NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN
Thành Đức Bảo Thắng
Từ khi xuất hiện trên văn đàn tới nay, truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan vẫn khẳng định được vị thế vững chắc trong mạch nguồn văn học dân tộc, qua sự sàng lọc khắc nghiệt của thời gian. Truyện ngắn trào phúng của ông được tái bản nhiều lần, tiếng cười khỏe khoắn, bộc trực, đượm tình người của ông vẫn luôn vang lên trong những thời khắc có ý nghĩa của cuộc sống qua sự dàn dựng và biểu diễn của các nghệ sĩ sân khấu nổi tiếng. Sức hấp dẫn đặc biệt có được bởi ý nghĩa xã hội, giá trị nhân văn được chuyển tải qua tác phẩm và thế giới nhân vật độc đáo, sinh động của ông.
Hàng trăm nhân vật với hàng trăm tính cách trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan luôn tạo được ấn tượng riêng, không lẫn, và cũng luôn thể hiện được bản chất xã hội. Quan lại cường hào với đủ các bộ dạng, đủ cách ăn chặn, ăn cắp, ăn cướp… cứ lần lượt hiện lên như là minh chứng hùng hồn của xã hội đồng tiền. Thói hư tật xấu của con người trong xã hội cũ cũng được ông liệt kê đầy đủ với các biến thể khác nhau… Số phận bất hạnh của người lao động cũng lắm cảnh nhiều dạng, không ai giống ai… Làm nên sức hấp dẫn đặc biệt này phải kể đến nhiều biệt tài như: năng khiếu hài hước, sự quan sát tinh tế…, đặc biệt là nghệ thuật khắc họa nhân vật trong truyện ngắn trào phúng của ông.
Xuất phát từ cái nhìn cuộc đời là sân khấu hài kịch và con người chỉ là những kẻ diễn trò, đã xây dựng các nhân vật trong truyện ngắn trào phúng với mục đích nhằm lật tẩy, lột trái, phơi bày bộ mặt thật của xã hội đương thời. Nhân vật của ông trước hết là nhân vật của sân khấu hài kịch. Vì vậy, ông đặc biệt hướng ngòi bút của mình vào việc khắc họa diện mạo, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, chứ không tập trung vào việc khám phá, phân tích tâm lý bên trong của nhân vật.
Đọc truyện của Nguyễn Công Hoan, ta bắt gặp một thế giới nhân vật đông đúc, đa dạng và đặc sắc. Tác giả Phong Lê đã điểm danh họ: “những phu phen, thợ thuyền, dân quê, những địa chủ, lý dịch, cường hào; những nghị viên, dân biểu, quan lại (huyện, phủ, bố, án, tuần…); những ký, lục, phán, tham; những con buôn, tư sản, chủ thầu; những giáo chức, nghệ nhân, viết văn, làm báo; những me tây, cô đầu, kép hát, những gái điếm, con sen, thằng nhỏ, những “ván cách”, lính cơ, thầy quyền, những bồi bếp, tây trắng, tây đen…”(1). Nguyễn Công Hoan đã dày công khắc họa thế giới nhân vật đông đúc, đa dạng ấy khiến cho họ trở nên đặc sắc, sinh động, đầy sức sống.
1. Khắc họa diện mạo
Nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trước hết là nhân vật của sân khấu hài kịch. Để làm nổi bật tính chất hài hước, ông sử dụng triệt để và tài tình biện pháp phóng đại. Dường như dưới ngòi bút của Nguyễn Công Hoan, những kẻ mà ông cho là ăn bẩn, thích ăn bẩn đều hiện lên với những hình thức đặc thù. Đó là cái béo hùng vĩ, ít ai có thể tưởng tượng được. Người đọc phải phì cười trước diện mạo của huyện Hinh:
Ta gặp trong Đàn bà là giống yếu hình ảnh một bà phủ với khuôn mặt long trọng như “chiếc bánh dầy đám cưới”, hoặc hình ảnh một bà chủ mà chỉ thoạt trông thì phải bảo là “một đống hai ba cái chăn bông cuộn lại với nhau, sắp đem cất đi” nếu “chưa nom rõ cái mặt phị, cái cổ rụt, cái thân nung núc, và bốn chân tay ngắn chùn chụt” (Phành phạch). Với bà phán Tuyên (Cho tròn bổn phận) thì là hình ảnh một cây thịt tuy hơi cổ thụ nhưng chưa có vẻ gì cằn cỗi. Mỗi nhân vật ở dạng này đều có điểm chung được tạo thành từ nguyên nhân thích ăn bẩn. Nhưng giũa chúng cũng có những nét rất riêng qua lối so sánh đặc sắc, độc đáo của Nguyễn Công Hoan. Người đọc không thể không cười một cách khoái trá khi bắt gặp những hình ảnh như vậy.
