Ads 468x60px

.

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2022

Nhớ Về Một Thuở




Nhớ Về Một Thuở

Nguyễn Công Hoan


Số lượng các nhân vật được đề cập đến trong tác phẩm là khá lớn từ Toàn quyền Pháp đến vua quan ta, những tay tư sản Pháp hay tư sản người Việt, các chủ nhà in, các nhà văn, nhà thơ đương thời, các nghệ sĩ… cho đến thằng ăn cắp, người đi đòi nợ thuê.
Nhà văn dành một số trang để nói về doanh nhân Bạch Thái Bưởi, luật sư Phan Văn Trường, dịch tả ở Hà Nội hè năm 1914, chuyện năm 1918 đường Cổ Ngư (Thanh niên) vẫn thắp đèn dầu hỏa, nạn vỡ đê Gia Lâm các năm từ 1924 đến 1926, tên một số đường phố thời người Pháp cai trị, hội Khai Trí Tiến Đức, hiệu mũ Hai Chinh, trang phục thời kỳ này…
Qua tác phẩm, bạn đọc biết rạp chiếu bóng đầu tiên của Hà Nội là rạp ở phố Hàng Quạt. Rồi đến rạp Pathé Frères ở miếng đất sát đền Bà Kiệu, sau đó là rạp Palace ở Tràng Tiền giá vé đắt hơn vì sang hơn.
Vở kịch nói đầu tiên của Việt Nam "Chén thuốc độc" do Vũ Đình Long, chủ nhà in, nhà xuất bản Tân Dân và nhiều tờ báo có tiếng ở Hà Nội lúc bấy giờ viết và đăng trên tạp chí "Hữu thanh" năm 1921. Hồi Nguyễn Công Hoan còn đi học, phố Hàng Giấy còn là phố cô đầu, các cô đầu sau mới chuyển xuống phố Khâm Thiên. Phố Phùng Hưng, nhà số 25 chuyên cho thuê nhà làm đám cưới những đôi vợ chồng mà chồng người quê vợ người Hà Nội, chuyện nghĩa trang Hợp Thiện… Chuyện về Hà Nội của tác giả trong tác phẩm còn rất nhiều và không thể kể hết trong khuôn khổ một bài giới thiệu.

Nhớ Về Một Thuở
NXB Hà Nội 1993
Nguyễn Công Hoan
178 Trang
File PDF-SCAN
Link download
http://183.91.2.157/opac/wpDetail.aspx?Id=167






Mời đọc và lấy về bản PDF


Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2022

Nhớ gì ghi nấy




Nhớ gì ghi nấy

Nguyễn Công Hoan


Định làm việc này từ lâu, gọi là Nhớ Gì Ghi Nấy. Nhưng hễ sực nhớ được việc, cảnh, người cũ (mà ngày trước chưa đưa vào các truyện ngắn truyện dài), thì lại không ghi. Vì cho là chỉ phải viết có dăm mươi dòng, mà cũng phải đi tìm giấy bút thì ngại. Cho nên lại để cái sực nhớ thoảng qua đi. Từ hôm nay, quyết làm việc này. Và nhất định có những việc viết hai lần. Những sự kiện in vào óc lúc tuổi trẻ thì nhớ được lâu. Những việc làm lúc tuổi già thì dễ quên.
Ngày 14-3-1970     
Hoan            

Nhớ Gì Ghi Nấy

NXB Hội Nhà Văn 1998
Nguyễn Công Hoan
771 Trang
File PDF-SCAN

Link download
http://183.91.2.157/opac/wpDetail.aspx?Id=703



Mời đọc bản PDF tại:
THƯ VIỆN HÀ NỘI





Mời đọc và lấy về bản PDF


Thứ Năm, 22 tháng 12, 2022

Tinh thần thể dục (2)


Mời bạn đọc theo dõi bộ đôi truyện ngắn:
1. Tinh thần thể dục (1)
2. Tinh thần thể dục (2)



Minh họa: Đọc Truyện Cùng LaLa
Mời nghe đọc
Mời nghe đọc tại - Internet Archive
Diễn đọc: 1. Khởi Nguyên | 2. Cô Vân | 3. Trung Nghị | 4. Thanh Hiền | 5. Nguyễn Ngọc Ngạn | 6. Bích Thuận | 7. Chiến Hữu | 8. LaLa | 9. Khề Khà Official | 10. Thay bạn đọc sách | 11. Trần Thiện Tùng | 12. Hồng Ngọc | 13. TV DKD | 14. Hằng Phạm Audio | 15. Dung | 16. Bún Radio | 17. Nhật Ký Văn Học | 18. L&H | 19. Mắm tôm | 20. Anh Khôi | 21. Nui Ha Noi


Mời đọc Bản đánh máy

Tinh thần thể dục

Nguyễn Công Hoan


Có lính huyện mang trát quan về làng:
Quan tri huyện huyện X.X. 

Sức hương lý xã Ngũ Vọng tuân cử.

Nay thừa lệnh Tỉnh đường, ngày 19 Mars này, tức 29 tháng Giêng An Nam, tại sân vận động huyện có cuộc đá bóng thi, nhiều chiến tướng đá rất hay, mọi nhẽ.

Vậy sức các thầy phải thông báo cho dân làng biết và phải thân dẫn đủ một trăm người, đúng 12 giờ trưa đến xem, không được khiếm diện.

Những người đã cắt đi dự cuộc khánh thành sân thể dục tháng trước, thì lần này được miễn.

Ai có mặt tại sân vận động cũng phải ăn mặc tử tế, đi đứng nghiêm chỉnh, và phải vỗ tay luôn luôn, vì hôm ấy có nhiều quan khách.

Làng Ngũ Vọng lại phải có năm lá cờ, sẵn sàng từ 10 giờ sáng.

Việc này tuy là việc thể dục, nhưng các thầy không được coi thường, nếu không tuân lệnh sẽ bị cữu.

Nay sức 

Lê Thăng

Tinh thần thể dục 1 (Lễ khánh thành sân vận động)


Mời bạn đọc theo dõi bộ đôi truyện ngắn:
1. Tinh thần thể dục (1)
2. Tinh thần thể dục (2)


Minh họa: Truyện Hay

Mời nghe đọc
Mời nghe đọc tại - Internet Archive
Diễn đọc: 1. Khởi Nguyên | 2. L&H

Mời nghe đọc tại YouTube - #nguyenconghoan
2 kênh 2 video
1. Now Truyện hay; Kho tàng truyện hay - Diễn đọc: Khởi Nguyên - 2 video
Tinh thần thể dục 1: 00-09:40 và
Tinh thần thể dục 2: 09:50-17:29
2. L&H -TÔI ĐỌC BẠN NGHE 26:28

Mời đọc Bản đánh máy


Tinh thần thể dục (1)
(Lễ khánh thành sân vận động)

Nguyễn Công Hoan


Ông huyện đi bách bộ trên hiên công đường, có ý chờ.
Thỉnh thoảng thấy chiếc xe lướt qua ngoài cổng, không những ông thất vọng vì không phải người ông mong gặp, mà ông còn khó chịu nữa, vì hai cái cột xây trắng xóa, cao vòi vọi, đứng ngạo nghễ bên đường cái ô tô, nó đập vào mắt ông, lại nhắc ông phải lo lắng đến việc đã làm ông mất hết cả thì giờ. Mà thì giờ của ông quan, phải biết, đấy mới đúng "thì giờ là tiền bạc".

Phải, mấy hôm nay, ông phải hoãn cuộc bắt bớ những tên nhà giàu bị tố giác có dính dấp vào vụ cướp nhà ông Hàn Diểu, ông phải đuổi cổ mấy tay đầy tớ chuyên môn đi sinh sự kiện kẻ khác. Mà sở dĩ ông bỏ biết bao dịp tốt đáng lẽ có kết quả rất hay về vật chất, cũng chỉ vì mấy thửa ruộng kia đã san phẳng rồi, và hai cái cột nọ đã xây xong rồi.

Đó là cái sân vận động, một công cuộc xã hội nhưng vô lợi. Ông dằn lòng trông nom săn sóc đến nền thể dục, chỉ vì muốn đẹp lòng quan thống sứ. Ông làm sân vận động, mục đích để khánh thành, cũng như việc ấu trĩ viên mà ông đã tận tâm hồi mười năm về trước. Mà muốn có kết quả mỹ mãn, ông phải dùng khối óc thạo xoay việc quan để xoay lấy người thể dục. Bởi vậy, ông đã phải hạ mình ra phố huyện, vào từng nhà bọn thanh niên cấc lấc mà vốn xưa nay ông chỉ rình để trị, để vỗ vai ôn tồn dỗ dành:

- Tôi trông mong về ngài ở món thi xe đạp chạy nhanh. Hôm ấy, thế nào cũng mời ngài dự cuộc để ngày khánh thành được trọng thể.

Ông lại khuyên bọn thợ cạo rong các chợ:

- Buổi tối, lúc rỗi công việc, các ngài cứ tập nhảy đi. Hôm ấy các quan trên về nhiều, hễ ngài nào nhảy giỏi, tất được bắt tay và ban khen.

