Ads 468x60px

.

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2024

Giải mã một câu khẩu ngữ


Giải mã một câu khẩu ngữ

Nguyễn Ngọc Tiến


(HNM) - Khi bàn tán về tài nghệ của kẻ cắp, nhiều người hay so sánh
Truyện ngắn "Mất cái ví" của nhà văn Nguyễn Công Hoan đăng trên Báo Nhật Tân số 3 ra ngày 16-3-1933 kể về ông Tham kêu mất cái ví, trong đó có 40 đồng đúng vào hôm cậu ruột ông ở quê ra chơi. Sau khi mắng mỏ và dọa nạt con sen, thằng xe, ông Tham quay ra bảo cậu: "Hôm nay phiên chợ Đồng Xuân, mời cậu lên chơi cho biết chợ". Người cậu xâu chuỗi lời đứa cháu lại và nghĩ bụng: "Nó mời mình lên chợ Đồng Xuân, chắc là nó bảo mình ăn cắp cái ví của nó đây". Như vậy, câu "kẻ cắp chợ Đồng Xuân" có thể do Nguyễn Công Hoan hư cấu nhưng cũng có thể chợ Đồng Xuân có nhiều kẻ cắp thật và nhà văn đưa nó vào tác phẩm. Theo các nhà lý luận và phê bình văn học một thời thì Nguyễn Công Hoan là nhà văn theo chủ nghĩa hiện thực phê phán, nghĩa là chất liệu cho tác phẩm lấy từ hiện thực thời mà nhà văn đang sống. Như thế chuyện "kẻ cắp chợ Đồng Xuân" là chuyện có thật và họ ăn cắp gì?

Chợ Đồng Xuân ngày nay. Ảnh: Khánh Nguyên


Sau khi Hà Nội trở thành nhượng địa của Pháp, Ðốc lý Hà Nội là Tirant Gilberts (từ ngày 19-7-1888 đến 7-6-1889) đã ra quyết định mở rộng thành phố bằng việc lấp đoạn sông Tô Lịch từ cửa sông Nhị vào đến chân tường thành cũ. Thay thế chức Đốc lý của Tirant Gilbert là Landes Charles (từ ngày 8-6-1899 đến 15-1-1890), ông này xóa bỏ hai ngôi chợ cũ của Hà Nội vốn họp cạnh đền Bạch Mã và bên Cầu Đông, dồn tất cả về họp ở chợ nhỏ nằm trước cửa đền Huyền Thiên thuộc phường Đồng Xuân và chợ Đồng Xuân ra đời vào cuối năm 1889.

Ban đầu, chợ họp ngoài trời chỗ chợ nhỏ và lan ra cả phố Hàng Khoai, Hàng Gạo. Tuy là chợ hằng ngày nhưng mỗi tháng có một phiên họp vào ngày đầu tháng âm lịch. Chợ phiên đông đúc kẻ mua người bán hơn ngày thường do bà con các vùng ngoại thành mang bán các loại cây giống và súc vật giống như lợn, chó, mèo… Vì số người mua bán quá đông nên chính quyền thành phố cho phép tràn sang khu đất mới lấp. Để bắt tất cả kẻ mua, người bán phải vào chợ và không chiếm đường đi của các phố xung quanh, đồng thời không bỏ sót thuế, chính quyền cho quây xung quanh bằng rào tre với diện tích khoảng 10.000m2. Chợ Đồng Xuân ban đầu không có hàng lối và những người bán cùng một mặt hàng tự ngồi gần nhau để người này không phá giá của người kia. Những người bán hàng vải và tạp hóa sợ mưa chạy không kịp đã tự dựng túp lều bằng phên tre.

Thay thế Đốc lý Defrenel Paul chỉ nắm quyền trong 3 tháng lại là Landes Charles. Thấy thuế chợ Đồng Xuân là nguồn thu lớn nhất cho ngân sách thành phố nên Landes Charles quyết định nâng chợ phiên từ tháng họp 1 lần lên tháng họp 2 lần, đồng thời cho xây lại chợ có mái che. Khung chợ đúc bằng thép từ Pháp mang sang và có 5 bộ kèo, mỗi bộ dài 52m, chiều cao là 19m, mái lợp bằng tôn để che mưa che nắng. Năm 1892, trong kế hoạch xây dựng lại khu vực phố cổ để Hà Nội văn minh hơn, chính quyền thành phố đã cho xây tường mặt cổng ra vào chợ và đến năm 1893 thì xây tường bao xung quanh. Vào chợ có 3 lối, cổng chính là mặt phố Đồng Xuân hiện nay với 3 cửa, cổng bên phố Hàng Khoai và một cổng bên phố Hàng Chiếu. Từ Hàng Chiếu vào phải đi qua một ngõ rất dài mà hiện tại gọi là ngõ Đồng Xuân. Cổng chính của chợ có một phòng rộng cho ban quản lý và một viên cảnh sát gồm toàn người Pháp, hai bên có quầy đổi tiền lẻ cho khách (lúc này Hà Nội tiêu tiền France do Ngân hàng Pháp phát hành cho các nước Đông Dương sử dụng). Đồng Xuân trở thành chợ lớn nhất Bắc kỳ và không chỉ là chợ bán lẻ mà còn là chợ bán buôn cho người các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra về cất hàng. Từ khi có đường tàu điện chạy qua cửa chợ lên Bưởi thì chợ càng đông hơn vì lượng khách thăm thú cũng lắm.
Cuối thế kỷ XIX, hàng hóa ở chợ Đông Xuân không chỉ có các mặt hàng sản xuất trong nước mà còn bán rất nhiều sản phẩm tiêu dùng nhập từ nước ngoài vào, trong đó có táo, lê nhập từ San Fransico (Mỹ), vải từ Anh, hàng tiêu dùng từ Pháp, từ Hồng Công, Thượng Hải (Trung Quốc) nên người ta bắt đầu chia thành từng dãy và quy định cụ thể khu vực này bán hàng gì, khu vực kia bán hàng gì. Thẳng cổng chính vào là dãy bán vải, bên trái là bán hoa quả, kế đó là bán tạp hóa rồi đến các quầy bán thịt, rau, đồ sắt, ăn uống và có cả khu vực dành cho những người xem bói. Trong bài xẩm "Vui nhất là chợ Đồng Xuân", người ta liệt kê ra rất cụ thể chuyện này. Đầu thế kỷ XX, rau quả từ Đà Lạt chuyển ra theo tàu hỏa, su hào, bắp cải từ Sa Pa chuyển về bằng ô tô và nhiều mặt hàng sản xuất từ Sài Gòn chuyển ra như xà phòng Cô Ba, nước hoa, bàn chải, dầu nóng… Người buôn bán được trọng nhất là người bán hoa quả và bán vải. Người buôn trong chợ nể họ vì có nhiều vốn mới buôn được hàng này, không những thế, họ có người giúp việc và phụ bán hàng, chủ chỉ việc thu tiền, tiếp khách và ăn quà vặt. Quản lý chợ cũng tôn trọng vì họ nộp thuế cao nhất. Bán vải đa phần là dân xã Đông Ngạc, sáng ra các bà, các cô đi xe tay xuống chợ, chiều thì ngất ngưởng trên xe tay về làng.

Vì là chợ lớn, lại đầy đủ các mặt hàng nên sáng sáng, đàn bà con gái người Pháp, me Tây, Nhật kiều, Ấn kiều muốn mua sắm cái gì đều phải lên Đồng Xuân. Nhà sang có ô tô đưa đi, tầm khá giả thì đi xe tay và bình bình thì đi tàu điện. Những đối tượng trên khá giả nên kẻ cắp nhắm vào họ? Thực ra không thể lấy được của cánh đàn ông bởi ví của họ đút túi sau quần Âu có khuy cài, lại thêm sợi xích móc vào đỉa quần nên không dễ lấy. Còn các bà đầm cầm ví ở tay và nếu kẻ gian cướp của họ, chỉ cần một tiếng kêu lập tức ban quản lý cho đóng ba cửa chợ và sau đó không lâu thì cảnh sát bốt Hàng Đậu sẽ khám xét cả chợ. Từng có chuyện đó nên kẻ gian không dám liều. Hay kẻ gian ăn cắp của mấy bà bán hàng ở quê ra? Cũng không được, bán được cái gì các bà cho vào túi vải có dây thắt miệng rồi vận vào cạp quần. Vậy kẻ cắp chợ Đồng Xuân ăn cắp cái gì?

Phục vụ những người bán hàng và người mua hàng có hẳn một đội quân bâté (phu chuyên khiêng hàng thuê). Để bảo vệ nhau và giữ độc quyền, họ lập thành phường. Các phường bâté này có một đội trẻ em cả trai lẫn gái dưới 16 tuổi chuyên cắp rổ theo người đi chợ, họ mua cái gì thì bỏ vào rổ của chúng, sau khi mua đủ, chúng sẽ mang ra xe cho họ và nhận tiền boa. Phường bâté này phân biệt với phường bâté kia bằng màu sắc của rổ (sơn đen cả rổ hay nửa đen nửa màu ám khói). Để tranh giành khách, các phường hạ uy tín nhau bằng cách lợi dụng chợ đông, người của phường này thò tay vào rổ của người phường kia đang phục vụ khách lấy trộm và ngược lại. Dù nhiều người đi chợ yêu cầu trẻ cắp rổ theo mình cảnh giác nhưng hàng hóa vẫn bị mất, sự việc diễn ra quá nhiều lần và cảnh sát bốt Hàng Đậu dù bí mật theo dõi cũng không phát hiện được nên người đi chợ nói với nhau: Đúng là kẻ cắp chợ Đông Xuân. Câu nói đó loang ra khắp thành phố và "kẻ cắp chợ Đồng Xuân" như một tiêu chuẩn để chỉ tài nghệ và sự nhanh nhẹn của kẻ cắp.

Trước khi trở thành người giàu có thì Công Tu Nghiệp (người làng Phú Thượng, nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) từng là trẻ phụ bán hàng ở quầy vải chợ Đồng Xuân đầu thế kỷ XX. Vợ chồng một người Pháp thấy Nghiệp dễ thương, nhận làm con nuôi và dạy cho nghề nấu ăn rồi từ đó thành đạt và trở thành chủ khách sạn Phú Gia ở 36 phố Hàng Trống trước năm 1954. Lúc còn sống, có người đã hỏi ông về chuyện kẻ cắp chợ Đồng Xuân, ông bảo chỉ có các phường bâté lấy của nhau. Sau cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở Hà Nội vào tháng 7-1959, chợ Đồng Xuân không còn là cái "dạ dày" của Hà Nội, các phường bâté cũng bị giải tán, hàng hóa thì lèo tèo, vì thế chợ cũng vắng người...

Sự thể "kẻ cắp chợ Đồng Xuân" chỉ có thế, chẳng có tích nào về chuyện này.


Nguyễn Ngọc Tiến



Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2024

Ngày mỗi phụ thuộc?


Ngày mỗi phụ thuộc?

Vương Trí Nhàn


Không cần là một chuyên gia kinh tế, nhiều người chúng ta cũng biết rằng nền sản xuất và buôn bán của ta phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu hàng nước ngoài. Không chỉ dầu xăng, thép, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh... mà cả nguyên liệu chế biến thức ăn cho gia súc ta cũng phải đi mua. Thời buổi thế giới biến động, nền kinh tế mình như cái phao, biển động nổi gió một tí là dập dềnh theo, thiên hạ vừa hắt hơi một cái là mình đã nước mắt nước mũi giàn dụa.
Nhưng hôm nay tôi muốn nói một khía cạnh khác, một sự phụ thuộc. Giống như một căn bệnh nhẹ, nó có vẻ không mấy đáng ghét, nhưng suy cho cùng vẫn bòn rút sức lực của ta mà ta không biết, lại còn đua nhau vươn cổ cho nó chém nữa. Đó là sự phụ thuộc trong sinh hoạt.

Từ lâu dân Hà Nội đã đồn nhau là mấy khách sạn lớn nhất ở đây thường dùng rau và thịt chuyển từ nước ngoài về, chứ không dùng đồ mua từ các chợ quanh phố như dân bản địa. Mươi năm trước, nghe những chuyện đó, lập tức thấy sao mà họ cầu kỳ và có phần rởm nữa. Sống ở đây mà tách ra như trên một hòn đảo, sao họ lạ vậy? Ai ngờ cái nếp sống đó giờ đây lan ra trong nhiều tầng lớp dân thường, nhất là sau các đợt phát hiện rau quả có phun hóa chất, còn các loại dịch bệnh trên gia súc gia cầm thì hoành hành, cứ chấm dứt được ít lâu lại bùng phát trở lại. Nếu tôi không nhầm thì trong những mặt hàng giảm thuế để tránh lạm phát mới ban hành gần đây, có cả thịt lợn.

