Ads 468x60px

.

Thứ Năm, 3 tháng 6, 2010

Cùng vinh danh trên đất nghìn năm - Giang Quân


Rating:
Category:Books
Genre: Biographies & Memoirs
Author:Theo Hà Nội Mới


Cùng vinh danh trên đất nghìn năm

Giang Quân

Những cặp vợ chồng, cha con, anh em cùng được vinh danh, đặt tên cho những con đường góp phần làm rạng rỡ mảnh đất Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Từ cha đến con

Cha con cùng được lên biển phố Thủ đô có tới năm trường hợp. Đầu tiên là Trần Thánh Tông, tên thật là Trần Hoảng, con trai Trần Cảnh, vị vua thứ hai triều Trần, trị vì 20 năm (1258 - 1278). Ông là người nhân từ, độ lượng, thường ăn ngủ cùng các vương hầu, chủ trương khuyến nông, tích cốc phòng cơ, rèn luyện binh sĩ sẵn sàng chống giặc. Sau này, khi đã là Thái thượng hoàng, ông vẫn hai lần tham gia khánh chiến với quân dân chống quân Nguyên xâm lược. Trần Thánh Tông còn được biết đến là một nhà thơ.

Trần Nhân Tông là con lớn Thánh Tông, vua thứ ba triều Trần (1279 - 1293), tổ chức Hội nghị Bình Than và Hội nghị Diên Hồng, đoàn kết toàn dân chống quân Nguyên xâm lược. Hai câu thơ: “Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã / Sơn hà thiên cổ điện kim âu” của ông làm khi khải hoàn mừng chiến thắng còn mãi để đời. Ông còn là vị tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm, tu trên núi Yên Tử. Phố Trần Thánh Tông và phố Trần Nhân Tông ở địa bàn quận Hai Bà Trưng.

Đường Văn Cao nối Liễu Giai với Hoàng Hoa Thám, Hà Nội. (Ảnh minh họa: Trung Kiên)Đường Văn Cao nối Liễu Giai với Hoàng Hoa Thám, Hà Nội. (Ảnh minh họa: Trung Kiên)


Tiếp đến là Trần Quang Khải, em cùng mẹ với Thánh Tông, giúp vua anh trị nước, làm tới chức thượng tướng Thái sư. Trong kháng chiến chống Nguyên, ông vừa đảm nhận công tác ngoại giao, vừa trực tiếp chỉ huy đánh thắng trận Chương Dương lịch sử, góp phần giải phóng kinh thành. Bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” của ông là khúc ca tự hào của dân tộc. Đường Trần Quang Khải chạy cạnh đê hữu ngạn sông Hồng thuộc quận Hoàn Kiếm.

Hai cha con Đặng Tất - Đặng Dung được đặt tên phố cùng trong phường Quán Thánh, cùng gối đầu lên bờ hồ Trúc Bạch. Cả hai đều làm quan, làm tướng cuối đời Trần, quê gốc ở Hóa Châu (Quảng Trị) di cư ra Can Lộc, Hà Tĩnh. Đặng Tất làm Đại tri châu, cuối đời bị vua Trần Giản Định giết oan cùng với Nguyễn Cảnh Chân năm 1409. Đặng Dung từng tham gia các trận Hàm Tử, Yên Mô, Chí Linh, Thái Già năm 1413. Ông bị quân Minh bắt cùng với vua Trùng Quang, trên đường bị giải về Yên Kinh  đã nhảy xuống sông tuẫn tiết.

Hai cha con Phan Huy Ích - Phan Huy Chú người Can Lộc, Hà Tĩnh, cư trú ở làng Thày, huyện Quốc Oai. Phan Huy Ích đỗ đầu thi Hội cuối thời Lê trung hưng, làm quan Hiến sát sứ Sơn Nam. Nhà Lê mất, ông cộng tác với vua Quang Trung, làm Thị  trung Ngự sử, Thượng thư Bộ Lễ, đi sứ nhà Thanh. Phan Huy Chú là con trai, chỉ đỗ sinh đồ nhưng có thực tài, mở trường học và soạn sách, trở thành nhà bách khoa, nhà văn hóa nổi tiếng, tác giả các bộ sách giá trị: Lịch triều hiến chương loại chí, Hoàng Việt dư địa chí, Hoa thiều ngâm lục… Vua Minh Mạng nhà Nguyễn bổ ông làm Biên tu Quốc sử giám, hai lần sang sứ nhà Thanh. Phố Phan Huy Ích nối phố Nguyễn Trường Tộ đến đầu phố Quán Thánh gần vườn hoa Vạn Xuân. Còn phố Phan Huy Chú từ phố Lê Thánh Tông đến phố Hàn Thuyên, thuộc phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm.

Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến là hai cha con nhà nho yêu nước chống Pháp đầu thế kỷ 20, người Nhị Khê, huyện Thường Tín. Lương Văn Can đỗ cử nhân nhưng không ra làm quan nhà Nguyễn. Pháp chiếm Hà Nội, ông là một trong nhóm người sáng lập trường Đông Kinh Nghĩa thục nhằm truyền bá tinh thần dân tộc, cổ vũ lòng yêu nước. Trường mở được 9 tháng thì bị Pháp đóng cửa. Chúng bắt ông, kết án 10 năm biệt xứ sang Phnôm Pênh.

Lương Ngọc Quyến là con trai đã hưởng ứng phong trào Đông du, theo Phan Bội Châu lập Việt Nam Quang phục hội. Ông bị bắt ở Trung Quốc giải về Việt Nam giam ở nhà lao Thái Nguyên. Ông liên lạc với Đội Cấn làm binh biến rồi hy sinh tháng 9/1917. Phố Lương Văn Can chạy song song với Hàng Đào, phố Lương Ngọc Quyến song song với Hàng Bạc, đều nằm trong khu phố cổ.

Thời hiện đại có hai cha con Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy, vốn gốc họ Cung ở làng Kim Lũ, xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, nay thuộc quận Hoàng Mai. Ông Hoàng Đạo Thành đỗ cử nhân, làm quan giáo thụ ở các huyện Quốc Oai, Hoài Đức, Đa Phúc, Thuận Thành, Từ  Sơn; làm Tri huyện Quế Dương, Thuận Thành; Thương tá Bắc Ninh, viết Việt  sử tân ước, Việt sử tứ tự, Đại Nam hành nghĩa liệt nữ truyện…

Hoàng Đạo Thúy về cư trú nhiều năm ở làng Đại Yên, dạy học, tham gia Ban chỉ đạo Liên đoàn hướng đạo Bắc Kỳ, hoạt động truyền bá chữ quốc ngữ, cứu tế xã hội, viết báo… ông được cử vào đoàn đại biểu Hà Nội dự Quốc dân đại hội Tân Trào quyết định Tổng khởi nghĩa. Cách mạng thành công, ông làm Cục trưởng Cục Thông tin - Liên lạc, Giám đốc trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Giao thông dân binh, Cục trưởng Cục Quân huấn Bộ Tổng tham mưu…, được phong hàm đại tá, viết các tác phẩm: Trai nước Nam làm gì, Anh Tư Bền, Người và cảnh Hà Nội, Hà Nội phố phường xưa, Hà Nội thanh lịch… và nhận giải thưởng Thăng Long năm 1994. Phố Hoàng Đạo Thành được đặt ở ngay quê hương Kim Lũ, thuộc phường Kim Giang, quận Thanh Xuân. Phố Hoàng Đạo Thúy nối Lê Văn Lương và Trần Duy Hưng trong khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính.

Và những anh em

Anh em ruột cùng được đặt tên phố có ba cặp. Triệu Quốc Đạt là thủ lĩnh vùng núi Quan Yên, quận Cửu Chân (Thanh Hóa), căm giận chế độ cai trị hà khắc của nhà Ngô đã cùng em gái khởi nghĩa năm 247. Cuộc chiến đấu đang diễn ra thuận lợi thì ông không may ốm nặng rồi mất, trao quyền hành lại cho em gái là Triệu Thị Trinh. Bà thường cưỡi đầu voi chỉ huy quân sĩ đánh trận. Nhà Ngô phải tiếp viện, tướng Lục Dận đem quân bao vây, bà tuẫn tiết trên ngọn Tùng Sơn. Phố Bà Triệu dài hơn 1.900 m từ Hồ Gươm đến đường Đại Cồ Việt, qua các phường Hàng Bài, Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm) Nguyễn Du, Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng). Phố Triệu Quốc Đạt nối Tràng Thi đến Hai Bà Trưng, thuộc phường Trần Hưng Đạo.

Anh em Đinh Lễ - Đinh Liệt , gọi Lê Lợi bằng cậu, tụ nghĩa dưới cờ Lam Sơn. Họ thành danh tướng đã tham dự trận chiến ở Khả Lưu, Bồ Ải (Nghệ An) bắt sống tướng giặc Chu Kiệt. Đinh Lễ chỉ huy trận giải phóng Diễn Châu, phá tan đạo thuyền lương giặc do Trương Hùng cầm đầu. Trong một trận phản kích của Vương Thông ở mặt phía nam Đông Quan tháng 3/1427, ông sa vào tay giặc ở Mi Động (Mai Động) và bị giết. Đinh Liệt tham chiến ở Chi Lăng - Xương Giang, toàn thắng được xếp loại công thần Đình thượng hầu. Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, đề xướng phế bỏ Nghi Dân đưa Tư Thành lên làm vua, mở ra thời Hồng Đức thịnh trị cho đất nước.  Phố Đinh Lễ chạy song song cạnh Tràng Tiền, còn phố Đinh Liệt nối Hàng Bạc đến Cầu Gỗ, trong khu vực phố cổ.

