Rating: | ★★★ |
Category: | Books |
Genre: | Biographies & Memoirs |
Author: | Thế Phong |
Lược Sử Văn Nghệ Việt Nam - Tập 1 NHÀ VĂN TIỀN CHIẾN 1930-1945 - Kỳ thứ 16 >> Tiết 4
Điển hình tả chân phong kiến:
NGUYỄN CÔNG HOAN
(1903 -1977)
Tiểu Sử.
Sinh ngày 8-2-1903 tại Xuân Cầu, Bắc Ninh. Tốt nghiệp Sư phạm, sau chuyên viết chuyện tả chân phong tục, nói về giai tầng thứ bậc giàu nghèo trong xã hội.
Là nhà văn nổi tiếng tiền chiến đồng thời với Lê Văn Trương, Nguyễn Tuân, Nguyễn Đức Quỳnh, Khái Hưng, Nhất Linh... Tác phẩm đã xuất bản: Thanh Đạm (1933), Lá ngọc cành vàng (1934), Cô Giáo Minh (1936), Tắt lửa lòng (1936), Tấm lòng vàng (1937), Tơ vương (1938), Bước đường cùng (1938), Tay trắng trắng tay (1940), Chiếc nhẫn vàng (1940), Nợ nần (1940), Trên đường sự nghiệp (1941), Tranh tối tranh sáng (1946), Ép duyên (1948)... và truyện ngắn truyện dài đủ cả, như Những cảnh khốn nạn, Kép Tư Bền, Sóng vũ môn v.v.
Nhà văn tả về giai cấp phong kiến, đôi khi cho nhân vật nghèo nàn có chí lớn như trong Tắt lửa lòng, điển hình ở loại này phải kể đến tác phẩm trên. Trong Thanh Đạm, tả về thời quan lại đê hèn nô lệ Pháp, nhưng trong số ấy có một quan điển hình trung thực thanh liêm; mà tác giả cho rằng như thế là cảnh tỉnh kẻ khác.
Cứ như chứng minh trên hoặc hầu hết văn phẩm Nguyễn Công Hoan, thì ông là kẻ chỉ muốn xét lại, cải cách hơn là phiến loạn; chưa thể gián tiếp thúc đẩy tư tưởng cách mạng như Tô Hoài.
Sinh ngày 8-2-1903 tại Xuân Cầu, Bắc Ninh. Tốt nghiệp Sư phạm, sau chuyên viết chuyện tả chân phong tục, nói về giai tầng thứ bậc giàu nghèo trong xã hội.
Là nhà văn nổi tiếng tiền chiến đồng thời với Lê Văn Trương, Nguyễn Tuân, Nguyễn Đức Quỳnh, Khái Hưng, Nhất Linh... Tác phẩm đã xuất bản: Thanh Đạm (1933), Lá ngọc cành vàng (1934), Cô Giáo Minh (1936), Tắt lửa lòng (1936), Tấm lòng vàng (1937), Tơ vương (1938), Bước đường cùng (1938), Tay trắng trắng tay (1940), Chiếc nhẫn vàng (1940), Nợ nần (1940), Trên đường sự nghiệp (1941), Tranh tối tranh sáng (1946), Ép duyên (1948)... và truyện ngắn truyện dài đủ cả, như Những cảnh khốn nạn, Kép Tư Bền, Sóng vũ môn v.v.
Nhà văn tả về giai cấp phong kiến, đôi khi cho nhân vật nghèo nàn có chí lớn như trong Tắt lửa lòng, điển hình ở loại này phải kể đến tác phẩm trên. Trong Thanh Đạm, tả về thời quan lại đê hèn nô lệ Pháp, nhưng trong số ấy có một quan điển hình trung thực thanh liêm; mà tác giả cho rằng như thế là cảnh tỉnh kẻ khác.
Cứ như chứng minh trên hoặc hầu hết văn phẩm Nguyễn Công Hoan, thì ông là kẻ chỉ muốn xét lại, cải cách hơn là phiến loạn; chưa thể gián tiếp thúc đẩy tư tưởng cách mạng như Tô Hoài.
