NHÀ VĂN NGUYỄN CÔNG HOAN:
Ông vua truyện châm biếm,
nhưng chỉ “đọc thông, viết thạo”
ĐỖ NGỌC YÊN/VHQN
NVTPHCM - Khi nói về Nguyễn Công Hoan là người ta nghĩ ngay đến một bậc thầy chuyên viết truyện ngắn châm biếm, đả kích bọn thực dân cuớp nước và bè lũ quan lại phong kiến tay sai, cùng những thói hư tật xấu của những kẻ thích đua đòi, “trưởng giả học làm sang”, nhưng thực chất thiếu hiểu biết về nguồn cội văn hóa Việt. Thế nhưng, khi nhà chức trách hỏi về học vấn để bổ sung vào hồ sơ, lý lịch, ông nhận mình là người chỉ đọc thông, viết thạo (!?)
Nguyễn Công Hoan sinh ngày 6.3.1903 ở xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, trong một gia đình quan lại nhỏ xuất thân Nho học thất thế. Thuở thiếu thời, Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều thơ ca, tục ngữ và những giai thoại, truyện dân gian có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Có lẽ vì thế mà văn chương của ông nghiêng về khuynh hướng này chăng?
Ông có ba người em trai đều tham gia hoạt động cách mạng và giữ cương vị quan trọng là Nguyễn Công Miều tức Lê Văn Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Công Bồng, nguyên Phó Tổng Giám đốc Nha Công an và Nguyễn Công Mỹ, nguyên Tổng Giám đốc đầu tiên của Nha bình dân học vụ. Ông có hai người con khá thành đạt. Một người con trai là Nguyễn Tài, Đại tá, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an và một người con gái là nhà văn Lê Minh.
Là nhà văn nổi tiếng đến thế, nhưng Nguyễn Công Hoan chỉ coi viết văn như một nghề tay trái, vì năm 1926, ông tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, làm nghề dạy học ở nhiều nơi như Hải Dương, Hưng Yên, Lào Cai, Nam Định… thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám. Nguyễn Công Hoan viết văn từ khi mới 17 tuổi. Tác phẩm đầu tay Kiếp hồng nhan viết văm 1920, được ghi nhận như là một đóng góp rất đáng kể cho nền văn xuôi Việt bằng chữ quốc ngữ.
Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ nhiều chức vụ khác nhau như: Giám đốc kiểm duyệt báo chí Bắc Bộ, kiêm Giám đốc Sở Tuyên truyền Bắc Bộ; biên tập viên báo Vệ quốc quân; Giám đốc trường Văn hóa quân nhân; Chủ nhiệm và biên tập tờ Quân nhân học báo. Năm 1951, Nguyễn Công Hoan làm việc ở Trại tu thư của ngành giáo dục, biên soạn sách giáo khoa và sách lịch sử Việt Nam hiện đại từ Pháp thuộc đến năm 1950 dùng cho lớp 7 hệ 9 năm...
Từ sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc, 1954, Nguyễn Công Hoan trở lại nghề văn. Khi Hội Nhà văn Việt Nam thành lập, năm 1957, ông là vị Chủ tịch đầu tiên của Hội này, 1957-1958. Sau này ông tham gia với cương vị, Ủy viên Thường vụ, Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam nhiều khóa. Ông còn là Tổng Biên tập đầu tiên của báo Văn nghệ, khi ấy gọi là Chủ nhiệm báo Văn.
