực nhớ một câu Hoàng Trung Thông viết cũng mang ý tứ như Bùi Hiển: "Đọc văn anh, chúng ta cũng nên đọc thận trọng". Tôi nghĩ, đó là "văn hoá đọc", không chỉ với riêng ông. Vào thời đại nào, cũng cần nuôi dưỡng để có được những nhà văn Nguyễn Công Hoan, như bạn đọc hôm nay thường thốt lên vậy.
Những số phận phụ nữ trong các tác phẩm Nguyễn Công Hoan thật lạ lùng. Từ vợ Ký Gồ trong Những cảnh khốn nạn, cuốn tiểu thuyết đầu tiên viết năm 1929, đến Lan trong Tắt lửa lòng viết năm 1933, Nga trong Lá ngọc cành vàng viết năm 1934, Cô giáo Minh viết năm 1935, chị Pha trong Bước đường cùng viết năm 1938... đến các nhân vật nữ trong Đống rác cũ như mẹ Mão, chị Múi, cô Suy-dan... rồi cô Lê con cụ Tú Lâm, tất cả đã bộc lộ tài khắc họa từ tấm lòng ông đau đớn trước những số phận đàn bà - mà từ thời hơn 70 năm về trước ông đã có tầm nhìn giới phụ nữ như ở xã hội tiến bộ hôm nay.
Một đời văn, có những số phận nhân vật theo đuổi phải đến hiện hình trong tác phẩm, như nhân vật cô Lễ - từ cái hồn của bà Trúc; như nhân vật anh Pha - từ cái hồn của ông nông dân xã Yên Mô - họ đều tìm đến ông ở căn gác số 7 phố Chợ Rồng Nam Định - thì quả là điều hiếm.
Những thân phận, những mảnh đời gây nhói đau trong tim người đọc mà tôi còn có dịp ghi nhận dưới đây những suy nghĩ riêng của mình, khi sửa bông in tác phẩm của ông:
"Một lối dẫn chuyện thư thả, dẫn dắt dần với hình thù hiện lên rõ nét để người đọc thấy tính cách thằng bé đang đói mà không có tiền - đến tính cách người đời mới nghe hô hoán đã xô nhau đuổi, đánh đến chết "thằng ăn cắp" - Người ta nói truyền nhau, phóng đại dần lên, mà thực không ai biết nó đã ăn cắp cái gì. Cắt đứt ruột tượng người ta? Giật đôi khuyên vàng? Lần lưng rút được những năm đồng bạc? Bà mất cắp ỳ ạch chạy đến. Người ta đã vồ được thằng bé, đánh, thụi, đá đến lúc nó không thở được nữa: Khi bà mất cắp chạy đến nơi thì cũng kiệt sức, bà vồ lấy nó, đánh, rồi cũng ngã sóng soài. Bà mất gì? Bà hổn hển: "Nó ăn của tôi 2 xu bún riêu, rồi quịt".
"Gói đồ nữ trang" không đơn giản để tả vợ chồng người đổ thùng cố khoắng tìm số vàng lấy cắp được, mà là tố giác bọn người tai mắt, bằng kiểu nào cũng dám làm, cốt để kiếm bẫm, dù phải hục đầu vào thùng phân".
Nguyễn Công Hoan thật nhạy cảm trước những lừa đảo trái khoáy và thối nát bất công của xã hội, ông đứng về phía những người lao động chân chính để tỏ thái độ. Song vì dưới chế độ kiểm soát gắt gao của cường quyền; ông đã sáng tạo ra những cảnh đời, nếu chỉ đọc lướt qua thì tưởng như thường tình, tưởng như dễ dãi, ai chẳng thấy được. Chỉ đến khi bật ra tiếng cười mới nhận dần, có một nỗi đau thấm thía soi rọi từ cảnh vật để ta nhìn ra những nỗi đau ẩn kín khác, lớn hơn nhiều. Ông đã từng viết: "Ngày mà tên đốc lý Hà Nội ra lệnh cấm ngồi xe cao su hai người, và định giá mỗi cuốc ngắn, khách phải trả một hào, thì ai cũng tưởng là nó tốt với anh em lao động. Nhưng cái áo ngoài nhân đạo che đậy cái âm mưu bên trong là nó giết anh em kéo xe. Bởi vì trong khi ấy nó hạ giá xe điện xuống mỗi chặng đỗ có hai xu. Cho nên xe điện đương ế thì chật những khách. Người ta không đi xe kéo nữa, vì đáng lẽ hai người thuê hai xe, phải trả hai hào, thì đi xe điện, mỗi người chỉ mất có hai xu. Vì lẽ ấy, anh phu xe không kiếm ra tiền để nuôi nổi vợ và một con. Vợ anh vì bận con mọn, cũng chỉ đi gánh nước thuê, mỗi ngày chẳng đủ ăn. Hai vợ chồng bèn đổi cách sinh sống. Vợ làm nghề mãi dâm. Chồng dắt khách về. Cứ tối tối, người vợ trang điểm xong, thì mang gửi con bên hàng xóm. Chồng đưa khách về nhà thì ngồi chờ ở ngoài đường. Rồi khách ra, anh kéo người ấy đi.
Tôi đã ngồi vào bàn giấy, nghĩ ra cảnh để viết. Tôi đã tưởng tượng hai trường hợp để chọn lấy một.
