Ads 468x60px

.

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2024

Kép Tư Bền là ai


Kép Tư Bền là ai



Từ lâu, cụm từ "Kép Tư Bền" đã là một trong những cái tên được nhiều nghệ sĩ Việt sử dụng để chỉ cho cuộc đời làm nghề đầy bi thương của mình.

Nghệ sĩ mỗi khi bước lên sân khấu đều phải gạt bỏ mọi cảm xúc của bản thân để có thể thăng hoa cùng vai diễn của mình. Đó cũng chính là lý do mà dù cuộc đời họ có bi thương đến đâu, có đau khổ đến nhường nào thì cũng có rất ít người biểu lộ điều đó.

Và những người nghệ sĩ sẵn sàng nén đi nỗi đau thương của bản thân để toả sáng trên sân khấu đó đều được đặt chung với một cái tên, đó là "Kép Tư Bền".


Người nghệ sĩ phải quên đi nỗi mất cha để mang đến tiếng cười cho khán giả

Kép Tư Bền thực chất là một trong những nghệ sĩ hát bội đình đám nhất của sân khấu Việt Nam xưa. Theo như tác phẩm Kép Tư Bền của nhà vănNguyễn Công Hoan, người nghệ sĩ này được biết đến với khả năng diễn xuất thiên phú cùng lối pha trò duyên dáng, đi vào lòng người. Từ Bắc đến Nam, cứ hễ đi đến đâu là kép Tư Bền lại gây được tiếng vang lớn và được công chúng săn đón nhiệt tình.

Tài năng là vậy nhưng kép Tư Bền lại là một người nghệ sĩ mang tâm hồn tự do. Anh luôn khước từ những lời mời về làm kép chính của những ông chủ rạp kịch trưởng. Một tháng khi cha bệnh, anh đã nghỉ ở nhà để chăm nom cho ông. Tuy nhiên, vì không đủ tiền thuốc thang nên cuối cùng, kép Tư Bền đã phải nhận lời diễn một vai cho ông chủ rạp hát.

Vào khoảnh khắc khi cha đang trút hơi thở cuối, kép Tư Bền vẫn còn đang biểu diễn trên sân khấu. Dù đã biết trước bi kịch đó nhưng kép Tư Bền vẫn phải bỏ mặc mọi thứ để thăng hoa trong ánh đèn sân khấu. Và khi anh đang chìm trong những tiếng reo hò, những sự nồng nhiệt từ công chúng thì cũng là lúc cha anh trở nặng, gần như không thể chống chọi được nữa.

Kép Tư Bền đã diễn trong sự đau đớn tột cùng, nhưng anh vẫn hoàn thành vai diễn của mình để phục vụ công chúng. Vẫn là lối diễn xuất tài tình, lối pha trò hài hước, lối hoá thân trọn vẹn, thế nhưng, người nghệ sĩ đó lại mang một nỗi buồn vô tận.

Qua câu chuyện đầy cảm động và bi thương đó mà đến nay, "Kép Tư Bền" đã trở thành cụm từ chuyên để chỉ những người nghệ sĩ sống một cuộc đời cống hiến vì nghệ thuật mặc cho những bi thương và nỗi khó khăn mà bản thân phải trải qua.


Những nghệ sĩ Việt từng lâm vào tình cảnh "Kép Tư Bền"

Mới đây, nghệ sĩ gạo cội Thành Lộc đã có những chia sẻ xúc động về những tháng ngày khó khănkhi bản thân phải mang khuôn mặt "tỉnh bơ" đi diễn dù hay tin mẹ mất.

Giải thích cho điều này, nghệ sĩ Thành Lộc cho biết mình làm vậy là vì không muốn ảnh hưởng đến tiến độ công việc, đến những anh em đã vất vả chuẩn bị vở kịch. Vì đó mà dù lòng đau như cắt nhưng nghệ sĩ Thành Lộc vẫn cố gắng giữ kín chuyện này với đồng nghiệp và tiếp tục vai diễn của mình như chưa hề có gì xảy ra.

Trước Thành Lộc cũng có nhiều nghệ sĩ Việt khác từng phải trải qua cảm giác của một "Kép Tư Bền", ví như diễn viên Hiếu Hiền, nghệ sĩ Minh Nhí, diễn viên Cao Thái Hà,... Những người nghệ sĩ này, người mất bố khi đóng phim, người mất mẹ ngay trên sân khấu, thế nhưng, họ vẫn luôn hoàn thành trọn vẹn vai diễn của mình để phục vụ cho khán giả và hoàn thiện tác phẩm của mình.