Với Nguyễn Công Hoan, không chỉ giới quan lại, tư sản… được miêu tả chân dung bằng ngòi bút trào phúng mà mọi nhân vật trong tác phẩm đều mang diện mạo, bộ dạng sân khấu hài kịch. Đó là kẻ ăn mày mà cái đói, cái rét đã làm biến dạng nhân hình với “cái nón toạc tung cả cạp, đã đóng khố lại mặc cái áo rách cụt cả tay, thành ra bốn chân tay khẳng khiu, đen thui thủi, dài ngoằng ngoẵng” (Răng con chó nhà tư sản). Đó là diện mạo của thằng ăn cắp trông giống như một con khỉ ghẻ đáng sợ:
Nhân vật luôn được Nguyễn Công Hoan chú ý khắc họa dưới nhiều góc độ khác nhau. Khi viết về bản chất tham lam, thích ăn bẩn của giới quan lại, địa chủ, tư sản thì nhân vật hiện lên với hình dạng hài hước, châm biếm qua sự béo đến biến dạng. Nhưng dưới góc độ chính trị, ông miêu tả lũ người đó với vẻ mặt, hình dáng của chính những vai hề trên sân khấu hài kịch (Đào kép mới).
Bằng nghệ thuật phóng đại, cường điệu, ngòi bút của ông như muốn vật hóa, đồ vật hóa nhân vật của mình . Về điểm này, tác giả Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Nghệ thuật phóng đại của Nguyễn Công Hoan đã tạo nên được biết bao trận cười đậm đà, khoái trá - một phong cách trào phúng bộc trực, bạo, khỏe rất gần với nghệ thuật dân gian”(2). Người đọc phì cười khi tác giả tả cái bụng của Nguyệt: “Cái bụng Nguyệt vài tháng nữa thì tròn bằng cái thúng” (Oằn tà oằn), hoặc khi tác giả miêu tả “cũng môi đỏ, cũng đít cong” về cô vợ của Samandji. Người đọc cũng bắt gặp nghệ thuật khắc họa diện mạo nhân vật theo hướng vật hóa trong Chí Phèo của Nam Cao, nhưng không tuân theo mô hình kiểu Nguyễn Công Hoan.
Có thể nói, những nhân vật của Nguyễn Công Hoan mang diện mạo sân khấu - diện mạo phù hợp với tính cách. Nghệ thuật khắc họa diện mạo nhân vật trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan thật đặc sắc và độc đáo, phù hợp với quan niệm nhân sinh của ông về cuộc đời và con người.
2. Nghệ thuật khắc họa hành động nhân vật
Nếu như, diện mạo nhân vật của Nguyễn Công Hoan phù hợp với tính cách, bản chất thì hành động, cử chỉ của nhân vật làm lộn trái, phơi bày bản chất nhân vật. Mỗi nhân vật của ông đều phơi bày những hành động thể hiện xung đột thảm hại có tính chất phổ biến giữa bản chất, tính cách với địa vị, thân phận xã hội của con người. Đó là những hành động giàu kịch tính, luôn tạo được sự bất ngờ - một yếu tố quan trọng trong cách xây dựng truyện trào phúng. Để tạo được cái hồn trong tác phẩm, Nguyễn Công Hoan sử dụng biện pháp tương phản và tăng cấp trong việc miêu tả hành động của nhân vật.
Cô Nguyệt lẳng lơ, dâm đãng với những lời thề bồi đầy danh dự:
Hàng trăm nhân vật với hàng trăm tính cách trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan luôn tạo được ấn tượng riêng, không lẫn, và cũng luôn thể hiện được bản chất xã hội. Quan lại cường hào với đủ các bộ dạng, đủ cách ăn chặn, ăn cắp, ăn cướp… cứ lần lượt hiện lên như là minh chứng hùng hồn của xã hội đồng tiền. Thói hư tật xấu của con người trong xã hội cũ cũng được ông liệt kê đầy đủ với các biến thể khác nhau… Số phận bất hạnh của người lao động cũng lắm cảnh nhiều dạng, không ai giống ai… Làm nên sức hấp dẫn đặc biệt này phải kể đến nhiều biệt tài như: năng khiếu hài hước, sự quan sát tinh tế…, đặc biệt là nghệ thuật khắc họa nhân vật trong truyện ngắn trào phúng của ông.
Xuất phát từ cái nhìn cuộc đời là sân khấu hài kịch và con người chỉ là những kẻ diễn trò, đã xây dựng các nhân vật trong truyện ngắn trào phúng với mục đích nhằm lật tẩy, lột trái, phơi bày bộ mặt thật của xã hội đương thời. Nhân vật của ông trước hết là nhân vật của sân khấu hài kịch. Vì vậy, ông đặc biệt hướng ngòi bút của mình vào việc khắc họa diện mạo, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, chứ không tập trung vào việc khám phá, phân tích tâm lý bên trong của nhân vật.
