Ads 468x60px

.

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2022

Kép Tư Bền và giọt nước mắt sau ánh đèn sân khấu


Kép Tư Bền
và giọt nước mắt sau ánh đèn sân khấu

Thúy Trân


Kép Tư Bền là tác phẩm được viết dưới ngòi bút hiện thực phê phán của Nguyễn Công Hoan, cuốn sách đã thành công trong việc truyền tải những tư tưởng về sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ đến với độc giả. Chính vì thế nên Kép Tư Bền đã chứng minh được sức sống bền bỉ của mình cùng với những ý nghĩa sâu sắc mà nhà văn đã để lại.


Mục lục
  1. Nguyễn Công Hoan và những nỗi trăn trở về cuộc đời
  2. Kép Tư Bền tái hiện Việt Nam trong xã hội cũ
  3. Mấy ai biết được những bi kịch sau vầng hào quang sân khấu
  4. Đời nghệ sĩ như Kép Tư Bền
Chân dung nhà văn Nguyễn Công Hoan

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2022

Lá ngọc cành vàng – Khi “luân lý đạo đức” nặng hơn cả tính mạng con người


“Lá ngọc cành vàng” – Khi “luân lý đạo đức”
nặng hơn cả tính mạng con người

Tao Đàn

Trong đề tài chống lễ giáo phong kiến, tiểu thuyết “Lá ngọc cành vàng” của Nguyễn Công Hoan được dựng nên từ kết cấu tương phản bởi mâu thuẫn giàu – nghèo, nhà văn trực tiếp đả kích quan niệm môn đăng hộ đối trong hôn nhân, đồng thời phê phán mạnh mẽ lực lượng bảo thủ và những kẻ có tiền có quyền đã chà đạp lên hạnh phúc chính đáng của thanh niên.

Nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan trong tác phẩm “Nhà văn hiện đại” đã nhận định rằng:

“Lá ngọc cành vàng” là một trong những truyện hay nhất của nhà văn Nguyễn Công Hoan”.

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2022

Lá ngọc cành vàng: Áng văn phê phán những luân lý lỗi thời


Lá ngọc cành vàng:
Áng văn phê phán những luân lý lỗi thời

Loan Phương


Lá ngọc cành vàng được sáng tác năm 1934, đây là tiểu thuyết đầu tiên sau hơn một thập kỷ chỉ viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Tác phẩm xoay quanh mối tình bi thương giữa con gái nhà quan và chàng thanh niên nghèo, họ khát khao được yêu nhưng bị lễ giáo phong kiến ngăn cản.

Tuy vỏn vẹn mười sáu chương nhưng cuốn sách vẫn làm bật lên nỗi niềm của những người trẻ, đồng thời phơi bày bộ mặt tàn ác của xã hội phong kiến. Nhà văn theo đó góp sức vào cuộc đấu tranh đòi quyền lợi, đẩy lùi tư tưởng “lá ngọc cành vàng phải bày nơi chung đỉnh”.


Mục lục
  1. Nguyễn Công Hoan và những áng văn phê phán
  2. Hai thế giới trong Lá ngọc cành vàng
  3. Khi hạnh phúc con người bị rơi vào cảnh bức ép
  4. Đánh giá của giới chuyên môn và công chúng về Lá ngọc cành vàng
Nguyễn Công Hoan là nhà văn phê phán hiện thực xã hội

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2022

Nhà văn của nhân phẩm và hạnh phúc con người*


VĨNH BIỆT NHÀ VĂN LÊ MINH

Văn nghệ




Nhà văn Lê Minh tên thật là Nguyễn Thị Tài Hồng, sinh ngày 29/10/1928, quê quán Xuân Cầu, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên. Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, bà từng tham gia hoạt động bí mật tại Thái Bình (1942). Sau Cách mạng, bà tham gia vận động công nhân ở Hà Nội, làm Phó ban Công vận tỉnh Nam Định. Ngày 19/12/1946, bà là người trực tiếp tham gia chiến đấu tại khu ga Hàng Cỏ, sau đó là người phụ trách tờ báo hàng ngày của Quận VI. Nhà văn Lê Minh cũng từng tham gia công tác tại Thường vụ huyện uỷ Thanh Trì, Đảng đoàn Sở Văn hoá Thông tin Liên khu I sau là khu Việt Bắc, Ủy viên Ban Phụ vận Trung ương Đảng. Sau 1954, bà chuyển sang hoạt động văn học, làm biên tập văn xuôi các báo Văn Học, Văn, Văn nghệ, Tạp chí Tác Phẩm Mới; là Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường Viết văn Nguyễn Du, Ủy viên Hội đồng Văn học công nhân, Trưởng Ban Văn hoá - Văn nghệ báo Nhân Dân, Giám đốc Quỹ Văn hoá Việt Nam của Bộ Văn hoá.