Có lẽ Nguyễn Công Hoan là một trong số các nhà văn hiện đại Việt Nam viết khỏe nhất với hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài, tiểu thuyết và nhiều tiểu luận văn học. Ông có những tác phẩm gây tiếng vang trong dư luận một thời, có tác phẩm trở thành kinh điển của dòng văn học hiện thực nghiêm ngặt như: Kiếp hồng nhan (truyện ngắn, 1923), Người ngựa, ngựa người (truyện ngắn, 1931), Thế là mợ nó đi tây (truyện ngắn, 1932) Tắt lửa lòng (truyện dài, 1933), Lá ngọc cành vàng (tiểu thuyết, 1934), Kép Tư Bền (tập truyện ngắn, 1935), Oẳn tà roằn (truyện ngắn, 1937), Bước đường cùng (tiểu thuyết, 1938), Tinh thần thể dục (truyện ngắn, 1939), Cái thủ lợn (tiểu thuyết, 1939)… < Đặc biệt, truyện ngắn Kép Tư Bền của ông đã trở thành truyện mồi cho cuộc tranh luận giữa hai phái Nghệ thuật vị nhân sinh của nhà lý luận mác xít Hải Triều và phái Nghệ thuật vị nghệ thuật của nhà phê bình văn học Hoài Thanh. Còn truyện dài Tắt lửa lòng đã được Trần Hữu Trang chuyển thể thành vở cải lương nổi tiếng Lan và Điệp. Nhiều tác phẩm của ông đã được dịch ra các thứ tiếng như: Nga, Trung Quốc, Bungari, Ấn Độ, Nhật Bản, Anbanni…
Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học- Nghệ thuật, đợt I, năm 1996, với cụm tác phẩm: Nông dân và địa chủ (truyện ngắn, 1955); Tranh tối tranh sáng (truyện dài, 1955); Người cặp rằn hầm say lúa ở ngục Côn Lôn năm 1930 (1960); Hỗn canh hỗn cư (truyện dài 1961); Đời viết văn của tôi (hồi ký, 1971); Tuyển tập Nguyễn Công Hoan (tập 1, tập 2, tập 3) và Các tác phẩm: Kép Tư Bền; Bước đường cùng, đã được công bố trước năm 1945.
Nguyễn Công Hoan mất ngày 6/6/1977 tại Hà Nội. Tên ông được đặt cho một con phố ở Hà Nội, đoạn giữa hai phố Ngọc Khánh và Nguyễn Chí Thanh.
Khách quan mà nói, Nguyễn Công Hoan là một trong số những nhà văn tiêu biểu nhất của dòng văn chương hiện thực nghiêm ngặt Việt Nam. Tôi không thích dùng cụm từ/ khái niệm hiện thực phê phán, bởi lẽ thông qua việc mô tả một cách nghiêm ngặt hiện thực đời sống xã hội như nó vốn có, thời kỳ tranh tối, tranh sáng những năm đầu của thế kỷ XX, các tác phẩm của dòng văn chương này không chỉ có phê phán mà còn đả kích vừa mạnh mẽ, quyết liệt, vừa sâu cay, chát chúa những quan niệm, lối sống, thói đạo đức giả của bọn quan lại thực dân và phong kiến cùng những thói hư tật xấu của những kẻ học đòi theo mốt tân thời Tây. Những thứ ấy cần phải loại bỏ ngay ra khỏi cuộc sống của người Việt, nhất là những người dân lao động nghèo thời bấy giờ, chứ không thể chỉ phê phán theo kiểu phạt cho tồn tại như cách hiểu bây giờ.
Thế giới truyện ngắn Nguyễn Công Hoan vô cùng đa dạng và phong phú như một tấn trò đời của xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ trước. Truyện ngắn của ông với bút pháp tả thực bằng những lời lẽ mộc mạc, dân dã, đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao khả năng nhận thức và khám phá các hiện tượng xã hội phức tạp. Đồng thời, qua một khối lượng tác phẩm đồ sộ của mình, ông đã góp phần giữ gìn và nâng cao sự trong sáng của tiếng Việt.
Ông được coi là người mở đường cho một dòng văn chương Việt hiện đại. Trong từ điển bách khoa Việt Nam đã đánh giá cao về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Công Hoan: Có thể nói Nguyễn Công Hoan là ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam... Nguyễn Công Hoan đến với chủ nghĩa hiện thực bằng văn học trào phúng. Từ những truyện đầu tiên, ông đã tìm đề tài trong những người nghèo khổ, cùng khốn của xã hội. Đa số nhân vật phản diện của ông đều thuộc tầng lớp thượng lưu giàu có và quan lại, cường hào. Toàn những cảnh xấu xa, bỉ ổi, những chuyện bất công, ngang ngược, những con người ghê tởm, đáng khinh bỉ. Nguyễn Công Hoan tạo ra những tình huống bất ngờ, rồi phá lên cười và làm cho người khác cười theo, nhưng ngẫm lại thật thương tâm đau xót…
Trong hồi ký của mình, nhà văn Lê Minh, con gái cụ đã chia sẻ: Thời của ông, trong lúc một số nhà văn đang say sưa với chủ nghĩa lãng mạn, với những hư hư thực thực kiểu “Hồn bướm mơ tiên” thì ông lại dứt khoát lựa chọn một đường đi khác cho riêng mình.
