Ads 468x60px

.

Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

Nhà văn Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977)


Nhà văn Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977)

Bảo tàng Văn học Việt Nam


1. TIỂU SỬ

Nhà văn Nguyễn Công Hoan sinh ngày 06 tháng 03 1903 ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).
Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957.

Nhà văn Nguyễn Công Hoan mất ngày 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội.



2. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Nhà văn Nguyễn Công Hoan xuất thân trong một gia đình quan lại nho học. Lúc nhỏ, ông học ở trường Bưởi, nay là trường Chu Văn An, Hà Nội. Năm 1922, ông học trường sư phạm. Cũng từ năm ấy, Năm 1926, ông tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, làm nghề dạy học ở nhiều nơi (Hải Dương, Lào Cai, Nam Định,…) cho đến khi Cách mạng tháng Tám nổ ra.

Nhà văn Nguyễn Công Hoan viết văn từ rất sớm. Truyện ngắn đầu tiên “Quyết chí phiêu lưu” ông viết năm 17 tuổi, Tác phẩm đầu tay Kiếp hồng nhan (viết năm 1920, được Tản Đà thư điếm xuất bản năm 1923) là một đóng góp cho nền văn xuôi Việt Nam bằng chữ Quốc ngữ. Từ năm 1930, ông thường xuyên có bài trên mục Xã hội ba đào ký của báo An Nam tạp chí, hầu hết là những truyện ngắn trào lộng, phê phán xã hội. Tiểu thuyết “Những cảnh khốn nạn” tập I, xuất bản năm 1934, viết trong thời gian ông dạy học ở Lào Cai, đã báo hiệu con đường văn chương độc đáo của riêng ông. Năm 1935, tập truyện ngắn Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan được xuất bản gây một tiếng vang lớn và đưa ông lên vị trí hàng đầu những nhà văn hiện thực xuất sắc lúc bấy giờ. Cho đến trước 1945, nhà văn đã viết hàng trăm truyện ngắn và hàng chục cuốn tiểu thuyết vừa hiện thực vừa lãng mạn.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông làm Giám đốc báo chí Hà Nội rồi Phó giám đốc Sở tuyên truyền Bắc Bộ.
Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, nhà văn gia nhập bộ đội, làm biên tập viên báo Vệ quốc quân (báo Quân đội Nhân dân ngày nay), Giám đốc Trường Văn hóa Lý Thường Kiệt, Chủ nhiệm tờ Quân nhân học báo. Năm 1951 ông làm việc ở Trại tu thư của ngành giáo dục, biên soạn sách giáo khoa và sách Sử Việt Nam. Ông cũng viết bài cho báo Giáo dục nhân dân, cơ quan ngôn luận đầu tiên của Bộ Quốc gia giáo dục lúc bấy giờ.

Hòa bình lập lại 1954, ông trở lại nghề văn. Từ sau năm 1954, nhà văn công tác ở Hội văn học nghệ thuật Việt Nam với cương vị Ủy viên. Khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, Ông được bầu làm Chủ tịch Hội (khóa đầu tiên 1957 – 1958), kiêm Chủ nhiệm Tuần báo Văn (tiền thân của báo Văn nghệ) và là Ủy viên Ban Thường vụ trong Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa sau đó. Ông cũng là Ủy viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học & nghệ thuật Việt Nam. Ông tiếp tục viết truyện ngắn, tiểu thuyết và nhiều bài về kinh nghiệm sáng tác, nghiên cứu bình luận văn chương. Ông mất ngày 6.6.1977 tại Hà Nội và để lại một di sản văn học khá đồ sộ: 200 truyện ngắn, 30 truyện dài, và hàng trăm bài viết về kinh nghiệm sáng tác, phê bình và nghiên cứu văn học. Tên Ông hiện được đặt cho một đường phố ở quận Ba Đình, Hà Nội. Tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình có con đường mang tên ông. Vào năm 2009 tên ông đã được đặt cho trường Trung học phổ thông Nguyễn Công Hoan tại Xã Mễ Sở, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên.



3. TÁC PHẨM
  • Kiếp hồng nhan (truyện ngắn, 1923)
  • Răng con chó của nhà tư sản (truyện ngắn, 1929; đăng Annam tạp chí số 23 năm 1931 với nhan đề Răng con vật nhà tư bản)
  • Hai thằng khốn nạn (truyện ngắn, 1930)
  • Thật là phúc (truyện ngắn, 1931)
  • Người ngựa, ngựa người (truyện ngắn, 1931)
  • Thế là mợ nó đi tây (truyện ngắn, 1932)
  • Xin chữ cụ nghè (truyện ngắn, 1932)
  • Tắt lửa lòng (truyện dài, 1933). Năm 1936, truyện dài Tác phảm Tắt lửa lòng của ông đã được soạn giả Trần Hữu Trang chuyển thể thành vở cải lương nổi tiếng “Lan và Điệp”.
  • Lá ngọc cành vàng (tiểu thuyết, 1934)
  • Kép Tư Bền (tập truyện ngắn, 1935)
  • Đồng hào có ma (truyện ngắn)
  • Mất cái ví (truyện ngắn)
  • Đào kép mới (truyện ngắn)
  • Hai thằng khốn nạn (truyện ngắn)
  • Xuất giá tòng phu (truyện ngắn)
  • Một tin buồn (truyện ngắn)
  • Nỗi lòng ai tỏ (truyện ngắn)
  • Tôi cũng không hiểu tại làm sao? (truyện ngắn)
  • Chiếc quan tài (truyện ngắn)
  • Sáu mạng Người (truyện ngắn)
  • Thịt người chết (truyện ngắn)
  • Sáng, chị phu mỏ (truyện ngắn)
  • Ông chủ (truyện dài)
  • Bà chủ (truyện dài)
  • Thanh đạm (truyện dài)
  • Cô giáo Minh (Truyện dài)
  • Cô làm công (tiểu thuyết, 1936)
  • Oẳn tà roằn (truyện ngắn, 1937)
  • Vợ (truyện ngắn, 1937)
  • Bước đường cùng (tiểu thuyết, 1938)
  • Tinh thần thể dục (truyện ngắn, 1939)
  • Phành phạch (truyện ngắn, 1939)
  • Cái thủ lợn (tiểu thuyết, 1939)
  • Nông dân và địa chủ (tập truyện ngắn, 1955)
  • Tranh tối tranh sáng (truyện dài, 1956)
  • Người cặp rằng hầm xay lúa ở ngục Côn Lôn 1930 (1960)
  • Hỗn canh hỗn cư (truyện dài, 1961)
  • Đống rác cũ (tiểu thuyết, 1963)
  • Ðời viết văn của tôi (hồi ký, 1971)
  • Tuyển tập Nguyễn Công Hoan (3 tập, Nhà xuất bản Văn học, 1983 – 1986)



4. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC

– Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.