Các tác phẩm đã xuất bản:
Truyện ngắn: Cu Dũng (1959); Anh công dân mới (1962); Lớp học (1964); Ngày mai sắp đến (1969); Con mèo rét (1974); Ô cửa sổ (1974); Má (1976); Ngôi sao đỏ (1976); Đốm hoa tím (1980); Lẵng hạt ngọc (1984); Cái tát (1990); Săn đuổi một tia chớp (1993); Nắng (1998); Trăng lên (2004).

Truyện dài, tiểu thuyết: Chị Tư Già (1966); Cô giáo trường Pa Nù (1969); Người chị - Nguyễn Thị Minh Khai (1976); Tiếng gió (1976); Hạt chò chỉ (1978); Người thợ máy Tôn Đức Thắng (1981); Khúc hát vườn trầu (1982); Rừng đước (1992); Hòn đảo một mình (1984); Hồi (1995);

Ký, tạp văn: Mẻ gang đầu (1965); Mà sao đó là cuộc đời mình (1996); Ngọn lửa ấm (2003); Người đàn bà cầm bút (2004); Cánh buồm nhỏ (2007).

Nghiên cứu: Chân dung văn học (chủ biên, 1992); Nguyễn Công Hoan, nhà văn hiện thực lớn (1993); Chân dung nữ văn nghệ sĩ Việt Nam (chủ biên, 1995); Văn hoá nghệ thuật và phụ nữ Việt Nam (1989); Văn hoá gia đình Việt Nam (1992); Hai mươi năm một chặng đường phát triển của phụ nữ Việt Nam (1996); Gia đình và người phụ nữ (2000); Gia đình của cả hai người (2003); Tuyển truyện ngắn (2011); Chép được ở ngoài đời (truyện ngắn, 2012).

Nhà văn Lê Minh từng đạt Giải nhất Cuộc thi ký của Hội Nhà văn Việt Nam 1962 với tác phẩm Kỷ niệm về Khu Đông; Giải nhất Cuộc thi Truyện ngắn của Hội Nhà văn Việt Nam 1969 với truyện Nắng; Giải A Giải thưởng 5 năm Văn học đề tài công nhân (1980-1984) với tiểu thuyết Hòn đảo một mình; Giải A 5 năm Văn học đề tài công nhân (1991-1995) với tiểu thuyết Hồi; Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2017.

Vì tuổi cao sức yếu, nhà văn Lê Minh đã từ trần vào hồi 17h15 ngày 11/6/2021 (tức mùng 2/5 năm Tân Sửu), hưởng thọ 94 tuổi. Tang lễ nhà văn đã được tổ chức vào 9h30 ngày 17/6/2021 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ truy điệu và đưa tang vào 10h30 cùng ngày, sau đó an táng tại Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng, Ba Vì, Hà Nội.

Hội Nhà văn Việt Nam, báo Văn nghệ xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng ngiệp và độc giả của nhà văn.

