Ads 468x60px

.

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Nguyễn Công Hoan - Thư viện Giáo án điện tử


Rating:★★★★★
Category:Books
Genre: Biographies & Memoirs
Author:Thư viện Giáo án điện tử


Nguyễn Công Hoan



Trong các nhà văn cùng thời, Nguyễn Công Hoan là một trong những người nhiều tuổi nhất (tuổi đời cũng như tuổi văn). Ông sáng tác trên 50 năm và được nhiều người biết đến từ năm 1931. Ông viết truyện dài nhiều, truyện ngắn lại nhiều hơn. Trước cách mạng tháng Tám, ông là nhà viết truyện ngắn thành công hơn cả.

Nguyễn Công Hoan sinh năm 1903 tại Hưng Yên, trong một gia đình quan lại. Cha là Nguyễn Đạo Khang đỗ Tú tài, làm Huấn đạo. Bác là Nguyễn Đạo Quán, đỗ Phó bảng, làm Tri huyện (sau thăng Tri phủ). Cha lương ít, lại đông con, nên người bác phải nuôi giúp một số. Trong thời gian ở với bác, Nguyễn Công Hoan được biết đến nhiều về quan trường. Đó là một thuận lợi sẽ giúp ông về đề tài này. Người bác tuy làm quan vẫn giữ lối sinh hoạt thanh bạch của một nhà nho nghèo. Bà nội ở với bác vẫn giữ nghề dệt vải. Nhân vật Lê Sĩ Cư trong “Thanh đạm” là hình ảnh của chính người bác tác giả.

Thuở nhỏ, Nguyễn Công Hoan học chữ Hán. Năm lên 10, bác xin cho vào học trường Bưởi. Năm 1919, ông đỗ Sơ học Pháp Việt, sau đấy bỏ học 3 năm, đến năm 1922 mới thi vào trường Sư phạm. Tốt nghiệp, Nguyễn Công Hoan bắt đầu dạy học, vừa dạy học vừa viết văn. 20 năm làm nghề gõ đầu trẻ, ông được tiếp xúc với nhiều bố mẹ học sinh, với đủ các hạng người giàu, nghèo, sang, hèn trong xã hội, lại bị đổi đi hết nơi này đến nới khác nên vốn sống càng thêm giàu, điều đó bổ ích cho một nhà văn. Ông lại là người có tinh thần cầu tiến, theo dõi thời sự thường xuyên, thích tìm đọc báo chí Việt Nam tiến bộ và những sách nói về danh nhân trong nước và ngoài nước. Những hoạt động của các nhà văn yêu nước cùng những phong trào quần chúng đều có ảnh hưởng đến ông. Năm 1928, ông vào Việt Nam Quốc dân Đảng.

Thời kì Mặt trận Dân chủ, Nguyễn Công Hoan được gặp một số chiến sĩ cách mạng mới ở nhà tù ra hoặc ở côn đảo về. Ông bắt đầu tiếp thu ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Đông dương. Ông tìm đọc sách báo của đảng. Ông tham gia phong trào đấu tranh. Ông xin ra nhập chi nhánh Đảng xã hội Pháp. Vì có cảm tình với cách mạng, ông bị bọn thống trị để ý và đe dọa. Sau việc chúng định bắt ông hồi Quốc dân Đảng bị vỡ lở, sau việc chúng cấm cuốn “Bước đường cùng”, ra mật lệnh cho Sở kiểm duyệt cấm tác phẩm của ông, thì từ đại chiến thứ hai bùng nổ , chúng trừng trị ông ra mặt. Luôn luôn chúng khám nhà và có lần chúng truy tố ông trước pháp luật.

Năm 1945, ông bị phát–xít Nhật bắt vì ông hoạt động chính trị và gia đình có người làm cách mạng. Sau Cách mạng Tháng 8, ông tham gia Hội Văn hóa cứu quốc. Ông đã làm Giám đốc Sở kiểm duyết báo chí Bắc bộ, Phó Giám đốc Sở Thông tin tuyên truyền Bắc bộ, biên tập viên báo “Vệ quốc quân”. Năm 1948, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông dương. Năm 1957, Hội Nhà văn Việt Nam thành lập, ông được bầu làm chủ tịch năm đầu tiên.


I – Nguyễn Công Hoan viết nhiều truyện dài nhưng ít thành công.