Một là người khách ở trong nhà anh đã lâu, thì anh vui sướng thế nào. Hai là người khách vừa vào đã ra ngay, tức là không vừa lòng vợ anh, thì anh thất vọng và lo buồn thế nào. Nhưng tôi không chọn được trường hợp nào. Và tôi đã khóc. Không thể nào hạ bút được...".
Đọc đến đây, tôi sực nhớ một câu Hoàng Trung Thông viết cũng mang ý tứ như Bùi Hiển: "Đọc văn anh, chúng ta cũng nên đọc thận trọng". Tôi nghĩ, đó là "văn hoá đọc", không chỉ với riêng ông. Vào thời đại nào, cũng cần nuôi dưỡng để có được những nhà văn Nguyễn Công Hoan, như bạn đọc hôm nay thường thốt lên vậy.
L.M.
Nhà văn Bùi Bình Thi:
Như một thần tượng
Trước khi được nói ra đây một chút kỷ niệm rất sâu sắc và bền chắc của tôi về nhà văn Nguyễn Công Hoan, tôi xin mạo muội được nói đôi lời về một chuyện nhỏ này: Có một lần, vào năm tôi học lớp 8, cha tôi nói với tôi, ông bảo: "Này Thi, trong họ nhà ta có một nhà thơ danh tiếng là Hoàng Cầm (là Bùi Tăng Việt) đấy, anh ấy là chi dưới kề ngay chi của ta, và một nhà văn rất nổi tiếng là anh Nguyễn Công Hoan. Chúng ta họ bên chị, chị Hàn Đôn Thư vợ anh Nguyễn Công Hoan, con gọi chị Hàn Đôn Thư là chị. Con cần đến thăm anh chị Hoan, để từ đó mà học hỏi, sẽ rất có ích cho con, nếu sau này con muốn viết văn. Rồi cha tôi nói tiếp:
- "Ba đã đọc tất cả các sách truyện của anh Nguyễn Công Hoan. Anh ấy là một nhà văn ba ngưỡng mộ. Văn của anh Hoan không đài các học đòi, xặc mùi văn Tây như bọn Tự lực văn đoàn, văn bọn đó là văn xa lông. Truyện của anh Hoan như ngoài đời ấy. Nhìn đâu cũng thấy có truyện của anh ấy. Đọc không bao giờ chán cả, mà đọc rồi cười ra nước mắt" .
Và thế là vào một buổi sẩm tối, sau khi học xong ở trường Chu Văn An trên đường về nhà, hồi ấy nhà tôi ở Chèm, đường về qua phố Thụy Khuê, tôi rẽ làng Bưởi thăm bác Hoan. Tôi vẫn còn nhớ căn nhà của bác Hoan ở lúc bấy giờ, là một ngôi nhà cổ, giống như một ngôi chùa vậy.
Bác Hoan ngồi bên bàn, và trên bàn có sẵn một xấp giấy viết. Đấy là buổi đầu tiên tôi được gặp bác Hoan sau nhiều năm đọc các tác phẩm của bác. Với tôi, lúc ấy và cả bây giờ nữa nhà văn Nguyễn Công Hoan như một thần tượng. Bác nói chuyện với tôi hoàn toàn như người trong nhà. Bác hỏi tôi học ở đâu, đang học lớp mấy; và khi nghe tôi nói có nguyện vọng rất tha thiết muốn được đi theo con đường sáng tác văn học, thì bác im lặng giây lát, rồi thong thả bảo tôi: "Thế thì hiện nay và cho đến thi xong tốt nghiệp Trung học, em chớ nên lạc vào chuyện viết lách nhé. Có nguyện vọng thế, rồi sẽ thực hiện được. Còn bây giờ đang đi học và còn những hai lớp 9, 10 nữa, thì phải học thật giỏi, như những học sinh giỏi khác. Và phải làm sao sống hoà nhập thực sự vào đời sống của học trò, của lứa học trò các em của lớp, của trường. Lạc vào chuyện viết lách, rồi ham viết, rồi học kém thì không tốt đâu. Sau này, học vấn thì dở dang, viết lách sẽ lại càng dở hơi, thật mà. Còn trong khi đang học, vẫn sôi sục nguyện vọng sáng tác, hãy gói chặt nó lại cất giữ cho kỹ, chỉ để dành đầu óc, tâm trí cho học tập thôi. Mà này em, phải sống thật, sống thật như cha sinh mẹ đẻ lòng dạ mình như thế nào, thì đích thị là cần phải sống y như vậy, sống thật thì rồi sau này khi sự học hỏi của em đã xong; bấy giờ em muốn viết thì mới có cái để mà viết. Em biết không, nhà văn khác người đời ở điều gì, khác lắm, đó là người đời ở quanh chúng ta chỉ sống có một lần; còn nhà văn sống thật sự sẽ được sống những hai lần, đích xác có hai lần sống hẳn hoi.