Những lời ngọt như mía lùi ấy cũng cảm được rất nhiều "ngài", nhưng kết cục, hôm thứ năm biểu diễn cuối cùng, ông huyện rất thất vọng, vì ông thấy các "ngài" của ông rất "bệt". Các ngài ấy mới tập độ ngót một tháng, nên không nói gì đến những món ném tạ, đá bóng, vân vân, là những cách chơi khó hay, đến cả những món rất thông thường, như xe đạp, chạy thi, họ cũng làm cho ông chán ngán.

Bởi vậy ông lo lắm. Nhất là đến chủ nhật này khánh thành sân vận động, một ngày Đại hội thể thao của toàn hạt, một ngày chua vào lịch sử thể dục của huyện ông.

Cho nên ông phải thượng khẩn phái ông thừa đi Hà Nội từ hôm qua, mà giờ này, ông chắc người thuộc hạ phải về để trả lời cho ông biết kết quả của công việc.

Quả một lát sau, ông thừa đỗ xe ngoài cổng, và nhanh nhẩu đi vào, nét mặt hớn hở.

Ông huyện đoán ngay việc thành, mừng rỡ hỏi:

- Thế nào? Xong chứ?

Ông thừa đáp:

- Bẩm xong.

- Ừ, tôi biết rằng chỉ thầy mới làm nổi. Thế chúng nó nhận cả rồi à?

- Vâng, về xe đạp, chắc thế nào quan lớn cũng được quan trên khen, vì trong bọn thi, có ba đứa vừa rồi đã dự cuộc chiếm giải quán quân Bắc Kỳ.

Mừng cuống, ông huyện long lanh nhìn ông thừa:

- Thế à? Tốt quá nhỉ.

- Dạ. Còn thi xe đạp phụ nữ, con đã tìm được bảy đứa.

- Chúng nó có chịu mặc quần đùi không?

- Bẩm có, mà toàn những con phốp pháp, đẹp đẽ và trắng trợn.

- Phải, đó là những điều kiện tối cần. Thế môn nhảy xa?

- Có.

- Đá bóng?

- Hiện nay chưa đủ người, mà chúng nó vòi đắt quá. Chúng nó bảo chúng nó cũng phải đi thuê, và nhất định ba đồng một người. Con tưởng món ấy cứ khai vào chỗ chi tiêu sâm banh, lấy ở quỹ diễn kịch cũng được.

- Ừ, thế sao thầy không nhận lời với chúng nó đi?

- Con còn hỏi ý kiến quan lớn chứ không dám tự quyết.

- Chốc nữa thầy viết giấy ngay đi nhé. Về món nhảy sào thế nào?

- Bẩm có.

- Còn gì nữa không nhỉ? Hôm nọ tôi thấy giáo Nhượng nó bảo còn những ném gì với bóng gì nữa kia mà?

- A, bẩm ném tạ, ném đĩa, bóng chuyền, bóng rổ.

Ông huyện cười sằng sặc:

- Ừ phải, những tiếng rắc rối ấy thì ai nhớ được, sao mà thể dục nó lôi thôi thế! Thế thầy có nhớ tìm đứa nào về món ấy chưa?

- Bẩm đủ cả. Con bảo chúng nó về trước đây một hôm, và đã đưa cả tiền cho thuê ô tô và ăn uống rồi. Nhưng còn về môn chạy thì con không kiếm được ai. Nó đòi đắt quá, và nói rằng cái giá quan lớn định hạ lắm, họ không bõ đi.

Ông huyện nghĩ ngợi, nhưng ông thừa nói ngay:

- Quan lớn đừng lo không có người chạy. Thế nào con cũng xin chu tất.

Ông huyện gật đầu:

- Thế nghĩa là ta hoàn toàn có thể không cần đến người trong hạt.

- Vâng.

- Phải. Chứ để chúng nó biểu diễn thì họ nhổ vào mặt mình ấy! Vả lại mình nhờ chúng nó, thành ra mình mất cả uy quyền ông quan. Vì vậy, tôi mới bảo thầy triệu bọn bạn quen của thầy ở Hà Nội, vừa được hoàn toàn về mặt thể dục, vừa chẳng phải dây với những thằng đầu trâu mặt ngựa ở ngoài phố.

Ông thừa vui vẻ nói:

- Con cam đoan thế nào cuộc vận động hạt này cũng hơn những hạt khác, vì còn quan nào nghĩ việc được nhanh và tài như quan lớn. Chắc thế nào quan lớn cũng được khen.

- Rồi tôi sẽ tư xin cho thầy đạo tưởng lục có công với nền thể dục. Vậy thầy nhớ kiếm người chạy nhé.

Ngày Đại hội thể thao.

Quanh sân vận động, người và cờ san sát.

Cạnh cái cổng rất hùng tráng, dăm ba ông già, râu dài, đốm bạc, mỗi ông một tấm thân rất gầy và rất nhỏ, lồng ra ngoài bằng chiếc áo lam rõ thụng và rõ to. Các ông đứng khép nép, lom khom, bên chiếc hương án trên bày lư đồng, khói trầm nghi ngút, và những đèn nến, lọ hoa. Gần đó, lọng, tàn, bát bửu, đứng sắp hàng trên cái giá gỗ. Phường bát âm thỉnh thoảng thổi dạo dăm tiếng sáo, hoặc lấy dây chiếc nhị cho ăn giọng với tiếng đàn. Lính lệ và lính cơ trong huyện đi lại một cách trịnh trọng, và trịnh trọng vút roi mây vào mặt và lưng những người dám đứng tràn ra mặt đường.

Đúng giờ.

Năm sáu chiếc ô tô tung bụi đằng xa đi lại.

Vái khom lưng.

Pháo.

Đít cua.

Mà cố nhiên quan khách làm ra dáng rất chăm chú nghe.

Rồi cuộc vận động bắt đầu. Và chốc chốc, tràng pháo tay nổi ran lên như sấm để ngạc nhiên khen các nhà lực sĩ trong nền thể dục chốn thôn quê.

Nhưng hẳn các bạn độc giả cũng như tôi, chúng ta không quá ngây thơ vỗ tay khen lối bịp của ông huyện. Chắc các bạn mong biết về món chạy, ông huyện và ông thừa đã mộ người ở đâu.

Lúc ấy, các lực sĩ chạy đã xếp hàng chữ nhất ở vạch vôi vẽ trên đường quanh sân vận động. Khác hẳn với các lực sĩ về món thể thao khác, bọn này, người mặc quần đùi đen, người mặc quần đùi nâu, người nào cũng vạm vỡ, và nhất là đen trùi trũi, mắt lơ láo nhìn người huýt còi, chỉ rình nghe hiệu là cắm cổ làm một mạch.

Trông thấy họ sắp sửa chạy một cách chẳng khoa học tí nào - nghĩa là không khom lưng cúi xuống và hai tay chấm sát đất - thì công chúng hiểu mốt thể dục, nhìn nhau tủm tỉm cười, ra ý chế nhạo.

Nhưng đến khi tiếng còi nổi lên, và thấy họ chạy nhanh như gió, thì ai nấy phải trố mắt nhìn theo, và lắc đầu, phục ghê gớm lắm.

Lượt thứ nhất, chia thì giờ chạy với chiều dài của quãng đường, người ta thấy rằng giá quan viên tài tử hạng nhất ở Hà Nội về thi với bọn này, ắt là thua đến cả người chạy bét một cách nhục nhã.

Họ chạy chẳng ra hàng lối gì cả, nhưng đến cái nhanh thì nghề ghê lắm. Bởi vậy, tuy nhiều phen làm người ôm bụng mà cười, nhưng cũng không đừng được những hồi vỗ tay nhiệt liệt.

Lượt thứ hai, chạy dài hơn, lực sĩ càng hăng. Họ càng cắm cổ, như khoàng cả hai cẳng lên vai mà chạy. Trong loáng mắt, họ đã làm được một vòng.

Nhưng bỗng một lực sĩ theo đà không kịp, trong khi vù vù chạy, ngã một cái, lộn ba vòng, rồi nằm sóng soài trên mặt cỏ.

Lập tức, những vị trong ban trị sự và khán giả hâm mộ thể thao từ Hà Nội về xem, xúm cả lại người bị nạn đương nằm bất tỉnh.

Họ để lực sĩ nằm ngửa, duỗi thẳng tứ chi, rồi người nắn cẳng, người nắn mình, và vận động hai cánh tay để bắt hô hấp. Họ hết sức chữa chạy cho lực sĩ lai tỉnh, và cách chữa chuyên môn giản dị ấy rất có công hiệu. Một lát, lực sĩ mở đôi mắt, trước lờ đờ, sau tinh thần dần.

Lúc lực sĩ đã nhận rõ ràng rằng những người xúm quanh mình đương hết lòng chữa cho mình ấy, toàn là người vào hạng các ông, ăn mặc quần áo tây rất sang trọng, thì không hiểu sao, lực sĩ co một chân. Nhưng một người nói giọng thân mật đầy tinh thần thể dục:

- Anh nằm yên, chớ cựa.

Rồi ngẩng lên, người ấy giục các bạn:

- Kìa, các anh nắn cho anh ấy nữa đi.

Nhưng lực sĩ co thêm một chân nữa và rất tự nhiên, vùng cả hai tay rồi cựa mình, và sau hết lực sĩ ngồi nhỏm dậy. Người ta ép lực sĩ nằm yên lặng, nhưng lực sĩ nhìn lại mọi người, rồi gãi tai lễ phép đáp:

- Bẩm các quan, mặc con ạ.