Nguyễn Công Hoan là nhà văn chuyên về tiểu thuyết. Ông viết đều về chuyện dài cũng như truyện ngắn, nhất là khoảng từ 1928-1942.

Các tác phẩm:
  • Tắt lửa lòng, truyện dài đầu tiên được người đọc chú ý.
  • Lá ngọc cành vàng, tác phẩm được người đọc hoan nghênh hơn cả sau Bước đường cùng.
  • Ông chủ, một trong những truyện dài đầu tiên của giai đoạn 1930-1945 về đề tài nông dân địa chủ,
  • Cô giáo Minh, tiểu thuyết luận đề.
  • Bước đường cùng, truyện dài được coi là có giá trị nhất của ông.
  • Cái thủ lợn, một tác phẩm tiến bộ bị cấm.
  • Thanh đạm, tác phẩm tiêu biểu trong thời kì bế tác của ông.

Tắt lửa lòng (1933)

“Tắt lửa lòng” là truyện tình bi thảm. Tình yêu của đôi thanh niên Điệp và Lan là mối tình trong sạch, đằm thắm. Nhưng một tên Tri phủ đã dùng mưu mô và quyền lực bắt Điệp phải lấy con gái của hắn (Thúy Liễu), một cô gái hư đã có mang với anh lính lệ trong phủ. Lan tuyết vọng, đi tu. Điệp li dị với TL muốn trở về với Lan. Lan nhận được 3 lá thư của Điệp, nhưng không đọc. Cô đinh ninh Điệp sống êm ấm với Thúy Liễu. Cô cố dập tắt lửa lòng và đã chết thảm thương trong ngôi chùa cô tu.

Tác phẩm có chút ít “Tuyết hồng lệ sử (cảnh chôn bướm, chương 12), chút ít “Tố tâm” (thư Lan gửi cho Điệp, chương 10), chút ít Truyện trinh thám (“Vũ tìm cha”, chương 17). Dụng ý của tác giả là tố cáo tội ác của một tên quan và sự đốn mạt trong gia đình y. Tác giả đã ít nhiều thành công trong việc miêu tả sự thâm độc của tên Tri phủ, sự hư hỏng, hợm hĩnh của một cô gái con quan. Tác phẩm lại gợi được ít nhiều xúc cảm đẹp ở sự hy sinh cao thượng của Lan, ở một vài hành động vị tha của Điệp và gợi được mối thương tâm về nỗi tủi nhục của một đứa con hoang. Nhưng chuyện không hiện thực. Điệp và Lan yêu nhau tha thiết trong sự đồng tình của hai gia đình. Điệp có bị đưa vào tròng, phải lấy Thúy Liễu, nhưng rồi Điệp đã thoát ra, lại được sang Pháp học, đỗ y khoa bác sĩ, có địa vị, quyền thế và trở về tìm Lan. Lan cũng thừa hiểu Điệp bị lừa và vẫn yêu mình. Cái kết thúc đẫm lệ không phù hợp với lôgic c/s.
Về nghệ thuật, cách miêu tả tâm lí, tình cảm, hành động của nhân vật còn vụng về. Văn chưa xuôi, ai oán, nhiều câu phảng phất lối văn biền ngẫu đã lỗi thời trong văn xuôi:
“Đến bấy giờ bể thẳm non xa, mà bóng chim tăm cá, biết cố nhân ở những đâu đâu ... Phương trời thăm thẳm, thư thường tới người không thấy tới, nỗi nhớ nhung hun đúc tấm can trường”...


Lá ngọc cành vàng (1934).