Lần sống thứ nhất, sống như mọi người và lại hơn mọi người là sống thật, rất thật, không hời hợt, lười nhác, không qua quít, không giả dối, không điêu toa... Lần sống thứ hai, đó là khi nhà văn viết ra giấy những gì mà nhà văn đã sống, đã thấy và đã cảm nhận được. Lần sống thứ hai này là tác phẩm. Lần thứ nhất mà sống thật, thì lần sống thứ hai của những cái viết ra là cái sự thật gấp lên nhiều lần, thì mới làm rung động được người đọc. Sống thật và viết hết mình thì những gì mình viết sẽ được người đọc người ta đọc được lâu mà vẫn không thấy chán. Do vậy, mà ngay trong đời sống của nhà văn cũng lại có hai trách nhiệm. Một, đó là trách nhiệm của bản thân với cuộc đời. Hai, là trách nhiệm của một nhà văn với những gì mình viết ra giấy.
- "Ba đã đọc tất cả các sách truyện của anh Nguyễn Công Hoan. Anh ấy là một nhà văn ba ngưỡng mộ. Văn của anh Hoan không đài các học đòi, xặc mùi văn Tây như bọn Tự lực văn đoàn, văn bọn đó là văn xa lông. Truyện của anh Hoan như ngoài đời ấy. Nhìn đâu cũng thấy có truyện của anh ấy. Đọc không bao giờ chán cả, mà đọc rồi cười ra nước mắt" .
Và thế là vào một buổi sẩm tối, sau khi học xong ở trường Chu Văn An trên đường về nhà, hồi ấy nhà tôi ở Chèm, đường về qua phố Thụy Khuê, tôi rẽ làng Bưởi thăm bác Hoan. Tôi vẫn còn nhớ căn nhà của bác Hoan ở lúc bấy giờ, là một ngôi nhà cổ, giống như một ngôi chùa vậy.
Bác Hoan ngồi bên bàn, và trên bàn có sẵn một xấp giấy viết. Đấy là buổi đầu tiên tôi được gặp bác Hoan sau nhiều năm đọc các tác phẩm của bác. Với tôi, lúc ấy và cả bây giờ nữa nhà văn Nguyễn Công Hoan như một thần tượng. Bác nói chuyện với tôi hoàn toàn như người trong nhà. Bác hỏi tôi học ở đâu, đang học lớp mấy; và khi nghe tôi nói có nguyện vọng rất tha thiết muốn được đi theo con đường sáng tác văn học, thì bác im lặng giây lát, rồi thong thả bảo tôi: "Thế thì hiện nay và cho đến thi xong tốt nghiệp Trung học, em chớ nên lạc vào chuyện viết lách nhé. Có nguyện vọng thế, rồi sẽ thực hiện được. Còn bây giờ đang đi học và còn những hai lớp 9, 10 nữa, thì phải học thật giỏi, như những học sinh giỏi khác. Và phải làm sao sống hoà nhập thực sự vào đời sống của học trò, của lứa học trò các em của lớp, của trường. Lạc vào chuyện viết lách, rồi ham viết, rồi học kém thì không tốt đâu. Sau này, học vấn thì dở dang, viết lách sẽ lại càng dở hơi, thật mà. Còn trong khi đang học, vẫn sôi sục nguyện vọng sáng tác, hãy gói chặt nó lại cất giữ cho kỹ, chỉ để dành đầu óc, tâm trí cho học tập thôi. Mà này em, phải sống thật, sống thật như cha sinh mẹ đẻ lòng dạ mình như thế nào, thì đích thị là cần phải sống y như vậy, sống thật thì rồi sau này khi sự học hỏi của em đã xong; bấy giờ em muốn viết thì mới có cái để mà viết. Em biết không, nhà văn khác người đời ở điều gì, khác lắm, đó là người đời ở quanh chúng ta chỉ sống có một lần; còn nhà văn sống thật sự sẽ được sống những hai lần, đích xác có hai lần sống hẳn hoi.
Lần sống thứ nhất, sống như mọi người và lại hơn mọi người là sống thật, rất thật, không hời hợt, lười nhác, không qua quít, không giả dối, không điêu toa... Lần sống thứ hai, đó là khi nhà văn viết ra giấy những gì mà nhà văn đã sống, đã thấy và đã cảm nhận được. Lần sống thứ hai này là tác phẩm. Lần thứ nhất mà sống thật, thì lần sống thứ hai của những cái viết ra là cái sự thật gấp lên nhiều lần, thì mới làm rung động được người đọc. Sống thật và viết hết mình thì những gì mình viết sẽ được người đọc người ta đọc được lâu mà vẫn không thấy chán. Do vậy, mà ngay trong đời sống của nhà văn cũng lại có hai trách nhiệm. Một, đó là trách nhiệm của bản thân với cuộc đời. Hai, là trách nhiệm của một nhà văn với những gì mình viết ra giấy.
Đừng sống dối. Sở dĩ người ta sống dối, chỉ là để mưu cầu nhất thời, một, hai, ba mối lợi cho bản thân. Đã sống dối thì chỉ có viết dối, mà đã viết dối thì người đọc họ liếc qua một cái là họ quẳng đi ngay. Ma nó cũng chẳng thèm đọc đâu.