Ở đây tôi không dừng lại ở khía cạnh đạo lý của vấn đề mà chỉ vấn vương ở chỗ là hình như chính chúng ta đang không nuôi chúng ta bằng các thứ thổ sản của ông cha; không xài thứ hàng mà chính đồng bào trong nước chúng ta làm ra, mà toàn dùng hàng ngoại. Tại sao tình trạng này ngày một phát triển? Nghĩ tận căn nguyên thấy có hai lý do. Một là hàng ngoại rẻ và tốt. Thứ hai là nhiều khi hàng ngoại đáp ứng được cái nhu cầu sát sườn của mình mà hàng nội không đáp ứng nổi.

Liên quan tới lý do thứ nhất, có một ví dụ tôi nghe từ mấy năm trước thấy rất có ý nghĩa. Là ngay ở các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh hay Cần Thơ, nhiều người dân đang thích dùng gạo chuyển từ Thái Lan sang. Trời! Giá vài chục năm trước, nghe ai nói thế chúng ta sẽ bảo là chuyện bịa. Làm gì lại ra nông nỗi như thế. Từ Thái sang quá diệu vợi, còn công tàu bè chuyên chở công bốc vác, sao mà rẻ được?! Mà làm gì có chuyện gạo họ ngon hơn, hợp với cái hương vị nồi cơm mà mỗi người chúng mình được thấm từ hồi còn bú mẹ! Hóa ra thời thế thay đổi, việc không ai tưởng là có, nay đều có cả.
Liên quan tới ưu thế của hàng ngoại trong việc đón đường và nắm bắt nhu cầu, sau đây là câu chuyện tôi nghe từ miệng mấy bà bán hàng lặt vặt ở phố chợ Hà Nội (tôi cố ý tránh chữ phố cổ mà thấy gọi là phố chợ có lẽ hợp hơn). Từ lâu người Hà Nội có thói quen là nếu chiến thắng trong các cuộc đua tranh trong thể thao là đổ ra đường ăn mừng. Lúc đó người ta thích mua cờ và các băng khẩu hiệu để trương lên, giá đắt cũng mua. Một số nhà sản xuất Việt Nam cũng biết điều đó, nhưng vốn mỏng không làm được bao nhiêu. Khôn ngoan và biết tổ chức công việc hơn là các nhà sản xuất từ bên kia biên giới. Họ nắm ngay lấy khoảng trống đó. Mỗi lần dân Thủ đô có nhu cầu là hàng từ biên giới phía Bắc tràn về. Rút cục dân buôn mình chỉ thành trung gian bán lẻ cho đồng bào mình thứ hàng mà họ sản xuất.

Không chỉ trong chuyện băng cờ khẩu hiệu mà nhiều mặt hàng khác cũng có tình trạng tương tự. Theo tôi hiểu, đây là cả một xu hướng mà mỗi ngày chúng ta cảm thấy rõ rệt hơn. Mọi dòng nước ngược phản công lại cũng có nhưng không thấm thía gì cả.

Trong Nỗi lòng ai tỏ của Nguyễn Công Hoan, nhân vật chính là một cô gái tân thời. Đang tự nhiên cô suốt ngày thở ngắn than dài bỏ cơm, lên giường thút thít khóc, khiến cho cả nhà phải lo lắng. Cô bảo chỉ có một người bạn gái mới hiểu được cô và giải phiền cho cô. Đến khi người bạn kia tới thì cô nhỏm ngay dậy tâm sự. Sở dĩ cô buổn - buồn - buồn mất mấy ngày, ấy là vì một nhân vật tiểu thuyết cô đang đọc chết, thương quá !

Tôi nghĩ đến những con người thời nay. Chắc hẳn hàng ngày không thiếu cảnh cậu ấm cô chiêu ở các nhà giàu đập chân đập tay hành hạ bố mẹ vì không tìm ra mấy loại xe mới cho họ trưng diện. Nhưng đáng sợ hơn cả những cán bộ bình thường ngủ trưa trên bàn cơ quan và chia nhau suất cơm hộp chục ngàn cũng để hết tâm trí cả vào những Chelsea với lại Real Madrid ở các phương trời xa. Không đủ trình độ phán xét là hay hay dở, tôi chỉ biết cái sự đặt vui buồn trong tay kẻ khác như thế này đang trở thành cách sống thời đại, không ai cưỡng nổi.

Vương Trí Nhàn



Thứ Ba, 14 tháng 5, 2024

Sự "béo" của Quan dưới bút pháp Nguyễn Công Hoan


Sự "béo" của Quan
dưới bút pháp Nguyễn Công Hoan

Lại Trần Mai


Nguyễn Công Hoan là một trong số không nhiều nhà văn đã có thể in rõ dấu ấn bản sắc riêng của mình lên bối cảnh văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt văn học 1930 - 1945. Ông viết khá nhiều sáng tác văn xuôi thuộc mọi thể loại nhưng trong đó truyện ngắn là phần đặc sắc hơn cả.

Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng về truyện ngắn thì có thể sẽ không có được một cái nhìn toàn bộ về nhà văn - một cây bút hiện thực sắc sảo về nhiều mặt xấu xa của xã hội cũ... Ưu điểm này thể hiện rõ trong hệ thống truyện ngắn và một số tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan trước cách mạng. Sau cách mạng tháng Tám - 1945 Nguyễn Công Hoan vẫn tiếp tục sáng tác song vì nhiều lý do các tác phẩm của ông không được phát huy trong nền văn học mới.

Hầu hết truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan đều xoay quanh sự đối chọi giữa kẻ giàu và người nghèo, kẻ giàu là bọn có thế lực, địa vị, bọn thực dân, bọn quan lại, cả quan ông lẫn quan bà, bọn tư sản, địa chủ, cường hao, lính tráng.thủ phạm gây ra những chuyện xấu xa nhơ nhuốc trong xã hội. Người nghèo là lớp dân nghèo thành thị, phu xe, kép hát, người ở, ăn mày, gái điếm, lưu manh, mở rộng ra ông đi vào đời sống nông dân, công nhân.

Ta hãy xem một loạt bức chân dung nhân vật quan được Nguyễn Công Hoan vẽ theo nguyên tắc "vật hoá":
"Chà! Chà! Béo ơi là béo! Béo đến nỗi giá có thằng dân nào vô ý, buột mồm ra nói một câu sáo rằng: "Nhờ bóng quan lớn", là ông tưởng ngay nó nói xỏ ông. Tức thì, mặt bàn là một, mặt nó là hai, bị vả đôm đốp... Trên mép ông, ông đã bao công trình mới cấy được từng ấy râu. Ông để râu, cho khác hẳn với tụi huyện trẻ nhãi. Nguyên cái da mặt ông nhỏ, mà có lẽ vì ông béo quá, nên lỗ chân lông căng ra, căng thẳng quá, đến nỗi râu không có chỗ nào lách ra ngoài được. Đến nỗi năm bốn mươi tuổi, mà mặt ông nó cứ nhẵn thín như thường. Ông bực mình, bèn ra lệnh cấm thợ cạo lia lưỡi dao lên môi ông một dao, để ông nuôi râu. Thì sau hết, những lông tơ nó cũng dài ra, và trông rõ hơn. Và đến bây giờ, đứng ở hai bên miệng ông, nó thành hai cái dấu chua nghĩa (...).
(trích từ truyện ngắn: Đồng hào có ma)
Kết quả hình ảnh

Đây là hình ảnh quan Nghị Trinh qua ngòi bút của nhà văn:
"...một người mặt mũi phương phi, cổ rụt, bụng phệ môi trề mà không râu, mặc quần áo lụa, phe phấy cái quạt, ra vườn chơi. Bác đoán là ông Nghị, bèn đánh tiếng. Thì quả là ông Nghị thực. Vì nghe giọng nói hách dịch lắm...
(Hai thằng khốn nạn).
Và đây là chân dung quan phụ mẫu trong tiểu thuyết Bước đường cùng.
"Quan phụ mẫu là một người có nhiều cái đặc biệt. Đứng trước ngài, ta có cảm tưởng hỗn xược như ta lại phải ăn một mâm cỗ đầy ắp những thịt mỡ khi ta đã no nê. Nghĩa là ta phát ngấy về sự phì nộn của ngài. Ngài cúi mặt xuống, cả tấm thịt trên quai hàm bị cổ áo cứng nó đùn lên, nó vẽ nên một nét răn, chia má ra làm hai khu đều nhau, khu nào cũng phính và nung núc những thịt. Cái tấm má ấy đầy đặn đến nỗi giá chỉ một mũi ghim nhỏ lỡ đụng vào, là chỗ đó có thể chảy ra hàng lít nước nhờn nhờn mà ta quen gọi là mỡ. Lông mi ngài rậm mà vòng lên, đối với đôi mắt ngài hùm hụp cong xuống. Từ thái dương, đến má, đến xương quanh miệng ngài, người ta tưởng mặt ngài làm bằng sắt, vì nó đen đen. Nhưng không, màu ấy chỉ là di tích bộ râu quai nón mà sáng nay ngài quên chưa cạo".
Đúng là thuần tuý một khuôn mặt thịt, không tâm hồn, vô cảm. Không chỉ một loạt các quan ông được mô tả nhất loạt đều béo, mà quan bà cũng vậy.
"Vậy thì bà nằm đó. Nhưng thoạt trông đố ai dám bảo là một người. Nếu người ta chưa nom rõ cái mặt phị, cái cổ rụt, cái thân nung núc, và bốn chân tay ngắn chùn chùn, thì phải bảo là một đống hai ba cái chăn bông cuộn lại với nhau, sắp đem cất đi".
(Phành phạch)
Ta thấy Nguyễn Công Hoan tả người mà không còn ra người với cách sử dụng các chi tiết "mặt phệ", cổ rụt" “thân nung núc và bốn tay chân ngằn chùn chùn" như cái chăn bông cuộn lại. Hình ảnh bà chủ trên qua ngòi bút của Nguyễn Công Hoan đã biến thành hình ảnh một con vật.
"Anh xe nhấc càng lên, nặng nề rạp người xuống, bước vài bước thực dài để lấy đà, rồi mới đưa ngược khuỷu tay, cúi đầu mà chạy.
Trên nệm lò xo rung rinh, thấy đặt một thứ cây quý giá tuy hơi cổ thụ, nhưng chưa có vẻ gì cằn cỗi. Ngọn cây còn xanh tốt, lại có điểm một bông hoa đỏ thắm. Vỏ cây đã có chỗ nhăn nheo, song người ta khôn khéo, lấy một lần bột gạo thơm che lấp đi. Toàn thân phủ nhiễu trắng, thứ nhiễu tây mềm nhũn và má trợi.
Cây đó là một cây thịt.
Cây thịt đó là bà Phán Tuyên.
(Cho tròn bổn phận)...
Cách miêu tả người bị vật hoá của Nguyễn Công Hoan làm nổi bật sự kệch cỡm, lố bịch ở cái vẻ bề ngoài hào nhoáng nhưng thật thô thiển. Và một bức chân dung khác béo đến phát sợ:
"Nguyên là bà ấy béo quá - Gớm! Béo đâu có béo lạ béo lùng thế! - Béo đến nỗi hai má chảy ra, cổ rụt lại. Béo đến nỗi bụng sệ xuống. Béo đến nỗi trông phát ngấy lên!
(Hai cái bụng)
Tả người Nguyễn Công Hoan thường đặc biệt chú ý tới khuôn mặt mà theo Bônđơle "Bộ mặt xấu là bộ mặt thiếu sự hài hoà, bệnh hoạn, thiếu hưng phấn sáng sủa, thiếu sự phong phú nội tâm". Nhận xét trên rất đúng với nhân vật phản diện của Nguyễn Công Hoan. Hãy xem nhà văn tả cái mặt của bà lớn:
"Hình như trời đã đặt một cái khuôn riêng để đúc nặn các người làm bà lớn. Nên chăng mấy chốc, bà phủ đã được đúng kiểu mẫu, chỉ riêng bộ mặt cũng đã long trọng. Người ta tương chiếc bánh dầy đám cưới, ở giữa đặt một quả chuối ngự, và ngay đầu quả chuối, nằm dài hai múi cà chua"
(Đàn bà là giống yếu).
Có thể nói rằng trước Nguyễn Công Hoan chưa có nhà văn nào miêu tả bộ mặt con người thảm hại như ông, phải có lòng căm phẫn cao độ, trí tưởng tượng phong phú, khiếu hài hước, có biệt tài riêng thì mới có thể tạo nên những ẩn dụ đầy ngộ nghĩnh đến vậy.

Những hạng người giàu có, ta thấy Nguyễn Công Hoan không chỉ miêu tả ngoại hình xấu xí mà đều nhất loạt béo, cái béo của nhân vật làm cho người đọc có cảm giác như đang tả một đồ vật, con vật, được chăm bẵm quá mức. Nó đối lập hoàn toàn với những hình nhân nghèo khổ kia.

Xét về mặt ý nghĩa xã hội cách miêu tả ngoại hình chân dung nhân vật như vậy biểu hiện sự phân hoá giai cấp tầng lớp sâu sắc.

Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Công Hoan tả bọn quan lại, bọn tư sản, địa chủ, cường hào... đều nhất loạt to béo, béo đến chảy mỡ, đến phát phì ra như vậy. Đây là cách giải thích của Nguyễn Công Hoan về lý do béo của chúng:
“Tôi cực lực công kích sách vệ sinh đã dạy ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn được khoẻ mạnh, béo tốt. Thuyết ấy sai! Trăm lần sai! Nghìn lần sai! Vì tôi thấy sự thực ở đời này bao nhiêu những anh béo khoẻ đều là những anh thích ăn bẩn cả”
(Đồng hào có ma).
Theo Nguyễn Công Hoan “béo” là do “ăn bẩn” nghĩa là ăn cắp, ăn cướp, ăn hiếp, đục khoét của dân, hút máu, hút mủ của dân. Hàng loạt truyện ngắn và một số tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan đều xoay quanh các mánh khoé, thủ đoạn “ăn bẩn” của bọn quan lại, cường hào, địa chủ.

Có những cách ăn thật oái oăm, kỳ lạ và hết sức đê tiện.
“Tiếng khóc của người mẹ trước thi hài con chết đuối đã trương làm ai cũng phải cảm động. Nhưng trái lại, nó không làm chuyển nét mặt của quan tư pháp. Đến đây, ông là đại biểu cho pháp luật, ông đã từ người bằng xương, bằng thịt biến thành pho tượng bằng sắt đá lạnh lùng”.
Vậy đã là sắt đá không thể cảm nhận được những tiếng khóc ẻo lả của người mẹ mất con hoặc những tiếng kêu nài mềm yếu của người cha oan uổng. Cảm được sắt đá duy chỉ có một vật. Vật ấy cố nhiên phải rắn hơn đá. Mà vật rắn ấy nhà ông Cửu không thiếu. Nó làm bằng loại bạc.
Và lời kết chuyện:
“Và một giờ sau, lũ ruồi, lũ nhặng, lũ cá, lũ quạ, tiếc ngẩn ngơ.
Chúng có biết đâu rằng quan huyện tư pháp đã tranh mất món mồi ngon của chúng”
(Thịt người chết).
Bằng sự so sánh đồng nhất quan huyện tư pháp với lũ ruồi, lũ nhặng, lũ cá, lũ quạ cùng nhau tranh mồi là các thây ma cho ta thấy sự đê tiện đáng kinh tởm của một viên quan “ăn bẩn”.

Nghĩ lại, thấy người dân đen ngày trước thật cực khổ vô cùng, khổ vì nghèo đói đã đành, đến con chết cũng không được chôn, mẹ chết cũng không được ra đồng (Người thứ ba).

“Cái miệng, trước khi để khóc mẹ, hãy phải dùng để trình nhà chức trách biên vào sổ tử cho, thì mới đúng là trong nhà có người chết. Nếu không, thành ra mình khóc lậu à? Mà trình nhà chức trách, đố ai làm nổi việc ấy bằng lời nói suông. Cho nên, vừa bị kéo tới thềm nhà, chị cu đã lạy van cụ thư ký bằng một món tiền (...).
Tiếng phèng rè nổi lên như run, như khóc. Chiếc nhà táng vừa nâng cao, chị cu thương tâm quá, đứng không vững, ngã khuỵu xuống đất.
Nhưng mà:
- Này! Hãy dậy đã.
Chị mở mắt ra, nhìn.
Ông quản cố cầm roi mây, phì hơi rượu vào mặt chị, nói:
- Mày dậy đã, không có phép thế.
Chị cu vừa khóc, vừa rên rỉ:
- Phép thế nào, ông ơi.
Ông quản lộ cau mặt, gõ đầu roi vào nhà táng:
- Nghĩa là nó là phép thế. Đường là đường làng. Làng cắt tôi ra trông nom. Chị có tư cách gì mà dám đưa ma bà cụ lại không nói với tôi một tiếng? Bốn người này khiêng áo quan vào trong nhà giả chị ấy!
(...) Chị không khóc nữa, lấy vạt áo chùi đôi mắt đỏ hoe, rồi từ từ cởi nút giải yếm.
Liếc mắt thấy phát tài đến nơi, ông quản dịu mặt:
- Tôi vẫn biết chỗ người làng người nước, làm ra sinh mất lòng mất bề nhau, nhưng nghĩa là việc quan anh cứ phép công anh làm, ai oán thì oán.
Nói đoạn, ông lại liếc mắt lượt nữa, thấy chị cu đã nắm cái gì ở trong tay. Ông biết rằng không phải nói thêm gì. Ông đứng yên, để nhường lời cho chị. Mặt ông, lúc đó, tuy trơ trẽn, nhưng tươi lắm.
Chị nhờ người vào nhà lấy cái đĩa, rồi để đánh cạch hai mươi trinh vào, dịu dàng thưa:
- Gọi là thế, có cơi giầu biếu ông, thôi thì ông cho các bác ấy khênh bà cháu ra đồng.
Ông quản để năm đầu ngón tay vào lòng đĩa, vét một cái rất anh hùng, rồi gật đầu, hất roi:
- Thôi được!
(Người thứ ba)
Ở tầng lớp quan lại, tư sản, địa chủ, cường hào mà Nguyễn Công Hoan gọi chung là bọn nhà giàu ấy không chỉ diễn trò “ăn bẩn” mà còn diễn trò “ăn cắp”, “ăn cướp”. Đó cũng là đề tài trở đi, trở lại trong những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Có lẽ xoay quanh những vụ trộm cắp, nhà văn dễ tìm ra những tình tiết ly kỳ và có dịp vạch trần bản chất đểu cáng, giả dối của chúng.

Song có cả những nhân vật vì nghèo khổ, gầy, đói quá do không có gì mà ăn nên cũng phải diễn trò ăn cắp, ăn xin.
Trong sự đối lập kẻ giàu, người nghèo ấy cùng diễn ra trò, dĩ nhiên nhà văn đứng về phía người nghèo, bênh vực họ.

Ví dụ: Ở những truyện ngắn: Thằng ăn cướp, Bữa no... đòn, Thế cho nó chừa...
Vì đói quá phải ăn quỵt hai xu bún riêu, bốc trộm củ khoai, một tấm bánh. Nguyên nhân thì nhỏ nhưng kết quả là những trận đòn bán sống, bán chết và rồi bị nhốt trong nhà lao. Đó là giá trị con người dưới thời thuộc Pháp. Nguyễn Công Hoan đã giáng một đòn chí mạng vào chế độ xã hội coi mạng người như cỏ rác.

Ngược lại với thủ phạm là bọn nhà giàu: với tài dựng truyện Nguyễn Công Hoan dẫn dắt độc giả bằng những tình tiết lôi cuốn để bắt quả tang những vụ trộm bất ngờ. Ví dụ: Cái ví ấy của ai là truyện mấy ông huyện, ông đốc, bà tham, bà cử nào đó rất chi là sang trọng, lịch sự, đang khiêu vũ với nhau, nói toàn tiếng Tây, tưởng đâu chỉ có say vì nhạc, mê vì tình. Ấy thế mà xoay ra lần ví của nhau. Để rồi thằng xe phải một trận đòn oan thừa sống, thiếu chết. Truyện Thằng Quýt tố cáo một ông Phán ăn cắp mười đồng tiền công của đầy tớ một cách đểu rả, độc ác.

Cụ Chánh Bá mất giầy cũng là một kiểu ăn cắp không hơn, không kém: cụ Chánh Bá dựng đứng lên chuyện mất cắp đôi giày của mình. Đôi giày của cụ:
“...chẳng biết cụ mua từ Khải Định mấy niên, đến bây giờ, đóng lại đế là lần thứ bốn, mà nó vẫn hoàn không đế. Mũi thì nứt rạn và vá nhiều nơi. Cái cá đã đóng thêm lượt nữa, nhưng nó vẫn thủng. Lượt da thì ải và bật dây gần hết. Bọn thợ khâu giày phải trốn như chạch, vì lỡ ra không nhẹ tay mà chọc mạnh cái dùi vào, là nó toạc ra - vì tất nó toạc ra - thì oan gia.
(...)
Lúc chập tối, trong khi có hai thầy trò cụ chánh Bá ở nhà trên, thì cụ khẽ gật tên đầy tớ, và liếc mắt một cái. Anh này hiểu ý, ra hiên đứng nhìn, rồi đến cạnh cụ, cúi xuống nhặt... Rồi thu thu vào trong bọc. Rồi len lén ra ngoài ao. Rồi giơ thẳng cánh tay, ném xuống nước. Tõm!...”
Cụ Chánh được không một đôi giày mới. Thật là đểu cáng, lừa lọc hết mức. Đê tiện và bất ngờ nhất có lẽ là vụ trong truyện Đồng hào có ma.

Bà Nuôi, một nông dân nghèo bị mất trộm sạch của cải tìm lên huyện để trình quan. Theo lệ quan bà phải khấu một đồng bạc, quan mới nhận đơn. Vậy là tính quan thích “ăn lễ, ăn tiền”. Nhưng ăn lễ, ăn tiền, ăn đút, là cách ăn bẩn hàng ngày của quan lại. Ở quan huyện Hinh oai vệ, béo tốt hơn người ấy có cách ăn bẩn thượng hạng hơn. Ông ăn cắp một đồng hào đánh rơi của con mẹ Nuôi mà mặt cứ tỉnh như không, đúng là ăn cắp chính tông.
“Ông huyện Hinh cứ ngồi yên sau bàn giấy để nhìn theo con mẹ khốn nạn. Rồi khi thấy nó đã đi khuất, ông mới đưa mắt xuống chân, dịch chiếc giầy ra một tý. Và vẫn tự nhiên như không, ông cúi xuống thò tay, nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở đế giầy bám vào, rồi bỏ tọt vào túi”.
Ông huyện Hinh đã ăn không, ăn cắp, ăn cướp đồng hào đôi của bà Nuôi nghèo khổ đang cơn hoạn nạn. Một cách “ăn bẩn” thượng hạng của thó vật, sự béo khoẻ đặc biệt của ông là điều dễ hiểu. Từ “ăn bẩn” dùng cho các ông huyện, lũ quan... ở đây không hiểu theo nghĩa đen chỉ áp dụng cho động vật, loài chó, lũ lợn thích ăn những cái dơ bẩn. Từ được dùng theo nghĩa ẩn dụ, so sánh với cách kiếm chác, ti tiện, đê tiện, bần tiện của bọn quan lại sâu mọt.

Thế là trong cái xã hội của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, bọn thống trị chỉ là một lũ ăn cắp, ăn cướp, luật pháp của chúng bày ra chỉ là để đè đầu người dân xuống mà ăn cắp, ăn cướp. Nguyễn Công Hoan đã phản ánh được chính xác một khía cạnh bản chất hiện thực bằng tài đả kích tuyệt vời, chứng cứ rõ ràng. Ông đã đưa bọn thống trị lên sân khấu, cho chúng tự lột mặt nạ trước người đọc. Đó cũng là sở trường của Nguyễn Công Hoan, sở trường tố cáo vạch mặt bọn thống trị .

Chúng ta thấy rõ Nguyễn Công Hoan là nhà văn có tài xây dựng nhân vật phản diện. Việc xây dựng nhân vật phản diện cho phép nhà văn được tô đậm, phóng đại những nét tiêu biểu của nhân vật.

Thế giới nhân vật của ông không chỉ quẩn quanh với những lớp dân nghèo thành thị (phu xe, kép hát, người ở, ăn mày...). Ông đã mở rộng thế giới nhân vật của mình đi vào đời sống công nhân, nông dân, không chỉ mô tả họ như những nạn nhân tiêu cực mà còn phát hiện ra bản chất ngoan cường, bất khuất. Đó là hình ảnh chị công nhân Sáng trong truyện Sáng... chị phu mỏ, hình ảnh anh Pha trong tiểu thuyết Bước đường cùng (nói sau).

Khi xây dựng nhân vật chính diện mặc dù chưa có gì sâu sắc lắm những biểu hiện một cái nhìn đúng đắn, một thái độ trung hậu, thông cảm của tác giả. Không phải không có lý do khi Nguyễn Công Hoan viết trong Đời viết văn của tôi.
“Nhân vật quen thuộc của tôi đều là những nhân vật xấu trong xã hội thuộc Pháp. Họ là bọn nhà giàu, cậy quyền thế mà áp bức bóc lột người nghèo. Họ là quan lại, địa chủ, là tư sản, tiểu tư sản líp trên. Vẽ họ tôi tìm đủ các nét nhơ bẩn về vật chất cũng như về tinh thần. Còn nhân vật chính diện thì tôi thường chỉ tả họ qua ngôn ngữ, cử chỉ để thấy được con người của họ”.
Thông qua thế giới nhân vật trong những sáng tác trước cách mạng của Nguyễn Công Hoan, ta thấy hầu hết các tầng lớp trong xã hội phong kiến đều có mặt, từ các giai cấp bị áp bức bóc lột, các giai cấp thống trị và các tầng lớp trung gian cho đến những người ở dưới đáy của một xã hội hết sức phức tạp. Tất cả đều có vai trong tấn bi hài kịch đồ sộ với bao nhiêu màn, lớp.