Còn Giáo sư - Tiến sĩ văn học người Nga Niculin đã gọi ông là bậc thầy về truyện ngắn châm biếm.
Bởi lẽ bằng tài năng, đức độ cùng với truyền thống giáo dục gia đình, Nguyễn Công Hoan đã vẽ lên bức tranh vô cùng sinh động về xã hội thực dân nửa phong kiến tàn ác, đầy rẫy bất công, giả dối. Ông đánh vỗ mặt một cách không thương tiếc bọn quan lại tham lam, bỉ ổi, quyền cao chức trọng nhưng tài hèn đức mọn, bọn địa chủ cường hào keo bẩn, ngu dốt, bọn tư sản lố lăng, đồi bại… bằng một bút pháp trào lộng, khiến bạn đọc không thể không cười ra nước mắt. Nhưng ở chỗ sâu thẳm trái tim ông là lòng xót xa, thương cảm đối với những người dân nghèo bị cho là thấp cổ bé họng.
Tôi tin chắc, sẽ có không ít người đồng thuận với tôi khi cho rằng trong nhà văn Nguyễn Công Hoan có hình mẫu hay hình bóng của ba con người khác nhau. Hình mẫu thứ nhất, do xuất thân từ một gia đình quan lại nhỏ có truyền thống Nho học, nên sự thâm thúy cùng với những khuôn vàng thước ngọc kiểu Nho gia đã ăn vào máu ông nên không dễ gì có thể chấp nhận sự phá trấp theo quan niệm của nhà nho. Tức là trong mỗi con người, gia đình và xã hội cần phải có kỷ cương, phép tắc, luật lệ. Đây là sự tiến bộ của nền giáo dục và văn hóa Nho giáo mà ông đã kế thừa được. Theo đó, những gì ông thấy chướng tai, gai mắt là sẵn sàng phang ngay, không vị nể, sợ hãi bất cứ ai, điều gì. Nhưng với tư cách là một ông đồ viết văn, Nguyễn Công Hoan chỉ có thể phản ánh những điều ấy vào trang viết của mình chứ chẳng thể làm được gì hơn.
Mặt khác, xuất thân từ một gia đình quan lại nhỏ, lại làm nghề dạy học, ông có cơ hội gần gũi cuộc sống người dân lao khổ, cộng với một trí thông minh, sự sắc xảo sẵn có Nguyễn Công Hoan không quá khó để trở thành một ông trạng thời hiện đại. Ông là một người dường như đã nhìn thấu mọi nhẽ đời, lại láu lỉnh thông minh, nên dù trong cảnh huống nào ông cũng đều có thể vượt thoát, nói theo ngôn ngữ hiện đại là người luôn làm chủ được hoàn cảnh.
Trong truyện ngắn Tôi xin hết lòng, ông đã ít nhiều có lý khi cho rằng: ở đời có ai tốt bụng với ai đâu, người ta chỉ tỏ ra tử tế khi cảm thấy có lợi, giống như người đàn bà nọ, hết lòng trông nom một người ốm chỉ vì biết chẳng bao lâu người ốm đó sẽ chết, và mình sẽ xin được mái tóc.
Còn ở một truyện ngắn khác, Một tin buồn, với cái nhìn sắc xảo của mình Nguyễn Công Hoan đã vạch trần tim đen của kẻ trục lợi qua một cử chỉ tưởng là lòng tốt của ông chủ nhà đòn đám ma mang lê táo đến thăm một gia chủ, nhưng điều ông ta muốn nhắm tới là cốt để xí phần trông nom ma chay.
Không còn gì ngớ ngẩn hơn nếu ai đó tin vào những lời hứa hão huyền của người vợ đi du học ở nước ngoài sẽ trở về với tổ ấm gia đình. Nhưng biết đâu vì một lý do nào đấy, cô ta sẵn sàng quên khẩn trương, phủi sạch những lời mình đã từng hứa với chồng con, gia đình (Thế là mợ nó đi tây)…
Không biết Nguyễn Công Hoan có nghĩ như vậy, nhưng cứ theo cách trình bày ở một số truyện ngắn của mình, người đọc sẽ hiểu, sự nông nổi ở đời phải được xem như một thứ bản tính thứ hai của con người, bất luận nó đã được tạo dựng nên từ nguồn cơn nào. Sự nông nổi đối với người này có thể chỉ là vô tình, đáng thương hơn là đáng trách. Nhưng đối với người khác có khi vô tình đã tạo nên tội ác mà không hay biết. Đấy là cảnh huống chéo ngoe khi một bọn lính huyện hùa nhau chôn sống một con ngựa chỉ vì nó… già, mà đâu đếm xỉa đến nỗi đau của con ngựa. Ở một tình huống oái oăm khác, ông quan tri châu bắn bừa bãi làm chết sáu mạng người vô tội. Sau đó lại vu cho họ là giặc bắn, lên thỉnh báo quan trên để lĩnh tiền thưởng.