Từ ngày ấy, tôi thường ngẫm nghĩ luôn những lời nói thật kỳ diệu này của bác Hoan. Thế rồi những năm sau đó, tôi đã có nhiều dịp gặp bác Hoan! Năm 1970 tôi về công tác ở tạp chí Tác phẩm Mới, Hội Nhà văn, tôi vẫn nhớ rõ lắm, một hôm nhà văn Tô Hoài bảo tôi đến nhà bác Hoan bấy giờ đã dọn về phố Hàng Bông Ruộm, để lấy bài, những bài viết của bác Hoan về Hà Nội xưa và nay mà bác Hoan đang viết, để đem về đăng tạp chí. Vậy là nhờ có dịp trên này, tôi lại một lần nữa được gần bác Hoan và nghe bác nói. Bác bảo tôi: "Ngày còn trẻ anh thuộc cái Hà Nội này lắm, nếu không nói là thuộc từng nhà, thì bây giờ anh viết lại, xưa các tòa kia chủ là ai, giờ chủ là ai, hoặc đang dùng nhà đó vào việc gì. Mà này, biết thật kỹ lưỡng những người sống quanh mình, rồi cuộc đời thăng trầm của họ, là một cách học tốt nhất của nhà văn đấy nhé. Đấy là học đấy. Còn kẻ thù của nhà văn là gì em biết không, là hời hợt. Sống hời hợt. Sống mà hời hợt thì đến sống để nuôi mình còn chẳng nổi, còn nói gì đến viết". Nói xong bác lại cho tôi cầm bản thảo về. Rồi một hôm, việc đăng những bài với chủ đề đó của bác Hoan có trục trặc. Các anh trong tòa soạn bảo tôi đến thưa lại với bác Hoan. Tôi vừa đạp xe đi mà vừa băn khoăn tìm cách để nói sao đây. Nhưng khi tôi vừa ngồi xuống ghế cạnh bàn viết của bác, thì bác đã gỡ cho tôi. Bác Hoan nói: "Mình biết cả rồi... Không sao cả. Này em này, cái anh nhà văn ấy mà, viết mà lại chỉ nhăm nhăm để in là dễ viết dối viết dá lắm. Viết trước hết là phải tận cảm tận trí tận tâm, mà viết cái đã. Chớ để cái máu ham in nó chế ngự là hỏng, là hoá ra viết dối viết dá lúc nào không hay đâu. Hãy viết cho kỹ, những gì mình biết thật kỹ, khi mình đã trải qua một quãng sống rất thật của mình. Còn như in... Lúc nào in mà chả được.
Còn người viết văn cũng nên làm nghề viết báo, vì viết báo nó làm cho mình có rất nhiều cách để sục vào đời sống, để được sống thật hơn nữa, và để được sống hết những gì mà cả hai lần sống đó nó đòi hỏi, như có lần em đến thăm anh ở làng Bưởi, anh đã nói".
Những lời của bác Hoan tiếp theo lời của các nhà văn tiền bối với tôi, tôi tôn thờ như những lời Kinh. Tôi đã học Ngũ Kinh qua nguyên bản; và với Kinh của bác Hoan, của các anh nhà văn tiền nhân, tôi đã có lục Kinh.
Bác Hoan như tôi được biết, luôn là người sống rất vui vẻ, hóm hỉnh. Ở bác Hoan, không có cái vẻ đạo mạo, ra cái vẻ kiểu cách, ra cái điều .v.v... Mà ở con người bác Hoan là một toả sáng của sự chân thành, chân thành nhất mực, và bác còn là người rất có duyên. Mỗi khi bác đến cơ quan Hội Nhà văn, là các phòng của toà nhà 65 Nguyễn Du, tràn đầy tiếng cười thật thoải mái, đáng yêu của bác của các nhà văn đang vây quanh bác. Đó là những câu chuyện bác vừa chợt thấy, những câu chuyện ngày xưa được bác kể lại; và nghe xong ai nấy cứ thế lăn ra mà cười, vui khôn tả.
Những tác phẩm của bác là những chuỗi cười dài với hàng ti tỉ các vẻ cười khác nhau của bác Hoan về nhân thế, về vô cùng những sự ở đời, nhưng rồi sau đấy ta sẽ mỗi tháng năm mỗi thấm thía vô cùng về những gì đã đọc được trong những tác phẩm của bác Hoan.
Từ ngày ấy, tôi thường ngẫm nghĩ luôn những lời nói thật kỳ diệu này của bác Hoan. Thế rồi những năm sau đó, tôi đã có nhiều dịp gặp bác Hoan! Năm 1970 tôi về công tác ở tạp chí Tác phẩm Mới, Hội Nhà văn, tôi vẫn nhớ rõ lắm, một hôm nhà văn Tô Hoài bảo tôi đến nhà bác Hoan bấy giờ đã dọn về phố Hàng Bông Ruộm, để lấy bài, những bài viết của bác Hoan về Hà Nội xưa và nay mà bác Hoan đang viết, để đem về đăng tạp chí. Vậy là nhờ có dịp trên này, tôi lại một lần nữa được gần bác Hoan và nghe bác nói. Bác bảo tôi: "Ngày còn trẻ anh thuộc cái Hà Nội này lắm, nếu không nói là thuộc từng nhà, thì bây giờ anh viết lại, xưa các tòa kia chủ là ai, giờ chủ là ai, hoặc đang dùng nhà đó vào việc gì. Mà này, biết thật kỹ lưỡng những người sống quanh mình, rồi cuộc đời thăng trầm của họ, là một cách học tốt nhất của nhà văn đấy nhé. Đấy là học đấy. Còn kẻ thù của nhà văn là gì em biết không, là hời hợt. Sống hời hợt. Sống mà hời hợt thì đến sống để nuôi mình còn chẳng nổi, còn nói gì đến viết". Nói xong bác lại cho tôi cầm bản thảo về. Rồi một hôm, việc đăng những bài với chủ đề đó của bác Hoan có trục trặc. Các anh trong tòa soạn bảo tôi đến thưa lại với bác Hoan. Tôi vừa đạp xe đi mà vừa băn khoăn tìm cách để nói sao đây. Nhưng khi tôi vừa ngồi xuống ghế cạnh bàn viết của bác, thì bác đã gỡ cho tôi. Bác Hoan nói: "Mình biết cả rồi... Không sao cả. Này em này, cái anh nhà văn ấy mà, viết mà lại chỉ nhăm nhăm để in là dễ viết dối viết dá lắm. Viết trước hết là phải tận cảm tận trí tận tâm, mà viết cái đã. Chớ để cái máu ham in nó chế ngự là hỏng, là hoá ra viết dối viết dá lúc nào không hay đâu. Hãy viết cho kỹ, những gì mình biết thật kỹ, khi mình đã trải qua một quãng sống rất thật của mình. Còn như in... Lúc nào in mà chả được.