Thì ra lực sĩ là tay chạy nhà nghề ở phố huyện, đã bao năm chạy hộ hai, ba người và một gánh hàng kếch sù, mà lực sĩ cũng vẫn kéo nhanh như thường, chẳng coi thấm vào cóc đâu cả.




Mời Đọc/Lấy về Bản chụp dạng PDF
Trong Tập truyện ngắn Oẳn Tà Rroằn


Tham khảo: Các bài viết liên quan
Mời bạn đọc theo dõi bộ đôi truyện ngắn:
1. Tinh thần thể dục (1)
2. Tinh thần thể dục (2)


Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2022

Nhớ Và Ghi



Mời nghe đọc tại YouTube - #nguyenconghoan

Kênh Cô Vân



Nhớ Và Ghi

Nguyễn Công Hoan
(1903 - 1977)

Trong lĩnh vực văn chương, viết về Hà Nội, đã có khá nhiều những trang viết có giá trị ở nhiều thể loại, thật đa dạng về nội dung và hình thức. Đó là các tác phẩm đã ghi được những dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả của những cây bút thuộc nhiều thế hệ. Cuốn sách mà các bạn đang đọc lời giới thiệu này là của cố nhà văn bậc thầy Nguyễn Công Hoan - người đã từng sống và gắn bó với Hà Nội từ những năm đầu của thế kỉ trước - thế kỉ XX.


Ông đã viết những dòng này khi gần 70 tuổi, theo cách gọi của riêng ông từ khi đặt bút, là Nhớ gì ghi nấy về một thể loại văn học mà ông là một trong số rất ít những nhà văn Việt Nam khởi đầu.

Nhớ Và Ghi
NXB Tác Phẩm Mới 1978
Nguyễn Công Hoan
127 Trang
File PDF-SCAN
Link download
http://183.91.2.157/opac/wpDetail.aspx?Id=704


Mời đọc và lấy về bản PDF



Thứ Ba, 1 tháng 11, 2022

DANH MỤC TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN


NGUYỄN CÔNG HOAN CÂY BÚT HIỆN THỰC XUẤT SẮC
Phần II: Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan - Những thành công và đóng góp.

DANH MỤC TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN

Nguyễn Công Hoan Danh mục tác phẩm đã xuất bản


NGUYỄN CÔNG HOAN CÂY BÚT HIỆN THỰC XUẤT SẮC
Phần II: Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan - Những thành công và đóng góp.

NGUYỄN CÔNG HOAN
DANH MỤC TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN

(Ghi theo năm xuất bản)*
  • 1923. Kiếp hồng nhan – Tập truyện ngắn Tản Đà thư cục
  • 1929. Vần chữ Việt Nam (sách giáo dục) – Văn Hải thư điếm xb
  • 1932. Những cảnh khốn nạn (còn có tên: Tay trắng, trắng tay). – Tiểu thuyết (tập I), Dương Xuân thư quán xb
  • 1934. Chuyện chó chết - Xã hội ba đào ký, tập I Mai Lĩnh xb
  • 1934. Người ngựa ngựa người - Xã hội ba đào ký, tập II Mai Lĩnh xb
  • 1934. Hai thằng khốn nạn - Xã hội ba đào ký, tập III Mai Lĩnh xb
  • 1935. Kép Tư Bền (1931) - Tập truyện ngắn, Nhà in Tân Dân
  • 1935. Đảng Rổ Bẫy - Truyện dài cho thiếu nhi Tân Dân xb
  • 1936. Tắt lửa lòng (1933) - Tiểu thuyết - In lần thứ nhất - Tân Dân xb, In lần thứ hai - Tân Dân xb, (Chuyển thể sang sân khấu cải lương).
  • 1936. Cô giáo Minh (1935) - Tiểu thuyết, Tân Dân xb.
  • 1937. Hai thằng khốn nạn - Tập truyện ngắn, Tân Dân xb.
  • 1937. Tấm lòng vàng (1934) - Tiểu thuyết, Tân Dân xb
  • 1937. Tình khuyển mã - Tiểu thuyết, Tân Dân xb
  • 1937. Một công trình vĩ đại - Tiểu thuyết, Tân Dân xb

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2022

Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn “Tinh thần thể dục” của Nguyễn Công Hoan


Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn
“Tinh thần thể dục” của Nguyễn Công Hoan

Nguyễn Thị Thuỷ
MỤC LỤC
  • 1. MỞ ĐẦU
    • 1.1. Lí do chọn đề tài
    • 1.2. Mục đích nghiên cứu
    • 1.3. Đối tượng nghiên cứu
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu

  • 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
    • 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
    • 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
    • 2.3. Sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
      • 2.3.1. Nghệ thuật trào phúng
        • 2.3.1.1. Mâu thuẫn trào phúng
        • 2.3.1.2. Chi tiết trào phúng
        • 2.3.1.3. Kết cấu
        • 2.3.1.4. Phóng đại, cường điệu, giễu nhại
        • 2.3.1.5. Ngôn ngữ, dấu câu
      • 2.3.2. Chủ đề tư tưởng của tác phẩm
      • GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
    • 2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

  • 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
    • 3.1. Kết luận
    • 3.2. Kiến nghị

  • Tài liệu tham khảo


"Tinh thần thể dục" của Nguyễn Công Hoan trong Sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 tập 1


Sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 tập 1 -
Đọc thêm: Tinh thần thể dục

Trình bày: Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo
Nhà cung cấp: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Truyện ngắn Tinh thần thể dục được đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy, số 251, ra ngày 25 tháng 3 năm 1939.
Tác phẩm được hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 11.


Soạn bài Tinh thần thể dục trang 172 SGK Ngữ văn 11 tập 1


Soạn bài Tinh thần thể dục
trang 172 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Lời Giải Hay - Loigiaihay

Soạn bài Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan siêu ngắn Ngữ văn lớp 11 với đầy đủ các nội dung cần thiết và bám sát nội dung SGK đảm bảo hay và siêu ngắn. Xem chi tiết bài soạn: tại đây
00:00 : Phần mở đầu
00:17 : Tác giả
01:17 : Tác phẩm
01:48 : Câu hỏi 1
02:56 : Câu hỏi 2
04:54 : Câu hỏi 3

Hà Nội từ góc nhìn văn chương


Hà Nội từ góc nhìn văn chương

VÂN LAM
(HNMCT) - Cảnh sắc Hà Nội, lịch sử Hà Nội, văn hóa Hà Nội, con người Hà Nội từ lâu đã là đề tài được yêu thích. Hơn nửa thế kỷ sống trong lòng Hà Nội và có hơn bốn mươi năm theo sát tiến trình văn học Việt Nam đương đại, nhà nghiên cứu, phê bình Bùi Việt Thắng chọn “lối Hà Nội” của riêng mình qua lăng kính văn chương.

Nguyên mẫu truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan ở Kinh Môn


Chuyện làng báo, làng văn

Nguyên mẫu truyện ngắn
của nhà văn Nguyễn Công Hoan ở Kinh Môn

Nguyễn Xuân Hưng

Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã từng dạy học tại một trường ở thị trấn Kinh Môn, khoảng những năm 30. Ngày nay, tra trên tiểu sử nhà văn, có thể xác định rõ khoảng thời gian này. Trường học ở khu vực sau này gọi là Đèo Ngựa, hoang vắng chỉ thả ngựa, hiện nay là một dãy phố đông đúc...

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2022

Kịch: Tinh thần thể dục


Kịch: Tinh thần thể dục

Nguyễn Công Hoan

Sân khấu hoá tác phẩm văn học
Chuyên đề ngoại khóa môn ngữ văn



Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2022

Phân tích truyện ngắn Đồng hào có ma của Nguyễn Công Hoan


Mời nghe đọc tại YouTube

HẺM RADIO
0:00-9:29 Tác phẩm;
9:30-15:33 Phân tích Truyện ngắn
Diễn đọc: Quốc Thịnh, Đại Thúc Thụ, Phương Minh và Trần Ngọc San.

Phân tích truyện ngắn
Đồng hào có ma của Nguyễn Công Hoan

Ngữ văn lớp 7

Nguyễn Công Hoan


Nguyễn Công Hoan

VOV LIVE

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2022

Hà Nội với quá trình hiện đại hóa văn học và Hà Nội trong văn học hiện đại (trước 1945)


Hà Nội với quá trình hiện đại hóa văn học và
Hà Nội trong văn học hiện đại (trước 1945)

Phong Lê

Tính chất giao thời cũ và mới, cuộc chuyển giao văn học trung đại sang văn học hiện đại, diễn ra trong quá trình hiện đại hóa suốt từ nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX đã để lại dấu ấn rất rõ nét trong văn xuôi Quốc ngữ - được khởi động từ những áng văn đầu tiên của các tác gia Nam Kỳ như Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản...

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2022

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng Tháng 8/ 1945


Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng Tháng Tám 1945

Tác giả: Hà Thanh Thủy
Lớp CLC - K61


Trong lịch sử văn học Việt Nam, giai đoạn 1930 – 1945 chiếm một vị trí quan trọng. Nó đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc cả về chất và về lượng của văn học trên con đường hiện đại hóa văn học dân tộc. Nếu như trào lưu văn học lãng mạn đã góp phần làm nên một cuộc cách mạng thì trào lưu văn học hiện thực phê phán cũng đã đóng góp một phần không nhỏ vào cuộc cách mạng hiện đại hóa văn học đó, để lại nhiều giá trị và góp phần hoàn thiện nghệ thuật văn xuôi tự sự của văn học Việt Nam.