Trên sân khấu ấy đã diễn ra hầu như đủ mọi tấn trò đời, bao nhiêu tác phẩm là bấy nhiêu cảnh sống của các xã hội cũ thối nát.
Bằng một năng khiếu trào phúng dường như bẩm sinh, một vốn sống phong phú về trường đời và một trí tuệ sắc sảo, nhà văn Nguyễn Công Hoan đã phơi bày “thế giới bị lộn trái” ấy đậm chất hài hước. Ông cười con người tha hoá chính là để cười sự tha hoá của cả xã hội. “Quan niệm con người này làm cho tác phẩm có được chiều sâu phổ quát hơn một chủ đề tố cáo bọn thống trị hoặc nói đúng hơn tố cáo trạng thái phi nhân tính của đời sống” (Trần Đình Sử: Một số vấn đề thi pháp học hiện đại - BGĐ và ĐT 1993 trang 39).

Tố cáo trạng thái phi nhân tính để đòi một trạng thái có nhân tính. Đó là giá trị nhân bản trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Công Hoan trước cách mạng.

Lại Trần Mai






Thứ Hai, 13 tháng 5, 2024

Xin chữ


Xin chữ

Vũ Duy Thông


(Dân trí) - Ngày trước, tục cho chữ, xin chữ khá phổ biến.

Người cho chữ là những bậc túc nho, khoa bảng danh giá hoặc được kính trọng, tôn vinh. Người xin chữ thường là người quí trọng văn hoá, đi xin chữ là để lưu giữ một kỷ niệm, lấy cái tài cái đức của người cho chữ để giáo dục người thân, con cháu mai hậu. Truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân ai từng học hết bậc phổ thông trung học đều biết là một trường hợp cho chữ, xin chữ như thế.

Nhưng từ phong tục ấy, không ít người muốn làm ra vẻ cũng quen biết rộng, cũng hiểu chữ nghĩa, lấy tiền bạc hoặc cầu xin để được chữ của người tài cao học rộng mang về loè thiên hạ. Giai thoại về cô Tư Hồng, một "me Tây" nổi tiếng Hà Thành xin chữ cụ Tam Nguyên Yên Đổ cho bức hoành phi treo ở ngôi nhà mới xây, bị cụ cho ba chữ "Vọng Tây Lầu" thâm thuý, thuộc trường hợp này.

Lại có chuyện không ít ông nghè, ông cống mù dốt nhưng được mũ áo vua ban kiếm ăn quanh bằng cách cho chữ đám thọ, đám hiếu, nhà mới, chùa mới để kiếm ăn. Truyện ngắn Xin chữ cụ Nghè của Nguyễn Công Hoan kể về một ông có việc tang, muốn đổi mới các câu phúng đã quá nhàm chán như kiểu "Thiên thu vĩnh biệt", "Qui lai tiên cảnh" đầy rẫy ở các cửa hàng đồ tang của Hà Nội bấy giờ, ông biện lễ to, tới nằn nì xin cụ Nghè cho chữ.

Sau một hồi làm cao, vờ vắt óc suy nghĩ, cụ cho bốn chữ "Hạc giá tiêu du" (cưỡi hạc về cõi tiên) ai cũng biết, cũng thuộc. Người cho chữ cười ha hả mãn nguyện, người xin chữ méo mặt cười theo.

Chuyện xưa là thế, còn chuyện nay. Cứ đến dịp kỷ niệm năm tròn ngày truyền thống này nọ, từ cơ quan, xí nghiệp, tỉnh, huyện và cả những nơi vốn đã danh giá đều đổ xô đi xin chữ. Thường là thư khen. Nếu không thư khen thì vài dòng bút tích trong sổ vàng truyền thống. Quí nhất là ảnh, nếu có được tấm ảnh một đồng chí lãnh đạo đang thăm cơ sở, bắt tay thủ trưởng hoặc cầm trên tay một sản phẩm của đơn vị thì còn hơn cả cho chữ. Lại có đồng chí lãnh đạo thích cho chữ, thích có tên trên báo. Chỉ khổ các thư ký, các cán bộ văn phòng gò lưng ra sáng tác thư khen với những: "nhiệt liệt chào mừng", "nhiệt liệt biểu dương" "chúc các đồng chí phát huy thành tích" v. v... v.v...

Không rõ những chuyện xưa thời nay ấy được xếp vào loại nào trong số những chuyện xin chữ, cho chữ vừa kể.


Vũ Duy Thông






Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2024

Nghề giúp việc xưa


Nghề giúp việc xưa

Ngọc Tiến


(HNM) - Năm 1401, trong cải cách chế độ của Hồ Quý Ly có một quy định đó là hạn chế số lượng gia nô trong nhà quan. Gia nô là kẻ làm các công việc từ đồng áng đến việc nhà và gần như không có quyền tự do. Khi thực dân Pháp chiếm Hà Nội, đô thị này xuất hiện nghề giúp việc cho các gia đình người Pháp và cả những gia đình người Việt ở tầng lớp trung lưu, từ đó xuất hiện những cái tên "anh xe", "con sen", "u già"...

Có xe kéo tay thì phải có người kéo và cái tên "anh xe" có từ khi phương tiện này xuất hiện ở Hà Nội. Cuốn "Ở Bắc Kỳ, ghi chép và kỷ niệm" (Au Tonkin notes et souvenirs - xuất bản tại Hà Nội năm 1925) của Công sứ Bonnal (1883 - 1885) kể rằng, trong một chuyến đi Nhật, ông này đem về hai chiếc xe tay hiệu Djinnrickshas (pousse pousse - xe tay kéo), một chiếc để dùng còn chiếc kia tặng Tổng đốc Hà Nội là Nguyễn Hữu Độ. Sau đó, thuộc cấp của ông sai người làm giống như thế để họ dùng. Những người Châu Âu ở Hà Nội cũng bắt chước làm theo để dùng riêng. Đó là chiếc xe hòm có sàn để ngồi cao hơn trục bánh xe, bánh xe bằng sắt, lúc đó đường sá Hà Nội vẫn lổn nhổn gạch đá, duy nhất chỉ có phố Paul Berts (Tràng Tiền ngày nay) trải đá dăm nên rất dễ lật. Sự xuất hiện của xe tay dẫn đến một sự kiện quan trọng, Công sứ Bonnal đã cho phá bỏ các cổng cùng những cánh cửa vuông nặng trịch mà người Hoa dựng lên ở các phố họ sinh sống nhằm ngăn cách với khu người Việt để xe tay có thể ra vào dễ dàng mà không sợ tai nạn. Nhu cầu dùng xe tay tăng cao làm viên quan thuế đã nghỉ hưu là Leneven nhập xe từ Nhật và Hồng Công về cho thuê và trở nên giàu có. Năm 1890, Công ty Verneuil et Gravereand ở phố Rialan (nay là Phan Chu Trinh) đã sản xuất cả xe bánh sắt và xe bánh cao su, loại bánh sắt được bán về các tỉnh lân cận.

Phu kéo xe tay ở Hà Nội đầu thế kỷ XIX.


Việc mở mang các tuyến đường giao thông được chính quyền thành phố làm khá nhanh, tính đến ngày 1-1-1902, Hà Nội có 52km đường, trong đó hơn 10km đã rải đá và đây là yếu tố làm tăng nhanh chóng số lượng xe kéo. Theo văn bản thông qua quyết toán thuế do Công sứ Baille ký ngày 10-1-1902, số tiền thuế xe tay ở Hà Nội thu được năm 1897 là 26.530 đồng, năm 1898 là 32.165 đồng, năm 1899 là 40.450 đồng và năm 1901 là 43.370 đồng. Trước đó ngày 15-3-1892, Trú sứ Chavassieeux ký mức thuế một năm cho một chiếc xe tay là 60 đồng, như vậy năm 1897 có 442 xe, đến năm 1901, Hà Nội có tới 728 chiếc và như thế cũng có từng ấy người phu xe.

Còn con sen có lẽ là phiên âm từ jeune servante trong tiếng Pháp nghĩa là người hầu trẻ, người giúp việc. Cũng như anh xe, con sen có từ cuối thế kỷ XIX, phần lớn trong số đó xuất thân từ nông thôn, ra thành phố tìm việc nhưng vì không có nghề nên họ chỉ có thể làm các công việc giản đơn trong đó có giúp việc gia đình. Sau khi quân Cờ Đen bị giải giáp phải rời khỏi Hà Nội, rồi Hà Nội (thời kỳ này rất hẹp, phía nam giới hạn đến phố Tràng Thi, phía tây chỉ đến đầu Thụy Khuê hiện nay và phía bắc và đông là đê sông Hồng) trở thành nhượng địa của Pháp năm 1888, thì nhiều công chức, sĩ quan Pháp đưa vợ con đến Hà Nội sinh sống. Vì chưa quen ở xứ thuộc địa nên họ cần có người giúp việc như đi chợ, khâu vá, bồi bếp... để cuộc sống của họ thuận tiện hơn; trong khi đó, dân ngoại ô, dân các tỉnh không có ruộng lại cần việc làm và thế là cung cầu gặp nhau, dẫn đến nghề giúp việc xuất hiện. Thế nhưng nhiều gia đình người Pháp vẫn chưa tin tưởng vào người mình sẽ thuê nên họ đã nhờ các cha cố ở Nhà thờ Lớn giới thiệu. Tuy nhiên ngôn ngữ vẫn là rào cản lớn vì thế cố Ân (tức cha cố Dronét) dùng ngôi trường 2 tầng ở phố Nhà Chung mở lớp dạy tiếng Pháp miễn phí cho họ.

Thương mại phát triển, nhiều người Việt trở nên giàu có và họ cũng có nhu cầu thuê người giúp việc, thế nên đầu thế kỷ XX, số người giúp việc tăng lên đáng kể, nhiều gia đình mua xe tay và nuôi anh xe khỏe mạnh trong nhà để đưa ông chủ, bà chủ đi chơi, công việc, đưa con cái họ đi học... Cũng như con sen, chị khâu, u già... họ ở dãy nhà ngang của gia chủ và được trả lương theo tháng.

Vào cuối những năm 1920, nhu cầu tìm việc ngoài thành phố ngày càng tăng vì Hà Nội được mở rộng về phía nam và phía tây nên đã xuất hiện những phố đưa người và một trong những phố đó là phố Mới (nay là Hàng Chiếu). Từ mờ sáng cho đến chiều tối, con phố này luôn có người tìm việc đứng chờ trong đó có chị em muốn "bán sữa" (vì con họ sau khi sinh đã chết). Xã hội văn minh nên nhiều phụ nữ cả Tây lẫn ta muốn giữ bộ ngực sau khi sinh con đã thuê họ về làm vú nuôi. Thậm chí nhiều gia đình Hoa kiều nuôi họ để hằng ngày vắt sữa cho cha mẹ già uống.

Con sen, anh xe, u già, chị khâu... xuất hiện trên rất nhiều bài báo xuất bản trước năm 1954. Từ chuyện họ bị coi khinh hay lấy cắp tiền bạc đến chuyện chủ nhà có tình ý... Những con sen khép nép ở quê nhưng ra đô thị sẵn sàng đồng ý ngủ với đàn ông ở phòng trọ, anh xe có vợ ở quê song sẵn sàng bỏ tiền thuê nhà cho các cô bán hàng rong để thi thoảng chạy qua "cải thiện"... tất cả đều phơi trên mặt báo. Phóng sự dài kỳ "Cơm thầy, cơm cô" của nhà văn Vũ Trọng Phụng tuy không nêu cụ thể phố nào nhưng ai cũng biết ông viết về các quán cơm đồng thời là nhà trọ ở phố Hàng Chiếu. Phóng sự khiến những ai quan tâm đến gia phong, lễ giáo phải lo lắng bởi sự xuống cấp trong lối sống đô thị của chế độ nửa thực dân, nửa phong kiến. Sự tha hóa đạo đức không chỉ có trong giới làm ăn, buôn bán mà còn có cả ở tầng lớp người giúp việc. Do kẻ đi ở ăn cắp của chủ rồi bỏ trốn khiến cảnh sát cũng khó mà truy tìm, nên từ năm 1935 có một người tên là Vy ở 87B phố Hàng Chiếu đã có sáng kiến bắt con sen, phu xe phải chụp ảnh, khai tên tuổi, quê quán và phải điểm chỉ vào. Năm 1936 có hàng chục người làm nghề "đưa người" ở phố Hàng Chiếu.

Không chỉ xuất hiện trên các trang báo, họ còn là đề tài của các nhà văn, truyện ngắn "Thanh! Dạ" cho thấy sự khốn khổ của con sen, không biết nghe ai và nếu nghe người này thì bị người khác trong gia đình ấy hành hạ. Truyện "Quyền chủ" phản ánh chủ có sai thì họ vẫn đúng vì họ là chủ, truyện "Tờ giấy 100" kể chuyện vợ một anh giàu có đổ cho người ở lấy cắp tiền. Nhưng thương cảm nhất chính là truyện "Người ngựa ngựa người" cũng của nhà văn Nguyễn Công Hoan, thân phận anh xe cũng là thân phận của kẻ đi ở, lại gặp gái mãi dâm cùng cảnh ngộ bế tắc không lối thoát. Trong hồi ký của Nguyễn Bắc (Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội 1954-1976) "Thành phố bị chiếm", ông kể về bà vú ở chợ Hàng Da đã cứu thoát ông khỏi mật thám vào năm 1952.