Còn người viết văn cũng nên làm nghề viết báo, vì viết báo nó làm cho mình có rất nhiều cách để sục vào đời sống, để được sống thật hơn nữa, và để được sống hết những gì mà cả hai lần sống đó nó đòi hỏi, như có lần em đến thăm anh ở làng Bưởi, anh đã nói".
Những lời của bác Hoan tiếp theo lời của các nhà văn tiền bối với tôi, tôi tôn thờ như những lời Kinh. Tôi đã học Ngũ Kinh qua nguyên bản; và với Kinh của bác Hoan, của các anh nhà văn tiền nhân, tôi đã có lục Kinh.
Bác Hoan như tôi được biết, luôn là người sống rất vui vẻ, hóm hỉnh. Ở bác Hoan, không có cái vẻ đạo mạo, ra cái vẻ kiểu cách, ra cái điều .v.v... Mà ở con người bác Hoan là một toả sáng của sự chân thành, chân thành nhất mực, và bác còn là người rất có duyên. Mỗi khi bác đến cơ quan Hội Nhà văn, là các phòng của toà nhà 65 Nguyễn Du, tràn đầy tiếng cười thật thoải mái, đáng yêu của bác của các nhà văn đang vây quanh bác. Đó là những câu chuyện bác vừa chợt thấy, những câu chuyện ngày xưa được bác kể lại; và nghe xong ai nấy cứ thế lăn ra mà cười, vui khôn tả.
Những tác phẩm của bác là những chuỗi cười dài với hàng ti tỉ các vẻ cười khác nhau của bác Hoan về nhân thế, về vô cùng những sự ở đời, nhưng rồi sau đấy ta sẽ mỗi tháng năm mỗi thấm thía vô cùng về những gì đã đọc được trong những tác phẩm của bác Hoan.
B.B.T
Ma Văn Kháng:
Đôi điều thu nhận từ một bậc thầy văn xuôi
1. Sự khâm phục và kính trọng của chúng ta với bậc thầy văn xuôi Nguyễn Công Hoan là tình cảm được gợi nên trước hết từ sự đồ sộ, phong phú, đa dạng của những trước tác ông để lại cho đời.
Từ điển tác phẩm văn xuôi từ cuối thế kỷ XX đến 1945 cho biết, từ Kiếp Hồng Nhan, tập truyện ngắn in năm 1923 đến tiểu thuyết Cái thủ lợn xuất bản năm 1945, nhà văn đã cho xuất bản 33 tác phẩm. Thật ra, ông đã sáng tác từ trước năm 1923, ở tuổi 17, nghĩa là khi còn rất trẻ, như nhiều nhà thơ nhà văn tài năng của thời đoạn ấy. Và thọ ở tuổi 74, sau 57 năm cầm bút, ông đã có 35 bộ tiểu thuyết, trên 300 truyện ngắn, cùng nhiều bài nghiên cứu, phê bình về văn học nghệ thuật và các tập hồi ức, tự sự đặc sắc.
Thật là một khối lượng tác phẩm đồ sộ! Thật là một sức lao động phi thường, và không phải không có lý khi có người coi ông là một đô lực sĩ đương thời không có đối thủ!
Sáng tạo nghệ thuật mãi mãi còn là một điều chưa thể giải thích. Và nếu như mỗi cuốn sách là một bí ẩn thì văn nghiệp của Nguyễn Công Hoan là một tổng kho chứa đựng không biết bao điều chưa thể giải mã.
Làm thế nào sức viết ông lại có thể dồi dào đến như vậy? Cỗ máy sáng tạo của nhà văn xuôi này lấy năng lượng ở đâu, bằng cách nào mà có thể sản ra những truyện ngắn, truyện dài lừng lững một giải sơn mạch hùng vĩ vững vàng đến như thế. Ở đây ngoài tài năng bẩm sinh trời cho ông, có thể nói thêm gì nữa.
Trong một buổi trò chuyện với các nhà văn trẻ chúng tôi năm 1973, ông có nói tới những sáng tác của ông. Nói về việc nuôi dưỡng sức viết lâu dài, ông bảo cần phải biết bịa chuyện và ăn dè. Bịa chuyện, ăn dè, đó là cách nói nôm na của ông để diễn đạt những yêu cầu cơ bản của sự sáng tạo mà chữ nghĩa ngày nay thường gọi là hư cấu và sử dụng vốn sống chi tiết một cách hợp lý.
