Nguyễn Công Hoan - Tuyển tập

MỤC LỤC
Xem, tải về PDF
Internet Archive - Tuyển tập Nguyễn Công Hoan - mamtom.de
Sưu tầm các tác phẩm của Nhà văn Nguyễn Công Hoan và các bài viết về Ông có trên mạng.
Ông hàng xóm tôi mới đem ở Hà Nội về một con chó trắng. Ông đặt tên cho nó là Tớp. Cơn Tớp, tôi chẳng biết có cái gì đáng quý, nhưng mà, trời ơi, gớm, ông ấy làm bộ như một bà mẹ có con gái đến thì? Ông ấy khoe khoe những đức tính nó thế nọ thế kia, nghĩa là con chó ấy chẳng may chó đến nỗi phải làm kiếp chó, chứ giá được làm người, thì tất cũng phải làm đến gì gì chứ chẳng vừa?
Thế nhưng tôi tưởng làm cái giống chó An-nam mình, thì dù có tài xuất chúng đến đâu cũng vậy, sự nghiệp bất quá cũng chỉ đến giữ nhà cho chủ là hết; mà có hơn chó thiên hạ về cái thỉnh thoảng được phát tài vì có bổng ngoại, nhưng dăm ba bãi tiệc ấy, bất quá cũng chỉ là cái bã giả của người ta mà thôi, ngon gì!
Gió.
Mưa.
Não nùng.
Đường vắng ngắt. Chưa đến 8 giờ mà đường đã vắng ngắt. Thỉnh thoảng, những chiếc xe cao-su kín mít như bưng, lép nhép chạy uể oải tia ra hai bên cánh gà hai dòng khói thuốc lá. Lại thỉnh thoảng một người đi lén dưới mái hiên, run rẩy, vội vàng. Thật là cả một đụn vải chỉ hở có cái mặt. Trên đầu một cái mũ tủm hum xuống đến mi, quanh cổ, một cuộn khăn len dầy cộm.
Rồi áo, quần, giầy, bít tất, găng tay, có bao nhiêu thứ để chống nhau với rét, đều quện cả vào người xù xù.
Mưa như rây bột, như chăng lưới. Phố xá lờ mờ trắng ra. Xung quanh ngọn lửa điện đẫm lệ rây nước loáng sáng thành một quầng vàng tròn. Đường bòng nhoáng như mặt hồ lặng sóng, chiếu lộn những vệt ánh đèn dài.
Gió giật từng hồi. Lá vàng trút xuống mặt đường lăn theo nhau rào rào. Hơi lạnh thấm buốt đến tận xương.
Cây và cột đèn rú lên.
Nhưng một giọng hát ảo não xen lẫn vào tiếng gió.
Bà đã ngoại tứ tuần, mà xuân sắc chưa hề giảm bớt.
Vì nhờ có đôi giầy cao gót, bà hãy còn đủ cả đằng trước lẫn đằng sau.
Tuy vậy, từ ngày quan Chủ về quí quốc, không sang nữa, thì bà nhất định cấm cung, “mét-xì” cả đánh chắn và đi xem chiếu bóng. Bà thay hai thứ tiêu khiển ấy bằng quyển truyện và cái kèn hát. Vậy nên bà bảo:
- Thế mới biết Tây người ta nói “phú quý sinh chữ nghĩa” là phải. Chẳng giấu gì ông, từ ngày đánh bạn với quan nhà tôi, tôi mới được học. Thành ra bây giờ sách tây, sách tầu, tôi đã được xem qua. Nhưng tôi suy nghĩ, không quyển nào có giá trị bằng bộ La Thông Tảo Bắc.
Rồi bà móc trong tủ chè, lấy ra một chồng sách. Hay nói cho đúng, một vật làm bằng giấy, có trộn lần mùi mồ hôi và phấn hồng.
Bà đóng kín những năm còn lại vào một gian nhà có trấn song sắt, có chuông bấm và có cổng hậu.
Thấy tiếng động, người ấy quay nhìn chúng tôi và có ý hớt hải, thu xếp các thứ rồi một tay cầm dao, một tay dắt con, nhảy xuống thuyền. Bà ta lay nhố vội vàng cải sào cắm chặt vào bùn, rồi đẩy mạnh chiếc thuyền nan.
Con thuyền chổng mũi lên trời, vỗ sóng đành đạch, nhảy chồm ra xa. Nhưng không hiểu sao tự nhiên nó quay lại ghé vào bờ.
- Đích thực à?
Thám tử chắp tay, đáp:
- Lạy quan lớn, đích lắm. Con phải giả dạng làm người buôn cau, luẩn quẩn trong làng mất bốn hôm, khôn khéo lắm mới dò nổi tin này, mới dám về trình quan lớn.
- Thế lý trưởng không biết một tý gì về làng nó sắp có cuộc tụ họp khả nghi à?
- Dạ, chắc rằng thế. Mà dễ thường nó còn về hùa với dân nữa.
Ông huyện ngẫm nghĩ, nói một mình:
- Quái, bây giờ thì làm gì mà cũng nhũng nhiễu thế nhỉ.
- Lạy quan lớn, con không rõ, nhưng đích rằng ba giờ chiều nay, thế nào ở làng Cao Hạ cũng có ít ra là hai trăm người, có cả khí giới.
Ông huyện không nói gì, ông liếc mắt lên tường, nhìn đồng hồ. Rồi ăn nốt bát ấy, ông đứng dậy, vừa đi rửa mặt, vừa bảo người lính hầu cơm:
- Gọi tài-xế sắp xe, tao ra tỉnh mau?