Đọc truyện của Nguyễn Công Hoan, ta bắt gặp một thế giới nhân vật đông đúc, đa dạng và đặc sắc. Tác giả Phong Lê đã điểm danh họ: “những phu phen, thợ thuyền, dân quê, những địa chủ, lý dịch, cường hào; những nghị viên, dân biểu, quan lại (huyện, phủ, bố, án, tuần…); những ký, lục, phán, tham; những con buôn, tư sản, chủ thầu; những giáo chức, nghệ nhân, viết văn, làm báo; những me tây, cô đầu, kép hát, những gái điếm, con sen, thằng nhỏ, những “ván cách”, lính cơ, thầy quyền, những bồi bếp, tây trắng, tây đen…”(1). Nguyễn Công Hoan đã dày công khắc họa thế giới nhân vật đông đúc, đa dạng ấy khiến cho họ trở nên đặc sắc, sinh động, đầy sức sống.
1. Khắc họa diện mạo
Nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trước hết là nhân vật của sân khấu hài kịch. Để làm nổi bật tính chất hài hước, ông sử dụng triệt để và tài tình biện pháp phóng đại. Dường như dưới ngòi bút của Nguyễn Công Hoan, những kẻ mà ông cho là ăn bẩn, thích ăn bẩn đều hiện lên với những hình thức đặc thù. Đó là cái béo hùng vĩ, ít ai có thể tưởng tượng được. Người đọc phải phì cười trước diện mạo của huyện Hinh:
“Chà! Chà! Béo ơi là béo! Béo đến nỗi giá như có thằng dân nào vô ý buột mồm nói ra một câu sáo rỗng nhờ bóng quan lớn là ông tưởng ngay nó nói xỏ ông... Nguyên cái da mặt ông nhỏ, mà có lẽ vì ông béo quá nên lỗ chân lông căng ra, căng thẳng quá đến râu không có chỗ nào lách ra ngoài được”. Và trên cái bộ mặt béo đến quái thai ấy là hai hàng lông tơ “đứng ở hai bên miệng ông, nó hình thành hai cái dấu chua nghĩa” (Đồng hào có ma).Béo đến dị hình dị dạng là hình thức đặc thù của bọn có quyền, có tiền, tham lam, thích ăn bẩn. Nguyễn Công Hoan đã công thức hóa khi khắc họa diện mạo, hình thức bọn này. Nhưng cái tài của ông chính là ở chỗ kết hợp biện pháp phóng đại với lối so sánh độc đáo tạo nên được những nét rất riêng, đáng buồn cười trong từng nhân vật.
Ta gặp trong Đàn bà là giống yếu hình ảnh một bà phủ với khuôn mặt long trọng như “chiếc bánh dầy đám cưới”, hoặc hình ảnh một bà chủ mà chỉ thoạt trông thì phải bảo là “một đống hai ba cái chăn bông cuộn lại với nhau, sắp đem cất đi” nếu “chưa nom rõ cái mặt phị, cái cổ rụt, cái thân nung núc, và bốn chân tay ngắn chùn chụt” (Phành phạch). Với bà phán Tuyên (Cho tròn bổn phận) thì là hình ảnh một cây thịt tuy hơi cổ thụ nhưng chưa có vẻ gì cằn cỗi. Mỗi nhân vật ở dạng này đều có điểm chung được tạo thành từ nguyên nhân thích ăn bẩn. Nhưng giũa chúng cũng có những nét rất riêng qua lối so sánh đặc sắc, độc đáo của Nguyễn Công Hoan. Người đọc không thể không cười một cách khoái trá khi bắt gặp những hình ảnh như vậy.
Với Nguyễn Công Hoan, không chỉ giới quan lại, tư sản… được miêu tả chân dung bằng ngòi bút trào phúng mà mọi nhân vật trong tác phẩm đều mang diện mạo, bộ dạng sân khấu hài kịch. Đó là kẻ ăn mày mà cái đói, cái rét đã làm biến dạng nhân hình với “cái nón toạc tung cả cạp, đã đóng khố lại mặc cái áo rách cụt cả tay, thành ra bốn chân tay khẳng khiu, đen thui thủi, dài ngoằng ngoẵng” (Răng con chó nhà tư sản). Đó là diện mạo của thằng ăn cắp trông giống như một con khỉ ghẻ đáng sợ:
“Hai mắt trắng dã, lấm la lấm lét. Tóc thì bồng lên như tổ quạ. Da đen thui thủi, mặt rạn như men lọ cổ. Hai tay thọc vào túi cái áo tây tang, xơ xác như tổ đỉa...” (Thằng ăn cắp).
