Ads 468x60px

.

Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021

Nhà văn, nhà thơ Việt đặt bút danh như thế nào?


Nhà văn, nhà thơ Việt đặt bút danh như thế nào?

Minh Châu
Nhà văn Nguyễn Công Hoan từng lấy bút danh là Ngọc Oanh
Nguyễn Công Hoan là bậc thầy về truyện ngắn châm biếm và là một trong những ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam thời kỳ 1930-1945. Trước cách mạng, do bị kiểm duyệt gắt gao nên ông đã sắp xếp ngược lại các chữ cái trong tên mình (Công Hoan) thành bút danh Ngọc Oanh.




Nguyễn Công Hoan trong vai trò nhà lý luận phê bình


VOV6.VOV.VN

BAN VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT VOV6 - Đài Tiếng nói Việt Nam
Chương trình “Tìm trong kho báu”

Nguyễn Công Hoan trong vai trò nhà lý luận phê bình

Đài Tiếng nói Việt Nam
VOV6 - Bên cạnh hàng loạt sáng tác văn chương hư cấu nổi tiếng, nhà văn Nguyễn Công Hoan còn thể hiện khả năng lý luận phê bình văn học qua một số tác phẩm bàn về quan niệm văn chương, kinh nghiệm viết văn và chân dung nhà văn. Trên nền tảng sáng tác và tác phẩm, những lý luận về văn chương của ông quả thực hấp dẫn và giàu sức thuyết phục...(Tìm trong kho báu phát 08/08/2019)​.
Mời nghe mp3

VOV6 - Ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam


Văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa của Nguyễn Công Hoan


VOV6.VOV.VN

BAN VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT VOV6 - Đài Tiếng nói Việt Nam
Chương trình “Tìm trong kho báu”

Văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa của Nguyễn Công Hoan

Đài Tiếng nói Việt Nam
VOV6 - Không những có công khai phá, mở đường cho văn chương hiện thực phê phán ở nước ta mà nhà văn Nguyễn Công Hoan còn là người góp phần đặt nền móng cho văn xuôi hiện thực hiện thực Xã hội chủ nghĩa. Nhiều tác phẩm Nguyễn Công Hoan viết sau Cách mạng tháng Tám ngược về quá khứ, nhìn vào hiện thực với một cảm quan mới, sâu sắc và khách quan hơn...(Tìm trong kho báu phát 01/08/2019)
Mời nghe mp3
VOV6 - Ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam


Tiểu thuyết hiện thực phê phán của nhà văn Nguyễn Công Hoan


VOV6.VOV.VN

BAN VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT VOV6 - Đài Tiếng nói Việt Nam
Chương trình “Tìm trong kho báu”

Tiểu thuyết hiện thực phê phán của nhà văn Nguyễn Công Hoan

Đài Tiếng nói Việt Nam
VOV6 - Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết tiểu thuyết viết trước Cách mạng tháng Tám của Nguyễn Công Hoan đều được sân khấu hóa. Các thói tục nông thôn, chuyện quan lại chốn đình trung, những chuyện tình yêu bị chia cắt do lễ giáo phong kiến đã được nhà văn phục dựng một cách sinh động. Tiểu thuyết viết trước Cách mạng tháng Tám của nhà văn Nguyễn Công Hoan thực sự trải trước mắt người hôm nay một bức tranh xã hội cũ thu nhỏ...(Tìm trong kho báu phát 25/7/2019)


Mời nghe đọc tại YouTube

Mời nghe mp3
VOV6 - Ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam


Kép Tư Bền - Truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Công Hoan


VOV6.VOV.VN

BAN VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT VOV6 - Đài Tiếng nói Việt Nam
Chương trình “Tìm trong kho báu”

Kép Tư Bền - Truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Công Hoan

Đài Tiếng nói Việt Nam
VOV6 - Có tài dẫn dắt cốt truyện đến một kết cục không ai ngờ đến, nhiều truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan có dáng dấp như một màn kịch ngắn đầy cảm xúc và cuốn hút. Truyện ngắn “Kép Tư Bền” in trong tập truyện ngắn cùng tên năm 1935 tiêu biểu cho đặc điểm ấy của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan...(Tìm trong kho báu phát 18/07/2019)


Mời nghe mp3
VOV6 - Ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam.

Mời nghe đọc tại YouTube


Nhà văn Nguyễn Công Hoan - "Kiến trúc sư" tài hoa của dòng văn học hiện thực phê phán


VOV6.VOV.VN

BAN VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT VOV6 - Đài Tiếng nói Việt Nam
Chương trình “Tìm trong kho báu”

Nhà văn Nguyễn Công Hoan - "Kiến trúc sư" tài hoa của dòng văn học hiện thực phê phán

Đài Tiếng nói Việt Nam
Giữa muôn ngả rẽ của tư tưởng văn chương buổi giao thời, ngay từ đầu nhà văn Nguyễn Công Hoan đã dứt khoát hướng ngòi bút của mình đứng về phía người dân lao động bị áp bức. Ông là người đã đặt những viên gạch đầu tiên xây đắp nền móng cho nền văn xuôi hiện thực phê phán. Theo Giáo sư Phan Cự Đệ, tác phẩm Nguyễn Công Hoan là bức tranh sống động về những cảnh ngộ, con người trong chế độ cũ...


Mời nghe đọc tại YouTube Mời nghe mp3
VOV6 - Ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam


Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2021

Nguyễn Công Hoan - Phải gió cái trò đời


Nguyễn Công Hoan - Phải gió cái trò đời

Trạm Radio số 56
"Nói đến Nguyễn Công Hoan trước hết là nói đến một bậc thầy truyện ngắn trong văn học Việt Nam hiện đại. Thế giới truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đa dạng, phong phú như một "bách khoa thư", một "tấn trò đời" mà đặc trưng là xã hội phong kiến của thực dân ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20.

Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan có nhiều nét gần với truyện cười dân gian, tiếp thu được truyền thống lạc quan của nhân dân muốn dùng tiếng cười như một "vũ khí của người mạnh" để tống tiễn cái lạc hậu, cái xấu xa vào dĩ vãng...

Giới nghiên cứu văn học khi bàn đến sự hình thành chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam đều nhất trí đánh giá cao vai trò, vị trí của Nguyễn Công Hoan, người có những tác phẩm được coi là "cổ điển" trong nền văn học hiện đại." - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam.


Có thể nhiều người đã nghe đến tên tuổi của Nguyễn Công Hoan nhưng lại ít được tiếp cận với các tác phẩm của ông. Nguyễn Công Hoan để lại một di sản vô cùng đồ sộ với hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài và nhiều tiểu luận văn học, có thể nhắc đến các tác phẩm tiêu biểu như "Kép Tư Bền", ''Người ngựa, ngựa người'', ''Bước đường cùng'', hoặc truyện dài ''Tắt lửa lòng'' của ông đã được Trần Hữu Trang chuyển thể thành vở cải lương nổi tiếng Lan và Điệp.

Đặc trưng tiêu biểu nhất trong truyện của Nguyễn Công Hoan chính là chất trào phúng châm biếm. Ông biết cách đặt ra những tình huống oái oăm, để rồi độc giả ngã ngửa vì cái kết. Các tác phẩm của ông không chỉ mang lại tiếng cười thông thường mà là cười giễu nhại thật sảng khoái.

Trong số Trạm Radio lần này, hãy cùng với tác giả Hiền Trang bàn luận sâu thêm về chất trào phúng trong các tác phẩm truyện của nhà văn Nguyễn Công Hoan.

Mời nghe đọc tại YouTube