Kinh nghiệm sáng tác của ông đã được ông diễn đạt một cách giản dị, thật là quý giá. Tuy nhiên, cả cuộc đời ông, toàn bộ cách sống của ông mới thật sự là một bài học lớn cho người sáng tác.
Trả lời một câu hỏi về cách thức sáng tác của mình, Garcia Marquez nói: "Về phần mình, tôi sống bằng những giai thoại, những biến cố trong đời sống hàng ngày. Tôi cố hiểu thế giới và sáng tạo ra nghệ thuật bằng kinh nghiệm sống hàng ngày và bằng sự hiểu biết về thế giới mà tôi dần dần có được, hoàn toàn không có bất kỳ một thứ định kiến nào".
Tôi nghĩ, nhà văn xuôi lớn của chúng ta cũng vậy. Cả cuộc đời chìm nổi, sôi động, mạnh mẽ của ông là sự sống thực sự, tâm huyết với hiện thực. Ông hoà mình một cách tự nhiên, chân thành, không cách bức với đời, ông hiểu biết nó một cách kỹ lưỡng và tôn trọng nó hết mực, ông lấy cảm hứng và chất liệu từ nó; ông bắt nguồn vào nó. Bí ẩn sức mạnh sáng tạo của ông là ở đó, cuộc sống với những gì ông đã trải nghiệm thật sự.
2. Năm 1955, tôi lên Lào Cai, dạy học ở đúng ngôi trường Nguyễn Công Hoan năm 1929 đã từng dạy ở đó. Trước cửa ngôi trường có hai cây tếch, loại gỗ cứng cao lớn dáng cổ thụ do ông trồng. Ông còn nhớ chúng và năm 1970 gặp tôi ông có hỏi về chúng. Chúng đã trở thành một di sản văn hoá quý giá. Tuy nhiên còn quý hơn là tiểu thuyết Những mảnh đời khốn nạn ông viết về mảnh đất này; mà đọc nó mới thấy rằng, ngoài văn chương không có bất cứ một phương tiện nghệ thuật nào có thể lưu giữ được bóng hình cuộc sống một cách trọn vẹn được như thế.
Gần 60 năm cầm bút, cuộc đời sáng tạo của Nguyễn Công Hoan gắn liền với một thời đoạn lịch sử dài, quan trọng của đất nước. Nhà văn Lê Minh, con gái ông, viết: ông thích nhớ chuyện thời sự. Ông chăm chú theo dõi những sự kiện lịch sử và những đòi hỏi của thời đại luôn dằn vặt ông.
Từ điển tác phẩm văn xuôi từ cuối thế kỷ XX đến 1945 cho biết, từ Kiếp Hồng Nhan, tập truyện ngắn in năm 1923 đến tiểu thuyết Cái thủ lợn xuất bản năm 1945, nhà văn đã cho xuất bản 33 tác phẩm. Thật ra, ông đã sáng tác từ trước năm 1923, ở tuổi 17, nghĩa là khi còn rất trẻ, như nhiều nhà thơ nhà văn tài năng của thời đoạn ấy. Và thọ ở tuổi 74, sau 57 năm cầm bút, ông đã có 35 bộ tiểu thuyết, trên 300 truyện ngắn, cùng nhiều bài nghiên cứu, phê bình về văn học nghệ thuật và các tập hồi ức, tự sự đặc sắc.
Thật là một khối lượng tác phẩm đồ sộ! Thật là một sức lao động phi thường, và không phải không có lý khi có người coi ông là một đô lực sĩ đương thời không có đối thủ!
Sáng tạo nghệ thuật mãi mãi còn là một điều chưa thể giải thích. Và nếu như mỗi cuốn sách là một bí ẩn thì văn nghiệp của Nguyễn Công Hoan là một tổng kho chứa đựng không biết bao điều chưa thể giải mã.
Làm thế nào sức viết ông lại có thể dồi dào đến như vậy? Cỗ máy sáng tạo của nhà văn xuôi này lấy năng lượng ở đâu, bằng cách nào mà có thể sản ra những truyện ngắn, truyện dài lừng lững một giải sơn mạch hùng vĩ vững vàng đến như thế. Ở đây ngoài tài năng bẩm sinh trời cho ông, có thể nói thêm gì nữa.
Trong một buổi trò chuyện với các nhà văn trẻ chúng tôi năm 1973, ông có nói tới những sáng tác của ông. Nói về việc nuôi dưỡng sức viết lâu dài, ông bảo cần phải biết bịa chuyện và ăn dè. Bịa chuyện, ăn dè, đó là cách nói nôm na của ông để diễn đạt những yêu cầu cơ bản của sự sáng tạo mà chữ nghĩa ngày nay thường gọi là hư cấu và sử dụng vốn sống chi tiết một cách hợp lý.
Kinh nghiệm sáng tác của ông đã được ông diễn đạt một cách giản dị, thật là quý giá. Tuy nhiên, cả cuộc đời ông, toàn bộ cách sống của ông mới thật sự là một bài học lớn cho người sáng tác.