Không phải ai làm anh xe, con sen, u già, vú em... đều có cuộc sống bất hạnh, nhờ có mức lương ổn định nhiều người đã cải thiện được cuộc sống của gia đình họ ở quê. Thậm chí có nhiều người từ đi ở đã trở thành giàu có nhờ may mắn, ví dụ như chủ hiệu nem Sài Gòn Tế Mỹ ở đầu phố Hàng Gai xuất thân từ nhà quê ra Hà Nội làm thuê và đi ở cho một hiệu nem đầu tiên ở phố Hàng Quạt do một người vợ Tây góa chồng mở. Một thời gian sau bà này bị liệt, anh này chăm sóc tận tình nên bà ta nhận làm con nuôi rồi nhường cửa hàng cho. Hay từ là người dọn hàng ở chợ Đồng Xuân, một người đàn ông ở Phú Thượng (nay thuộc quận Tây Hồ) đã trở nên giàu có nhờ may mắn và ý chí đã sở hữu cả khách sạn và quán ăn lớn ở phố Hàng Trống.

Sau năm 1954, chế độ mới coi việc nuôi người làm trong nhà là giai cấp bóc lột nên đã cho họ về quê.

Tuy nhiên, đến thời kỳ đổi mới thì mọi chuyện đã khác, quan niệm về người giúp việc không còn nặng nề như thời bao cấp. Các gia đình có điều kiện nhưng neo người đã thuê người ở nông thôn giúp việc cho gia đình. Năm 1994, VTV phát sóng bộ phim truyền hình dài tập "Oshin" của Nhật, phim kể về sự vươn lên của một cô gái tên là Oshin từ đi ở trở thành bà chủ và thế là từ đó xuất hiện cái tên "ô sin" dân gian gọi chung những người giúp việc nhà. Và cũng như trước năm 1954, nghề giúp việc thời nay cũng có biết bao nhiêu chuyện bi hài, hay dở khó mà kể hết...

Ngọc Tiến



Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2024

Giới thiệu sách " Người ngựa ngựa người"


Giới thiệu sách "Người ngựa ngựa người"

Kim Ngân Châu Thị



Người ngựa ngựa người là một tác phẩm nổi bật của Nguyễn Công Hoan kể về số phận của những người lao động nghèo, thông qua câu chuyện đầy trớ trêu của anh phu xe, tác giả đã chỉ ra những mặt trái của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời.

Không chỉ vậy, câu chuyện còn thể hiện sự đồng cảm, xót thương của nhà văn trước những bất công mà người dân nghèo phải chịu, đồng thời ông cũng thẳng thắn phê phán sự tàn ác của một bộ phận quan lại, quý tộc lúc bấy giờ.







Ai đã “dâm hóa” chiếc áo dài?


Ai đã “dâm hóa” chiếc áo dài?

Song Chi


(Dân trí) - Sự việc ồn ào cả nửa tháng nay, đến bây giờ vẫn chưa thể có hồi kết. Dù Bộ VH-TT&DL đã có kết luận nhưng dư luận vẫn phẫn nộ với bộ ảnh “dâm hóa” chiếc áo dài của hoa hậu Mai Phương Thúy.

Sự việc đã bị thổi phồng, đã bị kéo đi quá xa so với sự thật ban đầu của nó. Lỗi không chỉ thuộc về Mai Phương Thúy. Lỗi đầu tiên (tất nhiên) phải thuộc về… bộ ảnh. Ai bảo có sức hút! Ai bảo đông người xem?! Niềm đam mê của một bộ phận độc giả bây giờ là xem ảnh lộ hàng, ảnh gợi cảm, ảnh “lăn lê bò toài” khoe vòng 1 của các “sao”. Mọi thông tin liên quan đến áo mỏng, lộ hàng… đều có nguy cơ gây nghẽn mạng bởi số lượng độc giả tăng đột biến. Bộ ảnh của hoa hậu Mai Phương Thúy có cả áo mỏng, có cả “lăn lê bò toài” khoe vòng 1, việc gây nghẽn mạng là hoàn toàn có thể tiên liệu. Nếu không đông độc giả, nếu không nhiều người xem, sẽ không bị… thổi phồng câu chuyện.

Lỗi thứ 2 thuộc về… mùa xuân. Ra Tết, nhiều ngành nghề nghỉ ngơi, nhiều “ngôi sao” mải mê đi xem bói, báo chí rơi vào tình trạng hơi bị… đói thông tin. Anh phóng viên mới hối hả ngồi xem đi xem lại bộ ảnh. Với sự nhanh nhạy, sắc bén, anh say mê đặt ra những câu hỏi lớn đầy trăn trở, lớn lao “đây là dáng nằm gì?”, “dáng nằm nay có ý nghĩa gì?” “đây có phải là sự gợi tình? Sự “dâm hóa” áo dài?”....

Bài viết đã gây tiếng vang. Cư dân mạng sôi sục. Tranh cãi quyết liệt, nảy lửa. Từ bức ảnh, người ta hào hứng bàn thêm về đạo đức, nhân phẩm, học thức của Mai Phương Thúy. Từ Mai Phương Thúy, người ta bàn về nhân phẩm của người phụ nữ Việt Nam. Từ người phụ nữ Việt Nam, người ta bàn về quốc hồn dân tộc…! Nhiều bài viết khác liên tiếp được “tung” ra.

Đến lúc này, hoảng sợ quá, hoa hậu Mai Phương Thúy phải viết thư đến các tòa soạn báo ngỏ lời xin lỗi vì đã chụp bộ ảnh kia. Hoa hậu có bày tỏ, bản thân cô và ê-kíp chụp ảnh không bao giờ dám nghĩ đến việc xúc phạm chiếc áo dài, “dâm hóa” chiếc áo dài, hay xúc phạm đến quốc hồn của dân tộc.

Sự bàn tán có vẻ dừng lại một phút nhưng sau đó lại ào lên. Xin lỗi à? Tưởng “dâm hóa” áo dài xong mà xin lỗi là được à?... Hào hứng quá. Đông đảo quá. Nhiều người quan tâm quá. Có người liên hệ với ông trưởng ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu VN (nay đã về hưu) để hỏi ông ấy xem, có nên tước vương miện của Mai Phương Thúy không? Xin lỗi mặc xin lỗi, với tội tày đình như thế, Mai Phương Thúy phải bị tước vương miện!

(Minh họa: Ngọc Diệp)


Người phát ngôn của Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch cũng được mời vào cuộc. Phát ngôn của ông mang tính cá nhân nhưng đã được giới truyền thông “phù phép” thành phát ngôn của Bộ VHTTDL. Cách viết úp mở khiến dư luận càng trở nên nóng bỏng…!

Trong truyện ngắn “Ông chủ báo chẳng bằng lòng” của nhà văn Nguyễn Công Hoan, ông từng hài hước kể một chuyện, khi thông tin về một ông Tê (đã có vợ) và một bà Ca (đã có chồng) bỗng nhiên mất tích được rất nhiều độc giả quan tâm, tờ báo nọ đã kéo dài nhiều kỳ với câu chuyện ông Tê đã đi đâu? Bà Ca đã đi đâu? Liệu Tê và Ca có đi cùng nhau…? Tờ báo bán chạy suốt nửa tháng với câu chuyện về ông Tê, và Ca. Thậm chí, báo còn mở hẳn chuyên mục- Chuyện Tê Ca.

Cho đến một ngày, anh phóng viên ở Lào Cai của tờ báo chụp được ảnh ông Tê, bà Ca khoác vai nhau đi dạo trong rừng. Tin quý giá, độc đáo khiến cả tờ báo sung sướng. Vào ngày đăng thông tin ông Tê, bà Ca đang vui thú cùng nhau trong rừng, tớ báo đã tăng gấp đôi lượng phát hành, vẫn bán hết sạch.

Nhưng ông chủ báo vẫn chẳng bằng lòng. Ông đi vắng đúng vào ngày phóng viên Lào Cai tìm thấy ông Tê, bà Ca. Ông gọi phóng viên vào mắng té tát, “Tại sao một tin hay như thế mà anh viết gọn lỏn có bấy nhiêu chữ? Tôi mất công nhử mồi độc giả suốt cả nửa tháng nay mà anh giết chết thông tin một cách đơn giản như thế? Tại sao không viết làm nhiều kỳ? Tại sao không thêm bớt vào cho lâm ly bi đát? Tại sao không biết biến ông Tê, bà Ca kia thành những kẻ “gian phu dâm phụ” xấu xa gây tò mò, hấp dẫn với độc giả…?”

Ông chủ báo chê phóng viên Lào Cai kia kém tài.

Ngẫm lại chuyện Tê Ca mới thấy một số nhà báo bây giờ thật tài năng.

Song Chi



https://giaoduc.net.vn/ao-dai-khoe-net-xuan-thi-ai-hon-mai-phuong-thuy-post34688.gd

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2024

Ngựa ô anh khớp…!


Ngựa ô anh khớp…!

Nguyễn Thanh Tú


Ngựa ô hay là ngựa đen, tên Hán Việt là hắc mã chỉ những con ngựa có sắc màu đen chủ đạo, đặc trưng của nó là thân màu đen và đuôi đen, phần dưới tứ chi cũng đều là màu đen, ngọn lông có màu rỉ sét, dưới ánh mặt trời giống màu đỏ pha ánh đen.
Một chú ngựa ô.


Là người Nam bộ hầu như ai cũng thuộc bài dân ca "Lý ngựa ô":
"Ngựa ô anh khớp, anh khớp cái kiệu vàng (ư…)
Anh tra khớp bạc, lục lạc đồng đen
Búp sen lá dặm, giây cương nhuộm thắm
Cán roi anh bịt đồng thòa...".
"Búp sen lá dặm" không có nghĩa. Đúng ra là "búp sen lá giậm", theo "Đại Nam quốc âm tự vị" của Huỳnh Tịnh Của thì "lá giậm" là "đồ lót hai bên hông ngựa, chính chỗ người ngồi cặp hai vế". Nó phải hình búp sen thì ngồi cưỡi mới chắc chắn.

Giai điệu tươi vui ngộ nghĩnh diễn tả tâm trạng vui phơi phới của chàng trai được cưới vợ. Giai điệu bài hát rộn ràng đi theo nhịp ngựa chạy đón dâu:
"Là đưa ý a đưa nàng, đưa nàng
Anh đưa nàng về dinh
Là đưa ý a đưa nàng, đưa nàng
Anh đưa nàng về dinh...".
Bài hát phổ biến, dân gian hóa đến mức câu "đưa nàng về dinh" trở thành câu cửa miệng của người Nam bộ khi nói về cưới hỏi, hôn nhân...

Lấy cảm hứng từ dân gian mà nhạc sĩ Trần Tiến có "Ngẫu hứng Lý ngựa ô" đầy đam mê, rạo rực:
"Nhớ tiếng vó khớp con ngựa ô
Ngựa ô, ngựa ô ngàn năm vang mãi
Tiếng vó có bao chàng trai về nơi đồng xanh
Ngựa anh đón nàng (ư ư ư ư ư ư ư)
Cho ai yêu thương nhau bên nhau suốt đời".
Chất liệu Rock tươi trẻ càng tăng cường cho bài hát thêm mạnh mẽ, mê say.

Cũng tựa vào dân ca, nhưng lại có cảm hứng ngược lại, "Bài hát ngựa ô lang thang" của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thạch khai thác chất bi kịch của cuộc đời với chàng trai lỡ tình:
"Lóc ca lóc cóc
con ngựa ô
ô ngựa ô
khớp bạc bông vàng
ai đem câu hát
mơ màng vu quy
ngựa ô
chưa thắng yên vàng
chưa tra khớp bạc
cho nàng về dinh
ngựa anh
mắt lệ hai hàng
ai đem con sáo
bên đàng sang sông
ngựa anh
rơi mất kiệu vàng
xe hoa ai đã
rộn ràng nhà em
ô ngựa ô
hỡi người
em gái quê tôi
sao chê bờ đất
gập ghềnh khó đi...".
Cũng đi theo nhịp ngựa chạy nhưng nhịp điệu lời hát trúc trắc trục trặc, "lóc ca lóc cóc", thật đúng với thất tình!

Ngựa ô hay là ngựa đen, tên Hán Việt là hắc mã chỉ những con ngựa có sắc màu đen chủ đạo, đặc trưng của nó là thân màu đen và đuôi đen, phần dưới tứ chi cũng đều là màu đen, ngọn lông có màu rỉ sét, dưới ánh mặt trời giống màu đỏ pha ánh đen. Miêu tả loại ngựa này đúng, cụ thể, sinh động nhất là nhà văn Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn có tên "Con ngựa già" viết năm 1938, in Báo Phổ thông bán nguyệt san, số 61 ngày 16/6/1940.