Thời hiện đại có hai anh em ruột là Nguyễn Công Hoan (tên thật là Nguyễn Công Mỹ) và Nguyễn Công Miều, tức Lê Văn Lương, quê ở huyện Văn Giang, Hưng Yên, trong một gia đình nho học truyền thống. Ông anh là nhà văn hiện thực nổi tiếng, viết truyện ngắn trào lộng và tâm lý xã hội, sau là chủ tịch đầu tiên của Hội nhà văn Việt Nam.  Ông em là nhà chính trị cách mạng sáng giá, 15 tuổi vào Thanh niên cách mạng đồng chí hội, 18 tuổi vào Đảng Cộng sản, sau lần lượt làm Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội 3 khóa liền (1976 - 1985). Ông được tặng thưởng Huân chương Sao vàng.




Cập nhật lúc : Thứ Hai, 22/09/2008 - 11:07 AM
http://baodatviet.vn/Home/congdongviet/Cung-vinh-danh-tren-dat-nghin-nam/20089/14999.datviet





Phố Nguyễn Công Hoan


Rating:★★★★★
Category:Other

Phố Nguyễn Công Hoan

Vị trí: Phố Nguyễn Công Hoan: Nối từ phố Ngọc Khánh sang phố Nguyễn Chí Thanh, dài trên 500 mét. Phố này đi trên đất làng Ngọc Khánh và Giảng Võ (xem các mục này) là một phố mới mở và đặt tên năm 1995.

Xem Bản đồ cỡ lớn hơn
Xem Wikimapia






Tiểu sử nhân vật: Nguyễn Công Hoan (1903-1977) là nhà văn. Ông quê ở làng Xuân Cầu, Văn Giang, Hưng Yên. Ông học sư phạm, dạy các trường tiểu học ở Bắc Kỳ, vừa dạy học vừa viết tiểu thuyết.

Ông nổi tiếng là một nhà văn hiện thực phê phán hàng đầu thời kỳ 1936-1939 với tác phẩm Bước đường cùng và rất nhiều truyện ngắn. Sau Cách mạng tháng 8-1945 ông tham gia Hội văn hóa cứu quốc. Trong kháng chiến chống Pháp ông có gia nhập quân đội và tiếp tục viết sách. Từ Hòa bình lập lại (1954) ông in nhiều sách: Hỗn canh hỗn cư, Đống rác cũ. v.v…

 

Lan và Điệp


Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chuyện tình Lan và Điệp là câu chuyện tình hư cấu nổi tiếng ở Việt Nam trong nhiều thập kỷ. Câu chuyện tình này được nhiều người ví như câu chuyện tình Romeo và Juliet hay Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài phiên bản Việt Nam.
Nguyên tác văn học
Câu chuyện được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1933, qua tiểu thuyết Tắt lửa lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Câu chuyện nói về mối tình lãng mạn, đầy trắc trở của cô gái tên Lan và chàng trai tên Điệp. Do mắc mưu của ông quan Phủ ở tỉnh lẻ, Điệp – học sinh nghèo – phải phụ tình vị hôn thê là Lan để cưới Thúy Liễu, con gái ông Phủ.
Lan ôm mối tình tuyệt vọng bỏ nhà đến chùa để cắt tóc đi tu. Cao trào của câu chuyện khi Điệp tìm được ngôi chùa mà Lan đang tá túc, thì cũng đúng lúc nàng trút hơi thở cuối cùng.

Tác phẩm "Tắt lửa lòng" nhanh chóng thu hút được sự chú ý của công chúng và được các nghệ sĩ chuyển thể ra nhiều hình thức khác nhau.



Sân khấu
Năm 1936, soạn giả Trần Hữu Trang đã viết chuyển thể từ nguyên tác thành kịch bản cho vở cải lương "Lan và Điệp". Một số nghệ sĩ thành danh với vở kịch bản này như nghệ sĩ Năm Phỉ. Đặc biệt, năm 1954, khi nghệ sĩ Năm Phỉ đã 47 tuổi, nhưng bà vẫn vào vai cô Lan 18 tuổi rất thành công. Sau nghệ sĩ Năm Phỉ, nghệ sĩ Thanh Nga cũng được đánh giá rất cao cho vai diễn Lan.

Năm 1948, Trung tâm ASIA đã cho thu âm vở cải lương này vào 4 đĩa nhựa với tựa đề "Hoa rơi cửa Phật", với sự tham gia của các danh ca Tư Sạng (Lan), Năm Nghĩa (Điệp), Tám Thưa (Hòa thượng), Hồng Châu (Tiểu Huệ Thông). Đĩa nhạc nhanh chóng phổ biến, lan đến Campuchia và Lào, đến mức người ta quên mất tên nguyên tác, mà chỉ còn nhớ Chuyện tình Lan và Điệp.

Năm 1970, khi phong trào kịch nói lớn mạnh, ban kịch Kim Cương đã trình diễn vở kịch nói "Lan và Điệp", do chính nghệ sĩ Kim Cương thủ vai Lan. Vở kịch này cũng thu hút được sự chú ý của khán giả không kém cải lương và nhanh chóng được phát trên truyền hình lúc đó.

Cùng thời điểm này, kịch bản cải lương Chuyện tình Lan và Điệp của tác giả Loan Thảo với sự trợ giúp của soạn giả Thế Châu đã được thu thanh và trở thành bản ghi âm chuẩn mực nhất cho vở tuồng này tính đến hiện tại. Tham gia vở diễn là các giọng ca nổi tiếng như Chí Tâm (Điệp), Thanh Kim Huệ (Lan), Tú Trinh (Thúy Liễu), Hữu Phước (ông Tú – ba của Lan),...
Năm 2000, Tình Productions sản xuất cải lương Lan và Điệp dưới dạng băng VHS rồi chuyển sang DVD dưới kịch bản của Loan Thảo và Bạch Mai với sự tham gia của Phi Nhung (Lan), Mạnh Quỳnh (Điệp), NSƯT Út Bạch Lan (Bà Tư), Thanh Hằng (bà Phủ), NSƯT Thoại Mỹ (Thuý Liễu),...

70 năm sau, năm 2006, một lần nữa kịch bản của soạn giả Loan Thảo được tái dựng với sự tham gia của các nghệ sĩ Hoàng Nhất (Điệp), Hà My (Lan), Chấn Cường (Xuân), Bình Mập (sếp Sạc), Uyên Thảo (Thúy Liễu). Cùng thời điểm này, sân khấu Trần Hữu Trang cũng mang đến khán giả bản dựng lại của kịch bản này với NSƯT Tấn Giao (Điệp) và Ngân Quỳnh (Lan).

Năm 2008, ca sĩ Minh Thuận gây tiếng vang lớn với vở ca vũ cải lương "Lan và Điệp". Điểm đặc biệt là các vai diễn đều do các ca sĩ tân nhạc hát cải lương gồm Minh Thuận, Đàm Vĩnh Hưng (Điệp), Cẩm Ly, Phương Thanh, Hồng Ngọc, Thanh Thảo (Lan), Thu Minh (Thúy Liễu), Hữu Bình (ông Tú), Trung Dân & Cát Phượng (ông bà Phủ), Vũ Hà (bếp Sạc), Quốc Đại (chú tiểu).

Năm 2019, tác phẩm được tái dựng trên sân khấu Nhà hát Bến Thành từ bản ghi âm do soạn giả Loan Thảo thực hiện vào năm 1974. Vở quy tụ nhiều gương mặt gạo cội của làng cải lương như NSƯT Thanh Kim Huệ, Chí Tâm, Hồng Nga, NSƯT Thanh Điền, NSƯT Trọng Phúc,... Hai diễn viên chính: Thanh Kim Huệ (vai Lan) và Chí Tâm (vai Điệp) lần đầu tái hợp sau 45 năm[2] từ khi bản thu đầu được ra mắt.




Âm nhạc
Ngay từ đầu thập niên 1940, soạn giả Viễn Châu đã viết bài vọng cổ cho vở cải lương. Đến lúc Trung tâm Asia thu đĩa, thì phần vọng cổ của ông cũng được lấy tên là "Hoa rơi cửa Phật", được thu âm tại Hãng đĩa Hồng Hoa. Nghệ sĩ Mộng Tuyền cũng từng được đánh giá rất thành công với bài hát này. Một danh ca khác là Út Bạch Lan cũng nổi tiếng với bài vọng cổ này.
Bìa ca khúc Chuyện tình Lan và Điệp 2
Năm 1965, các nhạc sĩ Lê Dinh, Minh KỳAnh Bằng cùng phối hợp nhau sáng tác 3 bài tân nhạc Chuyện tình Lan và Điệp, ký tên là Mạc Phong Linh và Mai Thiết Lĩnh.