Hình mẫu thứ ba trong con người Nguyễn Công Hoan đấy chính là một trí thức buổi giao thời nửa tây, nửa ta. Đối với những người như ông nếu không biết thích nghi chắc chắn sẽ có nhiều hệ lụy về đời sống kinh tế và cả tinh thần nữa. Với bản tính thông minh, am tường mọi nhẽ, nên trong thời buổi nhí nhố này, tốt nhất mình cũng tự trở thành một kẻ nhí nhố. Rõ ràng là so với nhiều người cùng thời, sự nhí nhố của ông xem ra là diệu kế. Ai ngay thẳng, ai chính trực hay lãng đãng la đà, mặc. Ông chọn cách biến tất cả thành trò đùa, biến cuộc đời thành một cuộc vui chơi có thưởng. Mà đã là đùa vui thì ai nỡ chấp làm gì. Chỉ có điều cái thứ trò đùa của ông không phải ai cũng có thể làm được. Nhưng cũng chính vì thế mà ông trở thành người thích nghi một cách hiệu quả nhất trong bất cứ tình huống hay thời cuộc nào.
Nhiều người sống cùng thời với Nguyễn Công Hoan, từng chứng kiến những việc làm của ông thật chẳng giống ai, nhưng cứ nhẹ bẫng như một trò đùa. Vừa là một nhà văn lớn, lại từng làm Chủ tịch Hội Nhà văn, Chủ nhiệm báo Văn… Vậy mà có ai đó gọi là nhà văn, ông cảm thấy ái ngại, nên chỉ nhận mình là người viết văn, thế thôi! Ông nhận thế để đề phòng có kẻ xấu muốn chơi xỏ, chê bai văn ông, rằng này, rằng nọ thì âu cũng chỉ là người viết văn, chứ đâu phải nhà văn.
Đã thế, ông chúa thích làm những điều ngược với ý nghĩ thông thường của nhiều số đông người đời. Ai cũng nghĩ một nhà văn tầm cỡ như ông thì phải đọc nhiều sách lắm. Ông nói thẳng là rất ít đọc sách, ngay cả khi Phạm Quỳnh khen văn ông viết hay như Tây. Trong hồi ký Đời viết văn của tôi, ông kể lại, ngày còn đi học, ông được một người thân cho ba đồng bạc để mua sách, ông góp thêm tiền vào mua được bộ tiểu thuyết Bá tước Monte Cristo của nhà văn Pháp nổi tiếng Alexandre Dumas, thế nhưng ông chỉ đọc có chương đầu tiên rồi bỏ, từ đấy cuốn sách chỉ để cho mượn. Khi ông được người bạn cho mượn một tập truyện ngắn của Guy de Maupassant thì ông cũng chỉ đọc có truyện đầu là truyện Lão ăn mày, rồi không xem nữa. Ông đã từng nói rằng muốn biết bơi thì hãy nhảy xuống nước, chỉ đứng trên bờ mà học lý thuyết bơi thì chẳng bao giờ biết bơi cả.
Nhưng cũng có khi trò đùa của ông vô tình trở nên nhẫn tâm. Đâu phải bất kỳ người vợ nào đi tây cũng đều phản bội chồng con. Hay đâu phải người phụ nữ nào hết lòng trông nom người ốm cũng vì biết rằng người ốm ấy sẽ chết để xin tóc. Biết đâu người ốm ấy khỏe ra thì sao. Và ngay cả khi người ốm chết, chắc gì người phụ nữ ấy đã xin tóc,... Dù đấy là những chuyện có thật, nhưng có khi chỉ ở mức tiểu dị, vô tình, khi nhà văn phóng dụ lên thành cái phổ quát thì xem ra trò đùa ấy cũng không kém phần nguy hại, trở thành nhẫn tâm.
