Ads 468x60px

.

Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2021

Nguyễn Công Hoan - Phải gió cái trò đời


Nguyễn Công Hoan - Phải gió cái trò đời

Trạm Radio số 56
"Nói đến Nguyễn Công Hoan trước hết là nói đến một bậc thầy truyện ngắn trong văn học Việt Nam hiện đại. Thế giới truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đa dạng, phong phú như một "bách khoa thư", một "tấn trò đời" mà đặc trưng là xã hội phong kiến của thực dân ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20.

Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan có nhiều nét gần với truyện cười dân gian, tiếp thu được truyền thống lạc quan của nhân dân muốn dùng tiếng cười như một "vũ khí của người mạnh" để tống tiễn cái lạc hậu, cái xấu xa vào dĩ vãng...

Giới nghiên cứu văn học khi bàn đến sự hình thành chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam đều nhất trí đánh giá cao vai trò, vị trí của Nguyễn Công Hoan, người có những tác phẩm được coi là "cổ điển" trong nền văn học hiện đại." - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam.


Có thể nhiều người đã nghe đến tên tuổi của Nguyễn Công Hoan nhưng lại ít được tiếp cận với các tác phẩm của ông. Nguyễn Công Hoan để lại một di sản vô cùng đồ sộ với hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài và nhiều tiểu luận văn học, có thể nhắc đến các tác phẩm tiêu biểu như "Kép Tư Bền", ''Người ngựa, ngựa người'', ''Bước đường cùng'', hoặc truyện dài ''Tắt lửa lòng'' của ông đã được Trần Hữu Trang chuyển thể thành vở cải lương nổi tiếng Lan và Điệp.

Đặc trưng tiêu biểu nhất trong truyện của Nguyễn Công Hoan chính là chất trào phúng châm biếm. Ông biết cách đặt ra những tình huống oái oăm, để rồi độc giả ngã ngửa vì cái kết. Các tác phẩm của ông không chỉ mang lại tiếng cười thông thường mà là cười giễu nhại thật sảng khoái.

Trong số Trạm Radio lần này, hãy cùng với tác giả Hiền Trang bàn luận sâu thêm về chất trào phúng trong các tác phẩm truyện của nhà văn Nguyễn Công Hoan.

Mời nghe đọc tại YouTube