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2022

Từ Điển Bách Khoa Việt Nam


Từ Điển Bách Khoa Việt Nam



Hội đồng Quốc gia chỉ đạo Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam.
Trung tâm Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam



Từ Điển Bách Khoa Việt Nam - Tap 3 (N-S) Trang 167 Năm 2003

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2022

Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong một số tác phẩm hiện thực phê phán của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao


Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện
trong một số tác phẩm hiện thực phê phán
của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao

Nguyễn, Thị Hoài An
Luận án tiến sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam.
2019


Ngôn ngữ kể chuyện là một trong các yếu tố quan trọng tạo nên giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tự sự. Nó trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành như ngôn ngữ học, văn học, thi pháp học, lí luận văn học...

Mời xem và lấy về bản PDF

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2022

Lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Công Hoan - Nxb Văn học, 1983


Nguyễn Công Hoan


Lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Công Hoan.
Nxb Văn học, 1983


Nguyễn Công Hoan là người đã đặt những viên gạch đầu tiên xây đắp nền móng cho nền văn xuôi hiện thực phê phán. Ông thuộc lớp nhà văn những năm 20 đầu thế kỷ, lớp người đang mò mẫm, tìm đường, khai phá...

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2022

Giọng điệu trần thuật - Dấu ấn chuyên biệt trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan


Giọng điệu trần thuật - Dấu ấn chuyên biệt trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

Nguyễn Thị Huệ
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Quận Hoàng Mai - Hà Nội
TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 29/2019



Tóm tắt:
Bài viết vận dụng lý thuyết ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật để phân tích, so sánh, đánh giá sự độc đáo, hấp dẫn trong phát huy khả năng diễn đạt của tiếng nói dân tộc như một nét duyên tạo nên phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan nói riêng, truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 nói chung. Nghiên cứu giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là vấn đề có ý nghĩa lí luận - lịch sử cấp thiết nhằm làm nổi bật những đóng góp quan trọng của nhà văn không chỉ cho nền văn học nước nhà giai đoạn 30-45 mà còn khẳng định những đóng góp quan trọng của dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn này.
Từ khoá: Ngôn ngữ, trần thuật, giọng điệu
Nhận bài ngày 22.1.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 21.2.2019
Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Huệ; Email: huehue1167@gmail.com


Thứ Ba, 23 tháng 8, 2022

Xuất giá tòng phu, Kịch cùng bolero đạo - nhái?


Xuất giá tòng phu, Kịch cùng bolero đạo - nhái?

TTO - Có vẻ như... nhờ game show, ngày càng nhiều vụ xâm phạm bản quyền được phát hiện.


Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2022

Tư liệu hiếm về cuốn phim “Tình Lan Và Điệp” năm 1972 với diễn xuất của Thanh Nga, Thanh Tú, Bạch Tuyết…


Trương Billy tổng hợp và biên soạn


Có thể nói Lan Và Điệp là chuyện tình nổi tiếng nhất trong làng nghệ thuật Việt Nam. Từ một tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan ra đời từ năm 1933, chỉ 3 năm sau đó câu chuyện tình lâm ly bi đát của Lan và Điệp được chuyển thể thành cải lương và ngay lập tức trở nên nổi tiếng suốt nhiều thập niên sau đó...

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2022

Quan lại dưới thời phong kiến trong truyện Đồng hào có ma


Quan lại dưới thời phong kiến
trong truyện Đồng hào có ma

Theo Zing


Đồng hào có ma là một truyện ngắn rất nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Công Hoan (1903-1977). Tác phẩm đã phơi bày những mặt xấu xa của một bộ phận quan lại dưới thời phong kiến. Truyện đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 7 ở nước ta.
Quan lai duoi thoi phong kien trong truyen Dong hao co maẢnh: Hội Nhà văn.



Thứ Hai, 15 tháng 8, 2022

Giảng văn Văn học Việt Nam - Bài 11: Mất cái ví (Văn Tâm)


Giảng văn Văn học Việt Nam (tái bản lần thứ sáu)

Phần ba: Văn học hiện đại

I - Giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng Tháng Tám 1945


Bài 11: Mất cái ví

Văn Tâm

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2022

Review Sách Bước Đường Cùng – Tức Nước Ắt Phải Vỡ Bờ Mà Thôi


Review Sách Bước Đường Cùng
Tức Nước Ắt Phải Vỡ Bờ Mà Thôi

Review Sách

Nền văn học hiện đại của Việt Nam chứng kiến sự ra đời của nhiều truyện ngắn vô cùng đặc sắc. Đó là ngòi bút tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến, là tiếng nói đứng lên bênh vực những người dân nghèo.

Giữa những áng văn như vậy, truyện ngắn Bước Đường Cùng của Nguyễn Công Hoan nổi lên như những thước phim gai góc, khiến người đọc căm tức đến khôn cùng. Phẫn uất vì xã hội bất công, thương thay cho những kiếp người thấp cổ bé họng. Đọc sách để vạch trần những gian dối, cay đắng và nỗi tủi nhục của biết bao kiếp người.


Mục Lục

  1. Tác giả Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn Bước Đường Cùng
  2. Nội dung truyện Bước Đường Cùng
  3. Những hình ảnh đối lập trong Bước Đường Cùng
  4. Nhận xét về cuốn Bước Đường Cùng
  5. Lời kết

Tác giả Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn Bước Đường Cùng

review-tieu-thuyet-buoc-duong-cung-nguyen-cong-hoanReview sách Bước Đường Cùng – Nguyễn Công Hoan

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2022

Bước đường cùng: Những mảnh đời bị đẩy vào tuyệt lộ


Bước đường cùng:
Những mảnh đời bị đẩy vào tuyệt lộ

Nhật Hằng


Nguyễn Công Hoan là một nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1940 – 1945. Trong những tác phẩm của ông viết về theo khuynh hướng sáng tác này, tiêu biểu có thể kể đến Bước đường cùng ra đời năm 1938.

Tác phẩm phản ánh đời sống khổ cực của người nông dân dưới cảnh áp bức một cổ hai tròng, trong hoàn cảnh tối tăm đó, con đường duy nhất giúp họ thoát khỏi vũng bùn đen chính là giáo dục và sự đoàn kết.


Mục lục
  1. Đôi nét về tác giả Nguyễn Công Hoan và tác phẩm Bước đường cùng
  2. Số phận người nông dân trong bước đường cùng
  3. Con đường thoát khỏi áp bức là giáo dục và đoàn kết


Chân dung nhà văn Nguyễn Công Hoan


Thứ Hai, 8 tháng 8, 2022

Tinh thần thể dục – Một áng văn đầy tính châm biếm sâu cay


Tinh thần thể dục
Một áng văn đầy tính châm biếm sâu cay

Thảo Nguyên

Tao ĐànNguyễn Công Hoan nổi tiếng với ngòi bút châm biếm đả kích vô cùng mạnh mẽ, tinh thần thể dục không phải là một ngoại lệ. Tác phẩm vạch rõ tính chất bịp bợm của “phong trào thể dục thể thao” mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ nhằm đánh lạc hướng thanh niên đương thời, làm nổi bật lên những mâu thuẫn nằm sâu trong hiện thực đất nước.

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2022

Tinh thần thể dục: Tiếng cười châm biếm sâu cay


Tinh thần thể dục:
Tiếng cười châm biếm sâu cay

Tuệ Anh


Tinh thần thể dục là một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan, tác phẩm được in báo lần đầu vào năm 1939. Truyện ngắn mang đến cho người đọc những tiếng cười dí dỏm, hài hước nhưng ẩn trong từng câu chữ lại là nét trào phúng, đả kích sâu cay chế độ thực dân phong kiến mục nát.

Tinh thần thể dục có dung lượng truyện không quá dài nhưng bằng ngòi bút hiện thực đặc sắc của mình, Nguyễn Công Hoan đã khắc họa rõ nét xã hội đương thời đầy những bất công, đè nén dành cho người nông dân.


Mục lục
  1. Vài nét về nhà văn Nguyễn Công Hoan
  2. Giọng điệu trào phúng sâu sắc trong Tinh thần thể dục
  3. Tinh thần thể dục mang giá trị nhân đạo sâu sắc


Chân dung nhà văn Nguyễn Công Hoan


Thứ Năm, 4 tháng 8, 2022

Người ngựa ngựa người: Tính nhân văn ẩn chứa trong tiếng cười trào phúng


Người ngựa ngựa người:
Tính nhân văn ẩn chứa trong tiếng cười trào phúng

Thiên Nhi


Người ngựa ngựa người là một tác phẩm nổi bật của Nguyễn Công Hoan kể về số phận của những người lao động nghèo, thông qua câu chuyện đầy trớ trêu của anh phu xe, tác giả đã chỉ ra những mặt trái của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời.

Không chỉ vậy, câu chuyện còn thể hiện sự đồng cảm, xót thương của nhà văn trước những bất công mà người dân nghèo phải chịu, đồng thời ông cũng thẳng thắn phê phán sự tàn ác của một bộ phận quan lại, quý tộc lúc bấy giờ.