Người kể chuyện xưng "tôi", tận mắt chứng kiến, quan sát "bao giờ tôi cũng phải nhìn nó bằng đôi mắt kính phục". Về ngoại hình, tính cách: "Nó cao lớn, trông bề ngoài cũng biết là bất kham"; "Nó dữ, khỏe mạnh và hung hăng lắm". Về sức chạy, thì
"khi con ngựa ô chạy đã xâm xấp mồ hôi, thì nó càng hăng. Nó tế nhanh và dai sức lắm. Có lần nó đã phi ngang xe lửa từ ga Đình Dù đến Phú Thuỵ. Rồi vì tàu phải đỗ ở Phú Thuỵ, nên nó chạy vượt lên. Người bồi nói rằng hôm ấy, hành khách xe lửa, ai cũng phải thò đầu ra cửa để xem cuộc chạy thi của sức máy móc và sức giống vật".
Bằng phong cách trào phúng đẩy đối tượng tăng cấp về hình ảnh, tính chất, con ngựa ô được nhà văn miêu tả thật quý giá:
"Không những con ngựa ấy khỏe mà thôi, nó lại khôn nữa. Ai lại gần nó thì nó hục hặc, cắn đá, nhưng đến ông huyện đứng cạnh, thì nó hiền lành như con bò. Tha hồ ông vuốt ve, thò tay vành răng nó ra, hai tai nó vẫn cứ cúp ra đằng trước một cách ngoan ngoãn. Lính huyện còn ca tụng mãi cái việc nó cứu chủ.

Một đêm, ông huyện cưỡi nó đi tuần. Xảy gặp một toán đông người, có khí giới. Không biết chúng là bọn cướp, hay chúng thù ông huyện, biết ông đến chỗ ấy, nên đón đường định hại. Chúng ồ ra, chặn lối đi. Bị tai nạn bất thần, ông huyện cuống quít. Nhưng con ngựa ô đá vung vít, giải vây được, và cắm đầu tế một mạch về nhà".
Con ngựa ô rất có công với "quan lớn" trong "việc công":
"Lại một lần nữa, trong mùa nước to, lý trưởng làng Lực Điền phi báo ông huyện khúc đê sạt bốn mươi trượng, ông huyện cưỡi con ngựa ô đến chỗ xung yếu thì được độ năm phút, ôtô ông sứ đến. Ông sứ cho là ông huyện chăm chỉ, lấy làm bằng lòng lắm. Giá dùng con ngựa hồng hay bạch, tất ông đến sau ông sứ, và sẽ bị quở trách là lười biếng việc quan"...

Theo truyền thuyết, ngựa vốn "biến hình" từ loài rồng nên loài ngựa ô nào cao to, khỏe mạnh sẽ được gọi là "Ô Long" hoặc "Hắc Long". Có hai loại, loại ngựa ô quạ sắc lông đen mun ngời ánh xanh như lông chim quạ; loại ngựa thông có sắc lông xanh lục đen ánh xám bạc rất hiếm quý, thời xưa rất được các vị vua cả Việt Nam, Trung Hoa ưa chuộng.

Trong "Liêu trai chí dị", Bồ Tùng Linh tả con ngựa Nhàn Lương Thông (trong truyện "Ngũ Thông Thần") được cả vua trên dương gian lẫn dưới âm phủ quý hơn vàng ngọc vì nó rất khôn và tình nghĩa với chủ. Ở nước ta, Hoàng đế Duệ Tông (1337- 1377) có con tuấn mã Nê Thông được nhà vua sử dụng khi thân chinh đi đánh phạt quân Chiêm Thành. "Nê" dùng để chỉ ngựa có hai màu lông trắng đen, còn "thông" là ngựa có sắc lông ánh xanh. Đây là hai sắc lông hiếm gặp. Nê thông là sự kết hợp những nét ưu trội ở cả hai dạng ngựa kể trên.

Loại Ô Truy còn đặc biệt hơn vì là loại ngựa chiến lông đen tuyền, to lớn, rất khỏe mạnh, dũng mãnh. Trong "Sử ký", Tư Mã Thiên kể về Ô Truy của Tây Sở Bá vương Hạng Vũ: "Hạng Vũ còn có một con ngựa quý tên là Ô Truy (một loại ngựa lông có hai màu xanh trắng) và người thiếp yêu tên Ngu Cơ được Hạng Vũ vô cùng yêu quý. Đây là hai vật quý, hai thứ được Hạng Vũ xem trọng nhất đời". Vẫn theo "Sử ký", khi bị đối phương vây, Ô Truy xông vào trận địa cùng 28 kỵ binh khác phá vòng vây. Bại trận, Hạng Vũ đã dùng kiếm tự sát bên bờ Ô Giang. Ngựa Ô Truy cũng liền chết theo chủ. Trước khi chết nó hí lên mấy tiếng ai oán đau đớn rồi nhảy xuống sông mất dạng.

Truyền thuyết khác lại kể sau khi thua trận, Hạng Vũ đâm cổ tự sát, con ngựa quanh quẩn bên ông chảy máu mắt, bỏ ăn mà chết. Chính vì vậy, Ô Truy được đánh giá là loại ngựa trung nghĩa sắt son, hết lòng vì chủ. Người đời sau vẫn nhắc về ngựa Ô Truy như một biểu tượng đẹp của lòng trung thành. Trong "Tam quốc diễn nghĩa" Trương Phi cũng cưỡi loại ngựa này có tên là Vương Truy Mã, có nghĩa là con ngựa đi theo hầu Đại Vương.

Quốc gia Macedonia (nay là Cộng hòa Bắc Macedonia) có một thành phố tên Buchephalus là tên một con ngựa ô do chính nhà vua Alexandre đặt để tưởng nhớ con vật có công với đất nước. Theo truyền thuyết, Buchephalus thuộc giống nhân mã không phục tùng bất cứ một ai trừ vua Alexandre. Khi còn là hoàng tử Alexandre thuần hóa con ngựa bằng tình yêu vô bờ. Chàng đưa tay vỗ nhẹ vào cổ và khẽ lái con thần mã hướng về phía mặt trời để nó không còn sợ bóng của chính nó. Cuối cùng chàng chinh phục được con vật dữ tợn và lên ngôi vua để thôn tính khắp cả vùng Trung Đông.

Tranh vẽ Hoàng tử Alexandre thuần hóa thần mã.

Trong một trận chiến ác liệt, Buchephalus bị thương rất nặng, Alexandre định thay ngựa khác nhưng Buchephalus không chịu, đến trước mặt chủ tướng, nó quỳ xuống cho Alexandre lên yên. Với sức tàn còn lại Buchephalus vùng lên hoàn thành sứ mạng đưa Alexandre chiến thắng trước khi trút hơi thở cuối cùng. Nhà vua an táng Buchephalus với tất cả lễ nghi trọng thể cấp quốc gia!

Trong "Tây Sơn ngũ thần mã" (5 con ngựa thần của nhà Tây Sơn) thì một trong số đó là Ô Du của danh tướng Đặng Xuân Phong. Truyền thuyết kể Ô Du có lông đen như gỗ mun, bốn chân thon nhỏ như chân nai, có hình dạng và dáng đi giống như cọp. Ô Du leo núi và vượt qua những ghềnh núi đá nhấp nhô nhưng người cưỡi có cảm giác như đi trên đất phẳng. Trong lần đầu xuất trận, nhờ Ô Du mà Đặng Xuân Phong chiếm được thành Thăng Bình và Điện Bàn, sau đó đuổi giết được hai tướng chúa Nguyễn là Tôn Thất Quyền và Tôn Thất Xuân. Sau khi vua Quang Trung băng hà, Đặng Xuân Phong liền cáo quan về quê rồi bỏ đi nơi khác. Ô Du cũng biệt tích theo...

Theo huyền thoại thì ngựa sắt của Thánh Gióng cũng là ngựa ô vì được đúc bằng chất liệu sắt. Ngựa sắt phun ra lửa mới hợp lý và thật đích đáng cho kẻ xâm lược khi chúng chết như ngả rạ trước hành động phi thường của người anh hùng. Giặc tan Thánh Gióng cưỡi ngựa bay lên trời. Phải là ngựa đen thì mới in rõ hình trên nền mây trắng trời xanh...!

Trở lại vấn đề, tại sao hình tượng ngựa ô với âm thanh lục lạc, tiếng vó cùng đoàn rước dâu... lại gần gũi với văn hóa vùng Nam bộ hơn là ở Bắc bộ? Xin mời bạn cùng tìm hiểu!

Nguyễn Thanh Tú




Thứ Năm, 2 tháng 5, 2024

Thì vin cành quýt cho cam sự đời


Thì vin cành quýt cho cam sự đời

Lê Minh Quốc


Đôi lúc có những chiều, ngồi thừ người và ngước mắt nhìn lên kệ sách. Chầm chậm lướt qua từng tựa sách. Sách dày. Sách mỏng. Tên tuổi quen. Cây bút mới.

Lại nghĩ, nếu ai đó vào thư viện, thống kê lại trong rừng sách ấy, có cả thảy bao nhiêu chữ? Chắc chắn chẳng một ai có thể làm nổi. Ối dào, chữ của các bậc hiền nhân quân tử xưa nay có thể sánh như cát sông Hằng chăng? Có thể lắm.

Trong số hàng triệu hàng tỷ chữ ấy, không một ai có thể hiểu hết tất tần tật ngữ nghĩa của nó. Đôi khi chỉ một chữ/ một từ nhưng dẫu đằng đẵng canh thâu vò đầu bứt tóc, ngày rộng tháng dài nung nấu tâm can, tập trung suy ngẫm, suy nghĩ, suy luận nhưng rồi cuối cùng cũng chào thua. Khó có thể “chốt hạ” dứt khoát. Thí dụ:

Đào tiên đã bén tay phàm
Thì vin cành quýt cho cam sự đời


Xin hỏi, trong câu thơ này, đại thi hào Nguyễn Du đã kể đến bao nhiêu loại trái cây? Khoan vội trả lời, trước hết, ta hãy dừng lại ở từ bén. Dễ ẹc. Bén còn có từ đồng nghĩa là sắc, ông bà ta từng dặn dò: “Dao sắc không bằng chắc đòn kê”; có câu dù không xuất hiện từ sắc nhưng ta vẫn ngầm hiểu nó rất bén như “Dao thợ cạo, áo cô đầu”.

Bén có nhiều nghĩa, chẳng hạn, một người sau khi vào ăn quán nọ, thở dài: “Ối dào, quán xá quái quỷ gì mà chém bén quá”. Ta hiểu, dao sắc là dao bén, bén lẹm là rất bén mà “chém bén quá” lại được hiểu sau khi ăn xong cầm hóa đơn, thực khách choáng váng bởi giá tính tiền cao ngất. Cao đến độ, họ tối tăm mặt mày, chớ hòng dám… bén mảng tới lần nữa.

Do dao bén, chém đâu là đứt đến đó nên còn gọi là “chém đẹp”. Đẹp đến độ, hễ nghe ai nhắc đến quán đó, họ chạy mất dép. Chạy bén gót. Bén lại còn có cách hiểu khác, tùy ngữ cảnh:

Bao giờ cho gạo bén sàng
Cho trăng bén gió, cho nàng bén anh


Câu ca dao này có 3 từ bén, ta hiểu bén ở đây là gặp, dính, tiếp xúc, chạm vào nhau như từ bén trong câu thơ Kiều: “Đào tiên đã bén tay phàm”. Nhưng “cho nàng bén anh” còn hàm nghĩa bao giờ nàng “phải lòng” anh, là hợp cạ, ưa thích nhau, dính với nhau như “Quen hơi bén tiếng”, “Bén duyên tóc tơ”, “Lửa bén hương lây” là cách nói bóng gió - nhằm ngụ ý về duyên vợ chồng.

Trái nghĩa với bén / sắc bén là cùn, còn hàm nghĩa kém cỏi, vụn vặt. Lý sự cùn là dù đuối lý nhưng vẫn gân cổ cãi chày cãi cối bằng lý lẽ không có căn cứ, chẳng đâu vào đâu, nghe không lọt lỗ tai, nói như người Quảng Nam đó là lối “cãi dóng”. Nghe lạ tai nhỉ? Nói lái, xem sao.

Ngoài cùn, có thêm từ khác là nhụt - còn hàm nghĩa đã giảm bớt nhuệ khí, không còn hăng hái như trước. Ở Quảng Nam không gọi nhụt mà lại gọi lụt hoặc ra còn có từ đùi, đùi nhây là chỉ cấp độ cao hơn, tức con dao ấy đã cùn, đã lụt, đã nhụt nếu muốn sử dụng phải mài lại cho sắc/ bén. Với các từ trái nghĩa này, ta có thể tìm thấy trong tục ngữ như “Chổi cùn rế rách”, “Dao cùn rựa cụt”, “Dao cùn thớt trũng”…

Về câu thơ “Truyện Kiều”, ta thấy có từ quýt: “Thì vin cành quýt”. Quýt từ quất Hán - Việt mà ra, nhà ngôn ngữ học Lê Ngọc Trụ cho biết.