Văn nghệ

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2022

Nguyễn Công Hoan và thơ


1. Nguyễn Công Hoan và thơ
2. Về "thơ" - (Trong “Đời viết văn của tôi”)



Nguyễn Công Hoan và thơ

Lượm lặt


[...]
Xa nhau khá lâu, một hôm, vào năm 1925, tình cờ tôi gặp Hoan ở Bờ Hồ. Anh vẫn xúng xính trong cái áo the thâm và lê đôi giày Gia Định. Hoan hồng hào, rắn rỏi, những lông tơ xanh xanh ngày xưa trên mép anh bây giờ đã đen đen. Tôi khen Hoan chịu khó viết lách. Anh cười hê hê và vẫn cái lối hồi còn bé, anh rỉ vào tai tôi:
- Ấy mình viết là do một chuyện rất lạ.
- Không phải tiểu thuyết đấy chứ? - Tôi hỏi anh.
Hoan cười xoà, kể cho tôi nghe:
- Nguyên ở làng mình có một người con gái trạc tuổi mình, con nhà thi lễ. Năm mình và cô ta mới sáu bảy tuổi mà cả làng đã yên trí là lớn lên mình sẽ lấy cô ta làm vợ. Đến nỗi vài người trong gia đình cô ta cũng tin như thế. Nhưng sự thực thì thầy mẹ mình không có ý định ấy. Rồi lớn lên, cô ta đi làm dâu một ông quan to. Chồng cô ta cứ ít lâu lại tuồn ra một bài thơ. Hãnh diện về nhà chồng và về chồng, cô ta đem thơ của chồng về nhà cô ta và đọc cho mọi người nghe...
Kể đến đây, Hoan ngừng lại và cười ngất.
Tôi hỏi anh, thơ của chồng cô ta như thế nào, có hay không, thì Hoan giơ tay lên, giả vờ bịt mũi và đọc:
...Hoa có tàn hoa ủ mấy thu,
Thương ôi! Mây khói mịt mù...
Bừng con mắt, biết tiêu du cảnh nào!

Hoan lại nói cho tôi biết anh chàng "thi sĩ" này khi nói chuyện với Hoan, cứ tỏ ra "ưu thời mẫn thế" nên Hoan có làm một bài ca trù để chế giễu, và Hoan đọc cho tôi nghe. Bài khá ngộ nghĩnh, lúc ấy tôi có chép vào sổ tay.
Lo gì lo lắm,
Vắt tay nằm trên trán để mà lo.
Lo đủ điều lo nhỏ lại lo to,
Lo đến hết thở dài, rồi thở vắn,
Lo nước bể Đông ngày dãi nắng
Lo Vưòn Con Cóc khuyển làm thơ
Lo để mặt méo xệch, chân cẳng quắp co,
Lo đến cả con bò răng vẫn trắng.
Thế mới biết cái lo là lắng đắng,
Khách đa sầu gánh nặng những điều lo.
Ai ơi, lo lỏ lò lo...


Đọc xong bài ca trù, Hoan nói:
- Làm thơ kiểu thằng cha ấy thì mình có thể suy ra hàng tràng. Nhưng mình không thèm làm. Mình sẽ viết văn xuôi và nhất định phải hơn nó, cho vợ nó mất làm bộ.
Từ lần ấy, bẵng đi mười năm chúng tôi lại không gặp nhau.
[...] Nguyễn Công Hoan nói động cơ viết của anh lúc đầu là một chuyện tình duyên, nhưng theo tôi nghĩ thì anh viết được trước hết là do bản thân anh có khả năng, có tích luỹ về văn hóa, về cuộc sống. Tôi biết anh rất nhạy cảm, có cái nhìn sâu về cuộc đời, có trí nhớ dai, lại lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước. Dân tộc Việt Nam ta có nhiều gia đình nho sĩ bậc trung có lòng yêu Tổ quốc và ghét phi nghĩa. Khi có phong trào khởi nghĩa thì họ là người sẵn sàng hưởng ứng, sẵn sàng ủng hộ. Có nhiều gia đình nho sĩ ở nông thôn rắt gần với nông dân và đã có một số người trong các gia đình ấy là tác giả những văn thơ yêu nước, những bài ca, bài vè chống quan lại tham ô, chống thực dân Pháp. Cũng lại chính ở những gia đình ấy người ta đã nghe được một cách thầm kín những thơ văn khuyết danh chế giễu những "quan đại thần" ôm váy cho "đầm, xách giày cho Tây, những bài ca về phong trào Đông du và những bài vè đánh giặc Pháp xâm lược. Nhiều người trong đám nhà nho ấy cũng ra làm những chức quan nhỏ để sinh sống, nhưng trung thành với "nhà nước bảo hộ" thì không. Đó là một trong nhiều đặc điểm của dân tộc ta, nên ở nhiều thời kỳ lịch sử của dân tộc, cả nước đã đứng lên chống ngoại xâm, tầng lớp trí thức cũng như nhân dân lao động, đều một lòng đánh giặc cứu nước, chỉ một thiểu số theo giặc và cuối cùng bị tiêu diệt.
Chính ở trong gia đình mình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe những câu thơ, câu đối đả kích những kẻ quan thì to nhưng tài đức thì lại quá nhỏ. Thí dụ những loại câu như câu về một "quan đại thần" nọ đập đầu lạy vua để con được đỗ tiến sĩ và chị tên khoa bảng thì ra vào công sứ để em được bổ nhiệm:
Em nên khoa mục, cha mòn trán
Em được công danh, chị nát đồ