Ở trường Sư phạm, không biết bây giờ còn được thế nữa không, chứ mà mấy năm về trước thì khiếp quá? Nhất là các “cụ cát dem” chúng tôi, làm như ông Hạng! Ăn cũng hơn món, học cũng hơn giờ, mà đến cái trái Luật, cái bướng bỉnh, cũng có phần hơn anh em các lớp dưới! Ừ, được thể sắp thi ra, lớn nhỏ cũng làm ông giáo, cho nên chả sợ, chả nể ai cả. Mà cũng chả ai buồn giây với chúng tôi làm gì cho thêm ác cảm. Không những thế, học trò năm thứ tư, lại được phép lần lượt coi lẫn nhau, mà người coi ấy phải chịu hết trách nhiệm, cho nên lắm lúc chúng tôi hoành hành như “ông tướng Quảng Lạc”!
Vậy thì trong khi kẽ chuyện có điều gì sơ suất, xin các cụ các quan, các ông (nhất là các ông viết tiểu thuyết trinh thám chuyên môn), các bà, bỏ quá đi cho, tôi được đội ơn vạn bội.
- Thật là xẩm vớ miếng gan!
Quái thật? Hai mươi người đánh số, nào ông thừa, nào cụ lục, nào quan nghị viên, nào các thầy chánh phó tổng, chánh phó lý, biết bao người ước mong, thấp thỏm, mà rút cục, cái xe ấy lại vào tay bác phó lý là người không đáng có! Thế mà bác ta chỉ vì sợ quan mà bỏ ra mười lăm đồng để mua một số, chứ nào bác có dám hám gì đến ô-tô.
Cái xe ấy hãy còn tốt lắm, quan bảo thế. Đáng lẽ ngài đưa lên Hà Nội để bán, thì rẻ ra cũng được bốn trăm. Nhưng ngài muốn bầy ra cuộc đánh số ở trong hạt cho vui, để mọi người cùng được hy vọng có ô-tô bằng một món tiền rẻ đặc biệt.
Anh vui vẻ đứng nhìn xung quanh. Căn gác ấy không còn bày đồ đạc gì để phải dọn thêm nữa. Anh cúi xuống, cuộn chiếc chiếu nằm giải ở mặt sàn, rồi cắp cuốn văn vào nách.
Bỗng tiếng giày rầm rộ ở cầu thang làm Lê nhìn ra.
Kể cũng là việc quái gở thực? Vì xưa nay ông ấy chúa ghét đánh bạc. Đến ngay như lũ trẻ nhà ông ấy ngày tết, túm tụm lại, đánh tam cúc một xu bốn cây với nhau, mà ông cũng cấm nữa là?
Còn ông, thì đố ai thấy ông chầu rìa một đám bạc nào. Ông thường nói:
- Đánh bạc, vừa hại tiền, vừa hại thì giờ, vừa hại sức khoẻ. Nhà nào mà bố mẹ hay mê man cờ bạc, thì con trai hư đằng con trai, con gái hư đằng con gái. Chẳng thế, cứ bắc kiềng lên lưng tôi mà đun!
Thế mà sau khi ông goá vợ được vài tháng, thì ông mê tổ tôm như điếu đổ.
Tiếng đàn nổi lên, du dương thánh thót như rót vào tai. Các bà, các cô, ngồi một lượt ở dãy ghế kê sát bên tường, nói cười, nghiêng ngả, tươi tỉnh như luống hoa trăm hồng ngàn tía đú đởn trước ngọn gió hiu hiu.
- Lạy cụ, lạy ông, lạy bà, thí bỏ cho con lưng cơm bát cháo.
Tay chống cái gậy, tay bưng cái rá, nó đi xung quanh thành xe mấy vòng, ngửa mặt lên, miệng nhai mãi câu ấy. Nhưng chẳng kiếm được cái chi để nhai vào miệng!
Mọi người ngơ ngác hỏi nhau, nhưng cùng phải nhắc lại câu của bọn lính mà chính họ cũng không hiểu:
- Đó là lệnh quan.
Người ta lủi thủi về, lo lắng nôi hàng bị đọng ế. Rồi mai kia khi tiền hết, gạo hết, chồng con cha mẹ họ có lẽ phải nhăn nhó vì đói, trong khi nia thịt lợn vì trót mổ đã thối dần, hoặc mẹt bánh cuốn vì trót làm đã khô đét. Phải đổ đi hết.
Thì các bạn hãy thử nghĩ xem. Ngón tay này mà tôi co lại ấy là kết liễu một sinh mệnh. Mà cũng viên đạn nhỏ xíu, cũng cò máy xinh xắn ấy, trỏ nó vào bụng người ta, mà làm một phát tức khắc mình trở nên đồ sát nhân, bị toà án xử cho mình mất chỗ đội mũ. Thế mà lại mang nó đi doạ dẫm nước khác để xâm chiếm đất đai, thì mình còn trở nên đồ phát xít bị báo Đông Pháp chửi bới nữa, mới “giết đệ” chứ!
- Quí hoá chưa! Thật là hái ra bạc.
Nhưng sự thực, cây mít này đã gây bao tai hoạ cho gia đình ông Lũng, và chứng kiến bao đau khổ của bố con ông.
Bốn năm nay, làm ở đây, tôi chưa hề thấy có việc khác thường như lần này. Tôi bình tĩnh sao được. Chủ tôi vốn là dân làng bẹp, dân làng bẹp hạng nặng, nên ngày thường sớm lắm là tám giờ ông mới tỉnh giấc. Mà sau khi rửa mặt, mặc quần áo, điểm tâm (bằng nước cà phê sữa) và điểm phổi (bằng khói thuốc phiện) thì ít ra đến chín giờ ông mới xuống làm việc được. Vậy mà chẳng hay hôm nay đã xảy ra việc gì phi thường, đến nỗi ông bỏ cả lệ.