Nhân vật luôn được Nguyễn Công Hoan chú ý khắc họa dưới nhiều góc độ khác nhau. Khi viết về bản chất tham lam, thích ăn bẩn của giới quan lại, địa chủ, tư sản thì nhân vật hiện lên với hình dạng hài hước, châm biếm qua sự béo đến biến dạng. Nhưng dưới góc độ chính trị, ông miêu tả lũ người đó với vẻ mặt, hình dáng của chính những vai hề trên sân khấu hài kịch (Đào kép mới).
Bằng nghệ thuật phóng đại, cường điệu, ngòi bút của ông như muốn vật hóa, đồ vật hóa nhân vật của mình . Về điểm này, tác giả Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Nghệ thuật phóng đại của Nguyễn Công Hoan đã tạo nên được biết bao trận cười đậm đà, khoái trá - một phong cách trào phúng bộc trực, bạo, khỏe rất gần với nghệ thuật dân gian”(2). Người đọc phì cười khi tác giả tả cái bụng của Nguyệt: “Cái bụng Nguyệt vài tháng nữa thì tròn bằng cái thúng” (Oằn tà oằn), hoặc khi tác giả miêu tả “cũng môi đỏ, cũng đít cong” về cô vợ của Samandji. Người đọc cũng bắt gặp nghệ thuật khắc họa diện mạo nhân vật theo hướng vật hóa trong Chí Phèo của Nam Cao, nhưng không tuân theo mô hình kiểu Nguyễn Công Hoan.
Có thể nói, những nhân vật của Nguyễn Công Hoan mang diện mạo sân khấu - diện mạo phù hợp với tính cách. Nghệ thuật khắc họa diện mạo nhân vật trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan thật đặc sắc và độc đáo, phù hợp với quan niệm nhân sinh của ông về cuộc đời và con người.
2. Nghệ thuật khắc họa hành động nhân vật
Nếu như, diện mạo nhân vật của Nguyễn Công Hoan phù hợp với tính cách, bản chất thì hành động, cử chỉ của nhân vật làm lộn trái, phơi bày bản chất nhân vật. Mỗi nhân vật của ông đều phơi bày những hành động thể hiện xung đột thảm hại có tính chất phổ biến giữa bản chất, tính cách với địa vị, thân phận xã hội của con người. Đó là những hành động giàu kịch tính, luôn tạo được sự bất ngờ - một yếu tố quan trọng trong cách xây dựng truyện trào phúng. Để tạo được cái hồn trong tác phẩm, Nguyễn Công Hoan sử dụng biện pháp tương phản và tăng cấp trong việc miêu tả hành động của nhân vật.
Cô Nguyệt lẳng lơ, dâm đãng với những lời thề bồi đầy danh dự:
“Tuy tôi chưa là vợ anh, nhưng cũng như là cô vợ nên tôi dốc một lòng chung thủy thì chữ trinh tôi giữ nguyên cho anh. Nếu anh ngờ tôi loan chung phượng chạ thì đây này, tôi sẽ chết như thế này này!” (Oẳn tà roằn).Một bà tham, bà phán bày tỏ sự biết ơn với công lao, sự khó khăn vất vả của người chồng bằng cách bỏ chồng, bỏ con vì cuộc sống mới giàu sang (Thế là mợ nó đi Tây). Một gái làm tiền (Ngựa người và người ngựa) với cách ăn mặc sang trọng mà phải nhảy tọt xuống đất khi anh phu xe đòi hai hào rưỡi. Và khi lộ rõ chân tướng đã phải lừa anh phu xe trốn mất để lại sự choáng váng, thất vọng của con “ngựa người” đó. Mỗi một nhân vật đều tự bộc lộ mình bằng hành động. Ta thấy xót thương cho sự bất hạnh của người phu xe đã bị lừa mất tiền công và hai hào bởi con “người ngựa”, nhưng cũng thấy được sự ranh ma, khôn lỏi trong con “ngựa người” đó qua hành động chỉ chạy “dưỡng lão” thôi, đít nhổm mạnh mà chân bước ngắn.
Nhân vật của Nguyễn Công Hoan thể hiện những hành động hết sức lôgic, hợp với bản chất của nó. Với ông, đã là quan lại, địa chủ, bọn giàu có trong xã hội thì đích thị là những kẻ thích ăn bẩn và toàn là hành động đê tiện, bẩn thỉu. Nguyễn Công Hoan thật tài tình khi tả hành động này của huyện Hinh một cách bất ngờ và thú vị: “…tự nhiên như không, ông cúi xuống thò tay nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở giầy bám vào, rồi bỏ tọt vào túi”. Đó là hành động ăn cắp của kẻ có trình độ ăn cắp đạt tới mức nghệ thuật. Thật vậy, trình độ ăn cắp, ăn cướp của quan lại quả là cao. Ăn cướp một cách trắng trợn mà vẫn không mang tiếng xấu trước dư luận. Ngay những kẻ ăn cướp cũng phải phục vì cướp trên tay tài sản cướp được của thằng ăn cướp một cách đàng hoàng (Thằng ăn cướp) .