Và câu của Trần Tán Bình về mụ Tư Hồng vợ Tây và bố mụ được sắc phong:
Một đạo sắc phong hàm cụ lớn
Trăm năm danh giá của bà to


Nguyễn Công Hoan thuộc rất nhiều câu loại trên này, và cũng rất nhiều giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm. Những thơ ca và giai thoại này có ảnh hưởng sâu sắc đến lối viết của anh, một đặc điểm Việt Nam, tuy là văn xuôi mà rõ ràng kế tục dòng Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương về cách nhìn con người và cách đánh giá mọi việc trong xã hội.

Hồi mới bước vào nghề văn, Nguyễn Công Hoan đã tích lũy được nhiều vốn về xã hội đương thời, về văn hóa văn nghệ truyền thống, phần nhiều là truyền miệng; anh lại có một kỹ thuật khá độc đáo về miêu tả con người và sự việc, nhưng trong bước đầu anh cũng long đong như nhiều nhà văn khác.
Kiếp hồng nhan (viết năm 1921 và in thành sách năm 1923) quyển sách đầu tay của anh, ra đời vào buổi bình minh của văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ, nên anh đã cặp kè được với Nguyễn Khắc Hiếu. Những truyện ngắn của Phạm Duy Tốn như Sống chết mặc bay và Con người Sở Khanh cũng chỉ mới đăng trong một tạp chí, tạp chí Nam Phong, vào những năm 1918 và 1919, trước Nguyễn Công Hoan có vài năm. Nhưng vào thời ấy, những người chú ý đến truyện ngắn cũng không nhiều và họ cũng chưa đánh giá được đúng. Tôi đọc An Nam tạp chí để theo dõi công việc viết văn của Hoan, vì tôi nghe nói Hoan có viết cho tạp chí này, nhưng đọc Annam tạp chí, tôi thấy ngấy quá. Một hôm, tôi đọc một bài của Tản Đà và thấy ông khen Nguyễn Công Hoan làm thơ hay. Đó là câu vịnh Ông Táo của Hoan:
Thân tớ ví không lành tựa đất,
Cuộc đời hồ dễ đã ra tro.


Tôi tự nghĩ: "Quái cậu ta bảo mình là cậu ta sẽ viết văn xuôi, sao bây giờ lại đi làm thơ! Hay cậu ta viết văn xuôi bí rồi?".
Hoan đi với Tản Đà, nhưng chính Tản Đà cũng long đong.
[...]

Tình yêu văn chương ở một đứa trẻ không hình thành ngẫu nhiên mà từ nếp nhà. Với Nguyễn Công Hoan, do bố là huấn đạo (dạy học), bác đỗ đại khoa, vì thế trong nhà ông có rất nhiều sách. Bà nội thuộc dòng dõi nhà nho nên ngay từ bé, từ lời ru, lời ăn tiếng nói của bà, Nguyễn Công Hoan đã thuộc nhiều câu trong Truyện Kiều, Nhị độ mai… dù không hiểu nghĩa.
“Cố nhiên là tôi đọc lại như vẹt, ngâm ngọng. Song do đó, niêm luật của thơ ca, nhạc điệu của ngôn ngữ được luyện vào óc tôi, được nhuần vào óc tôi từ ngày ấy” - ông cho biết.
Lúc ông học Trường Bưởi, Đông Dương tạp chí xuất bản thành khổ nhỏ, có phần văn chương, Trung Bắc tân văn có phần Từ phú thi caĐoản thiên tiểu thuyết thì trong thời gian nghỉ hè, không ngày nào ông không đọc những bài đã in trong báo đó.

Không riêng gì thơ ca, những đoạn văn có vần điệu du dương, nhịp nhàng, ông cũng đọc đến thuộc lòng. Khi Nam phong tạp chí ra đời, phần Văn uyển là chuyên mục ông thích nhất. Từ chỗ thích đọc, khiếu văn chương còn thúc giục Nguyễn Công Hoan phải viết. Tương tự Nam Cao, Tô Hoài… ban đầu, Nguyễn Công Hoan cũng làm thơ, tất nhiên chịu ảnh hưởng sâu đậm của lớp người đi trước đã thành danh.