- Chuyện tình Lan và Điệp 1: Nhật Trường, Hoàng Oanh ca
- Chuyện tình Lan và Điệp 2: Phương Dung ca
- Chuyện tình Lan và Điệp 3: Trúc Mai ca

Các bài tân nhạc này cũng nhanh chóng được nhiều người thuộc, đặc biệt với bài số 1, Chuyện tình Lan – Điệp đã trở thành một trong những bài hát được biết đến nhiều nhất tại miền Nam.

Không lâu sau, soạn giả Viễn Châu đã thử nghiệm viết thể loại Tân cổ giao duyên. "Chuyện tình Lan và Điệp" tân cổ giao duyên trở nên một trong những bài hát đầu tiên và thành công nhất của ông trong thể loại này. Rất nhiều nghệ sĩ biểu diễn bài này, trong đó có cả giọng ca chuông ngân NSND Lệ Thủy.



Phim ảnh
Năm 1972, hãng phim Dạ Lý Hương khởi quay bộ phim đen trắng 35mmm "Tình Lan và Điệp", dài 1 giờ 30 phút. Bộ phim do Lê Dân làm đạo diễn, với các diễn viên: Thanh Nga (Lan), Thanh Tú (Điệp), Bạch Tuyết (Thúy Liễu), Ba Vân (Quan Án), Ngọc Giàu (Bà Án), Năm Châu (Ông Tú), Kim Cúc (Bà Tú). Bộ phim có doanh thu cao nhờ ảnh hưởng từ các thể loại trước đó.
Tuy nhiên, sau 1975, số phận của tác phẩm khá ảm đạm, do chính quyền xếp vào loại ủy mị và bị cấm trong mọi thể loại trong thời gian dài. Mãi đến cuối thập niên 1980, cùng với sự xuất hiện của sách in, cải lương và kịch nói, bộ phim màu "Lan và Điệp" lại được khởi quay và trình chiếu vào năm 1990, do Trần Vũ và Nguyễn Hữu Luyện làm đạo diễn, với các diễn viên Như Quỳnh (vai Lan), Trần Thạch (vai Điệp), Hoàng Yến (vai mẹ Điệp), Thu An (vai bà bõ).



Thành tựu
Thành ngữ "Chuyện tình Lan và Điệp" thường được dùng để chỉ một mối tình khắng khít nhưng éo le giữa một đôi nam nữ. Từ nguyên tác văn học, "Chuyện tình Lan và Điệp" đã được chuyển thể thành kịch, cải lương, chèo như dạng tích kinh điển được diễn đi diễn lại nhiều lần, thậm chí dựng thành phim. Bên cạnh đó, cùng sự phổ biến bởi âm nhạc, có thể nói, khắp nước Việt Nam không ai không biết đến.



Tham khảo






Cải Lương "Chuyện Tình Lan Và Điệp"

Hoa Rơi Cửa Phật - Tư Sạng, Năm Nghĩa - 1947


Bìa cuốn bài ca “Hoa Rơi Cửa Phật” phát hành năm 1947. (Hình: Ngành Mai sưu tập)


Lan và Điệp - Cải lương (Hoa Rơi Cửa Phật - Tư Sạng, Năm Nghĩa)


...
Năm 1948, Trung tâm ASIA đã cho thu âm vở cải lương này vào 4 đĩa nhựa với tựa đề “Hoa rơi cửa Phật”, với sự tham gia của các danh ca Tư Sạng (Lan), Năm Nghĩa (Điệp), Tám Thưa (Hòa thượng), Hồng Châu (Tiểu Huệ Thông).


Đĩa nhạc nhanh chóng phổ biến, lan đến Campuchia và Lào, đến mức người ta quên mất tên nguyên tác, mà chỉ còn nhớ Chuyện tình Lan và Điệp...



Soạn giả Trần Hữu Trang: Sân khấu và dĩa hát - Hồ Quang, Báo Bạc Liêu, 15/06/2012

Năm 1959, tuồng Chuyện tình Lan và Điệp diễn trên sân khấu Thanh Minh với Thanh Nga trong vai Lan, Thành Được trong vai Điệp. Thanh Nga với vóc người mảnh mai, nét mặt đẹp một cách ngây thơ thánh thiện, làm sống lại nhân vật Lan và mối tình bi thảm, khiến cho khán giả nhớ lại diễn viên kỳ tài Năm Phỉ và khán giả để lòng thương cảm cho mối tình đẹp nhưng trắc trở giữa Lan và Điệp. Vở hát hát luôn ba tuần liên tục tại rạp Nguyễn Văn Hảo, tạo ra một kỷ lục diễn suốt 3 tuần lễ tại một rạp hát ở giữa đô thành Saigòn.
Soạn giả Nguyễn Phương
Dây Chuông Oan Nghiệt - Ngọc Giàu & Út Hiền - 1966
(tức Chuyện tình Lan và Điệp)
Soạn giả: Ngọc Sơn - Yên Sơn (Tân Nhạc: Ngọc Sơn, Vọng Cổ: Yên Sơn)
Diễn viên: Ngọc Giàu - Lan, Út Hiền - Điệp, Út Trà Ôn - Sư Thầy, bé Chí Tâm - Chú Tiểu
Hoàng Oanh ngâm thơ, Tuyết Mai dẫn giải câu chuyện


Chuyện tình Lan và Điệp đã lấy ko ít nước mắt của người mộ điệu. Nhiều bài hát, vở tuồng, chập cải lương ra đời từ tác phẩm này. Dây chuông oan nghiệt này là đoạn cuối của vở tuồng
với sự trình diễn của những giọng ca thượng thặng, trong đó có bé Chí Tâm với giọng ca thời tuổi trẻ khó lòng nhận ra. Một điểm thích nữa là cách giới thiệu mào đầu rất thu hút.


Ngọc Giàu, Thành Được
Soạn giả: Viễn Châu, Thể Hà Vân.
Ngọc Giàu; Thành Được; Bạch Tuyết; Thanh Sang; Thanh An






Thanh Nga & Tấn Tài (?)


Bản thu âm Lan và Điệp 1974 - Thanh Kim Huệ & Chí Tâm.


Soạn giả: Quế Chi.
Kịch bản: Quế Chi
Đạo diễn: Loan Thảo, Hoàng Việt
Soạn nhạc: Văn Giỏi, Sáu Lệ, Tư Thiên
Diễn viên: Chí Tâm vai Điệp, Thanh Kim Huệ vai Lan, Hữu Phước (ông Tú - ba của Lan), Hùng Minh, Tú Trinh (Thúy Liễu), Mai Lan, Kim Thủy (mẹ của Điệp), Hoàng Mai, Bé Thành Tâm, Viễn Sơn vai Chú Tiểu
Thời lượng 1:27:26

Kính mời Quý Vị cùng Thưởng thức lại Vở Cải lương:

CHUYỆN TÌNH LAN VÀ ĐIỆP
(Cải lương Nguyên tuồng Trước 1975)


Lan Và Điệp được xem là một trong các vở tuồng bất hủ của Cải lương Việt Nam. Trên thực tế, nghệ sĩ nào cũng từng “kinh” qua vở diễn này.

Theo đó, khán giả có thể kể vanh vách những tên tuổi từng hoá thân thành công như: NSND Lệ Thuỷ, NSƯT Thoại Mỹ, NSƯT Thanh Ngân… Hoặc, vai Điệp từng được “đóng dấu đặt tên” bởi NSƯT Vũ Linh, NSƯT Vũ Luân, NSƯT Kim Tử Long, NSƯT Trọng Phúc, NSƯT Tấn Giao… Tuy nhiên, rất đông khán giả vẫn đặc biệt yêu thích phiên bản thu thanh năm 1974 với Thanh Kim Huệ và Chí Tâm.

Vở Lan và Điệp để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất với khán giả là bản thu Audio đĩa cải lương năm 1974 do soạn giả Loan Thảo thực hiện với sự tham gia của các giọng ca Chí Tâm (Điệp), Thanh Kim Huệ (Lan), Tú Trinh, Hữu Phước,… Qua tài năng của Loan Thảo, vở diễn dường như được “đo ni đóng giày” cho cả hai diễn viên trẻ. Đĩa cải lương Lan Và Điệp tạo nên cơn sốt một thời gian dài, đưa Chí Tâm và Thanh Kim Huệ trở thành ngôi sao. Đến nay, bản thu âm Lan và Điệp 1974 vẫn được xem là bản thu âm chuẩn mực nhất của tác phẩm, được nhiều người tìm nghe nhiều nhất.

Lan Và Điệp (hay Chuyện Tình Lan Và Điệp) là vở cải lương kinh điển của Việt Nam, được xem là một trong những vở tuồng hay nhất của soạn giả: Loan Thảo. Với sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng như: Chí Tâm (Điệp), Thanh Kim Huệ (Lan), Tú Trinh (Thúy Liễu), Hữu Phước (ông Tú – ba của Lan).