Cô Giáo Minh, nàng thiếu nữ cấp tiến yêu chồng vì bổn phẩn, nhưng thực ra không yêu chồng đúng nghĩa; mà hướng về tình nhân lý tưởng. Cũng vẫn là thái độ cải cách gia đình. Cuốn sách bị báo chí lên án là đạo văn từ Đoạn Tuyệt của Nhất Linh.
Tấm Lòng Vàng, loại truyện giáo dục rèn chí khí chịu đựng của bước đầu gian nan; có báo hiệu tương lai tốt đẹp. Vũ Ngọc Phan phân tích loại truyện này, dựa vào thực trạng quá thật; nên ông đả kích phần hướng thượng tác giả: “...Văn học sử Việt Nam ai cũng làm được công việc ấy, làm gì có báo khen tặng hàng cột dài...” Tổng thể nhận định, Tấm Lòng Vàng là cuốn truyện giáo dục giá trị cho lớp người mai hậu; cũng như phản ánh chất liệu thời niên thiếu tác giả. Tâm tưởng khắc khoải, tự lập, tình tiết phấn đấu trong Tấm Lòng Vàng chung cảnh với Nguyễn Công Hoan, có Nguyễn Đức Quỳnh qua bộ Thằng Cu So, Thằng Phượng, Thằng Kình.
Lá ngọc cành vàng, truyện tình giai cấp giữa giàu nghèo, thanh niên nghèo yêu con gái giai cấp phong kiến, rồi đành chịu bó tay trong cảnh nghèo không dám bước lên cao. Tất nhiên, kết luận bao giờ cũng là tan vỡ.
Tiền chiến, Nguyễn Công Hoan là nhà văn điển hình cho lối tả chân phong kiến, chống bất công xã hội nhưng chỉ là cải cách, xét lại. Ông là nhà văn có giá trị tiêu biểu ở khuynh hướng trên.
Phê bình ông; có Vũ Ngọc Phan rồi đến Thái Phỉ... Ở đây chỉ trích dẫn nhận định Thái Phỉ trên báo Tân Văn.
Thái Phỉ cho Nguyễn Công Hoan phải được phê bình, đúng nên mượn câu nói của Musset nói về vở kịch Misanthrope của Molière: “...Cái vui hùng tráng ấy buồn thảm sâu sắc đến nỗi rằng ta vừa cười xong lại muốn khóc liền...(77)
Tấm Lòng Vàng, loại truyện giáo dục rèn chí khí chịu đựng của bước đầu gian nan; có báo hiệu tương lai tốt đẹp. Vũ Ngọc Phan phân tích loại truyện này, dựa vào thực trạng quá thật; nên ông đả kích phần hướng thượng tác giả: “...Văn học sử Việt Nam ai cũng làm được công việc ấy, làm gì có báo khen tặng hàng cột dài...” Tổng thể nhận định, Tấm Lòng Vàng là cuốn truyện giáo dục giá trị cho lớp người mai hậu; cũng như phản ánh chất liệu thời niên thiếu tác giả. Tâm tưởng khắc khoải, tự lập, tình tiết phấn đấu trong Tấm Lòng Vàng chung cảnh với Nguyễn Công Hoan, có Nguyễn Đức Quỳnh qua bộ Thằng Cu So, Thằng Phượng, Thằng Kình.
Lá ngọc cành vàng, truyện tình giai cấp giữa giàu nghèo, thanh niên nghèo yêu con gái giai cấp phong kiến, rồi đành chịu bó tay trong cảnh nghèo không dám bước lên cao. Tất nhiên, kết luận bao giờ cũng là tan vỡ.
Tiền chiến, Nguyễn Công Hoan là nhà văn điển hình cho lối tả chân phong kiến, chống bất công xã hội nhưng chỉ là cải cách, xét lại. Ông là nhà văn có giá trị tiêu biểu ở khuynh hướng trên.
Phê bình ông; có Vũ Ngọc Phan rồi đến Thái Phỉ... Ở đây chỉ trích dẫn nhận định Thái Phỉ trên báo Tân Văn.
Thái Phỉ cho Nguyễn Công Hoan phải được phê bình, đúng nên mượn câu nói của Musset nói về vở kịch Misanthrope của Molière: “...Cái vui hùng tráng ấy buồn thảm sâu sắc đến nỗi rằng ta vừa cười xong lại muốn khóc liền...(77)
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