Mục lục
  1. Đôi nét về tác giả Nguyễn Công Hoan
  2. Phận đời trớ trêu của anh phu xe trong Người ngựa ngựa người
  3. Người ngựa ngựa người là bức tranh đa chiều về số phận của con người trong xã hội
  4. Người ngựa ngựa người và những dư âm đọng lại


Chân dung nhà văn Nguyễn Công Hoan


Thứ Ba, 2 tháng 8, 2022

Kép Tư Bền – Khốn nạn thân anh quá!


Kép Tư Bền – Khốn nạn thân anh quá!

Tao Đàn

Tao ĐànVẫn là kết cấu tương phản đậm chất Nguyễn Công Hoan, trong bối cảnh vui tươi rộn rã ngồn ngộn người khắc họa nên nỗi bất lực đớn đau cô độc của kẻ vẽ nhọ bôi hề mang lại tiếng cười trên sân khấu kia. Chỉ vài nét chấm phá, nhà văn đã vẽ một bức tranh sống động bởi sự đụng chạm khốn khổ giữa cái giàu và cái nghèo trong một xã hội mà đồng tiền được đặt lên đầu quả tim.

Kép Tư Bền” là truyện ngắn đặc sắc nhất trong tuyển tập cùng tên của nhà văn Nguyễn Công Hoan, hoàn thành vào tháng 07/1933, xuất bản thành sách năm 1935.

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2022

Kép Tư Bền và giọt nước mắt sau ánh đèn sân khấu


Kép Tư Bền
và giọt nước mắt sau ánh đèn sân khấu

Thúy Trân


Kép Tư Bền là tác phẩm được viết dưới ngòi bút hiện thực phê phán của Nguyễn Công Hoan, cuốn sách đã thành công trong việc truyền tải những tư tưởng về sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ đến với độc giả. Chính vì thế nên Kép Tư Bền đã chứng minh được sức sống bền bỉ của mình cùng với những ý nghĩa sâu sắc mà nhà văn đã để lại.


Mục lục
  1. Nguyễn Công Hoan và những nỗi trăn trở về cuộc đời
  2. Kép Tư Bền tái hiện Việt Nam trong xã hội cũ
  3. Mấy ai biết được những bi kịch sau vầng hào quang sân khấu
  4. Đời nghệ sĩ như Kép Tư Bền
Chân dung nhà văn Nguyễn Công Hoan

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2022

Lá ngọc cành vàng – Khi “luân lý đạo đức” nặng hơn cả tính mạng con người


“Lá ngọc cành vàng” – Khi “luân lý đạo đức”
nặng hơn cả tính mạng con người

Tao Đàn

Trong đề tài chống lễ giáo phong kiến, tiểu thuyết “Lá ngọc cành vàng” của Nguyễn Công Hoan được dựng nên từ kết cấu tương phản bởi mâu thuẫn giàu – nghèo, nhà văn trực tiếp đả kích quan niệm môn đăng hộ đối trong hôn nhân, đồng thời phê phán mạnh mẽ lực lượng bảo thủ và những kẻ có tiền có quyền đã chà đạp lên hạnh phúc chính đáng của thanh niên.

Nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan trong tác phẩm “Nhà văn hiện đại” đã nhận định rằng:

“Lá ngọc cành vàng” là một trong những truyện hay nhất của nhà văn Nguyễn Công Hoan”.

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2022

Lá ngọc cành vàng: Áng văn phê phán những luân lý lỗi thời


Lá ngọc cành vàng:
Áng văn phê phán những luân lý lỗi thời

Loan Phương


Lá ngọc cành vàng được sáng tác năm 1934, đây là tiểu thuyết đầu tiên sau hơn một thập kỷ chỉ viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Tác phẩm xoay quanh mối tình bi thương giữa con gái nhà quan và chàng thanh niên nghèo, họ khát khao được yêu nhưng bị lễ giáo phong kiến ngăn cản.

Tuy vỏn vẹn mười sáu chương nhưng cuốn sách vẫn làm bật lên nỗi niềm của những người trẻ, đồng thời phơi bày bộ mặt tàn ác của xã hội phong kiến. Nhà văn theo đó góp sức vào cuộc đấu tranh đòi quyền lợi, đẩy lùi tư tưởng “lá ngọc cành vàng phải bày nơi chung đỉnh”.


Mục lục
  1. Nguyễn Công Hoan và những áng văn phê phán
  2. Hai thế giới trong Lá ngọc cành vàng
  3. Khi hạnh phúc con người bị rơi vào cảnh bức ép
  4. Đánh giá của giới chuyên môn và công chúng về Lá ngọc cành vàng
Nguyễn Công Hoan là nhà văn phê phán hiện thực xã hội

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2022

Nhà văn của nhân phẩm và hạnh phúc con người*


VĨNH BIỆT NHÀ VĂN LÊ MINH

Văn nghệ




Nhà văn Lê Minh tên thật là Nguyễn Thị Tài Hồng, sinh ngày 29/10/1928, quê quán Xuân Cầu, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên. Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, bà từng tham gia hoạt động bí mật tại Thái Bình (1942). Sau Cách mạng, bà tham gia vận động công nhân ở Hà Nội, làm Phó ban Công vận tỉnh Nam Định. Ngày 19/12/1946, bà là người trực tiếp tham gia chiến đấu tại khu ga Hàng Cỏ, sau đó là người phụ trách tờ báo hàng ngày của Quận VI. Nhà văn Lê Minh cũng từng tham gia công tác tại Thường vụ huyện uỷ Thanh Trì, Đảng đoàn Sở Văn hoá Thông tin Liên khu I sau là khu Việt Bắc, Ủy viên Ban Phụ vận Trung ương Đảng. Sau 1954, bà chuyển sang hoạt động văn học, làm biên tập văn xuôi các báo Văn Học, Văn, Văn nghệ, Tạp chí Tác Phẩm Mới; là Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường Viết văn Nguyễn Du, Ủy viên Hội đồng Văn học công nhân, Trưởng Ban Văn hoá - Văn nghệ báo Nhân Dân, Giám đốc Quỹ Văn hoá Việt Nam của Bộ Văn hoá.

Các tác phẩm đã xuất bản:
Truyện ngắn: Cu Dũng (1959); Anh công dân mới (1962); Lớp học (1964); Ngày mai sắp đến (1969); Con mèo rét (1974); Ô cửa sổ (1974); Má (1976); Ngôi sao đỏ (1976); Đốm hoa tím (1980); Lẵng hạt ngọc (1984); Cái tát (1990); Săn đuổi một tia chớp (1993); Nắng (1998); Trăng lên (2004).

Truyện dài, tiểu thuyết: Chị Tư Già (1966); Cô giáo trường Pa Nù (1969); Người chị - Nguyễn Thị Minh Khai (1976); Tiếng gió (1976); Hạt chò chỉ (1978); Người thợ máy Tôn Đức Thắng (1981); Khúc hát vườn trầu (1982); Rừng đước (1992); Hòn đảo một mình (1984); Hồi (1995);

Ký, tạp văn: Mẻ gang đầu (1965); Mà sao đó là cuộc đời mình (1996); Ngọn lửa ấm (2003); Người đàn bà cầm bút (2004); Cánh buồm nhỏ (2007).

Nghiên cứu: Chân dung văn học (chủ biên, 1992); Nguyễn Công Hoan, nhà văn hiện thực lớn (1993); Chân dung nữ văn nghệ sĩ Việt Nam (chủ biên, 1995); Văn hoá nghệ thuật và phụ nữ Việt Nam (1989); Văn hoá gia đình Việt Nam (1992); Hai mươi năm một chặng đường phát triển của phụ nữ Việt Nam (1996); Gia đình và người phụ nữ (2000); Gia đình của cả hai người (2003); Tuyển truyện ngắn (2011); Chép được ở ngoài đời (truyện ngắn, 2012).

Nhà văn Lê Minh từng đạt Giải nhất Cuộc thi ký của Hội Nhà văn Việt Nam 1962 với tác phẩm Kỷ niệm về Khu Đông; Giải nhất Cuộc thi Truyện ngắn của Hội Nhà văn Việt Nam 1969 với truyện Nắng; Giải A Giải thưởng 5 năm Văn học đề tài công nhân (1980-1984) với tiểu thuyết Hòn đảo một mình; Giải A 5 năm Văn học đề tài công nhân (1991-1995) với tiểu thuyết Hồi; Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2017.

Vì tuổi cao sức yếu, nhà văn Lê Minh đã từ trần vào hồi 17h15 ngày 11/6/2021 (tức mùng 2/5 năm Tân Sửu), hưởng thọ 94 tuổi. Tang lễ nhà văn đã được tổ chức vào 9h30 ngày 17/6/2021 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ truy điệu và đưa tang vào 10h30 cùng ngày, sau đó an táng tại Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng, Ba Vì, Hà Nội.

Hội Nhà văn Việt Nam, báo Văn nghệ xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng ngiệp và độc giả của nhà văn.