Đây là câu chuyện tình hư cấu nổi tiếng ở Việt Nam trong nhiều thập kỷ. Câu chuyện tình này được nhiều người ví như câu chuyện tình Romeo và Juliet hay Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài phiên bản Việt Nam. Câu chuyện nói về mối tình lãng mạn, đầy trắc trở của cô gái tên Lan và chàng trai tên Điệp. Do mắc mưu của ông quan Phủ ở tỉnh lẻ, Điệp – học sinh nghèo – phải phụ tình vị hôn thê là Lan để cưới Thúy Liễu, con gái ông Phủ. Lan ôm mối tình tuyệt vọng bỏ nhà đến chùa để cắt tóc đi tu. Cao trào của câu chuyện khi Điệp tìm được ngôi chùa mà Lan đang tá túc, thì cũng đúng lúc nàng trút hơi thở cuối cùng.

Chí Tâm (1952), tên thật là Dương Chí Tâm, quê quán Trà Ôn, Vĩnh Long. Ngoài ca hát, ông còn sáng tác vọng cổ, tân nhạc và sử dụng thành thục các nhạc cụ cổ truyền. Ông là chồng cũ của nghệ sĩ Hương Lan.

Thanh Kim Huệ (1955), tên thật là Bùi Thị Huệ, vợ của NSUT Thanh Điền, quê quán Sài Gòn. Bà được xem là một trong những cô đào nổi tiếng bậc nhất trên sân khấu cải lương. Bà đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.
Vọng Cổ Trưa


Năm 1936, soạn giả Trần Hữu Trang đã viết chuyển thể từ nguyên tác thành kịch bản cho vở cải lương "Lan và Điệp". Một số nghệ sĩ thành danh với vở kịch bản này như nghệ sĩ Năm Phỉ. Đặc biệt, năm 1954, khi nghệ sĩ Năm Phỉ đã 47 tuổi, nhưng bà vẫn vào vai cô Lan 18 tuổi rất thành công. Sau nghệ sĩ Năm Phỉ, nghệ sĩ Thanh Nga cũng được đánh giá rất cao cho vai diễn Lan.

Cùng thời điểm này, kịch bản cải lương Chuyện tình Lan và Điệp của tác giả Loan Thảo với sự trợ giúp của soạn giả Thế Châu đã được thu thanh và trở thành bản ghi âm chuẩn mực nhất cho vở tuồng này tính đến hiện tại. Tham gia vở diễn là các giọng ca nổi tiếng như Chí Tâm (Điệp), Thanh Kim Huệ (Lan), Tú Trinh (Thúy Liễu), Hữu Phước (ông Tú – ba của Lan),...

Năm 2000, Tình Productions sản xuất cải lương Lan và Điệp dưới dạng băng VHS rồi chuyển sang DVD dưới kịch bản của Loan Thảo và Bạch Mai với sự tham gia của Phi Nhung (Lan), Mạnh Quỳnh (Điệp), NSƯT Út Bạch Lan (Bà Tư), Thanh Hằng (bà Phủ), NSƯT Thoại Mỹ (Thuý Liễu),...

70 năm sau, năm 2006, một lần nữa kịch bản của soạn giả Loan Thảo được tái dựng với sự tham gia của các nghệ sĩ Hoàng Nhất (Điệp), Hà My (Lan), Chấn Cường (Xuân), Bình Mập (sếp Sạc), Uyên Thảo (Thúy Liễu).

Cùng thời điểm này, sân khấu Trần Hữu Trang cũng mang đến khán giả bản dựng lại của kịch bản này với NSƯT Tấn Giao (Điệp) và Ngân Quỳnh (Lan).

Năm 2008, ca sĩ Minh Thuận gây tiếng vang lớn với vở ca vũ cải lương "Lan và Điệp". Điểm đặc biệt là các vai diễn đều do các ca sĩ tân nhạc hát cải lương gồm Minh Thuận, Đàm Vĩnh Hưng (Điệp), Cẩm Ly, Phương Thanh, Hồng Ngọc, Thanh Thảo (Lan), Thu Minh (Thúy Liễu), Hữu Bình (ông Tú), Trung Dân & Cát Phượng (ông bà Phủ), Vũ Hà (bếp Sạc), Quốc Đại (chú tiểu).

Năm 2019, tác phẩm được tái dựng trên sân khấu Nhà hát Bến Thành từ bản ghi âm do soạn giả Loan Thảo thực hiện vào năm 1974. Vở quy tụ nhiều gương mặt gạo cội của làng cải lương như NSƯT Thanh Kim Huệ, Chí Tâm, Hồng Nga, NSƯT Thanh Điền, NSƯT Trọng Phúc,... Hai diễn viên chính: Thanh Kim Huệ (vai Lan) và Chí Tâm (vai Điệp) lần đầu tái hợp sau 45 năm[2] từ khi bản thu đầu được ra mắt

Truyện kể về cuộc tình lãng mạn, bi ai giữa chàng học trò nghèo tên Điệp và cô gái cùng quê tên Lan, tại làng Văn Ngoại, khu vực chợ Gỏi thuộc vùng Hải Dương xưa, thời kỳ Nguyễn Công Hoan đang dạy học ở đó.

Vũ Khắc Điệp là con ông Cử làm nghề dạy học. Ông Cử kết giao với ông Tú, bố của Nguyễn Thị Lan và hai gia đình hứa gả con và kết tình thông gia với nhau. Khi ông Cử mất, mọi công việc lo toan cho Điệp học hành đều do ông Tú đảm nhiệm. Tình cảm hai nhà gắn bó keo sơn.

Trần Thúy Liễu là con gái ông Phủ Trần, tính cách xấu xa, tinh nghịch, phải lòng và có bầu với Tư Kềnh, một lính khố xanh đóng gần nhà Thúy Liễu.

Điệp sau khi thi lần đầu bằng Thành Chung bị trượt, đến khi thi lần hai thì gặp ông Phủ Trần là bạn học khi xưa với ông Cử – bố của Điệp, ông Phủ có hứa giúp đỡ Điệp đỗ kỳ thi này và còn tìm việc làm cho tại Phủ.

Điệp ở nhà ông Phủ Trần và bị mắc lừa nằm ngủ với Thúy Liễu trong lúc say rượu, nên ông Phủ Trần tìm mọi cách ép Điệp cưới Thúy Liễu để tránh mọi dị nghị của xã hội và kiếm cho con mình một tấm chồng hợp pháp. Đồng thời ông Phủ Trần cũng đuổi mọi người làm việc ở Phủ để không ai còn biết Thúy Liễu có quan hệ trước đó với Tư Kềnh.

Sau khi nhờ một ông chánh án Phủ Trần để giúp đỡ thi đậu thì Điệp mắc ơn ông Phủ Trần đó và bị ông ta dụ uống say và bỏ vào chung phòng với cô con gái mập và không được nết na lắm của ông ta tên là Thúy Liễu. Bị vu cho ngủ chung với Thúy Liễu, thế nên ép Điệp phải cưới cô ta. Gia đình Lan và Điệp hết sức buồn rầu vì việc này.

Ngày Điệp cưới Thúy Liễu cũng là ngày Lan cắt tóc đi tu. Nhưng chỉ sau vài tháng thì cãi nhau và Điệp li dị với Thúy Liễu. Rồi Điệp đi tìm đến ngôi chùa nơi Lan tu và giật chuông nhưng Lan không những không tiếp mà còn cắt dây chuông. Vậy nên Điệp thất vọng đi luôn, và muốn gầy dựng cơ nghiệp trước rồi quay lại chuyện nhân duyên sau. Sau đó Thúy Liễu lấy chồng khác là Hoàng Xuân Long – một ông quan Phủ và có 3 đứa con, có một người tên là Hoàng Trần Vũ cùng họ với Vũ Khắc Điệp.

13 năm sau, cha mẹ của Lan, Điệp và Thúy Liễu đều mất. Người con tên Vũ bị đối xử lạnh nhạt, cả gia đình không yêu thương và cả mẹ và cha nuôi cũng ghẻ lạnh. Vũ biết Điệp là chồng trước của mẹ mình và khi cha nuôi hắt hủi đưa địa chỉ thì Vũ đến tìm Điệp. Điệp kể lại sự oan trái của cả hai và đưa địa chỉ của cha đẻ cho Vũ. Vũ đi tìm cha và biết được sự thật rằng ngày ấy Thúy Liễu đã quyến rũ người canh gác tên Cách này, và khi sinh ra Vũ bị Thúy Liễu bóp cổ nhưng Vũ vẫn không chết. Vũ quay về bệnh viện nơi Điệp làm việc và định gửi hai hộp kẹo có thuốc độc cho ba và mẹ mình nhưng bị Điệp biết nên tráo lại.

Cũng vào ngày đó, Điệp nhận được một bệnh nhân sắp chết là Lan. Điệp khi đó mới biết rằng, Lan vì quá buồn nên không đọc thư của Điệp và ôm hận một mình trong lòng mà gây bệnh.