Sự vô liêm sỉ đến mức tàn nhẫn của bọn giàu có vượt ra khỏi lẽ tự nhiên ở đời qua hành động. Chúng mượn ngày giỗ bố (Báo hiếu, trả nghĩa cha) để khoe khoang, phô trương thanh thế, trong khi chúng nhẫn tâm đuổi người mẹ đẻ ra khỏi nhà vì sợ bị xấu mặt. Cũng thật là bỉ ổi và nhơ nhuốc khi một kẻ muốn tiến thân đã dùng đạo “xuất giá tòng phu” để bắt vợ cống cho quan trên (Xuất giá tòng phu) hay lấy bốn chữ “tiết hạnh khả phong’’ bằng cách hiến thân. Trong cái xã hội thượng lưu đó đầy rẫy sự xấu xa, bỉ ổi và đê tiện. Một ông tham quan tự “ăn cắp” ví của mình rồi “tôi vờ thế, chứ ví đây này, có mất đếch đâu!” vì sợ tốn kém (Mất cái ví). Không chỉ có vậy, giữa những kẻ tự cho mình thuộc tầng lớp thượng lưu cũng ăn cắp của nhau, lừa bịp lẫn nhau (Cái ví ấy của ai, Phúc tinh)…
Sau mỗi một hành động của nhân vật, tiếng cười bật lên với nhiều cung bậc khác nhau. Đó là tiếng cười khoái trá, sảng khoái. Đó cũng là tiếng cười mỉa mai, châm biếm, đả kích, đầy chua xót. Đó còn là tiếng cười căm phẫn xã hội đồng tiền đưa đẩy con người vào những hoàn cảnh trớ trêu mà cái bi, cái hài xen lẫn hòa trộn. Đọc Kép Tư Bền, người đọc cảm nhận được đằng sau tiếng cười là hoàn cảnh thương tâm, đầy nước mắt. Người kép hát tài hoa phải diễn trò mua vui trong hoàn cảnh bố lâm bệnh nguy kịch. Tâm trạng đau khổ nhưng Tư Bền vẫn phải diễn trò. Màn một, màn hai, màn ba, anh đều phải “hò, hét, ngâm, cười, múa, nhẩy để mua gượng lấy những tràng vỗ tay”. Cùng với những tràng vỗ tay hưởng ứng, ngợi khen của khán giả ở từng màn là tâm trạng đau đớn, khổ tâm của anh trước sự ngày càng nguy kịch của cha mình. Và đến khi buổi diễn kết thúc sau những tiếng vỗ tay thì cũng là lúc Tư Bền không bao giờ gặp lại cha. Thật là một vở diễn bi hài kịch. Nguyễn Công Hoan đã đặt các nhân vật trong các tình huống mâu thuẫn hài hước khác nhau để từ đó bộc lộ bản chất bằng chính hành động tạo nên tiếng cười hài hước. Đó là những hành động làm nổi bật lên mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức, giữa tự nhiên và cái trái tự nhiên (Cái vốn để sinh nhai), giữa khả năng và ý đồ (Đào kép mới)... để từ đó mỉa mai, châm biếm, đả kích bộ mặt thật của xã hội đương thời.
3. Ngôn ngữ đối thoại
Nguyễn Công Hoan đặc biệt chú trọng miêu tả diện mạo, hành động cử chỉ của nhân vật bằng ngôn ngữ đối thoại đặc sắc. Qua ngôn ngữ đối thoại, ông đã bắt các nhân vật tự bộc bạch bản chất, phơi bày được hiện thực xã hội.
Ngôn ngữ đối thoại đa dạng và phong phú
Ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan có ba kiểu chủ yếu: người kể chuyện đối thoại với nhân vật, người kể chuyện đối thoại với độc giả và nhân vật đối thoại với nhân vật.
Khi phân tích truyện ngắn Lập Gioòng qua đoạn đối thoại giữa người kể chuyện với nhân vật:
Mở đầu truyện Đồng hào có ma, chỉ bằng lời đối thoại với độc giả ông đã phơi bày bản chất thích ăn bẩn của huyện Hinh và giải thích cái béo đến dị dạng dị hình của hắn:
Đọc truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan, ta bắt gặp nhiều kiểu đối thoại, đa dạng, phong phú. Ở mỗi truyện ngắn có thể có nhiều kiểu đối thoại được vận dụng một cách linh hoạt tạo ra sự sinh động của những màn hài kịch, phơi bày tính chất giả dối bất lương, lừa bịp của hiện thực đương thời.