Lúc được làm quen với thi sĩ Tản Đà, đọc
“Trời sinh ra bác Tản Đà
Quê hương thời có, cửa nhà thời không”,
cái mộng dan díu với “nàng thơ” ở ông tắt ngúm vì thừa biết mình không thể sánh được với bậc đàn anh.








Nguyễn Công Hoan thường nói về thơ với một sự nghiêm chỉnh hiếm có. Trong hồi ký Đời viết văn của tôi, ông tự hào kể:
“Ngay từ những năm tôi còn nói ngọng, tôi đã thuộc một số thơ cổ của Trung quốc. Rồi tôi học phương ngôn, tục ngữ ca dao của dân tộc. Rồi tôi thích nghe những vần thơ chống Pháp của những tác giả ẩn danh do cha tôi dạy truyền khẩu…”.
Vai trò của thơ được ông diễn tả bằng những lời lẽ cảm động:
“Lúc đầu tôi đọc thơ, nhưng chưa hiểu. Rồi sau, vì đọc đi đọc lại luôn, tôi hiểu dần, ý nghĩa của những bài ấy như thấm thía tí một vào trong người và rồi hình như những lời ấy là của chính tôi nói với người khác vậy”.
Những khi có điều gì không được như ý, sau khi làm vài chén rượu, ông không chỉ đọc thơ mà còn làm thơ giải buồn. Trong hồi ký, ông từng chép ra nguyên văn mấy bài thơ ông đã làm.

Xem ra lời lẽ của một người suốt đời sống với thơ cũng chỉ chân thành đến vậy!







Lại nhớ, một số đoạn trong Đời viết văn của tôi được viết một cách chắt lọc nghiêm túc, ở đó tác giả thú nhận rằng từ nhỏ mê thơ thích làm thơ và chẳng qua vì ở gần Tản Đà hiểu thơ là khó nên mới nhất quyết không làm thơ mà chỉ lo viết văn xuôi. Có điều lạ là tuy sống với nghề văn một cách hết lòng — bao nhiêu vất vả đã từng trải qua, bao nhiêu vinh quang đã thụ hưởng một cách chính đáng (với những Kép Tư Bền, Bước đường cùng) – nhưng trong lòng nhà văn xuôi này tình yêu với thơ ca nẩy nở tự nhiên từ lúc thiếu thời vẫn chiếm một góc riêng. Thơ đến với ông những lúc ông thật là mình thật đơn độc, lại đến với ông những lúc ông buồn rầu, đau xót cảm thấy bất lực trong trường đời. Không cần biết của làm ra là hay hay dở và chúng có cần cho ai không, viết những câu thơ lúc ấy với ông là yêu cầu tự thân là một cách làm vợi bớt nỗi lòng. Hoá ra con người lý tưởng trong ông không bao giờ chết hẳn, ông chỉ tạm đặt nó sang một bên để làm công việc vẽ nhọ bôi hề kiếm sống hàng ngày.

Không thể nói cái có vẻ gần với mơ ước cao đẹp ngày xưa chỉ là phần thỉnh thoảng thấp thoáng hiện về trong tâm trí NCH. Mà thật ra đấy mới cái phần ẩn giấu sâu xa nơi ông. Và từ quan niệm về thơ, có thể suy rộng ra cái cách ông hiểu về sự thiêng liêng của chữ nghĩa, về sứ mệnh phải có của một người có được tiếp xúc với sách vở của cổ nhân , những việc xem là đáng làm của người cầm bút. Có thể nói tương ứng với những Tấm lòng vàng, Danh tiết, Thanh đạm … hẳn là đã có một it tín điều về văn chương nó không gì xa lạ với quan niệm của các bậc tiền bối đã hình thành nơi NCH. Chăng qua thời thế thay đổi nên thói quen cũ bị kiềm chế, cái phần tin tưởng ấy ông phải đào sâu chôn chặt trong lòng, và trong con người ông lúc nào cũng còn một kẻ chung tình bất dắc dĩ.








Đọc tham khảo:
Ta say - Thơ Nguyễn Công Hoan




Về "thơ"

Nguyễn Công Hoan
(1903-1977)


Trong “Đời viết văn của tôi”.