KARAOKE TỔNG HỢP



1. Tái dựng vở cải lương 'Lan và Điệp' - Báo Thanh Niên, 18/07/2019
2. Thanh Kim Huệ nhớ lần đầu thu âm 'Lan và Điệp' - VnExpress, 3/2/2020
3. Thanh Kim Huệ - Chí Tâm tái hợp 'Lan và Điệp' sau 45 năm - Nhà hát Trưng Vương Đà Nẵng, 23/08/2019
4. Vở cải lương “Lan và Điệp” lần đầu tiên ra mắt khán giả Hà Nội - Báo điện tử Tuổi trẻ Thủ đô, 21/10/2019
5. Phiên bản “cũ mà mới” của vở cải lương Lan và Điệp - Trang tin Điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, 17/07/2019
6. Lan và Điệp - Huyền thoại tình yêu - Mytour
7. Sao Lan đành lòng "cắt đứt dây chuông"! - Báo Vĩnh Long, 28/12/2021
8. Thanh Kim Huệ: 'Nàng Juliet' của nghệ thuật sân khấu Việt - Trọng Thịnh, Báo điện tử Tiền Phong, 16/07/2021
9. Đạo diễn Gia Bảo: 'Cái kết mới của Lan và Điệp sẽ đem lại nhiều cảm xúc'

Phi Nhung & Mạnh Quỳnh




Vào năm 2000, Tình Productions đã sản xuất vở cải lương Lan và Điệp trên băng VHS và sau đó chuyển sang DVD, với kịch bản của Loan Thảo và Bạch Mai.
Đạo diễn Hoàng Tuấn Cường

Các nghệ sĩ tham gia bao gồm:
Phi Nhung vai Lan, Mạnh Quỳnh vai Điệp, NSƯT Út Bạch Lan (Bà Tư, bà Cử - mẹ của Điệp), Diệp Lang (ông Phủ), NSƯT Thoại Mỹ (Thúy Liễu), Thanh Hằng (bà Phủ), Huơng Huyền (ông Tú), Tuấn Châu (Bếp Xạc), Chinh Nhân (chú tiểu), Bình Tinh (bé Xuân).

Có một Phi Nhung khác

Trọng Huy, Tạp chí điện tử Tri thức, 29/9/2021

Chiều về chầm chậm trong hiu quạnh
Trên cành bao tơ liễu kéo nhau chạy xuống hồ
Mây xám bay bay làm tôi thấy
Quanh tôi và tất cả một trời chít khăn xô
Sáng nay vô số lá vàng rơi
Người trinh nữ ấy đã xa lìa cõi đời”

Ca khúc Hồn trinh nữ vang lên ở cuối vở cải lương Chuyện tình Lan và Điệp của soạn giả Quế Chi khi Lan (Phi Nhung) trút hơi thở cuối cùng trên tay Điệp (Mạnh Quỳnh). Nữ ca sĩ lấy nước mắt khán giả khi thể hiện bi kịch của cô gái quê ôm trong người tình yêu đẹp.

Sau 21 năm kể từ ngày ghi hình vở cải lương kinh điển, “Lan” đã ra đi vĩnh viễn sau thời gian chống chọi với Covid-19. Phi Nhung trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Chợ Rẫy vào trưa 28/9, hưởng dương 52 tuổi. Cô để lại nhiều tiếc thương cho đồng nghiệp, khán giả yêu mến giọng ca trữ tình, sâu lắng.

Phi Nhung bắt đầu sự nghiệp bằng những ca khúc quê hương trữ tình. Nhưng là người mến mộ nữ ca sĩ, không ai có thể quên một Phi Nhung ghi dấu ấn ở sân khấu cải lương. Với chất giọng ngọt ngào, âm vực cao mà dân trong nghề gọi là giọng kim, pha chút chất thổ trầm, Phi Nhung để lại dấu ấn với giới mộ điệu qua những vai diễn chân chất, gặp nhiều bi kịch. ...
Trước đó, Phi Nhung đóng nhiều video cải lương. Cô được khán giả yêu mến qua những vai diễn như Mỹ Thường trong Hải âu phi xứ (chuyển thể từ tiểu thuyết Quỳnh Dao), Lượm trong Sông dài (tác giả Hà Triều - Hoa Phượng), Lan trong Chuyện tình Lan và Điệp (soạn giả Quế Chi)...

Đặc điểm chung trong những vở cải lương Phi Nhung từng tham gia là cô luôn đảm nhận vai hiền lành, chân chất, gặp bi kịch, đau khổ trong tình cảm.

Chuyện tình Lan và Điệp vốn là vở cải lương bất hủ. Vai Lan được thể hiện thành công qua nhiều thế hệ nghệ sĩ như NSƯT Thanh Kim Huệ, NSND Lệ Thủy, NSND Thanh Ngân... Song, phiên bản Phi Nhung - Mạnh Quỳnh vẫn để lại ấn tượng trong lòng khán giả. Giọng hát của Phi Nhung như tiếng lòng nấc nghẹn khi đối mặt bi kịch tiễn người yêu ăn học, nhưng cuối cùng người yêu lấy vợ, sau đó cô phải đi tu, qua đời trong bạo bệnh.

Dù ở phiên bản nào đi nữa, phân đoạn lấy nước mắt người xem là cảnh Lan sắp lìa đời vì bạo bệnh.
“Lá bàng ngoài kia cũng ngập ngừng rơi trong gió, như nỗi buồn xưa chồng chất giữa tim sầu
Mỗi giọt mưa là dòng lệ nghẹn ngào
Bến sông buồn nay vắng bóng đò đưa, vì khách sang sông không bao giờ trở lại
Mái tranh xưa chắc u buồn quạnh quẽ, vì người con gái tên Lan không về nữa bao giờ”.

Câu vọng cổ với lối gieo vần đậm chất thơ của soạn giả Quế Chi được thể hiện tròn trịa qua nét diễn của Phi Nhung. Cô chọn ca theo lối chân phương, không luyến láy, phù hợp với tâm lý và tình trạng sắp lìa đời của nhân vật Lan. Gặp lại Điệp trong hoàn cảnh gần đất xa trời, Lan với gương mặt nhợt nhạt qua tiếng hát nức nở của Phi Nhung đến giờ vẫn in đậm trong lòng người yêu cải lương.




Ca sĩ Phi Nhung: Từ người con lai có tuổi thơ đẫm nước mắt đến danh ca nhạc trữ tình vạn người mê - AMNHAC.NET,

Ngọc Huyền & Kim Tử Long

Tài Linh & Vũ Linh

Thanh Ngân & Vũ Linh Vũ Linh, Thanh Ngân, Kiều Oanh, Thanh Nguyệt, Hữu Quốc, Hùng Minh, Thanh Ngọc, Huỳnh Tấn Phong, Lê Quốc Tùng, Cát Cát.


Lệ Thủy & Trọng Hữu

Cẩm Ly & Minh Thuận
Các nghệ sĩ: Cẩm Ly (Lan), Minh Thuận (Điệp), Đàm Vĩnh Hưng (Điệp), Phương Thanh (Lan), Hồng Ngọc (Lan), Thanh Thảo (Lan), Thu Minh (Thúy Liễu), Hữu Bình (ông Tú), Trung Dân & Cát Phượng (ông bà Phủ), Ngân Quỳnh (bà Cử), Vũ Hà (bếp Sạc), Quốc Đại (chú tiểu).

Chuyện tình Lan và Điệp - Vở ca kịch cải lương đầu tiên có ca sĩ nhạc nhẹ tham gia diễn xuất, hát cải lương nhiều nhất



Mạo hiểm và liều lĩnh là nhận xét của nhiều người khi nghe ca sĩ Minh Thuận - Giám đốc Công ty Cây và Đất quyết định đầu tư thực hiện vở ca kịch cải lương Lan và Điệp, vở cải lương đầu tiên không phải do các nghệ sĩ cải lương chuyện nghiệp trình diễn, mà các vai diễn do các ca sĩ nhạc nhẹ diễn xuất.

Vốn yêu thích nghệ thuật cải lương, cộng với ý tưởng muốn khám phá mình, thể hiện khả năng ca diễn ở một lĩnh vực hoàn toàn khác với sở trường, Minh Thuận đã mời và thuyết phục được 12 ca sĩ tham gia vở diễn, đó là: Cẩm Ly, Phương Thanh, Hồng Ngọc, Thanh Thảo cùng đảm nhận vai Lan; Minh Thuận, Đàm Vĩnh Hưng đóng vai Điệp; Thu Minh vai Thúy Liễu (vợ Điệp); Vũ Hà vai bếp Sạc – người hầu ông bà phủ (cha mẹ Thúy Liễu); Ngân Quỳnh vai bà Cử (mẹ Điệp); Hữu Bình vai ông Tú (cha Lan); Quốc Đại vai chú tiểu; Bích Thảo vai bé Xuân (em Lan); cùng hai khách mời là nghệ sĩ kịch nói Trung Dân và Cát Phượng vai ông bà Phủ. Đây là vở cải lương được đạo diễn Hoa Hạ kết hợp giữa ca, vũ, nhạc, kịch và cải lương, nghĩa là ngoài kịch bản cải lương, còn có thêm phần ca khúc, bài bản dân ca để các ca sĩ thể hiện như người dẫn chuyện, thể hiện ca khúc chủ đề của vở, nhưng vẫn giữ nguyên kịch bản của cố soạn giả Loan Thảo. Nhạc sĩ Đức Trí đảm nhận phần hòa âm lại những bản nhạc quen thuộc của Lan và Điệp, bên cạnh đó là một số ca khúc mới sáng tác cho các nhân vật chính của vở.
Để có được những vai diễn nhuần nhuyễn, phối hợp ăn ý, các ca sĩ tham gia đã có những buổi học ca, diễn cải lương và tập theo nhóm từ 6 tháng trước, dù nhiều ca sĩ chạy sô đến khuya nhưng vẫn đến sàn tập từ 11 giờ tối đến 3 giờ sáng hôm sau không bỏ buổi nào. Có thể nói vở diễn đã được đầu tư khá nghiêm túc ở cách dàn dựng và tôn trọng nguyên tác, cũng như cách diễn xuất của các ca sĩ không kém phần chuyên nghiệp và lấy được nước mắt khán giả, cho thấy sự nỗ lực rất đáng trân trọng của họ. Đặc biệt vai diễn của Cẩm Ly (Lan), Minh Thuận (Điệp), Thu Minh (Thúy Liễu), xuyên suốt từ đầu đến cuối vở gây nhiều ngạc nhiên, bất ngờ cho khán giả bởi họ vào vai rất ngọt.