Tuy nhiên, quýt còn là từ mà ngoài Bắc ngày trước dùng để chỉ đứa trẻ giúp việc nhà, tựa như trẻ gái gọi con sen. “Thằng quýt con sen” là cụm từ như dùng để chỉ osin ngày nay. Bởi thế, trong truyện ngắn “Thằng Quýt” (1931), nhà văn Nguyễn Công Hoan viết: “Ông nuôi một thằng đầy tớ rất nhanh nhẩu, khỏe mạnh. Nó bảo từ thuở bé, nó vẫn tên là thằng Quít.

Cái tên xấu xí ấy, nhiều lần ông Dự muốn đổi, để gọi cho đỡ có vẻ giai cấp. Vì ông khoe rất yêu chủ nghĩa bình dân. Nhưng đến tám tháng nay, có lẽ ông chưa có thì giờ nghĩ, nên tên nó vẫn cứ nguyên văn là thằng Quít”.

Không những thế, người ta còn dùng từ gì khác? Bài thơ “Sai thằng Cam” của Ôn Như Nguyễn Gia Thiều, có câu:

Cam chóng ra thăm gốc hải đường,
Hái hoa về để kết làm tràng.
Những cành với nhánh đừng vin nặng,
Mấy đóa còn xanh chớ bẻ quàng.

Ta hiểu là ông chủ nhà sai thằng bé tên Cam? Không, ngoài nghĩa chỉ về trái cây “Chẳng chua cũng thể là cam/ Chẳng ngọt cũng thể cam sành chín cây” thì cam còn có: “Nghĩa nữa là tên thông dụng để gọi những đứa ở trai: Thằng cam thằng quýt” (Việt Nam tự điển, 1931).

Tại sao nhằm chỉ trẻ giúp việc nhà lại sử dụng từ quýt, cam với sen? Câu trả lời không dễ dàng. Do cách gọi này, cũng tựa như “Mới: Tiếng thông tục để gọi thằng mõ trong làng” (Việt Nam tự điển, 1931).

Trong truyện ngắn “Nghệ thuật băm thịt gà”, nhà văn Ngô Tất Tố viết: “Mọi người ngồi yên, một ông đàn anh ra lệnh: “Hàng xóm đã đến đông đủ! Thằng Mới đem làm cỗ đi!”. Thì ra cái người đội mâm xôi gà lúc nãy chính là mõ làng”. Rõ ràng, Quýt, Sen, Cam, Mới không phải là tên riêng, chỉ là mặc định về cách gọi của hạng người đó.

Trở lại với câu thơ: “Đào tiên đã bén tay phàm”, có phải do đã có đào / đào tiên nên ở câu nối tiếp, cụ Nguyễn Du mới sử dụng từ quýt và cam - “Thì vin cánh quýt cho cam sự đời” như một cách chơi chữ?

Xưa nay, nhiều nhà nghiên cứu đã tranh luận nát nước nhưng vẫn chưa ai tâm phục khẩu phục ai. Ở đây, xin đưa ra cách giải thích của cụ Hồ Đắc Hàm - Tư nghiệp Quốc tử giám: “Quýt là cụp xuống, cam là thỏa thích. Hai câu này Giám Sinh nghĩ đào quý hóa của tiên ăn mà đã vào tay mình là người phàm trần, thời mình phải vin cành đào mà quýt xuống cho thỏa thích cái sự đời của mình.

Vậy thời tiếng quýt và tiếng cam không phải là hai thứ cây: nhưng mượn tiếng mà dùng trong câu này để đi sóng với tiếng đào cho vui tai dễ nghe, thế cũng là một lối làm văn gọi là bàng thấn” (Kiều truyện giảng giải, Nhà in Đắc Lập - Huế, 1929, tr.65).

Thế nhưng, hiểu “quýt” theo nghĩa “Quýt là cụp xuống”, thú thật, tôi đã tra cứu nhiều từ điển nhưng không thấy ghi nhận. Phải chăng cụ Hồ Đắc Hàm nghĩ “quýt” cũng chính là “vít”, tức kéo xuống như vít cành cây? Còn vin là gì? “Với tay mà kéo, níu: Vin cành cây hái quả. Nghĩa rộng: Dựa vào, níu lấy: Vin vào lẽ mà cãi cho được” (Việt Nam tự điển, 1931). Với cách giải thích này, ta nhớ đến câu tục ngữ như “Bé chẳng vin, cả gẫy cành”; hoặc ca dao như: “Công anh đắp nấm trồng chanh / Chẳng ăn được quả vin cành cho cam”...

Trong tâm thức người Việt, quýt thường đi chung với cam. “Quýt làm cam chịu”, chính là sự vận dụng mối quan hệ này, ta hiểu là hai loại trái cây, không sai, hiểu theo nghĩa bóng khi người này làm việc chớn cháo gì đó nhưng kẻ kia bị vạ. Cái hay của câu này còn nhấn mạnh cả hai cùng thân phận như nhau, tỷ như, “Con mèo xáng vỡ nồi rang / Con chó chạy lại nó mang lấy đòn”.

Cùng là hạng cam quýt, chó mèo thấp cổ bé họng mà chịu với nhau; chúng mày cùng một bè một giuộc, chứ còn ai vào đây nữa? Oan đấy, kêu lên, ai thèm tin? Một câu nói của người xưa, ngụ ý nhiều điều, từ đó, ta có thể nhìn rộng ra vấn đề khác nữa nhưng nói gì thì nói, thân phận nghèo hèn khi gặp chuyện vẫn thiệt thòi hơn cả.

Với từ quýt, thú thật, tôi rất thích từ quấn quýt. Phải đặt nó trong bối cảnh của tình yêu đôi lứa, lúc trăng non hẹn hò tình ái, lúc “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” (Thế Lữ) thì mới thấy dịu vợi vô cùng:

Anh thương em
Thương quấn, thương quýt
Bồng ra gốc mít
Bồng xít gốc chanh
Bồng quanh đám sậy
Bồng bậy vô mui
Bồng lui sau lái
Bồng ngoái trước mũi
Để em nằm xuống đây
Kể từ hồi em đau ban cua lưỡi trắng
Miệng đắng cơm hôi
Tiếc công anh đỡ đứng, bồng ngồi
Bây giờ em vinh hiển
Mà em nỡ đoạn rời phu thê

Từ “Thương quấn, thương quýt” bật lên tiếng nấc ai oán làm sao. Nếu quấn đã tách khỏi quýt, quýt tách rời với cam thì đời còn gì vui? Sống ở đời, phải là: “Ăn bưởi lại nhớ đến bòng / Ăn cam nhớ quýt, ăn hồng nhớ nhau”. Câu ca dao này, chơi chữ thiệt hay: “Mẹ em khéo đẻ em ra / Đẻ em gốc bưởi cho ta đèo bòng”. Bởi có bưởi nên mới nảy sinh ra cái ý nhắc đến loại trái tương tự là bòng, nhưng ở đây lại là “đèo bòng” hoàn toàn lái sang nghĩa khác.

Không chỉ cam/quýt; bưởi/bòng; còn có cả “đôi bạn cùng tiến” như vả/sung: “Lòng vả cũng như lòng sung”; hoặc chanh/khế, lựu/lê: “Có đâu chanh khế sánh cùng lựu lê” (Lục Vân Tiên). Thú vị thiệt. Nhưng lan man cà kê dê ngỗng, không khéo “Dây cà ra dây muống”, vậy nên ta hãy quay lại với:

Đào tiên đã bén tay phàm
Thì vin cành quýt cho cam sự đời


Vâng, bấy giờ Mã Giám Sinh đang trong hoàn cảnh hoàn toàn chủ động, có quyền tự tung tự tác nhằm “ăn tươi nuốt sống” nàng Kiều, thì cách giải thích của cụ Hồ Đắc Hàm vừa nêu trên xét ra có lý chứ? Tưởng có lý nhưng thật ra lại không, bởi vì “Đào tiên đã bén tay phàm”, đã bén, đã chạm vào tay rồi thì việc gì phải vin/ níu/ kéo cành quýt cho “cụp xuống”?

Trộm nghĩ, hai câu này diễn ra trong ngữ cảnh khi Mã Giám Sinh gặp Kiều, thấy nàng mơn mởn “ngon lành cành đào”, ngon như “đào tiên”. Hắn ta muốn tận hưởng, muốn giở trò làm liều chiếm đoạt nhưng do còn sợ Tú Bà nên ngần ngừ rồi tự nhủ, tự trấn an đó thôi. Lý lẽ hắn ta vin vào đó, cụ Nguyễn Du dùng cụm từ “cành quýt/ vin cành quýt” là thứ tầm thường đối lập với hạng thượng thặng là “đào tiên”.

Nói cách khác, thứ “quýt” đó, chính là lý lẽ: Ta đây cứ sỗ sàng sấn tới mây mưa, vùi hoa dập liễu, bởi “Chơi hoa đã dễ mấy người biết hoa”. Bọn đó gà mờ lắm, không phải tay nào cũng biết đâu là hoa trinh nguyên đầu mùa phơi phới; đâu là hoa thừa, cuối mùa đã lăn lóc thập thành chung chạ. Vậy, sau đó, “tân trang” lại mấy hồi. Dễ thôi, đơn giản chỉ là:

Nước vỏ lựu máu mào gà
Mượn màu chiêu tập lại là còn nguyên


Đáng sợ nhất vẫn là mụ Tú Bà - mụ vợ già này mồm mép xoen xoét, mặt dày mày dạn, già đời buôn hương bán phấn mới khiếp. Nhưng cũng không sao, chuyện này vỡ lở ra, bất quá ta đây chỉ “Liều công mất một buổi quỳ mà thôi”.

Nếu dừng ở đây, diễn tả về tâm lý gã lưu manh họ Mã đã hay nhưng Nguyễn Du còn “cao cơ” hơn một bước nữa là đặt vào trong óc hắn ta suy nghĩ: “Vả đây đường sá xa xôi / Mà ta bất động nữa người sinh nghi”. Ta dẫu không làm gì, chỉ “ngủ chay” đi nữa liệu ai tin? Thiên hạ nghi ngờ khối ra đấy.

Với toàn bộ lý lẽ “cành quýt” này, hắn ta ắt chặc lưỡi: Chà, thôi thì… Sự đời nó vốn thế, dẫu thế nào cũng “cam sự đời”. Cam trong ngữ cảnh này, hiểu theo nghĩa “Chịu, đành, xin bằng lòng” (Việt Nam tự điển, 1931). Một khi làm việc gì đó “cho thỏa thích cái sự đời của mình”, sử dụng từ cam là hàm nghĩa “có chơi có chịu thì liệu mà chơi”, ráng chịu, dẫu có thế nào cũng đành lòng chấp nhận.

Vậy, bạn mình ơi, tóm lại ở hai câu thơ trên có cả thảy bao nhiêu loại trái cây? Xin nhường câu trả lời cho bạn.

Lê Minh Quốc



Thứ Tư, 1 tháng 5, 2024

Thư giãn và nghĩ ngợi


Thư giãn và nghĩ ngợi

Lê Minh Quốc


Thư giãn tốt nhất với y, sau lúc cơm trưa xong, nằm dài trên giường và đọc báo. Nhưng phải là tờ báo có đăng thơ. Nhẩn nha đọc vài câu, dù hay, dù dở vẫn cảm thấy như giữa trưa hè oi bức có làn gió mát thổi qua.

Thời buổi này, còn có bao nhiêu tờ báo in thơ? Chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Hiếm hoi lắm. Cũng chẳng sao. Bèn huy động những câu thơ đã từng đọc, vẫn còn nguyên trong trí nhớ.

Chẳng hạn, “Sống mà phải xã giao nhiều/ Mệt hơn phò phạch phải chiều lắm anh”. Thơ Nguyễn Bảo Sinh - một “ca” đặc biệt trong đa số, vô số, hằng hà sa số lớp người làm thơ hiện nay. Nhiều câu thơ đã phổ biến rộng rãi. Có một chút bỡn cợt, tếu táo, tiếu lâm, tiếu ngạo giang hồ pha lẫn một chút triết lý thiền. Độc đáo. Dễ nhớ.

Hãy dừng lại một chút với “phò phạch”.

Này nọ xọ kia

Trước hết, là từ phạch. Đã nhắc đến từ phạch, như một lẽ tự nhiên, lại nhớ đến đoạn thơ Vịnh cái quạt của Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương:
“Mát mặt anh hùng khi tắt gió
Che đầu quân tử lúc sa mưa
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?”.
Theo Việt Nam tự điển (1931) do Hội Khai trí Tiến Đức khởi thảo: “Phạch: tiếng động của vật gì rộng bản đập xuống mà phát ra: "Đập cái quạt đánh phạch một cái". Phì phạch thì sao?