Vẫn là câu chuyện nhà quan, chuyện một tên Tri phủ đã lạm dụng quyền làm cha và quyền làm quan, hành con gái và người yêu của cô.
Nga yêu Chi. Nhưng Nga là “lá ngọc cành vàng” mà Chi chỉ là anh học trò nghèo, con một mụ quán ở phố chợ. Tên Tri phủ, bố Nga đã coi đó là một tội bất hiếu lớn và thẳng tay trừng trị con gái, bắt phải tuyệt giao ngay với Chi.
Nga phải lên tỉnh ở với chú. Vì quá thương nhớ người yêu, cô mắc bệnh điên. Nhờ có Chi đến thăm, cô khỏi bệnh nhưng lại có mang với Chi. Tên Tri phủ bắt Nga phải uống thuốc phá thai và đánh đập cô đến chết. Hai mẹ con Chi cũng bị hành hạ không kém dã man.
Câu chuyện cảm động và gợi được lòng căm thù của người đọc đối với thứ gia pháp nghiêm khắc một cách ngu xuẩn, phũ phàng, một thứ gia pháp giết người. Còn đối với bon quan lại mà tác giả vốn rất có ác cảm - những tên quan hãnh tiến thời Pháp thuộc – Nguyễn Công Hoan có dịp tố cáo thêm một mặt khác nữa trong những tội ác tày trời của chúng.
Về nghệ thuật viết truyện, ông đã xây dựng được một số nhân vật khá thành công. Về miêu tả, ông có những đoạn tả sự quan dạng, thái độ hách dịch của tên Tri phủ, những trang tả Nga điên sinh động và hiện thực, tỏ ra tác giả có óc quan sát. Có nhà phê bình coi “Lá ngọc cành vàng” là một trong những tác phẩm hay nhất của Nguyễn Công Hoan. Tuy nhiên, một số nhược điểm căn bản của nhà văn (cường điệu quá đáng, khôi hài không đúng chỗ) vẫn còn bộc lộ rõ rệt.


Ông chủ (1935)

“Ông chủ” là chuyện một tên chủ ấp dâm ô. Thấy chị Nuôi, một nữ tá điền xinh xắn, hắn xoay xở để chị phải đến nhà hắn. Hắn tìm cách hãm hiếp chị, gieo mối nghi ngờ để chồng chị tưởng nhầm là chị bất chính. Vợ hắn cũng rơi vào cái bẫy hắn dăng. Con mụ này kết tội anh nuôi:
- Mày làm hại gia đạo nhà tao, mày thông với vợ để rút ruột ông.
Rồi hắn sai đánh anh hai trận. Sau đó anh chết.

Truyện “Ông chủ” là một trong những truyện dài đầu tiên (8 chương) về đề tài nông dân - địa chủ trong giai đoạn 1930-1945. Thủ đoạn bóc lột bằng tô tức được nhắc đến:
- Đấy mình chỉ làm ốm xác cho hạng người có sẵn tiền được sung sướng. Họ thật là “ngồi mát ăn bát vàng”. Quanh năm chẳng phải vất vả tí nào, rồi đến vụ gặt cứ ung dung đi thu lúa.
Thu lúa, tức là bóc lột. Tố chính là tô phụ. Và nợ lãi nữa. Lãi mẹ, lãi con chồng chất. Gia đình anh Nuôi bị cột chặt vào địa chủ, không sao gỡ ra được.
Nhưng chủ đề của truyện không phải là ở đấy. Từ chương đầu, anh nuôi đã bênh vực chủ:
- Người ta làm thế cũng phải. Nếu không, ai cũng ỳ xác ra đấy thì người ta làm thế nào.
Và từ chương hai, câu chuyện xoay chiều, tập chung vào sự dâm ô của ông chủ. Tất cả tình tiết đều xoay quanh âm mưu đen tối của tên này. Khi thấy chi Nuôi có nhan sắc, hắn “chòng chọc ngắm cái ngực chị bằng đôi mắt rất đĩ thõa”. Hắn bố trí cho vú em lấy cắp 20 đồng để vợ hắn đuổi vú rồi bắt chị nuôi đến ở thay. Hắn gây sự với vợ, khiến vợ bỏ đi Hà Nội cho hắn dễ dàng vào với chị Nuôi. Hắn cùng tên quản lí tìm cách li gián vợ chồng chị hòng để chị sẽ không giữ tiết với chồng.
Truyện được sáng tác trong không khí bình dân cuối thời kì 1930–1945, là đỉnh cao của những chuyện về nỗi thống khổ của người nông dân lao động. Tác giả có cảm tình nhiều với gia đình anh Nuôi, miêu tả anh là một người hiền lành, vợ anh là một người có nhan sắc, không hám giàu sang, thương chồng quí con. Gia đình bé nhỏ ấy sống cần cù, giản dị, ấm cúng, tin người. Ấy thế mà vì tính dâm bôn của đại chủ, chị nuôi phải bỏ đứa con của mình, đem sữa nuôi con người để rồi bị đánh, bị đuổi, bị quịt tiền công, chồng chị bị chết oan uổng, thảm khốc, con chị cũng bị chết vì thiếu sữa. Câu chuyện kết thúc thật ai oán. Chi nuôi tin lời mụ chủ, tưởng chồng bị cảm, ốm chết. “Chị vật vã bên quan tài. Chị gào, chị khóc khản cả tiếng, hết cả hơi”. Để xí xóa hết tội ác, con mụ chủ lên giọng nhân nghĩa:
- Tao cũng thương hại, chồng mày xưa nay hiền lành, mày tiếng thế cũng ngoan ngoãn, thì tao bảo các anh em chốc nữa khiêng ra đồng, tao cho chôn nhờ vào ruộng nhà nghe chưa.
Rồi hắn quẳng cho chị 5 đồng. Chị nhận tiền, lạy hắn để tạ ơn.
Câu chuyện thương tâm đó làm toát lên tư tưởng: quyền sống và quyền được hạnh phúc của người nông dân hết sức bấp bênh. Nó nằm gọn trong bàn tay đẫm máu của bọn địa chủ, quay quắt, giở giáo. Những tai họa tày đình như một lưỡi kiếm sắc treo bằng sợi tóc trên đỉnh đầu họ. Mà kẻ gieo họa lại có thể đánh lừa họ để được coi là ân nhân.
Đó là một thực tế ở nông thôn. Thực tế đó được phản ánh tạo nên giá trị của tác phẩm.