Văn nghệ

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2022

Nguyễn Công Hoan và thơ


1. Nguyễn Công Hoan và thơ
2. Về "thơ" - (Trong “Đời viết văn của tôi”)



Nguyễn Công Hoan và thơ

Lượm lặt


[...]
Xa nhau khá lâu, một hôm, vào năm 1925, tình cờ tôi gặp Hoan ở Bờ Hồ. Anh vẫn xúng xính trong cái áo the thâm và lê đôi giày Gia Định. Hoan hồng hào, rắn rỏi, những lông tơ xanh xanh ngày xưa trên mép anh bây giờ đã đen đen. Tôi khen Hoan chịu khó viết lách. Anh cười hê hê và vẫn cái lối hồi còn bé, anh rỉ vào tai tôi:
- Ấy mình viết là do một chuyện rất lạ.
- Không phải tiểu thuyết đấy chứ? - Tôi hỏi anh.
Hoan cười xoà, kể cho tôi nghe:
- Nguyên ở làng mình có một người con gái trạc tuổi mình, con nhà thi lễ. Năm mình và cô ta mới sáu bảy tuổi mà cả làng đã yên trí là lớn lên mình sẽ lấy cô ta làm vợ. Đến nỗi vài người trong gia đình cô ta cũng tin như thế. Nhưng sự thực thì thầy mẹ mình không có ý định ấy. Rồi lớn lên, cô ta đi làm dâu một ông quan to. Chồng cô ta cứ ít lâu lại tuồn ra một bài thơ. Hãnh diện về nhà chồng và về chồng, cô ta đem thơ của chồng về nhà cô ta và đọc cho mọi người nghe...
Kể đến đây, Hoan ngừng lại và cười ngất.
Tôi hỏi anh, thơ của chồng cô ta như thế nào, có hay không, thì Hoan giơ tay lên, giả vờ bịt mũi và đọc:
...Hoa có tàn hoa ủ mấy thu,
Thương ôi! Mây khói mịt mù...
Bừng con mắt, biết tiêu du cảnh nào!

Hoan lại nói cho tôi biết anh chàng "thi sĩ" này khi nói chuyện với Hoan, cứ tỏ ra "ưu thời mẫn thế" nên Hoan có làm một bài ca trù để chế giễu, và Hoan đọc cho tôi nghe. Bài khá ngộ nghĩnh, lúc ấy tôi có chép vào sổ tay.
Lo gì lo lắm,
Vắt tay nằm trên trán để mà lo.
Lo đủ điều lo nhỏ lại lo to,
Lo đến hết thở dài, rồi thở vắn,
Lo nước bể Đông ngày dãi nắng
Lo Vưòn Con Cóc khuyển làm thơ
Lo để mặt méo xệch, chân cẳng quắp co,
Lo đến cả con bò răng vẫn trắng.
Thế mới biết cái lo là lắng đắng,
Khách đa sầu gánh nặng những điều lo.
Ai ơi, lo lỏ lò lo...


Đọc xong bài ca trù, Hoan nói:
- Làm thơ kiểu thằng cha ấy thì mình có thể suy ra hàng tràng. Nhưng mình không thèm làm. Mình sẽ viết văn xuôi và nhất định phải hơn nó, cho vợ nó mất làm bộ.
Từ lần ấy, bẵng đi mười năm chúng tôi lại không gặp nhau.
[...] Nguyễn Công Hoan nói động cơ viết của anh lúc đầu là một chuyện tình duyên, nhưng theo tôi nghĩ thì anh viết được trước hết là do bản thân anh có khả năng, có tích luỹ về văn hóa, về cuộc sống. Tôi biết anh rất nhạy cảm, có cái nhìn sâu về cuộc đời, có trí nhớ dai, lại lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước. Dân tộc Việt Nam ta có nhiều gia đình nho sĩ bậc trung có lòng yêu Tổ quốc và ghét phi nghĩa. Khi có phong trào khởi nghĩa thì họ là người sẵn sàng hưởng ứng, sẵn sàng ủng hộ. Có nhiều gia đình nho sĩ ở nông thôn rắt gần với nông dân và đã có một số người trong các gia đình ấy là tác giả những văn thơ yêu nước, những bài ca, bài vè chống quan lại tham ô, chống thực dân Pháp. Cũng lại chính ở những gia đình ấy người ta đã nghe được một cách thầm kín những thơ văn khuyết danh chế giễu những "quan đại thần" ôm váy cho "đầm, xách giày cho Tây, những bài ca về phong trào Đông du và những bài vè đánh giặc Pháp xâm lược. Nhiều người trong đám nhà nho ấy cũng ra làm những chức quan nhỏ để sinh sống, nhưng trung thành với "nhà nước bảo hộ" thì không. Đó là một trong nhiều đặc điểm của dân tộc ta, nên ở nhiều thời kỳ lịch sử của dân tộc, cả nước đã đứng lên chống ngoại xâm, tầng lớp trí thức cũng như nhân dân lao động, đều một lòng đánh giặc cứu nước, chỉ một thiểu số theo giặc và cuối cùng bị tiêu diệt.
Chính ở trong gia đình mình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe những câu thơ, câu đối đả kích những kẻ quan thì to nhưng tài đức thì lại quá nhỏ. Thí dụ những loại câu như câu về một "quan đại thần" nọ đập đầu lạy vua để con được đỗ tiến sĩ và chị tên khoa bảng thì ra vào công sứ để em được bổ nhiệm:
Em nên khoa mục, cha mòn trán
Em được công danh, chị nát đồ


Và câu của Trần Tán Bình về mụ Tư Hồng vợ Tây và bố mụ được sắc phong:
Một đạo sắc phong hàm cụ lớn
Trăm năm danh giá của bà to


Nguyễn Công Hoan thuộc rất nhiều câu loại trên này, và cũng rất nhiều giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm. Những thơ ca và giai thoại này có ảnh hưởng sâu sắc đến lối viết của anh, một đặc điểm Việt Nam, tuy là văn xuôi mà rõ ràng kế tục dòng Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương về cách nhìn con người và cách đánh giá mọi việc trong xã hội.

Hồi mới bước vào nghề văn, Nguyễn Công Hoan đã tích lũy được nhiều vốn về xã hội đương thời, về văn hóa văn nghệ truyền thống, phần nhiều là truyền miệng; anh lại có một kỹ thuật khá độc đáo về miêu tả con người và sự việc, nhưng trong bước đầu anh cũng long đong như nhiều nhà văn khác.
Kiếp hồng nhan (viết năm 1921 và in thành sách năm 1923) quyển sách đầu tay của anh, ra đời vào buổi bình minh của văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ, nên anh đã cặp kè được với Nguyễn Khắc Hiếu. Những truyện ngắn của Phạm Duy Tốn như Sống chết mặc bay và Con người Sở Khanh cũng chỉ mới đăng trong một tạp chí, tạp chí Nam Phong, vào những năm 1918 và 1919, trước Nguyễn Công Hoan có vài năm. Nhưng vào thời ấy, những người chú ý đến truyện ngắn cũng không nhiều và họ cũng chưa đánh giá được đúng. Tôi đọc An Nam tạp chí để theo dõi công việc viết văn của Hoan, vì tôi nghe nói Hoan có viết cho tạp chí này, nhưng đọc Annam tạp chí, tôi thấy ngấy quá. Một hôm, tôi đọc một bài của Tản Đà và thấy ông khen Nguyễn Công Hoan làm thơ hay. Đó là câu vịnh Ông Táo của Hoan:
Thân tớ ví không lành tựa đất,
Cuộc đời hồ dễ đã ra tro.


Tôi tự nghĩ: "Quái cậu ta bảo mình là cậu ta sẽ viết văn xuôi, sao bây giờ lại đi làm thơ! Hay cậu ta viết văn xuôi bí rồi?".
Hoan đi với Tản Đà, nhưng chính Tản Đà cũng long đong.
[...]

Tình yêu văn chương ở một đứa trẻ không hình thành ngẫu nhiên mà từ nếp nhà. Với Nguyễn Công Hoan, do bố là huấn đạo (dạy học), bác đỗ đại khoa, vì thế trong nhà ông có rất nhiều sách. Bà nội thuộc dòng dõi nhà nho nên ngay từ bé, từ lời ru, lời ăn tiếng nói của bà, Nguyễn Công Hoan đã thuộc nhiều câu trong Truyện Kiều, Nhị độ mai… dù không hiểu nghĩa.
“Cố nhiên là tôi đọc lại như vẹt, ngâm ngọng. Song do đó, niêm luật của thơ ca, nhạc điệu của ngôn ngữ được luyện vào óc tôi, được nhuần vào óc tôi từ ngày ấy” - ông cho biết.
Lúc ông học Trường Bưởi, Đông Dương tạp chí xuất bản thành khổ nhỏ, có phần văn chương, Trung Bắc tân văn có phần Từ phú thi caĐoản thiên tiểu thuyết thì trong thời gian nghỉ hè, không ngày nào ông không đọc những bài đã in trong báo đó.

Không riêng gì thơ ca, những đoạn văn có vần điệu du dương, nhịp nhàng, ông cũng đọc đến thuộc lòng. Khi Nam phong tạp chí ra đời, phần Văn uyển là chuyên mục ông thích nhất. Từ chỗ thích đọc, khiếu văn chương còn thúc giục Nguyễn Công Hoan phải viết. Tương tự Nam Cao, Tô Hoài… ban đầu, Nguyễn Công Hoan cũng làm thơ, tất nhiên chịu ảnh hưởng sâu đậm của lớp người đi trước đã thành danh.