Vở cải lương Lan và Điệp được soạn giả Trần Hữu Trang viết, chuyển thể thành kịch bản cải lương lần đầu vào năm 1936, từ nguyên tác tác phẩm Tắt lửa lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan, một số nghệ sĩ thành danh từ kịch bản này như nghệ sĩ Năm Phỉ, sau đó là Thanh Nga, Thanh Kim Huệ, và Kim Cương (vai Lan) trên sân khấu kịch nói năm 1970.




Chiều 29-9-2008, vở ca kịch cải lương đã biểu diễn phúc khảo tại rạp Hưng Đạo. Trong hai ngày 17 và 18-10-2008, vở được công diễn tại Nhà hát Bến Thành.

Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận đây là kỷ lục Việt Nam.

Chuyện tình Lan và Điệp tái xuất - Thanh Hiệp, Báo Người Lao Động Điện Tử, 21/09/2008
Vở 'Lan và Điệp' đong đầy tiếng cười và nước mắt - VnExpress, 18/10/2008
"Lan và Điệp": Kỷ lục Guiness trong nghệ thuật cải lương - Báo Hà Giang, 20/10/2008
Vở diễn "Chuyện tình Lan và Điệp"vẫn còn đó những "Hạt sạn" - Báo Giác Ngộ, 23/10/2008
Nghệ sĩ TP HCM hết lòng với 'Chuyện tình Lan và Điệp' - Thoại Hà, VnExpress, 1/2/2009

Tú Sương & Vũ Luân
Vũ Luân , Tú Sương, Ngọc Giàu, Bảo Quốc


Hà My & Vũ Luân "Xác Bướm Cành Lan" - "Hoa rụng giữa thiền môn"



Diễn viên: Vũ Luân: Điệp, Hà My: Lan, Hoài Trúc Phương: Ông Tú, Út Bạch Lan: Bà Cử, Mai Thế Hiệp: Ông Phủ Trần, Thanh Uyên: Thúy Liễu, Trương Hoàng Long: Sư Cụ, Hiếu Nghĩa: Bé Xuân
Tác giả Viễn Châu
NSX Vafaco
Trình bày Hà My
Trình bày Vũ Luân
Đạo diễn Nguyễn Quân
Định dạng Audio CD
Số đĩa 2


Hà My & Tấn Giao
Diễn Viên: Hà My, Tấn Giao, Hồng Nga, Diệp Lang


Quế Trân & Võ Minh Lâm
Nghệ sỹ: Quế Trân - Võ Minh Lâm - Phương Hồng Thủy - Lê Tứ - Trinh Trinh - Hoàng Minh Vương - Dạ Lan

Sân khấu thành phố - mùa sáng đèn - Thúy Bình, Báo Sài Gòn Giải Phóng, 14/08/2017

Hương Lan & Chí Tâm


Soạn Giả: Loan Thảo & Hoàng Việt với Hương Lan - Chí Tâm - Hữu Phước - Việt Hùng - Xuân Phát - Hà Mỹ Hạnh - Hà Mỹ Liên - Việt Thảo - Thanh Huyền - Bích Ngọc
Thực Hiện: Hương Lan
Sản Xuất & Phát Hành: Trung tâm Thúy Nga Paris


Thu Vân & Châu Liêm


Thy Nhung & Khưu Huy Vũ


Thu Vân & Việt Hùng
VIỆT HÙNG, THU VÂN, THÚY LIỄU, CHÍ THANH, THU HỒNG, TRẦN THIỆN, MỘNG KHANH, TUẤN KHANH, NGỌC THANH, bé NGỌC ĐIỆP


Phượng Loan & Đào Vũ Thanh
Nsưt Đào Vũ Thanh | Nsưt Phượng Loan | Bích Phượng | Đoàn Minh...
Soạn giả: Loan Thảo Nghệ sỹ: Đào Vũ Thanh - Giang Bích Phượng - Trương Hoàng Long - Tiến Dũng - Hiền Linh - Đoàn Minh - Duy Mỹ - Phượng Loan - Dạ Lan - Kim Thùy


Hồ Ngọc Trinh & Lê Tứ
Hồ Ngọc Trinh - Lê Tứ - Lam Tuyền - Cao Thúy Vy - Thanh Hồng - Kiều Mai Lý


Thu Vân & Văn Hải

Hoàng Vân Anh & Đoàn Thanh Tài

Đoàn Thanh Tài thoát kiếp 'phản diện' với vai chính trong 'Lan và Điệp' "Cải số" Lan và Điệp

Oán Tình Ngoại Truyện - Quỳnh Trang & Quách Tuấn Du

Cổ Thạch Xuyên & Mai Phương Thảo




Hà My & Hoàng Nhất


Tiểu phẩm hài "Người Ngựa, Ngựa Người"

Tiểu phẩm hài "Người Ngựa, Ngựa Người"

Dựa theo truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Công Hoan






Hài Tết Xuân Hinh | Người Ngựa Ngựa Người 2 | Hài Xuân Hinh, Thanh Thanh Hiền - Cười Vỡ Bụng


Xuân Hinh tiếp tục làm
"Người ngựa - Ngựa người"



Chàng phu xe lấy cô gái bán hoa làm lẽ, sinh thêm một đứa con. Cùng đường, đêm đêm anh lại kéo vợ đi “tìm khách” - thân phận con người dưới chế độ thực dân phong kiến tiếp tục được vua hài đất Bắc đưa lên sân khấu dưới góc nhìn bi hài kịch.

Người ngựa - Ngựa người 2 được phát triển từ mạch truyện Người ngựa - Ngựa người 1 vẫn với êkíp cũ: đạo diễn NSND Lê Hùng dàn dựng, Xuân Hinh - Thanh Thanh Hiền diễn xuất. Tác phẩm giữ lại những điểm mấu chốt từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Công Hoan: Đêm giao thừa - anh phu xe - cô gái làng chơi. Những sáng tạo ngẫu hứng của Lê Hùng vô tình lại trùng với ý tưởng của Nguyễn Công Hoan ghi trong nhật ký. Bà Lê Minh, con gái cố nhà văn cho biết, cha bà từng muốn để anh phu xe lấy cô gái làng chơi làm vợ, nhưng do quá xúc động, cụ không thể viết tiếp được. Chính vì thế, gia đình nhà văn rất ủng hộ những sáng tạo ngoài nguyên tác của Lê Hùng. Ông Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam tâm sự: “Tôi đã làm cho Xuân Hinh rất nhiều vở, nhưng anh phu xe vẫn là hình tượng gắn với Xuân Hinh hơn cả. Thừa thắng xông lên, chúng tôi sẽ tiếp tục làm đến Người ngựa - Ngựa người 10”.

Việc tiếp tục vào vai anh chàng phu xe không phải là khó khăn với ông vua hài đất Bắc. Điều làm Xuân Hinh phải nhọc công lại là chuyện, anh đang ngày càng tăng cân trong khi những vai diễn của anh đại diện cho tầng lớp nông dân nghèo khổ.

Trong Người ngựa - Ngựa người 1, khi Xuân Hinh mặc áo rách, nón mê lên sân khấu Gala cuối năm, khán giả phía dưới hô to: “Phu xe sao béo thế”, khiến Xuân Hinh phải chống chế: “Em có béo đâu, em phù đấy”.

Nếu Người ngựa - Ngựa người 1 chỉ được diễn trên sân khấu thì Người ngựa - Ngựa người 2 sẽ ra mắt công chúng dưới hình thức DVD vào cuối tháng 5. “Vở Người ngựa - Ngựa người 1, chúng tôi bị in lậu thành ra hình ảnh, chất lượng rất kém. Mới đây có người đến tận nhà hát mời tôi đi ăn, tôi hỏi lý do, anh ta bảo: 'Em ở chợ Trời, năm ngoái em in lậu đĩa Người ngựa - Ngựa người được gần 1 tỷ nên mời anh đi ăn để cảm ơn'. Lần này chúng tôi làm đĩa không phải để cạnh tranh với đĩa lậu mà để khán giả được xem một vở diễn tử tế” - đạo diễn Lê Hùng trần tình.