Với Oẳn tà roằn, Nguyễn Công Hoan đã để nhân vật đối thoại với nhân vật nhằm mục đích bắt nhân vật nói lên điều không muốn nói. Tiếng cười hài hước của độc giả hướng vào Nguyệt khi phải chứng kiến cuộc đối thoại giữa bà đỡ và Nguyệt về chuyện đẻ con so hay con rạ
Vận dụng sáng tạo và linh hoạt ngôn ngữ đối thoại, Nguyễn Công Hoan đã tạo mạch nối giữa tiếng cười dân gian và tiếng cười hiện đại. Đoạn đối thoại giữa cô Bống (Đàn bà là giống yếu) với chồng (quan phủ) một mặt bộc lộ trọn vẹn bản chất dâm đãng, tham lam tới mức trơ trẽn của bà phủ: ngủ với trai khi chồng đi vắng, thế nhưng vẫn lớn tiếng đe dọa khi bị bắt quả tang, mặt khác gợi người đọc trở về với khái quát đậm màu triết lí của dân gian: gái đĩ già mồm.
Ngôn ngữ đối thoại giàu kịch tính
Ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan hướng tới phơi bày bản chất của con người, của xã hội bằng tiếng cười trào phúng giàu kịch tính. Đó là thứ ngôn ngữ chứa đựng yếu tố hấp dẫn, tạo được sự bất ngờ, lột trái hiện tượng, phơi bày mâu thuẫn hài hước. Người đọc phải phì cười khi hiện tượng kẻ ăn cắp bị bắt, bị đánh nhừ tử chỉ vì: “Nó ăn của tôi …hai xu …bún riêu… rồi… nó quịt… nó chạy!” (Thằng ăn cắp). Câu nói kết thúc truyện diễn ra trong sự mệt mỏi với hơi thở hổn hển của bà hàng rong đã lột trái mâu thuẫn hài hước giữa hiện tượng ăn cắp to tát với sự thật nhỏ con. Giá trị hài hước của câu chuyện chỉ được bộc lộ bởi yếu tố đầy bất ngờ này.
Trong Nỗi lòng ai tỏ, kết quả thật đáng sợ lại được giải thích bằng nguyên nhân hết sức đơn giản khiến người đọc cảm thấy ngỡ ngàng: “Từ lúc ăn xong bữa cơm sáng đến giờ chẳng ai hiểu vì lẽ gì, cô Tuyết cứ thở ngắn than dài. Rồi chờ cho mẹ đi chơi, cô lên giường đắp chăn thút thít khóc mãi”. Rồi cả ngày hôm đó, cô Tuyết còn buồn lắm, cô trằn trọc và thở dài chỉ vì một nguyên nhân giản đơn được thể hiện trong một câu ngắn gọn: “Cô đặt báo xuống, rên rỉ: Vân chết! Trời ơi!”(3).
Ngôn ngữ giàu kịch tính xuất hiện nhiều trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan. Khi kết hợp với thủ pháp tăng cấp, tác giả đưa người đọc từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác và bật cười khi hiểu rõ câu chuyện.
Bằng tài năng bậc thày, bằng cảm quan trào phúng độc đáo, Nguyễn Công Hoan đã sáng tạo một thế giới nhân vật hấp dẫn, sống động. Thế giới nhân vật độc đáo và đặc sắc của ông đã làm nên tiếng cười trào phúng khỏe khoắn, giòn giã, sảng khoái...
_______________
1. Phong Lê, Nguyễn Công Hoan, một đời văn lực lưỡng, (nhiều tác giả), Phê bình, bình luận văn học, Nxb Văn nghệ, TP.HCM, 1999.
2. Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb Tác phẩm mới, 1979.