Lúc được làm quen với thi sĩ Tản Đà, đọc
“Trời sinh ra bác Tản Đà
Quê hương thời có, cửa nhà thời không”,
cái mộng dan díu với “nàng thơ” ở ông tắt ngúm vì thừa biết mình không thể sánh được với bậc đàn anh.








Nguyễn Công Hoan thường nói về thơ với một sự nghiêm chỉnh hiếm có. Trong hồi ký Đời viết văn của tôi, ông tự hào kể:
“Ngay từ những năm tôi còn nói ngọng, tôi đã thuộc một số thơ cổ của Trung quốc. Rồi tôi học phương ngôn, tục ngữ ca dao của dân tộc. Rồi tôi thích nghe những vần thơ chống Pháp của những tác giả ẩn danh do cha tôi dạy truyền khẩu…”.
Vai trò của thơ được ông diễn tả bằng những lời lẽ cảm động:
“Lúc đầu tôi đọc thơ, nhưng chưa hiểu. Rồi sau, vì đọc đi đọc lại luôn, tôi hiểu dần, ý nghĩa của những bài ấy như thấm thía tí một vào trong người và rồi hình như những lời ấy là của chính tôi nói với người khác vậy”.
Những khi có điều gì không được như ý, sau khi làm vài chén rượu, ông không chỉ đọc thơ mà còn làm thơ giải buồn. Trong hồi ký, ông từng chép ra nguyên văn mấy bài thơ ông đã làm.

Xem ra lời lẽ của một người suốt đời sống với thơ cũng chỉ chân thành đến vậy!







Lại nhớ, một số đoạn trong Đời viết văn của tôi được viết một cách chắt lọc nghiêm túc, ở đó tác giả thú nhận rằng từ nhỏ mê thơ thích làm thơ và chẳng qua vì ở gần Tản Đà hiểu thơ là khó nên mới nhất quyết không làm thơ mà chỉ lo viết văn xuôi. Có điều lạ là tuy sống với nghề văn một cách hết lòng — bao nhiêu vất vả đã từng trải qua, bao nhiêu vinh quang đã thụ hưởng một cách chính đáng (với những Kép Tư Bền, Bước đường cùng) – nhưng trong lòng nhà văn xuôi này tình yêu với thơ ca nẩy nở tự nhiên từ lúc thiếu thời vẫn chiếm một góc riêng. Thơ đến với ông những lúc ông thật là mình thật đơn độc, lại đến với ông những lúc ông buồn rầu, đau xót cảm thấy bất lực trong trường đời. Không cần biết của làm ra là hay hay dở và chúng có cần cho ai không, viết những câu thơ lúc ấy với ông là yêu cầu tự thân là một cách làm vợi bớt nỗi lòng. Hoá ra con người lý tưởng trong ông không bao giờ chết hẳn, ông chỉ tạm đặt nó sang một bên để làm công việc vẽ nhọ bôi hề kiếm sống hàng ngày.

Không thể nói cái có vẻ gần với mơ ước cao đẹp ngày xưa chỉ là phần thỉnh thoảng thấp thoáng hiện về trong tâm trí NCH. Mà thật ra đấy mới cái phần ẩn giấu sâu xa nơi ông. Và từ quan niệm về thơ, có thể suy rộng ra cái cách ông hiểu về sự thiêng liêng của chữ nghĩa, về sứ mệnh phải có của một người có được tiếp xúc với sách vở của cổ nhân , những việc xem là đáng làm của người cầm bút. Có thể nói tương ứng với những Tấm lòng vàng, Danh tiết, Thanh đạm … hẳn là đã có một it tín điều về văn chương nó không gì xa lạ với quan niệm của các bậc tiền bối đã hình thành nơi NCH. Chăng qua thời thế thay đổi nên thói quen cũ bị kiềm chế, cái phần tin tưởng ấy ông phải đào sâu chôn chặt trong lòng, và trong con người ông lúc nào cũng còn một kẻ chung tình bất dắc dĩ.








Đọc tham khảo:
Ta say - Thơ Nguyễn Công Hoan




Về "thơ"

Nguyễn Công Hoan
(1903-1977)


Trong “Đời viết văn của tôi”.

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2022

Cái nạn ô-tô (2)


Mời bạn đọc theo dõi bộ ba truyện ngắn:
1. Cái nạn ô-tô (1)
2. Cái nạn ô-tô (2)
3. Cái nạn ô-tô (3)


Minh họa: Nghe kể chuyện hay

Mời nghe đọc
Mời nghe đọc tại - Internet Archive
Diễn đọc: 1. Bích Thuận | 2. Cô Vân | 3. L&H



Mời đọc Bản đánh máy


Cái nạn ô-tô (2)

Nguyễn Công Hoan


Tuy rằng chỉ làm có Chánh tổng, nhưng ông Năng có cả ô tô. Tuy rằng có cả ô tô, nhưng ông Năng lại không dùng bao giờ. Bởi lẽ rất dễ hiểu, là ông chỉ làm có Chánh tổng. Ông nể quan Huyện Nguyên và lấy lại, chứ biết rằng quanh năm, ông chẳng hay đi đâu. Vả công việc của ông có gì là cần. Loanh quanh trong mấy làng thông nhau bằng những đường đất hẹp gồ ghề, ông cho là đi bộ thì nhanh hơn, và cố nhiên, không có gì để thiệt hại. Mà nghênh ngang cái xe ô tô, rồi tiền thuê sốp phơ, tiền mua dầu xăng, mỗi tháng lại đèo thêm vài chục bạc nữa, thì chết!

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2022

Nguyễn Công Hoan vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam


Nguyễn Công Hoan vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam

Phong Lê


HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 65 NĂM HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
Đã chẵn 100 năm, kể từ năm 1922 cho đến nay - năm 2022, Nguyễn Công Hoan vẫn cứ là một trong số không nhiều tên tuổi lớn được quen biết và được nhắc nhở trong dư luận của nhiều thế hệ bạn đọc. Bắt đầu từ những truyện trong tập Truyện thế gian của Tản Đà thư cục, năm 1922; rồi Kiếp hồng nhan, năm 1923; Nguyễn Công Hoan sớm trở nên nổi tiếng với những chuyện đời trong chuyên mục “Xã hội ba đào ký”, thời An Nam tạp chí cũng của Tản Đà đầu những năm 1930. Và đến hôm nay, sau bao nhiêu biến thiên xã hội, ông vẫn tiếp tục là nhà văn thân quen của nhiều thế hệ bạn đọc, trong số đó không ít người đã từng qua một tuổi trẻ hoặc tuổi học đường sớm biết đến Nguyễn Công Hoan, qua tiểu thuyết Bước đường cùng và các truyện ngắn được chọn lọc trong chương trình văn học ở nhà trường.

Cố nhiên ở mỗi thời kỳ, sự quan tâm của bạn đọc đối với Nguyễn Công Hoan là có khác nhau. Nguyễn Công Hoan xuất hiện với một bút pháp lạ, một cách nhìn lạ, một giọng điệu lạ, hài và bi, cười cợt và nghiêm trang, đùa mà tỉnh táo, đã được báo hiệu ngay từ tập truyện Kiếp hồng nhan (1923). Rồi Nguyễn Công Hoan với truyện ngắn và truyện dài, dồn dập và xen kẽ, chuyển dịch qua bao xu hướng nghệ thuật trong những năm 1930. Nhà văn muốn tỏ ra trung thành với chủ nghĩa hiện thực trào lộng trong truyện ngắn lại rất nghiêm trang, mực thước trong Tấm lòng vàng, Cô làm công... Chủ nghĩa lãng mạn tưởng như xa lạ với Nguyễn Công Hoan, khi nhà văn cố tình trở về với các khuôn mẫu cổ điển, để chống lại Đoạn tuyệt của Nhất Linh trong Cô giáo Minh, lại là người đẫm ướt trữ tình và nước mắt lãng mạn trong Tắt lửa lòngLá ngọc cành vàng. Thanh đạm u trầm trong một khí hậu hoài cổ nhằm dẫn dắt con người vào một thời xưa, trong lúc Bước đường cùng lại rất quyết liệt phanh phui, lật tẩy hiện tại - sách bị cấm mà thành danh to, năm ngàn bản bán hết veo và được in đi in lại nhiều lần... Nguyễn Công Hoan, tóm lại, đó là người viết dường như muốn có một mục tiêu để trung thành, để chung thủy, nhưng lại nhiều đổi thay, chuyển dịch và không ít giọng điệu. Có phải vậy chăng cùng lúc có ở trong ông vừa khách quan vừa chủ quan, vừa mới vừa cũ, vừa hoài cổ vừa cách tân, vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa cổ điển vừa tự nhiên và cả tự nhiên chủ nghĩa... Vậy là, phải chăng về cái gọi là “phức tạp”, qua con mắt người đương thời và hậu thế, thì xem ra Nguyễn Công Hoan cũng có mặt nổi danh không kém Nguyễn Tuân.