Về nghệ thuật, Nguyễn Công Hoan đã miêu tả sinh động vợ chồng tên địa chủ đê hèn, tàn nhẫn. Một số đoạn gợi nhiều xúc động, như chị Nuôi từ biệt chồng, đau xót để con ở lại, đoạn mô tả tâm trạng day dứt của chị nhớ chồng, thương con khi chị ở nhà chủ, hay như đoạn vú em phải đuổi oan, từ biệt đứa bé mình đã có công nuôi nấng,
Hạn chế của tác phẩm cũng dễ thấy. Cốt truyện chứng tỏ tác giả chưa có ý thức sâu sắc về vấn đề tô tức, nguyên nhân chính của kiếp sống đọa đầy của người nông dân lao động. Cái chết của anh Nuôi có phần dễ dãi. Chị Nuôi được nói tới trước đó là người khôn ngoan, sắc sảo, tâm hồn cao đẹp, không nên để chị bị lừa nhiều lần như vậy và nhất là để chị “vái lấy vái để” con mụ địa chủ.


Cô giáo minh (1935)

“Cô giáo Minh” là một tác phẩm có luận đề. Nguyễn Công Hoan viết nó với dụng ý chống quan điểm của Nhất Linh trong “Đoạn tuyệt”. Cũng như Nhất Linh, ông đề cập tới vấn đề mới cũ và tạo ra một số nhân vật tha thiết với cái mới và kịch liệt chống đối lại cái cũ, nhất là chế độ gia đình lớn. Giống Loan trong “Đoạn tuyệt”, Minh phải lấy một người cô không yêu, trong khi cô có cảm tình với một người yêu cô tha thiết mà không được cùng người đó xum họp. Và cũng như gia đình chồng Loan, gia đình chồng cô có bà mẹ hết sức cay nghiệt, một cô em rất mực nhỏ nhen. Nguyễn Công Hoan có dụng ý dựng cốt truyện giống “Đoạn tuyệt” để đưa ra giải pháp hoàn toàn trái ngược. Ông chống Nhất Linh ở điểm mấu chốt là cách giải quyết vấn đề. Theo ông, cái hỏng lớn ở “Đoạn tuyệt” là Loan phải ngộ sát chồng thì mới thoát được cảnh mẹ chồng nàng dâu. Như thế là Nhất Linh không giải quyết gì cả. Để giải quyết vấn đề khó này, ông cho rằng cô gái mới phải làm thế nào để cảm hóa được gia đình chồng rồi dùng tình cảm mà lôi cuốn họ. Và ông đã bố trí để cô Minh hành động theo chiều hướng ấy.
Thực ra cách giải quyết của ông là bảo thủ, mà sự việc xảy ra trong truyện lại không hề diễn biến theo sự phát triển hợp lí bình thường của câu chuyện chút nào. Ông đã cố tả bà mẹ chồng hết sức tàn nhẫn, cô em chồng hết sức đanh đá nhỏ nhen, người chồng hết sức đần độn ngu ngốc, không có tình cảm, không biết yêu đương. Thế mà lại cuối cùng, ông lại bắt Minh sau khi đã cương quyết ra đi, lại quay về sống trong gia đình đó, giữa những con người đó, nhẫn nhục, chịu đựng, cố hết sức yêu thương những kẻ đã ghét mình, nghĩ rằng có thể cảm hóa được họ để họ thay đổi tính nết. Còn cái mà ông kịch liệt phản đối nhất ở “Đoạn tuyệt”, cái biện pháp phải mượn sự ngẫu nhiên để giải quyết vấn đề, thì chính ông lại mắc phải trầm trọng hơn. Vì ông phải dùng đến nhiều sự may mắn mới có thể giúp Minh thực sự cảm