Vậy nên chăng mỗi khi đọc tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, không ít người phải tự mình đề cao cảnh giác, bởi đấy chỉ là trò đùa dai của lão nhà văn này. Nếu cứ nghĩ, tin và làm như thế, có khi biến mình thành kẻ đồng lõa, tuyên truyền không công cho cái ác, cái nhẫn tâm đối với đồng loại.
Nguyễn Công Hoan sinh ngày 6.3.1903 ở xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, trong một gia đình quan lại nhỏ xuất thân Nho học thất thế. Thuở thiếu thời, Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều thơ ca, tục ngữ và những giai thoại, truyện dân gian có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Có lẽ vì thế mà văn chương của ông nghiêng về khuynh hướng này chăng?
Ông có ba người em trai đều tham gia hoạt động cách mạng và giữ cương vị quan trọng là Nguyễn Công Miều tức Lê Văn Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Công Bồng, nguyên Phó Tổng Giám đốc Nha Công an và Nguyễn Công Mỹ, nguyên Tổng Giám đốc đầu tiên của Nha bình dân học vụ. Ông có hai người con khá thành đạt. Một người con trai là Nguyễn Tài, Đại tá, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an và một người con gái là nhà văn Lê Minh.
Là nhà văn nổi tiếng đến thế, nhưng Nguyễn Công Hoan chỉ coi viết văn như một nghề tay trái, vì năm 1926, ông tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, làm nghề dạy học ở nhiều nơi như Hải Dương, Hưng Yên, Lào Cai, Nam Định… thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám. Nguyễn Công Hoan viết văn từ khi mới 17 tuổi. Tác phẩm đầu tay Kiếp hồng nhan viết văm 1920, được ghi nhận như là một đóng góp rất đáng kể cho nền văn xuôi Việt bằng chữ quốc ngữ.
Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ nhiều chức vụ khác nhau như: Giám đốc kiểm duyệt báo chí Bắc Bộ, kiêm Giám đốc Sở Tuyên truyền Bắc Bộ; biên tập viên báo Vệ quốc quân; Giám đốc trường Văn hóa quân nhân; Chủ nhiệm và biên tập tờ Quân nhân học báo. Năm 1951, Nguyễn Công Hoan làm việc ở Trại tu thư của ngành giáo dục, biên soạn sách giáo khoa và sách lịch sử Việt Nam hiện đại từ Pháp thuộc đến năm 1950 dùng cho lớp 7 hệ 9 năm...
Từ sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc, 1954, Nguyễn Công Hoan trở lại nghề văn. Khi Hội Nhà văn Việt Nam thành lập, năm 1957, ông là vị Chủ tịch đầu tiên của Hội này, 1957-1958. Sau này ông tham gia với cương vị, Ủy viên Thường vụ, Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam nhiều khóa. Ông còn là Tổng Biên tập đầu tiên của báo Văn nghệ, khi ấy gọi là Chủ nhiệm báo Văn.
Có lẽ Nguyễn Công Hoan là một trong số các nhà văn hiện đại Việt Nam viết khỏe nhất với hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài, tiểu thuyết và nhiều tiểu luận văn học. Ông có những tác phẩm gây tiếng vang trong dư luận một thời, có tác phẩm trở thành kinh điển của dòng văn học hiện thực nghiêm ngặt như: Kiếp hồng nhan (truyện ngắn, 1923), Người ngựa, ngựa người (truyện ngắn, 1931), Thế là mợ nó đi tây (truyện ngắn, 1932) Tắt lửa lòng (truyện dài, 1933), Lá ngọc cành vàng (tiểu thuyết, 1934), Kép Tư Bền (tập truyện ngắn, 1935), Oẳn tà roằn (truyện ngắn, 1937), Bước đường cùng (tiểu thuyết, 1938), Tinh thần thể dục (truyện ngắn, 1939), Cái thủ lợn (tiểu thuyết, 1939)… < Đặc biệt, truyện ngắn Kép Tư Bền của ông đã trở thành truyện mồi cho cuộc tranh luận giữa hai phái Nghệ thuật vị nhân sinh của nhà lý luận mác xít Hải Triều và phái Nghệ thuật vị nghệ thuật của nhà phê bình văn học Hoài Thanh. Còn truyện dài Tắt lửa lòng đã được Trần Hữu Trang chuyển thể thành vở cải lương nổi tiếng Lan và Điệp. Nhiều tác phẩm của ông đã được dịch ra các thứ tiếng như: Nga, Trung Quốc, Bungari, Ấn Độ, Nhật Bản, Anbanni…
Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học- Nghệ thuật, đợt I, năm 1996, với cụm tác phẩm: Nông dân và địa chủ (truyện ngắn, 1955); Tranh tối tranh sáng (truyện dài, 1955); Người cặp rằn hầm say lúa ở ngục Côn Lôn năm 1930 (1960); Hỗn canh hỗn cư (truyện dài 1961); Đời viết văn của tôi (hồi ký, 1971); Tuyển tập Nguyễn Công Hoan (tập 1, tập 2, tập 3) và Các tác phẩm: Kép Tư Bền; Bước đường cùng, đã được công bố trước năm 1945.