Trả lời một câu hỏi về cách thức sáng tác của mình, Garcia Marquez nói: "Về phần mình, tôi sống bằng những giai thoại, những biến cố trong đời sống hàng ngày. Tôi cố hiểu thế giới và sáng tạo ra nghệ thuật bằng kinh nghiệm sống hàng ngày và bằng sự hiểu biết về thế giới mà tôi dần dần có được, hoàn toàn không có bất kỳ một thứ định kiến nào".
Tôi nghĩ, nhà văn xuôi lớn của chúng ta cũng vậy. Cả cuộc đời chìm nổi, sôi động, mạnh mẽ của ông là sự sống thực sự, tâm huyết với hiện thực. Ông hoà mình một cách tự nhiên, chân thành, không cách bức với đời, ông hiểu biết nó một cách kỹ lưỡng và tôn trọng nó hết mực, ông lấy cảm hứng và chất liệu từ nó; ông bắt nguồn vào nó. Bí ẩn sức mạnh sáng tạo của ông là ở đó, cuộc sống với những gì ông đã trải nghiệm thật sự.
2. Năm 1955, tôi lên Lào Cai, dạy học ở đúng ngôi trường Nguyễn Công Hoan năm 1929 đã từng dạy ở đó. Trước cửa ngôi trường có hai cây tếch, loại gỗ cứng cao lớn dáng cổ thụ do ông trồng. Ông còn nhớ chúng và năm 1970 gặp tôi ông có hỏi về chúng. Chúng đã trở thành một di sản văn hoá quý giá. Tuy nhiên còn quý hơn là tiểu thuyết Những mảnh đời khốn nạn ông viết về mảnh đất này; mà đọc nó mới thấy rằng, ngoài văn chương không có bất cứ một phương tiện nghệ thuật nào có thể lưu giữ được bóng hình cuộc sống một cách trọn vẹn được như thế.
Gần 60 năm cầm bút, cuộc đời sáng tạo của Nguyễn Công Hoan gắn liền với một thời đoạn lịch sử dài, quan trọng của đất nước. Nhà văn Lê Minh, con gái ông, viết: ông thích nhớ chuyện thời sự. Ông chăm chú theo dõi những sự kiện lịch sử và những đòi hỏi của thời đại luôn dằn vặt ông.
Quả nhiên có thể thấy bóng hình lịch sử trong những trang viết của ông. Có cả một thời đoạn lịch sử trong trước tác của ông. Các mối mâu thuẫn, các kiểu quan hệ xã hội. Chân dung con người thuộc các tầng lớp. Các tấn bi kịch. Các lớp hài kịch dân gian. Cả một xã hội mi ni có ở trong văn ông. Ở đây cuộc sống hoà vào văn chương và tồn tại trong văn chương. Tất nhiên, trong tư cách một nhà văn, công việc của ông còn là làm sáng tỏ các ý nghĩa ở đằng sau tổng thể hữu cơ của các từ.
Nơi lưu giữ bóng hình cuộc sống một cách trung thực sinh động truyện ngắn, truyện dài của Nguyễn Công Hoan là vậy. Bút pháp hiện thực, phương pháp sáng tác hiện thực cho văn ông những giá trị đó!
3. Sáng tác của Nguyễn Công Hoan, nhất là truyện ngắn của ông, có sức thu hút đặc biệt với nhiều tầng lớp độc giả. Niềm vui thẩm mỹ của bạn đọc với tác phẩm của ông là dấu hiệu chứng tỏ những tác phẩm đó đã đạt đến sự hoàn thiện đáng kể, từ nội dung đến hình thức.
Đã không ít nhà lý luận phê bình, nhà nghiên cứu văn học, bạn đọc, những người hâm mộ ông viết về vị trí của ông, về sự đóng góp của ông đối với nền văn chương nước nhà. Rằng ông là một trong những viên gạch đầu tiên xây nền đắp móng cho dòng văn xuôi hiện thực phê phán ở buổi sơ khai của nó. Rằng ông là một cây bút có biệt tài về châm biếm, hoạt kê. Văn ông bám rễ sâu vào đời sống và tâm hồn dân tộc. Và về thể loại, truyện ngắn của ông đặc sắc ở cấu trúc gọn, có sức khái quát, nổi bật ở tính trào lộng, hài hước, với ngôn ngữ giàu trí thông minh, dí dỏm.
Chúng tôi những nhà văn khởi nghiệp bằng việc đọc ông và các nhà văn lớp trước, nhân dịp này muốn nhấn mạnh thêm hai điều sau đây: Một là, truyện ngắn của ông sở dĩ trở nên một thành tựu đặc sắc của ông, có một dấu ấn đặc biệt trong nền văn xuôi của nước ta, đó là vì nội dung xã hội của nó và về nghệ thuật kể truyện, nó đã thực hiện được một cách hết sức nhuần nhụy tự nhiên, hai yêu cầu quan trọng nhất của thể loại là tính đậm đặc và sự thống nhất nội tại cao độ. Truyện ngắn của ông là một mũi tên cắm thẳng vào bia. Và nếu theo J.Sartre, nhà văn xuôi là người sử dụng các từ, nghệ thuật văn xuôi biểu hiện bằng lời, thì thành tựu về truyện ngắn của ông một phần cũng bắt nguồn từ thành công này. Cái gì đã sống trong ngôn ngữ thì sẽ sống cùng ngôn ngữ! Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan sống mãi cùng ngôn ngữ tài tình của ông.