hóa được gia đình: một người bạn của Minh bỗng dưng nhớ ra rằng cô có nợ Minh một đồng bạc và mua cho Minh một vé xổ số. Rồi vé ấy trúng số, lại trúng số độc đắc (1 vạn đồng). Trúng số rồi mà Minh vẫn không biết, vì vé số vẫn ở tay Xuân. Xuân đã tôn trọng quyền sở hữu về món tiền to lớn đó của bạn không chút đắn đo tính toán. Có thể có những người như Xuân, nhưng người ta vẫn thấy rõ sự sắp đặt giả tạo của tác giả. Nếu không có những sự may mắn, những sự khác thường đó để Minh có tiền làm đẹp lòng người thân trong gia đình chồng thì liệu cô có thể được quí trọng không, và nếu phải dùng tiền mới cảm hóa được nhân tâm thì sự cảm hóa ấy có lâu bền được không.

Xét cho cùng thì Nguyễn Công Hoan hay Nhất Linh cũng không thể giải quyết nổi vấn đề mới cũ, vấn đề hạnh phúc trong xã hội cũng như trong gia đình. Biện pháp nào cũng là giả tạo hết. Vấn đề lớn ấy chỉ có thể giải quyết trọn vẹn và triệt để bằng một cuộc cách mạng xóa bỏ hẳn chế độ thực dân phong kiến. Chỉ có trên một cơ sở xã hội tốt đẹp mới có thể xây dựng được quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Nguyễn Công Hoan hay Nhất Linh đều chưa thấy điều đó.


Bước đường cùng (1938)

Cho đến đây, Nguyễn Công Hoan vẫn chưa có truyện dài nào thật sự có giá trị. Ông chưa thấy được những vấn đề then chốt, căn bản của xã hội, mà có thấy cũng chưa hẳn đã nói thẳng lên được. Phải chờ đến thời kì Mặt trận dân chủ.

Nguyễn Công Hoan vốn thuộc một gia đình có nhiều người làm cách mạng. Năm 1929, một người em của ông đã ra đi theo con đường của giai cấp vô sản. Sau phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, ông lại được tận mắt chứng kiến thái độ đấu tranh anh dũng của những chiến sĩ cộng sản trước tòa án của đế quốc và tỏ ý cảm phục họ. Cảm tình của ông đối với cách mạng gặp thời thuận lợi đã giúp ông tiến bộ nhanh chóng. Ông tìm đến một số Đảng viên và được họ hết lòng dìu dắt và giác ngộ. Ông đã tham gia cuộc biểu tình vĩ đại ngày 1-5-1938.
Bọn Pháp đã để ý đến ông, chúng bắt ông phải rời Nam Định đến Trà Cổ là một miền hẻo lánh và bắt phải đi ngay. Trước khi lên đường, ông tập chung sức viết một cuốn tiểu thuyết dài gọi là “để trang trải món nợ lòng đối với anh em cộng sản”. Đó là quyển “Bước đường cùng”, quyển tiểu thuyết có giá trị hơn cả trong sự nghiệp văn học của ông trước cách mạng tháng 8.

Truyện kể về anh nông dân bị đẩy đến bước đường cùng do nạn địa chủ, cường hào, quan lại. Đây là một trong chủ đề tiến bộ nhất trong văn học hiện thực phê phán.
Tác giả có ý thức về quá trình phá sản của người nông dân.






0 comments:

Đăng nhận xét

[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