Nguyễn Công Hoan mất ngày 6/6/1977 tại Hà Nội. Tên ông được đặt cho một con phố ở Hà Nội, đoạn giữa hai phố Ngọc Khánh và Nguyễn Chí Thanh.
*
* *
* *
Khách quan mà nói, Nguyễn Công Hoan là một trong số những nhà văn tiêu biểu nhất của dòng văn chương hiện thực nghiêm ngặt Việt Nam. Tôi không thích dùng cụm từ/ khái niệm hiện thực phê phán, bởi lẽ thông qua việc mô tả một cách nghiêm ngặt hiện thực đời sống xã hội như nó vốn có, thời kỳ tranh tối, tranh sáng những năm đầu của thế kỷ XX, các tác phẩm của dòng văn chương này không chỉ có phê phán mà còn đả kích vừa mạnh mẽ, quyết liệt, vừa sâu cay, chát chúa những quan niệm, lối sống, thói đạo đức giả của bọn quan lại thực dân và phong kiến cùng những thói hư tật xấu của những kẻ học đòi theo mốt tân thời Tây. Những thứ ấy cần phải loại bỏ ngay ra khỏi cuộc sống của người Việt, nhất là những người dân lao động nghèo thời bấy giờ, chứ không thể chỉ phê phán theo kiểu phạt cho tồn tại như cách hiểu bây giờ.
Thế giới truyện ngắn Nguyễn Công Hoan vô cùng đa dạng và phong phú như một tấn trò đời của xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ trước. Truyện ngắn của ông với bút pháp tả thực bằng những lời lẽ mộc mạc, dân dã, đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao khả năng nhận thức và khám phá các hiện tượng xã hội phức tạp. Đồng thời, qua một khối lượng tác phẩm đồ sộ của mình, ông đã góp phần giữ gìn và nâng cao sự trong sáng của tiếng Việt.
Ông được coi là người mở đường cho một dòng văn chương Việt hiện đại. Trong từ điển bách khoa Việt Nam đã đánh giá cao về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Công Hoan: Có thể nói Nguyễn Công Hoan là ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam... Nguyễn Công Hoan đến với chủ nghĩa hiện thực bằng văn học trào phúng. Từ những truyện đầu tiên, ông đã tìm đề tài trong những người nghèo khổ, cùng khốn của xã hội. Đa số nhân vật phản diện của ông đều thuộc tầng lớp thượng lưu giàu có và quan lại, cường hào. Toàn những cảnh xấu xa, bỉ ổi, những chuyện bất công, ngang ngược, những con người ghê tởm, đáng khinh bỉ. Nguyễn Công Hoan tạo ra những tình huống bất ngờ, rồi phá lên cười và làm cho người khác cười theo, nhưng ngẫm lại thật thương tâm đau xót…
Trong hồi ký của mình, nhà văn Lê Minh, con gái cụ đã chia sẻ: Thời của ông, trong lúc một số nhà văn đang say sưa với chủ nghĩa lãng mạn, với những hư hư thực thực kiểu “Hồn bướm mơ tiên” thì ông lại dứt khoát lựa chọn một đường đi khác cho riêng mình.
Còn Giáo sư - Tiến sĩ văn học người Nga Niculin đã gọi ông là bậc thầy về truyện ngắn châm biếm.