3. Các trích dẫn đều từ Nguyễn Công Hoan, Truyện ngắn tuyển chọn, tập 1, 2, Nxb Văn học, Hà Nội, 1996.
Tác giả: Thành Đức Bảo Thắng
Sự vô liêm sỉ đến mức tàn nhẫn của bọn giàu có vượt ra khỏi lẽ tự nhiên ở đời qua hành động. Chúng mượn ngày giỗ bố (Báo hiếu, trả nghĩa cha) để khoe khoang, phô trương thanh thế, trong khi chúng nhẫn tâm đuổi người mẹ đẻ ra khỏi nhà vì sợ bị xấu mặt. Cũng thật là bỉ ổi và nhơ nhuốc khi một kẻ muốn tiến thân đã dùng đạo “xuất giá tòng phu” để bắt vợ cống cho quan trên (Xuất giá tòng phu) hay lấy bốn chữ “tiết hạnh khả phong’’ bằng cách hiến thân. Trong cái xã hội thượng lưu đó đầy rẫy sự xấu xa, bỉ ổi và đê tiện. Một ông tham quan tự “ăn cắp” ví của mình rồi “tôi vờ thế, chứ ví đây này, có mất đếch đâu!” vì sợ tốn kém (Mất cái ví). Không chỉ có vậy, giữa những kẻ tự cho mình thuộc tầng lớp thượng lưu cũng ăn cắp của nhau, lừa bịp lẫn nhau (Cái ví ấy của ai, Phúc tinh)…
Sau mỗi một hành động của nhân vật, tiếng cười bật lên với nhiều cung bậc khác nhau. Đó là tiếng cười khoái trá, sảng khoái. Đó cũng là tiếng cười mỉa mai, châm biếm, đả kích, đầy chua xót. Đó còn là tiếng cười căm phẫn xã hội đồng tiền đưa đẩy con người vào những hoàn cảnh trớ trêu mà cái bi, cái hài xen lẫn hòa trộn. Đọc Kép Tư Bền, người đọc cảm nhận được đằng sau tiếng cười là hoàn cảnh thương tâm, đầy nước mắt. Người kép hát tài hoa phải diễn trò mua vui trong hoàn cảnh bố lâm bệnh nguy kịch. Tâm trạng đau khổ nhưng Tư Bền vẫn phải diễn trò. Màn một, màn hai, màn ba, anh đều phải “hò, hét, ngâm, cười, múa, nhẩy để mua gượng lấy những tràng vỗ tay”. Cùng với những tràng vỗ tay hưởng ứng, ngợi khen của khán giả ở từng màn là tâm trạng đau đớn, khổ tâm của anh trước sự ngày càng nguy kịch của cha mình. Và đến khi buổi diễn kết thúc sau những tiếng vỗ tay thì cũng là lúc Tư Bền không bao giờ gặp lại cha. Thật là một vở diễn bi hài kịch. Nguyễn Công Hoan đã đặt các nhân vật trong các tình huống mâu thuẫn hài hước khác nhau để từ đó bộc lộ bản chất bằng chính hành động tạo nên tiếng cười hài hước. Đó là những hành động làm nổi bật lên mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức, giữa tự nhiên và cái trái tự nhiên (Cái vốn để sinh nhai), giữa khả năng và ý đồ (Đào kép mới)... để từ đó mỉa mai, châm biếm, đả kích bộ mặt thật của xã hội đương thời.
3. Ngôn ngữ đối thoại
Nguyễn Công Hoan đặc biệt chú trọng miêu tả diện mạo, hành động cử chỉ của nhân vật bằng ngôn ngữ đối thoại đặc sắc. Qua ngôn ngữ đối thoại, ông đã bắt các nhân vật tự bộc bạch bản chất, phơi bày được hiện thực xã hội.
Ngôn ngữ đối thoại đa dạng và phong phú
Ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan có ba kiểu chủ yếu: người kể chuyện đối thoại với nhân vật, người kể chuyện đối thoại với độc giả và nhân vật đối thoại với nhân vật.
Khi phân tích truyện ngắn Lập Gioòng qua đoạn đối thoại giữa người kể chuyện với nhân vật:
“Nghe câu chuyện chú quyền Ván Cách nói, ta cũng hiểu là tại làm sao chú phải phạt rồi. Vì lỗi của chú đi quá lâu, đến nỗi thầy quản đồn một mình không giữ nổi cái con mẹ khôn ngoan mạnh khỏe kia, để nó sổng mất. Nhưng tưởng thầy quản đồn cũng lực lưỡng nhanh trí lắm đất chứ. Tại sao lại để cho con đàn bà nó đánh tháo được cả người lẫn tang vật? Nhà tiểu thuyết chẳng muốn để chỗ thủng ấy vừa chỗ cho độc giả đánh dấu hỏi. Vậy xin kể cái miếng võ nó rình đánh vào thầy quản, và mưu mẹo nó lừa ra sao”.Người đọc thấy được sự gắn kết giữa kết quả và nguyên nhân của hiện tượng Lập Gioòng, qua đó có thể thấy được nội dung của câu chuyện.
Mở đầu truyện Đồng hào có ma, chỉ bằng lời đối thoại với độc giả ông đã phơi bày bản chất thích ăn bẩn của huyện Hinh và giải thích cái béo đến dị dạng dị hình của hắn:
“Tôi cực lực công kích sách vệ sinh đã dạy ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn được khỏe mạnh béo tốt. Thuyết ấy sai, trăm lần sai, nghìn lần sai! Vì tôi thấy sự thực ở đời này bao nhiêu những anh béo, khỏe đều là những anh thích ăn bẩn cả. Thì đấy, các ngài hãy nhìn ông huyện Hinh, hẳn các ngài phải chịu ngay rằng tôi không nói đùa!”.Đây là cách giải thích rất Nguyễn Công Hoan (chữ dùng của tác giả Nguyễn Đăng Mạnh).