Nhưng rút lại thì cái lớn, cái duyên và có thể là cả cái may nữa, của Nguyễn Công Hoan là ở đâu và lúc nào ông cũng được quan tâm. Có thể nói ông là nhà văn chưa bao giờ bị quên. Ông là người thường xuyên được nhắc nhở. Quả là trong làng văn Việt Nam hiện đại, người có vị trí như Nguyễn Công Hoan không phải thật quá hiếm hoi. Nhưng có người danh đang như cồn, bỗng bị quên ngay. Có người rất thực tài nhưng chịu rất nhiều thăng trầm. Có người chịu một số phận âm thầm thật lâu rồi mới sáng sủa dần lên. Còn ông, nhà văn Nguyễn Công Hoan thì lúc nào cũng là người hiện diện cùng độc giả. Sau 1945, tham gia cách mạng, hoạt động ở nhiều cương vị, cho đến hết cuộc kháng chiến chống Pháp, trở về hòa bình, ông là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đầu tiên từ khi có Hội, năm 1957, cương vị ấy ở ông gợi nhớ chức danh Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam của Nguyễn Tuân trước đó gần một thập niên vào năm 1949 trong Đại hội lần thứ nhất Hội Văn nghệ Việt Nam. Những chọn lựa của lịch sử và nghề nghiệp quả thật là tinh. Nghề và nghiệp, danh và thực, quả đã tìm được sự hội tụ ở những người viết có bản lĩnh, có chân tài. Qua hai hiện tượng trên, ở hai cương vị đại diện: một cho chủ nghĩa lãng mạn, một cho chủ nghĩa hiện thực, tôi thấy thật thú vị về sự gặp gỡ của hai phong cách lớn trong văn học Việt Nam hiện đại.

Sau ngót 40 năm trong nghề, nhà văn Chủ tịch Hội Nguyễn Công Hoan đã khẩn trương trở về với vốn sở trường của mình qua một loạt các tiểu thuyết dài dồn dập, hơn bất cứ ai, trong giao điểm những năm giữa 1950, đầu 1960: Tranh tối tranh sáng (1956), Hỗn canh hỗn cư (196l). Đống rác cũ, tập I (1963) như là một sự tổng hợp và nâng cao, trong quy mô sử thi, theo cách nói quen thuộc của chúng ta một thời, để có thể đồng thời diễn đạt cho được cả hai mặt: mặt tối tăm bi thảm và mặt cách mạng của cuộc đời cũ. Mặt tối tăm, dường như hầu hết những gì ông đã viết trước 1945 có thể xem là một tập đại thành; còn mặt sáng sủa, mặt cách mạng của xã hội cũ thì có dễ đến bây giờ ông mới có chủ trương và có quyết tâm trong một nỗ lực nhận thức rất cao. Còn nhớ có lần ông nói: “Tôi vẽ người xấu nhạy hơn người tốt. Bởi vì tôi vốn bi quan nên nhìn mọi vật bằng con mắt hoài nghi, chỉ thấy phía xấu. Phía xấu dễ nhập tâm hơn phía tốt”. Vậy là có phải bây giờ mới là lúc ông thấy cần và ông có điều kiện thể hiện mình trên cả hai thái độ: phê phán và khẳng định. Nhưng gắn cho được cả hai mặt đó vào một chỉnh thể, sao cho nó hữu cơ, cho nó nhuần nhị, có nhân và quả, hoặc vừa là nhân vừa là quả, có quan hệ và tác động theo cả hai chiều, thật là cả một sự nặng nhọc. Ấy là chưa nói những đòi hỏi theo “phép biện chứng” ở người đọc, theo lý luận về hiện thực xã hội chủ nghĩa một thời đòi hỏi nhìn cuộc sống trong “quá trình phát triển cách mạng” và “khẳng định mặt đang lên của hiện thực”, phải đâu dễ đáp ứng được, nếu nó không tìm được lối thuận trong tạng của nhà văn.

Thiên chức nhà văn: nói cho toàn diện về hiện thực, hướng con người về phía cái tốt cái thiện, là câu chuyện ta từng bàn đi bàn lại, nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Ai cũng mong đạt cái đích cao và xa ấy. Nhưng đòi hỏi của cả một nền, cả một thời có khác với đòi hỏi riêng cho từng người. Và ở mỗi người, chuyện lực và tâm, và cả tạng nữa, có gắn bó hô ứng được với nhau không cũng còn phải tính. Một đời dài theo nghiệp văn, Nguyễn Công Hoan đã để lại cho ta một di sản lớn về nhiều mặt. Nhưng tôi lại nghĩ nếu Nguyễn Công Hoan biết chiều cái tạng riêng của mình và xã hội một thời dài cũng sẵn sàng chấp nhận, hoặc biết bao dung cái tạng ấy thì hẳn chắc sự nghiệp của ông còn lớn hơn, thậm chí lớn hơn rất nhiều. Ông cứ viết, tiếp tục với giọng trào lộng của riêng ông về cái cũ, cái ác trong xã hội cũ và cả về cái cũ, cái xấu, cái ác trong xã hội mới nữa, cũng được chứ sao!

Chúng tôi là những người đọc hậu sinh trung thành và chuyên cần của nền văn chương Quốc ngữ, chúng tôi càng quý trọng một trong những người đặt nền móng đầu tiên là Nguyễn Công Hoan. Cũng chính ông là người tiếp tục cần mẫn lần lượt leo lên nhiều tầng giàn giáo của công trường văn xuôi Quốc ngữ Việt Nam. Một công trường thật sự là đông đúc, nhưng những bậc thợ cả trong số đó như Nguyễn Tuân, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Khái Hưng, Tô Hoài, Nguyên Hồng... thì quả chưa phải là nhiều. Còn chưa nhiều nên mới quý. Và càng quý khi tất cả họ, khi trong con số ít ỏi ấy ở họ, lại là những chân dung rất khác nhau, những gương mặt hoàn toàn không lẫn vào nhau. Nghĩ về Nguyễn Công Hoan tôi luôn luôn nhớ đến một tiếng cười riêng, tiếng cười Nguyễn Công Hoan, tiếng cười gây cười, lập tức làm ta bật cười, cười không cản được, cười to lên hoặc tủm tỉm, nhưng rồi sau đó là một vị chát có lúc như nghẹn đắng, có lúc làm cay nơi mắt ta. Ngẫm ra thật là “sợ” cho ngữ ngôn, cho văn tự, cho chữ nghĩa Nguyễn Công Hoan: Oẳn tà roằn, Ngựa người và người ngựa, Báo hiếu - trả nghĩa cha, Cô Kếu - gái tân thời, Thế là mợ nó đi Tây... Nghĩ về Nguyễn Công Hoan tôi luôn thấy sống động cả một thế giới người thật đông đúc và cũng thật là lúc nhúc trong văn ông: những phu phen, thuyền thợ, dân quê; những địa chủ, lý dịch, cường hào; những nghị viên, dân biểu, quan lại (huyện, phủ, bố, án, tuần...); những ký, lục, phán, tham; những con buôn, tư sản, chủ thầu; những giáo chức, nghệ nhân, viết văn, làm báo; những me tây, cô đầu, kép hát; những gái điếm, con sen, thằng nhỏ; những “ván cách”, lính cơ, thày quyền; những bồi, bếp, tây trắng, tây đen... Nghĩ đến Nguyễn Công Hoan tôi nghĩ đến cả một gia tài truyện ngắn thật đồ sộ mà ông để lại; và truyện ngắn - đó mới chính là sở trường của ông, trào phúng mới là giọng điệu của riêng ông. Một thứ trào phúng rõ ràng là bắt nguồn từ gia tài dân gian và cổ điển, nhưng vẫn là rất riêng của ông, không lẫn với ai, và không ai bắt chước được. Hơn thế, đó lại là cái trào phúng xem ra không chỉ có một mà nhiều cung bậc; mọi cung bậc không phải tất cả đều thuận tai; nhưng khi một nhà văn được viết hồn nhiên theo thiên tính của mình, thì cái hồn nhiên ấy mới làm phát lộ ra biết bao tài hoa khiến cho ta kinh ngạc.

Thế kỷ XX đã ghi nhận Nguyễn Công Hoan như một tên tuổi lớn, tác giả của nhiều trăm truyện ngắn sáng giá - là người hiếm hoi, cùng với Nam Cao, Thạch Lam có công đưa thể loại dễ mà khó này lên một tầng cao thật siêu việt. Là người có một tiếng cười riêng thật đặc sắc trong một bối cảnh vốn lúc nào cũng rất cần có tiếng cười. Một cuộc sống tối tăm đau khổ, thật đáng khóc như cuộc sống trước 1945, vẫn cần có tiếng cười; đã có một chuỗi cười dài trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, lại có tiếng cười của Nguyễn Công Hoan, cùng tiếng cười trong thơ của Tú Mỡ, Đồ Phồn. Cuộc sống mới sau 1945, cho đến khi nhà văn qua đời dẫu có nhiều niềm vui lớn, đâu phải đã hết cần đến tiếng cười phê phán. Cái lý đó và sự thật đó, phải chăng ta nhận ra khá muộn, khiến cho một người biết cười, một người dám cười như Nguyễn Công Hoan thật đáng giá, thế nhưng lắm lúc ông đã phải nghiêm trang. Nguyễn Công Hoan, trong cả đời văn nói chung là một người may mắn, nhưng ông cũng có đôi lúc không may. Dẫu thế, trong di sản của ông, bên nhiều thứ đã bị quên, có một bộ phận lớn sẽ là bất tử.



Nguồn Văn nghệ số 18+19/2022