Bởi lẽ bằng tài năng, đức độ cùng với truyền thống giáo dục gia đình, Nguyễn Công Hoan đã vẽ lên bức tranh vô cùng sinh động về xã hội thực dân nửa phong kiến tàn ác, đầy rẫy bất công, giả dối. Ông đánh vỗ mặt một cách không thương tiếc bọn quan lại tham lam, bỉ ổi, quyền cao chức trọng nhưng tài hèn đức mọn, bọn địa chủ cường hào keo bẩn, ngu dốt, bọn tư sản lố lăng, đồi bại… bằng một bút pháp trào lộng, khiến bạn đọc không thể không cười ra nước mắt. Nhưng ở chỗ sâu thẳm trái tim ông là lòng xót xa, thương cảm đối với những người dân nghèo bị cho là thấp cổ bé họng.
Tôi tin chắc, sẽ có không ít người đồng thuận với tôi khi cho rằng trong nhà văn Nguyễn Công Hoan có hình mẫu hay hình bóng của ba con người khác nhau. Hình mẫu thứ nhất, do xuất thân từ một gia đình quan lại nhỏ có truyền thống Nho học, nên sự thâm thúy cùng với những khuôn vàng thước ngọc kiểu Nho gia đã ăn vào máu ông nên không dễ gì có thể chấp nhận sự phá trấp theo quan niệm của nhà nho. Tức là trong mỗi con người, gia đình và xã hội cần phải có kỷ cương, phép tắc, luật lệ. Đây là sự tiến bộ của nền giáo dục và văn hóa Nho giáo mà ông đã kế thừa được. Theo đó, những gì ông thấy chướng tai, gai mắt là sẵn sàng phang ngay, không vị nể, sợ hãi bất cứ ai, điều gì. Nhưng với tư cách là một ông đồ viết văn, Nguyễn Công Hoan chỉ có thể phản ánh những điều ấy vào trang viết của mình chứ chẳng thể làm được gì hơn.
Mặt khác, xuất thân từ một gia đình quan lại nhỏ, lại làm nghề dạy học, ông có cơ hội gần gũi cuộc sống người dân lao khổ, cộng với một trí thông minh, sự sắc xảo sẵn có Nguyễn Công Hoan không quá khó để trở thành một ông trạng thời hiện đại. Ông là một người dường như đã nhìn thấu mọi nhẽ đời, lại láu lỉnh thông minh, nên dù trong cảnh huống nào ông cũng đều có thể vượt thoát, nói theo ngôn ngữ hiện đại là người luôn làm chủ được hoàn cảnh.
Trong truyện ngắn Tôi xin hết lòng, ông đã ít nhiều có lý khi cho rằng: ở đời có ai tốt bụng với ai đâu, người ta chỉ tỏ ra tử tế khi cảm thấy có lợi, giống như người đàn bà nọ, hết lòng trông nom một người ốm chỉ vì biết chẳng bao lâu người ốm đó sẽ chết, và mình sẽ xin được mái tóc.
Còn ở một truyện ngắn khác, Một tin buồn, với cái nhìn sắc xảo của mình Nguyễn Công Hoan đã vạch trần tim đen của kẻ trục lợi qua một cử chỉ tưởng là lòng tốt của ông chủ nhà đòn đám ma mang lê táo đến thăm một gia chủ, nhưng điều ông ta muốn nhắm tới là cốt để xí phần trông nom ma chay.
Không còn gì ngớ ngẩn hơn nếu ai đó tin vào những lời hứa hão huyền của người vợ đi du học ở nước ngoài sẽ trở về với tổ ấm gia đình. Nhưng biết đâu vì một lý do nào đấy, cô ta sẵn sàng quên khẩn trương, phủi sạch những lời mình đã từng hứa với chồng con, gia đình (Thế là mợ nó đi tây)…
Không biết Nguyễn Công Hoan có nghĩ như vậy, nhưng cứ theo cách trình bày ở một số truyện ngắn của mình, người đọc sẽ hiểu, sự nông nổi ở đời phải được xem như một thứ bản tính thứ hai của con người, bất luận nó đã được tạo dựng nên từ nguồn cơn nào. Sự nông nổi đối với người này có thể chỉ là vô tình, đáng thương hơn là đáng trách. Nhưng đối với người khác có khi vô tình đã tạo nên tội ác mà không hay biết. Đấy là cảnh huống chéo ngoe khi một bọn lính huyện hùa nhau chôn sống một con ngựa chỉ vì nó… già, mà đâu đếm xỉa đến nỗi đau của con ngựa. Ở một tình huống oái oăm khác, ông quan tri châu bắn bừa bãi làm chết sáu mạng người vô tội. Sau đó lại vu cho họ là giặc bắn, lên thỉnh báo quan trên để lĩnh tiền thưởng.