Đọc truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan, ta bắt gặp nhiều kiểu đối thoại, đa dạng, phong phú. Ở mỗi truyện ngắn có thể có nhiều kiểu đối thoại được vận dụng một cách linh hoạt tạo ra sự sinh động của những màn hài kịch, phơi bày tính chất giả dối bất lương, lừa bịp của hiện thực đương thời.
Với Oẳn tà roằn, Nguyễn Công Hoan đã để nhân vật đối thoại với nhân vật nhằm mục đích bắt nhân vật nói lên điều không muốn nói. Tiếng cười hài hước của độc giả hướng vào Nguyệt khi phải chứng kiến cuộc đối thoại giữa bà đỡ và Nguyệt về chuyện đẻ con so hay con rạ
Vận dụng sáng tạo và linh hoạt ngôn ngữ đối thoại, Nguyễn Công Hoan đã tạo mạch nối giữa tiếng cười dân gian và tiếng cười hiện đại. Đoạn đối thoại giữa cô Bống (Đàn bà là giống yếu) với chồng (quan phủ) một mặt bộc lộ trọn vẹn bản chất dâm đãng, tham lam tới mức trơ trẽn của bà phủ: ngủ với trai khi chồng đi vắng, thế nhưng vẫn lớn tiếng đe dọa khi bị bắt quả tang, mặt khác gợi người đọc trở về với khái quát đậm màu triết lí của dân gian: gái đĩ già mồm.
Ngôn ngữ đối thoại giàu kịch tính
Ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan hướng tới phơi bày bản chất của con người, của xã hội bằng tiếng cười trào phúng giàu kịch tính. Đó là thứ ngôn ngữ chứa đựng yếu tố hấp dẫn, tạo được sự bất ngờ, lột trái hiện tượng, phơi bày mâu thuẫn hài hước. Người đọc phải phì cười khi hiện tượng kẻ ăn cắp bị bắt, bị đánh nhừ tử chỉ vì: “Nó ăn của tôi …hai xu …bún riêu… rồi… nó quịt… nó chạy!” (Thằng ăn cắp). Câu nói kết thúc truyện diễn ra trong sự mệt mỏi với hơi thở hổn hển của bà hàng rong đã lột trái mâu thuẫn hài hước giữa hiện tượng ăn cắp to tát với sự thật nhỏ con. Giá trị hài hước của câu chuyện chỉ được bộc lộ bởi yếu tố đầy bất ngờ này.
Trong Nỗi lòng ai tỏ, kết quả thật đáng sợ lại được giải thích bằng nguyên nhân hết sức đơn giản khiến người đọc cảm thấy ngỡ ngàng: “Từ lúc ăn xong bữa cơm sáng đến giờ chẳng ai hiểu vì lẽ gì, cô Tuyết cứ thở ngắn than dài. Rồi chờ cho mẹ đi chơi, cô lên giường đắp chăn thút thít khóc mãi”. Rồi cả ngày hôm đó, cô Tuyết còn buồn lắm, cô trằn trọc và thở dài chỉ vì một nguyên nhân giản đơn được thể hiện trong một câu ngắn gọn: “Cô đặt báo xuống, rên rỉ: Vân chết! Trời ơi!”(3).
Ngôn ngữ giàu kịch tính xuất hiện nhiều trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan. Khi kết hợp với thủ pháp tăng cấp, tác giả đưa người đọc từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác và bật cười khi hiểu rõ câu chuyện.
Bằng tài năng bậc thày, bằng cảm quan trào phúng độc đáo, Nguyễn Công Hoan đã sáng tạo một thế giới nhân vật hấp dẫn, sống động. Thế giới nhân vật độc đáo và đặc sắc của ông đã làm nên tiếng cười trào phúng khỏe khoắn, giòn giã, sảng khoái...
_______________
1. Phong Lê, Nguyễn Công Hoan, một đời văn lực lưỡng, (nhiều tác giả), Phê bình, bình luận văn học, Nxb Văn nghệ, TP.HCM, 1999.
2. Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb Tác phẩm mới, 1979.
3. Các trích dẫn đều từ Nguyễn Công Hoan, Truyện ngắn tuyển chọn, tập 1, 2, Nxb Văn học, Hà Nội, 1996.
Tác giả: Thành Đức Bảo Thắng
Cảm ơn bài viết :)
Trả lờiXóa