Ra mắt song song với Người ngựa - Ngựa người 2 (trong cùng một đĩa phát hành) là tiểu phẩm Xuân Hinh thua World Cup. Chàng danh hài ở tuổi ngũ tuần sẽ khuấy động mùa World Cup với những tràng cười sôi nổi bên ngoài sân cỏ cùng sự góp mặt của Hồng Vân, Quốc Khánh.










Xuân Hinh - Người Ngựa Ngựa Người 3 -
Tiểu Phẩm Hài Cười Ra Nước Mắt



Ra mắt đĩa hài chào Xuân của nghệ sỹ Xuân Hinh

Nhân dịp Tết Nguyên đán 2011, Công ty Tứ Vân Media vừa ra mắt chương trình hài kịch "Hài Tết Xuân Hinh 2011," sẽ phát hành trên toàn quốc vào ngày 20/1/2011.

"Hài Tết Xuân Hinh 2011" bao gồm hai tiểu phẩm "Người ngựa - Ngựa người III" và "Bù nhìn rơm" với sự tham gia của êkíp sản xuất hàng đầu và dàn diễn viên hài nổi tiếng như các nghệ sỹ ưu tú Xuân Hinh, Thanh Thanh Hiền, Hồng Vân, Trung Anh.

Tiếp nối thành công của hai phần trước, "Người ngựa - Ngựa người III," với bộ ba diễn viên quen thuộc nghệ sỹ ưu tú Xuân Hinh, Thanh Thanh Hiền và nghệ sỹ ưu tú Hồng Vân, sẽ tiếp tục khai thác số phận những nhân vật trong tác phẩm "Người ngựa, Ngựa người" của nhà văn Nguyễn Công Hoan.

Trong phần III này, sự xuất hiện của bà vợ cả ở quê (Hồng Vân thủ vai) đã đem đến những tình huống dở khóc, dở cười. Ông chồng Xuân Hinh sẽ phải xử trí những cảnh ghen tuông giữa vợ cả và vợ lẽ, phong cho hai bà vợ của mình một là đại ngu và một là đại diện.

Đạo diễn, nghệ sỹ nhân dân Lê Hùng cho biết, tiếp tục thực hiện phần ba của "Người ngựa - Ngựa người" là tâm huyết của ông, các nghệ sỹ cũng như mong muốn của khán giả. Và dự kiến, có thể có tới "Người ngựa - Ngựa người X."

Tiểu phẩm thứ hai cũng với những tình huống éo le không kém trong sản phẩm hài Tết này mang tên "Bù nhìn rơm," được thực hiện quay tại cánh đồng làng Phù Đổng (Hà Nội).

Xuân Hinh vào vai một ông chồng suốt ngày say xỉn, bê tha, coi rượu là sĩ diện của đàn ông. Rồi một ngày rượu quá chén, người chồng ra ruộng đòi hỏichuyện ấy với vợ. Rồi bất giác men say, lão chồng say nghĩ vợ hàng ngày ra đồng để tằng tịu với những con bù nhìn rơm, bèn về nhà gọi họ hàng ra để bắt quả tang. Câu chuyện kết thúc khi bù nhìn rơm bị anh em nhà lão chồng say châm lửa đốt, bỗng bật dậy kêu “Làm người, làm người”…

Êkíp thực hiện chương trình lần này khá chọn lọc với kịch bản của Lê Thanh Lê, đạo diễn là nghệ sỹ nhân dân Lê Hùng, đạo diễn điện ảnh Lương Đình Dũng...

Nghệ sỹ nhân dân Lê Hùng cho biết, ông rất thận trọng với sản phẩm này của mình, vì sợ tình trạng bão hòa hài Tết, nhà nhà, người người chạy sô làm hài, diễn hài khiến cho cái hay của hài kịch "mất thiêng"./.

(Báo Tin tức/Vietnam+ 17/01/2011)



Đêm chèo Nguyễn Công Hoan


Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan lên sân khấu chèo


(19/08/2011)
Start:     Aug 19, '11
Location:     Nhà hát Chèo VN


VH- Nhà hát Chèo VN vừa ra mắt chùm tiểu phẩm hài dựa trên một số truyện ngắn nổi tiếng của cố tác giả nhà văn Nguyễn Công Hoan với 3 tiểu phẩm: Chuyện nhà ông tham, Cụ Chánh mất giầy, Người ngựa, ngựa người.

Xây dựng các chùm tiểu phẩm hài ngắn bổ sung vào dàn tiết mục để tạo sự đa dạng hóa về đề tài và phong cách nghệ thuật, tìm tòi thể nghiệm những tác phẩm sân khấu về đề tài hiện đại, đặc biệt với thể loại kịch ngắn để tạo sự linh hoạt, thích ứng biểu diễn không chỉ trong nhà hát mà còn diễn lưu động.

Chùm hài kịch được các đạo diễn trẻ của nhà hát dàn dựng gọn gàng, mang tới những tiếng cười sâu sắc, thâm thúy cho sân khấu, đặc biệt là thể loại hề chèo.

ĐÀO ANH

http://www.baovanhoa.vn/vanhoavannghe/38426.vho








“Gặp” Nguyễn Công Hoan trên chiếu chèo

Thứ Năm, 11.8.2011 | 10:26 (GMT + 7)

Đi tìm cái duyên trong tiếng cười Nguyễn Công Hoan với sân khấu chèo truyền thống. Khai thác giá trị thời sự của tiếng cười Nguyễn Công Hoan để đưa vào sân khấu chèo hôm nay. Nhà hát Chèo VN đang gắng tìm thêm đường đi trong thời buổi nhiều khó khăn. 

Cảnh trong tiểu phẩm “Cụ chánh Bá mất giày”.Cảnh trong tiểu phẩm “Cụ chánh Bá mất giày”.

“Món mới” độc đáo...

Đây là “món mới” độc đáo mà các nghệ sĩ Nhà hát Chèo VN sắp đem trình làng, mở màn tại rạp Kim Mã (Hà Nội) sau ngày duyệt 16.8. NSƯT Hà Quốc Minh – quyền GĐ nhà hát - giới thiệu: Thời gian qua, chúng tôi tổ chức biểu diễn các trích đoạn, các tiết mục ca múa dân gian tại đây như một cách làm mới, vừa kéo thêm khán giả mua vé, vừa mở thêm sân cho anh chị em. Nay, chúng tôi tiếp tục lựa thêm những tiết mục khác, gọn gàng, nhẹ nhàng, phù hợp với đời sống bận rộn của công chúng.
Một chùm truyện ngắn của nhà văn đã được chuyển thể để đưa tiếng cười vào sân chèo.

 “Cụ chánh Bá mất giày” cười vào thói tham đến mức ti tiện của quan trên - đi ăn cỗ mang giày rách rồi quẳng đi và thói bợ đỡ luồn cúi, “ngậm bồ hòn làm ngọt” của vợ chồng quan dưới – đành mua đôi giày mới bù cho cụ. “Mất chiếc ví” chuyển thành “Chuyện nhà ông Tham” cười đăng đắng, bởi nhân tình thế thái, cháu thăng tiến, giàu có, khinh cậu ở quê ra, viện cớ mất ví để tống khứ cậu về. “Người ngựa ngựa người” chuyển thành “Thuyền nát đụng nhau” cười chua xót trước những thân phận dưới đáy khổ sở và nhục nhã lại gặp nhau trong cảnh trớ trêu. Lần này không chỉ có anh xe và cô gái ăn sương, các nghệ sĩ cài cả anh xẩm mù vào để câu chuyện thêm mở.

Nghệ sĩ Vũ Ngọc Minh – Phó phòng Nghệ thuật của nhà hát, đạo diễn chương trình - chia sẻ: Xưa cụ Nguyễn Đình Nghị phát triển chèo gần gũi hơn với đời sống. Văn học hiện thực phê phán vốn cũng gần sẵn với chèo và tiếng cười trong các tác phẩm Nguyễn Công Hoan lại càng gần hơn nữa.

...nhưng không xa rời bản sắc


Vì thế mà riêng một chương trình “Đêm chèo Nguyễn Công Hoan” đang hòm hòm và chạy nốt các lượt cuối đã kéo vào guồng nhiều gương mặt trẻ của nhà hát. Tiếng cười trong quá khứ xem chừng đặt vào hôm nay vẫn chưa cũ, nghệ sĩ Tuấn Cường tham gia chuyển thể và dàn dựng chương trình nhận định: “Chúng tôi đưa hơi thở thời đại vào đó để nhân vật mang dáng dấp thời nay, có người làm quan, tham quyền tham chức mà phải lụy. Và trong những người sống ở thành phố, chắc cũng không ít người ngầm khó chịu khi có người ở quê ra ăn nhờ ngủ đậu, dù cho có là họ hàng đi chăng nữa!”.

Sẽ đưa chùm tiểu phẩm đi dự Liên hoan Sân khấu hài toàn quốc lần thứ nhất diễn ra tại TP.Hạ Long từ 25 - 31.8, các nghệ sĩ mong thể hiện phong cách riêng của nhà hát và làm nổi rõ đặc trưng của sân khấu chèo. “Có thể phát huy tính kịch, nhưng chất chèo vẫn phải “quán xuyến”, đó là tư duy kể chuyện, là nhạc, là hát, là văn phong theo lối biền ngẫu. Việc sáng tạo không được quá giới hạn” - nghệ sĩ Tuấn Cường nhận định.