Hai là, chúng tôi cũng muốn triển khai một luận điểm nữa theo tinh thần luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Thu Thuỷ: Nguyễn Công Hoan là người mở đầu một lối truyện kể - lối truyện kể theo điểm nhìn bên ngoài, mà hiện thời nhiều nhà văn trẻ đang nối tiếp, phát triển một cách xuất sắc.
Xét về góc độ điểm nhìn, khác hẳn lối truyện kể theo điểm nhìn bên trong hay theo điểm nhìn toàn trị - người kể truyện biết tất, lối truyện kể theo điểm nhìn bên ngoài thiên về miêu tả hành động, lời nói bên ngoài của nhân vật. Ở loại truyện này, cấu trúc được tĩnh lược triệt để, sự kiện được kê khai, dồn dập, thông tin có tính nén ép thái độ tác giả bị che khuất hoặc hàm ẩn, khúc xạ vào lời thoại nhân vật. Truyện mang tính khách quan tuyệt đối, người đọc không bị hướng dẫn mà chỉ bị cuốn hút vì ma lực của câu văn và những ý tứ có tính bất thường, nghịch dị.
Hiển nhiên rồi, nhiều truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, đã trở thành cổ điển, mẫu mực. Và đó là một điều quan trọng nữa tôi thu nhận được từ ông.
Cùng với Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Tô Hoài... ông là một nhà văn bậc thầy của nền văn xuôi của chúng ta.
Nơi lưu giữ bóng hình cuộc sống một cách trung thực sinh động truyện ngắn, truyện dài của Nguyễn Công Hoan là vậy. Bút pháp hiện thực, phương pháp sáng tác hiện thực cho văn ông những giá trị đó!
3. Sáng tác của Nguyễn Công Hoan, nhất là truyện ngắn của ông, có sức thu hút đặc biệt với nhiều tầng lớp độc giả. Niềm vui thẩm mỹ của bạn đọc với tác phẩm của ông là dấu hiệu chứng tỏ những tác phẩm đó đã đạt đến sự hoàn thiện đáng kể, từ nội dung đến hình thức.
Đã không ít nhà lý luận phê bình, nhà nghiên cứu văn học, bạn đọc, những người hâm mộ ông viết về vị trí của ông, về sự đóng góp của ông đối với nền văn chương nước nhà. Rằng ông là một trong những viên gạch đầu tiên xây nền đắp móng cho dòng văn xuôi hiện thực phê phán ở buổi sơ khai của nó. Rằng ông là một cây bút có biệt tài về châm biếm, hoạt kê. Văn ông bám rễ sâu vào đời sống và tâm hồn dân tộc. Và về thể loại, truyện ngắn của ông đặc sắc ở cấu trúc gọn, có sức khái quát, nổi bật ở tính trào lộng, hài hước, với ngôn ngữ giàu trí thông minh, dí dỏm.
Chúng tôi những nhà văn khởi nghiệp bằng việc đọc ông và các nhà văn lớp trước, nhân dịp này muốn nhấn mạnh thêm hai điều sau đây: Một là, truyện ngắn của ông sở dĩ trở nên một thành tựu đặc sắc của ông, có một dấu ấn đặc biệt trong nền văn xuôi của nước ta, đó là vì nội dung xã hội của nó và về nghệ thuật kể truyện, nó đã thực hiện được một cách hết sức nhuần nhụy tự nhiên, hai yêu cầu quan trọng nhất của thể loại là tính đậm đặc và sự thống nhất nội tại cao độ. Truyện ngắn của ông là một mũi tên cắm thẳng vào bia. Và nếu theo J.Sartre, nhà văn xuôi là người sử dụng các từ, nghệ thuật văn xuôi biểu hiện bằng lời, thì thành tựu về truyện ngắn của ông một phần cũng bắt nguồn từ thành công này. Cái gì đã sống trong ngôn ngữ thì sẽ sống cùng ngôn ngữ! Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan sống mãi cùng ngôn ngữ tài tình của ông.
Hai là, chúng tôi cũng muốn triển khai một luận điểm nữa theo tinh thần luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Thu Thuỷ: Nguyễn Công Hoan là người mở đầu một lối truyện kể - lối truyện kể theo điểm nhìn bên ngoài, mà hiện thời nhiều nhà văn trẻ đang nối tiếp, phát triển một cách xuất sắc.
Xét về góc độ điểm nhìn, khác hẳn lối truyện kể theo điểm nhìn bên trong hay theo điểm nhìn toàn trị - người kể truyện biết tất, lối truyện kể theo điểm nhìn bên ngoài thiên về miêu tả hành động, lời nói bên ngoài của nhân vật. Ở loại truyện này, cấu trúc được tĩnh lược triệt để, sự kiện được kê khai, dồn dập, thông tin có tính nén ép thái độ tác giả bị che khuất hoặc hàm ẩn, khúc xạ vào lời thoại nhân vật. Truyện mang tính khách quan tuyệt đối, người đọc không bị hướng dẫn mà chỉ bị cuốn hút vì ma lực của câu văn và những ý tứ có tính bất thường, nghịch dị.
Hiển nhiên rồi, nhiều truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, đã trở thành cổ điển, mẫu mực. Và đó là một điều quan trọng nữa tôi thu nhận được từ ông.
Cùng với Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Tô Hoài... ông là một nhà văn bậc thầy của nền văn xuôi của chúng ta.
M.V.K
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