Hình mẫu thứ ba trong con người Nguyễn Công Hoan đấy chính là một trí thức buổi giao thời nửa tây, nửa ta. Đối với những người như ông nếu không biết thích nghi chắc chắn sẽ có nhiều hệ lụy về đời sống kinh tế và cả tinh thần nữa. Với bản tính thông minh, am tường mọi nhẽ, nên trong thời buổi nhí nhố này, tốt nhất mình cũng tự trở thành một kẻ nhí nhố. Rõ ràng là so với nhiều người cùng thời, sự nhí nhố của ông xem ra là diệu kế. Ai ngay thẳng, ai chính trực hay lãng đãng la đà, mặc. Ông chọn cách biến tất cả thành trò đùa, biến cuộc đời thành một cuộc vui chơi có thưởng. Mà đã là đùa vui thì ai nỡ chấp làm gì. Chỉ có điều cái thứ trò đùa của ông không phải ai cũng có thể làm được. Nhưng cũng chính vì thế mà ông trở thành người thích nghi một cách hiệu quả nhất trong bất cứ tình huống hay thời cuộc nào.
Nhiều người sống cùng thời với Nguyễn Công Hoan, từng chứng kiến những việc làm của ông thật chẳng giống ai, nhưng cứ nhẹ bẫng như một trò đùa. Vừa là một nhà văn lớn, lại từng làm Chủ tịch Hội Nhà văn, Chủ nhiệm báo Văn… Vậy mà có ai đó gọi là nhà văn, ông cảm thấy ái ngại, nên chỉ nhận mình là người viết văn, thế thôi! Ông nhận thế để đề phòng có kẻ xấu muốn chơi xỏ, chê bai văn ông, rằng này, rằng nọ thì âu cũng chỉ là người viết văn, chứ đâu phải nhà văn.
Đã thế, ông chúa thích làm những điều ngược với ý nghĩ thông thường của nhiều số đông người đời. Ai cũng nghĩ một nhà văn tầm cỡ như ông thì phải đọc nhiều sách lắm. Ông nói thẳng là rất ít đọc sách, ngay cả khi Phạm Quỳnh khen văn ông viết hay như Tây. Trong hồi ký Đời viết văn của tôi, ông kể lại, ngày còn đi học, ông được một người thân cho ba đồng bạc để mua sách, ông góp thêm tiền vào mua được bộ tiểu thuyết Bá tước Monte Cristo của nhà văn Pháp nổi tiếng Alexandre Dumas, thế nhưng ông chỉ đọc có chương đầu tiên rồi bỏ, từ đấy cuốn sách chỉ để cho mượn. Khi ông được người bạn cho mượn một tập truyện ngắn của Guy de Maupassant thì ông cũng chỉ đọc có truyện đầu là truyện Lão ăn mày, rồi không xem nữa. Ông đã từng nói rằng muốn biết bơi thì hãy nhảy xuống nước, chỉ đứng trên bờ mà học lý thuyết bơi thì chẳng bao giờ biết bơi cả.
Nhưng cũng có khi trò đùa của ông vô tình trở nên nhẫn tâm. Đâu phải bất kỳ người vợ nào đi tây cũng đều phản bội chồng con. Hay đâu phải người phụ nữ nào hết lòng trông nom người ốm cũng vì biết rằng người ốm ấy sẽ chết để xin tóc. Biết đâu người ốm ấy khỏe ra thì sao. Và ngay cả khi người ốm chết, chắc gì người phụ nữ ấy đã xin tóc,... Dù đấy là những chuyện có thật, nhưng có khi chỉ ở mức tiểu dị, vô tình, khi nhà văn phóng dụ lên thành cái phổ quát thì xem ra trò đùa ấy cũng không kém phần nguy hại, trở thành nhẫn tâm.
Vậy nên chăng mỗi khi đọc tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, không ít người phải tự mình đề cao cảnh giác, bởi đấy chỉ là trò đùa dai của lão nhà văn này. Nếu cứ nghĩ, tin và làm như thế, có khi biến mình thành kẻ đồng lõa, tuyên truyền không công cho cái ác, cái nhẫn tâm đối với đồng loại.
ĐỖ NGỌC YÊN
VHQN
VHQN
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