“Chúng tôi đã bắt đầu nghĩ đến, có thể là “Đêm chèo Nguyễn Công Hoan 2”, hay một “Đêm chèo Nam Cao” - nghệ sĩ Vũ Ngọc Minh cho biết - Xưa cụ Nghị có “Một trận cười”, “Trận cười thứ hai”, rồi thứ ba... Anh Lê Hùng làm “Đời cười” cho Nhà hát Tuổi Trẻ đã đến số 10, đã thành thương hiệu. Chúng tôi sẽ thực hiện dần, với quan điểm mang được hơi thở, tiết tấu hiện đại nhưng phải giữ bản sắc chèo”.

Lưu Nguyễn



Báo điện tử Lao Động 11/08/2011



Khóc, cười cùng "Những chuyện lạ lùng"


QĐND - Thứ Tư, 27/03/2013, 18:41 (GMT+7)
QĐND- Tiếp theo những vở chèo được dàn dựng và biểu diễn phục vụ quân dân khắp mọi miền quê trong dịp trước và sau Tết Quý Tỵ vừa qua, như: Tiếng đàn Mê Thảo, Người tình nguyện, Lưu Bình-Dương Lễ (khôi phục và bảo tồn vốn chèo cổ)... những ngày đầu Xuân 2013 vừa qua, Nhà hát Chèo Quân đội lại vừa "trình làng" một chùm tiểu phẩm đặc sắc mang tên "Những chuyện lạ lùng". Đây là một trong những kết quả của những nỗ lực đổi mới nội dung và nghệ thuật của đơn vị theo hướng "tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu nghệ thuật của bộ đội và nhân dân.

"Những chuyện lạ lùng" là đêm nghệ thuật khóc-cười với những số phận và cảnh đời cùng thời của nhà văn Nguyễn Công Hoan. 4 tiểu phẩm: Xuất giá tòng phu, Oẳn tà roằn, Báo hiếu và Một tin buồn đều do nhà biên kịch nổi tiếng Sĩ Hanh biên soạn, dựa trên nội dung những truyện ngắn đặc sắc cùng tên của nhà văn Nguyễn Công Hoan, do NSND Lê Hùng đạo diễn... là những câu chuyện "cười ra nước mắt" về những thói hư tật xấu của xã hội thực dân nửa phong kiến ở nước ta trước đây.

Bà xẩm, người dẫn chuyện trong "Những chuyện lạ lùng".

Một cảnh trong tiểu phẩm "Một tin buồn" ...


... "Báo hiếu"...

"Oẳn tà roằn"...

... "Xuất giá tòng phu"...
Ảnh: Hồng Xiêm.

Nguyễn Công Hoan là nhà văn Việt Nam hiện đại xuất hiện và nổi tiếng từ những năm 20 của thế kỷ trước. Với hàng trăm truyện ngắn, truyện dài và tiểu thuyết đặc sắc đã xuất bản, ông là một trong những gương mặt xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam trước Cách mạng tháng 8-1945. Đặc biệt, Nguyễn Công Hoan có biệt tài về truyện ngắn trào phúng. Đó chính là bộ phận sáng tác có ý nghĩa nhất của ông đối với văn học dân tộc. Những tác phẩm trào phúng của ông đã dựng nên bức tranh sinh động về một xã hội đầy rẫy bất công, thối nát đương thời. Ông đả kích không thương tiếc bọn quan lại tàn ác, tham lam, bỉ ổi; bọn địa chủ cường hào, keo kiệt, ngu dốt; bọn "ông chủ" vô lương tâm chỉ biết chạy theo đồng tiền cùng một bộ phận những người bị tiêm nhiễm lối sống tư bản, thực dân lố lăng, đồi bại... Đồng thời, nhà văn thể hiện khá chân thực, cảm động tình cảnh cơ cực của những người nghèo khổ; từ người phu xe, anh kép hát, em bé ăn mày; những con sen, thằng "nhỏ" ở thành phố... đến những người nông dân ở nông thôn, người công nhân ở hầm mỏ. Ông đã bênh vực họ khi họ bị xã hội ức hiếp, khinh miệt, vu oan giá họa... Vì vậy, tiếng cười trào phúng của ông có nội dung nhân đạo rất rõ rệt. Ông là người kế thừa và phát huy truyền thống trào phúng đầy sức sống của văn học dân tộc. Ở thể loại truyện ngắn trào phúng, Nguyễn Công Hoan nổi bật lên như một cây bút tài năng bậc thầy. Ông rất giỏi phát hiện và tạo dựng nên những cảnh huống "nực cười", với lối kể chuyện tự nhiên và hóm hỉnh tài tình.

Những nét đặc sắc trên đây trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, lại là một thách thức lớn đối với sân khấu, nhất là sân khấu chèo truyền thống. Bởi vừa phải làm sao chuyển tải được nội dung tác phẩm và chất trào phúng của Nguyễn Công Hoan; vừa phải làm sao để không trở thành tiểu phẩm sân khấu minh họa cho văn bản; lại vẫn giữ được chất chèo truyền thống... Hơn nữa, 4 truyện ngắn được chọn chuyển thể trong "Những chuyện lạ lùng" đều là những tác phẩm đã quá quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả, trong đó có những truyện đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông. Vì vậy, phải diễn thế nào để khán giả không cảm thấy nhàm chán "biết rồi, khổ lắm...".

Rất mừng là xem "Những chuyện lạ lùng" của Nhà hát Chèo Quân đội, khán giả được theo dõi những câu chuyện "vừa quen vừa lạ", hồi hộp với những tình tiết bất ngờ, thú vị... để rồi vỡ ra những tiếng cười khi sảng khoái hả hê, khi ngậm ngùi chua chát. Được như vậy, trước hết phải kể đến tay nghề lão luyện của nhà biên kịch Sĩ Hanh khi chuyển thể đã biết cách tôn trọng nguyên tác nhưng không phụ thuộc vào trình tự thời gian và không gian cốt truyện. Lại có những tình tiết thêm bớt một cách hợp lý khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn, bất ngờ. Chẳng hạn như hình ảnh ông bố trong tiểu phẩm "Báo hiếu" khiến người xem vừa nhớ tới 2 truyện ngắn "Báo hiếu trả nghĩa cha" và "Báo hiếu trả nghĩa mẹ" của Nguyễn Công Hoan, vừa như đã gặp đâu đó trong cuộc sống hôm qua và cả hôm nay nữa. Hoặc như trong tiểu phẩm "Một tin buồn" thì cụ Hường là nhân vật chính, nhưng trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Công Hoan thì tay chủ hãng nhà đòn Bảo Sơn là nhân vật chính v.v..

Đặc biệt, "Những chuyện lạ lùng" thêm một lần bàn tay tài hoa của đạo diễn-NSND Lê Hùng thể hiện một cách thuyết phục. Chỉ riêng một cảnh nhà hộ sinh trong "Oản tà roằn" đã chứng tỏ tài năng bậc thầy của nhà đạo diễn sân khấu này. Truyện "Oẳn tà roằn" của Nguyễn Công Hoan thì ai mà chẳng biết, thậm chí cái cụm từ đó còn trở thành tiếng lóng thường ngày, ấy thế mà với cách kể chuyện trên sân khấu của mình, nhất là cảnh "dở khóc dở cười" của các "ông bố", người đàn bà lang chạ và các bà đỡ ở nhà hộ sinh, khiến mọi người hết sức thích thú và hào hứng... Việc "bố trí" một nhân vật bà xẩm làm người dẫn chuyện trước mỗi tiểu phẩm để kết nối tất cả thành một chương trình liền mạch cũng là một sự "tinh quái" của Lê Hùng.

Thành công của "Những chuyện lạ lùng" còn phải kể đến sự đóng góp của những diễn viên tên tuổi, như các NSƯT: Tự Long, Duy Từ, Phương Thúy, Minh Tiến... cùng dàn diễn viên là những tài năng trẻ sân khấu từng gặt hái nhiều giải thưởng tại các kỳ liên hoan nghệ thuật, như: Ngọc Sơn, Thùy Linh, Lâm Thanh, Thanh Tuyết, Hồng Hạnh, Đình Lục v.v.. Sau một số buổi biểu diễn xin ý kiến của cấp trên và đại biểu các ngành chức năng, chương trình đã được chỉnh sửa và nâng cao rõ rệt. Được biết, sau khi được Thủ trưởng TCCT duyệt và cho phép, đây sẽ là chương trình lưu diễn vào mùa hè năm nay của Nhà hát Chèo Quân đội, phục vụ khán giả quân dân khắp mọi miền quê; đặc biệt những vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng cao... mà các chương trình nghệ thuật "hoành tráng" không đến được.

XUÂN ĐỈNH

http://ct.qdnd.vn/cuoituan/vi-vn/91/68/75/75/75/234978/default.aspx

Ra mắt chương trình “Đêm Nguyễn Công Hoan”