Cứ theo Đại từ điển tiếng Việt (1999) giải thích: “Quạt bằng tay một cách chậm rãi, thỉnh thoảng lại đụng quạt xuống giường chiếu hoặc vào vật gì đó: Nóng quá, quạt phì phạch suốt đêm”.

Thử hỏi, có phải phì phạch là “Quạt bằng tay một cách chậm rãi”?

Chậm rãi mà được à. Hãy xem nhà văn Nguyễn Công Hoan miêu tả động tác phì phạch trong truyện ngắn cùng tên: “Bà nằm sấp, chân co, chân duỗi, úp mặt xuống, nhắm mắt sẵn, thỉnh thoảng giục: “Mạnh vào một tí”. Con Đỏ con ngồi thẳng lại như để lấy hết gân sức, để quạt phành phạch vào bà”. Đấy, con Đỏ quạt bằng cách “hết sức hết gân” thì chậm rãi làm sao? Quạt bằng tay một cách chậm rãi, thiết nghĩ chỉ có thể phe phẩy, chứ không là phì phạch.

Cha đẻ của Kép Tư Bền viết tiếp: “Ngồi luôn một chỗ và làm một việc trong lúc đêm khuya thanh vắng lại tối đèn, đố ai mà không chán, không mệt, không buồn ngủ? Bởi thế, con Đỏ con như thấy chiếc quạt và đôi mi mắt nặng trĩu. Nó phe phẩy chậm, chậm dần... chậm dần. Rồi nó ngoẹo đầu, cánh tay lả xuống, không cử động nữa”.

Về cái quạt cầm tay, dám nói Vịnh cái quạt của Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương vẫn ấn tượng nhất. Đọc và liên tưởng vẩn vơ, tủm tỉm cười. Ấy mới là cái thú.

Đọc mà thấy rõ mồn một hình ảnh từ các con chữ đã dựng nên những câu thơ lắt léo: “Mỏng dày chừng ấy, chành ba góc / Rộng hẹp dường nào, cắm một cay”. Xin lưu ý, “cay” chứ không phải “cây”.

Lâu nay, nào riêng gì trí nhớ tồi tàn của y, ngay cả nhiều bậc thức giả cũng nhớ là cây. Thế, cay là gì? Một từ cũ đã từng quen thuộc ở ngoài Bắc, trong Nam ít nghe thấy chăng? “Cay: Cái phần đuôi dao để cắm vào chuôi: Dao lỏng cay” (Việt Nam tự điển - 1931).

Với câu thơ trên, hiểu nôm na là phần đuôi của các nan quạt “mỏng, dày”, xếp “rộng, hẹp” ấy được cắm vào chuôi / cán quạt. Hiểu vậy, có chính xác?

Và phạch chỉ có thế? Xin thưa, còn có thêm nghĩa khác nữa, chẳng hạn Việt Nam từ điển (1971) xuất bản tại miền Nam: "Phạch: Phành, vạch, banh ra". Kỳ lạ chưa? Phạch này một khi đi chung với phò, trở thành phò phạch thì lại hàm nghĩa hoàn toàn khác nhằm chỉ gái ăn sương, nhảy dù - phụ nữ kiếm sống bằng “vốn tự có”.

Dần dà, phạch rơi rụng đi chỉ còn mỗi phò. Không rõ do cơn cớ gì, đã có thời lại xuất hiện từ bò / bò lạc - để chỉ gái mại dâm tự do. Rồi gì nữa?

Theo Nguyễn Bảo Sinh: “Đậm đà bản sắc chân quê / Thanh lâu xóa sạch, ca ve đầy đường”. Cave là vay mượn từ tiếng Pháp cavalière - nhằm chỉ các vũ nữ ở đăng xinh (dancing) vũ trường. Dần dà đã lái qua nghĩa khác.

Mà, hạng phò phạch thời nào cũng có. Nhìn họ bằng cái nhìn thế nào?

Chữ nghĩa buồn muốn khóc

Ông Vũ Ngọc Phan hoàn toàn có lý, rất nhân văn khi phê phán nhà văn Trọng Lang lúc viết Hanoi lầm than (1938), xin lưu ý nhan đề tập phóng sự ghi “Hanoi” chứ không phải “Hà Nội” - một cách ghi địa danh phổ biến thời ấy.

Ông Phan viết: “Có vài chỗ, tôi không đồng ý với tác giả. Đó là những chỗ tác giả bảo mấy gái hồng lâu là “mấy con bọ bùn sống trong đống rác” và dùng mấy chữ “con lợn sề đang cười” để chỉ một gái thanh lâu. Bọn khốn nạn ấy không khác gì súc vật, nhưng những cảnh lầm than của họ có phải tự cái sức hèn mọn của họ gây ra đâu! Họ phải chìm đắm trong cảnh nhơ nhuốc là lỗi ở xã hội.

Trong một xã hội văn minh, có tổ chức, những việc ấy không thể có được. Vậy họ là những người đáng thương hại mà không đáng bỉ”
(Nhà văn hiện đại, 1942). Từ “khốn nạn” ở đoạn này, chỉ có nghĩa là “thương hại”, chứ thời ấy nó chưa hàm nghĩa như nay ta đã hiểu là đáng khinh bỉ.

Vâng, ông Phan nói đúng lắm. Trách họ thế nào, cái lỗi ấy thuộc về xã hội đấy chứ. Duy chỉ có một điều ông Phan “ngây thơ” khi tin rằng, “Trong một xã hội văn minh, có tổ chức, những việc ấy không thể có được”.

Nghe thế, ắt có tranh cãi? Chẳng nên cãi cọ, tranh cãi, tranh luận làm chi, chuyện của y là bàn về chữ nghĩa. “Đọc sách là nói chuyện với những người thành thật nhất của các thế kỷ đã qua” (Descartes).

Lần này, y chọn lấy Từ điển song ngữ Hán - Việt Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa, một quyển sách lưu giữ nhiều nhất dấu tích chữ Nôm và tiếng Việt cổ. Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đồng thuận về năm ra đời của quyển sách giá trị này, chỉ biết có thể được khắc in trước thế kỷ XV.

Đãng tử con bãi đánh kình làm sang
Con chơi là cái nữ nương
Tuyết nhi con bợm dạo đường hát ngao.

Đánh kình là cãi vã, đánh lộn; hát ngao là hát rong. Tuyết nhi là con bợm nhưng cũng dùng để chỉ con hát, xướng ca, ca nhi, xướng nhi, kỹ nữ… nói nôm na là nghệ sĩ tài tử, nghệ sĩ tự do khoái đàn ca hát xướng, vượt ra ngoài ràng buộc thông thường. Con chơi, con bợm là từ thuở ấy dùng để chỉ phò phạch như nay ta đã hiểu. Từ điển Việt-Bồ-La (1651) của A. de Rhodes giải thích: “Bợm, con bợm: gái điếm”.

Hiệp tử con bãi
Tuyết nhi là con bợm chơi

Con bãi cũng thuộc hạng như trên. Từ điển Việt-Bồ-La cũng cho biết: “Bải, con bải đĩ bải: Người đàn bà dâm đãng, người đàn bà mãi dâm; Bợm, con bợm: gái điếm”. Nhưng con bãi cũng hàm nghĩa chỉ người hào hiệp, bạt mạng tùy ngữ cảnh.

Con bãi, con bợm đến thời của Đại Nam quấc âm tự vị (1895) ở miền Nam đã mất dấu vết, không còn ghi nhận. Với bợm, chỉ có bợm bãi: “Người xảo quyệt, hay lường gạt”; thằng bãi: “Thường nói về kẻ trộm; đứa có nghề ăn trộm”...

Này, những từ này, có được các văn nhân tài tử đưa vào thơ văn? Muốn trả lời phải có cuộc khảo sát cụ thể từ văn bản, không thể phán bừa. Thiên hạ “ném đá” có ngày. Vì lẽ đó, trước mắt y chỉ dám nói, con tuyết đã xuất hiện trong thơ quốc âm, ít ra là dưới thời Hồng Đức của vua Lê Thánh Tông (1442-1497).
Cụ thể trong bài thơ Tứ thú tương thoại:
“Đêm rượu, ngày rồi họp bốn người
Cùng bày sở thú bảo nhau chơi
Con trâu tớ béo, cơm ngươi trắng
Đon củi ngươi nhiều, cá tớ tươi
Gặp thuở thái bình, người mến mộ
Chứa lòng ưu ái, tớ cùng ngươi
Cắp cầm, con tuyết tình cờ đến
Bỏ nón, lùi chân khặc khặc cười”.

“Cắp cầm” là cầm đàn. Không rõ, “con tuyết” này có liên quan gì đến con Bạch Tuyết trong hát bài chòi hiện nay? Chỉ là sự trùng tên, hay con tuyết của thế kỷ XV đã “biến hóa” ẩn náu trong trò chơi dân gian của Trung Bộ: “Rủ nhau đi đánh bài chòi/ Để con nó khóc đến lòi rún ra”? Xin dành câu trả lời cho các nhà ngôn ngữ học.

Khi tìm về chữ nghĩa, đôi khi cũng nên tự làm khó mình một chút. Rồi lấy cái cớ đó để tiếp tục mày mò, tìm hiểu thêm. Có thế, mới bõ thời gian ngồi suy nghĩ vẩn vơ giữa bộn bề sách vở. Rằng, thế thì, từ bao giờ các từ đã ghi nhận trong Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa dần dần không còn sử dụng trong lời ăn tiếng nói? Nó đã được thay thế bằng từ khác - một từ “chính danh” rõ ràng ràng mà hiện nay vẫn còn sờ sờ ra đó.

Từ gì vậy Q?

Đĩ.

Cái từ thô tục chăng? Thô kệch chăng? Không hề. Bằng chứng là nó đã hiên ngang đi vào thành ngữ, tục ngữ, ca dao, thiên hạ vẫn còn nói oang oang đấy thôi. Chẳng gì ngượng miệng.

Thí dụ, Đĩ có tông không ai trồng nên đĩ; Nhởn nhơ như con đĩ đánh bồng; Làm đĩ chín phương để một phương lấy chồng; Con sâu làm rầu nồi canh/ Một người làm đĩ xấu danh đàn bà; Đĩ lũa được tha, sư già phải ngục; Đĩ dạc lấy chồng quận công, chính tông lấy chồng thợ giác v.v…

Xin giải thích đôi từ khó hiểu, chẳng hạn, đĩ lũa là loại thập thành, sành nghề, thành thục; đĩ dạc là loại xơ xác, tồi tàn, mòn sút, hết nước hết cái, chẳng còn xơ múi gì. Với từ đĩ, ngay cả nhà văn hiện thực phê phán, căm thù xã hội nhố nhăng vào hạng bậc nhất của nền văn học Việt Nam là ông Vũ Trọng Phụng đã đặt tựa sách cực kỳ gây sốc: Làm đĩ.

Không chỉ có thế, đĩ còn hàm nghĩa khác, hoàn toàn không thể hiểu theo nghĩa cave, phò phạch. Việt Nam tự điển (1931) cho biết: “Đĩ: Tiếng thông thường gọi con gái nhỏ, trái với cu: Thằng cu, con đĩ”. Nhưng nào chỉ có thế, đĩ vẫn còn dùng để chỉ người vợ trẻ, nói như ngôn ngữ thời @ là bỉm sữa.

Nhà văn Nam Cao viết: “Chị đĩ Chuột đành dỗ nó: “Thôi nín ngay, bu ăn xong bu xin thầy cho một miếng mà ăn”. Nếu bỉm sữa dùng chỉ cả người chồng trẻ thì đĩ cũng có “chức năng” này chăng? Vâng, tỷ như cha đẻ của Chí Phèo - nhân vật điển hình nổi tiếng nhất văn học Việt Nam viết tiếp: “Nhưng anh đĩ Chuột bảo: “Cho cả nó đi, kẻo nó khóc”.

Những tưởng một khi tìm về chữ nghĩa, ta chỉ tìm thấy lớp vỏ của chữ đã sử dụng, từng sử dụng của một thời. Nào ngờ, qua đó, còn có thấu hiểu hiện thực xã hội thời ấy nữa đấy. Với những câu vừa trích, ta thấy thêm tình tiết gì nữa?

Chính cái nghèo bức bách, túng quẫn đã đẩy người chồng tự kết thúc cuộc đời bằng sợi dây thừng: “Anh đĩ Chuột rít hai hàm răng lại. Hai chân giận dữ đạp phắt cái ghế đổ văng xuống đất. Cái tròng rút mạnh lại. Cái bộ xương bọc da giãy giụa như một con gà bị bẫy, sau cùng, nó chỉ còn gật từng cái chậm dưới sợi dây thừng lủng lẳng.

Ở ngoài ngõ, mẹ con chị đĩ Chuột vừa kêu khóc vừa van lạy. Bà Huyện nhất định bắt mẻ gạo mới đong để trừ sáu hào chị Chuột vay từ hai tháng trước cho chồng uống thuốc”.

Buồn quá đỗi. Ôi, chữ với nghĩa.

Muốn khóc.

Lê Minh Quốc