Nghệ sĩ Minh Nhí từng có những chia sẻ xúc động trên Tuổi Trẻ về quãng thời gian phải đi diễn dù vừa hay tin bố mất: "Đau, đau lắm, đau đến quắt queo và trống rỗng như vô hồn nhưng vẫn phải chọc cười thiên hạ, trong khi chỉ muốn về ngay để thấy mặt cha lần cuối".

Có thể thấy, cuộc đời của những nghệ sĩ đôi khi quá đỗi xót xa. Thế nhưng, trên sân khấu, họ vẫn là người nghệ sĩ, họ vẫn hết lòng vì công chúng, vì tác phẩm, và vì cả những anh em đồng nghiệp của mình.

Trong showbiz Việt cũng có rất nhiều nghệ sĩ phải mang kiếp truân chuyên như một "Kép Tư Bền". Đó là điều khiến nhiều công chúng ngưỡng mộ hơn ở người nghệ sĩ.

Những người trong gánh hát bội của Việt Nam thời xưa.
(Ảnh: Báo Thanh niên)
Ngay cả khi ba mất, kép Tư Bền vẫn hết lòng với vai diễn của mình.
(Ảnh minh hoạ: Báo Thanh niên)
Những người nghệ sĩ có một cuộc đời làm nghề truân chuyên thường được gọi là "Kép Tư Bền".
(Ảnh minh hoạ: Báo Công an nhân dân)
Nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc hoá thân trong một vai diễn. (Ảnh: Zing)
Hiếu Hiền cũng từng bật khóc trên sân khấu vì nhớ mẹ.
(Ảnh: Dân trí)




https://ohman.vn/kep-tu-ben-la-ai-vi-sao-nhieu-nghe-si-vi-minh-nhu-kep-tu-ben-57401.html

Hiện tượng "Kép Tư Bền" lay động khán giả truyền hình


Hiện tượng "Kép Tư Bền"
lay động khán giả truyền hình

CTV - Theo Thể Thao & Văn Hóa



Lần đầu tiên trong một cuộc thi hài, một thí sinh đã giành được điểm tuyệt đối vì khiến Ban Giám Khảo và cả khán giả ở trường quay đều khóc nức nở.

Trong đêm thi với chủ đề Văn học, nhiều yếu tố bất ngờ đã khiến cho khán giả và ban giảm khảo không khỏi thú vị.

Bảo Lâm và Thùy Trang đã quyết định chọn tác phẩm Kép Tư Bền của nhà văn Nguyễn Công Hoan để xây dựng thành tiểu phẩm hài. Trong đó, Bảo Lâm vào vai anh kép Tư Bền, Thùy Trang vào vai cô đầu bếp bất đắc dĩ được thế vai cho đào chính Thúy Liễu.

Trong khi đó, Bảo Lâm lại tiếp tục có phần thi xuất sắc khi anh vừa hóa thân vào anh kép Tư Bền “chuẩn men”, vừa hóa thân thành “bà” Bành Ma Ma “quậy chẳng vừa đâu” trên sân khấu.

Vừa lấy tiếng cười của khán giả bằng những câu thoại duyên dáng, hài hước, vừa khiến Ban Giám Khảo và khán giả phải liên tục lau nước mắt khi đưa chi tiết kép Tư Bền cố gắng nuốt nước mắt vào lòng để tiếp tục buổi biểu diễn mua vui cho khán giả trong lúc mẹ anh đang hấp hối.

Xúc động nhất trong 4 Giám khảo đó chính là Kiều Oanh. Lần đầu tiên trong chương trình, nữ nghệ sĩ đã không kềm được xúc động. Nước mắt ướt đẫm, Kiều Oanh lặng người cho biết câu chuyện đau lòng của nhân vật kép Tư Bền cũng giống như cuộc đời của cô. Ngày mà Kiều Oanh được diễn hài cũng là ngày mẹ cô phải nhập viện và mất, lúc ấy cô chỉ mới 18 tuổi và cũng đang phải đứng trên sân khấu như nhân vật trong câu chuyện. Cho nên, khi xem tiểu phẩm của Bảo Lâm, nữ nghệ sĩ đã rất xúc động.

Giám khảo Trấn Thành thì cho rằng “Bảo Lâm chính là mối đe dọa rất lớn của nhiều diễn viên, lẫn diễn viên hài hiện nay”.

NSƯT Đức Hải: “Xem hài mà chỉ cười từ đầu đến cuối không thì không đã, phải có những phút lắng lại, có ấn tượng, có cảm xúc. Chính vì thế khán giả sẽ nhớ các bạn khi mà họ được chạm đến trái tim…”.


CTV - Theo Thể Thao & Văn Hóa




Tóm tắt & Review truyện ngắn Kép Tư Bền - Nguyễn Công Hoan


Tóm tắt & Review truyện ngắn Kép Tư Bền - Nguyễn Công Hoan

Mục lục

  1. Giới thiệu tác giả
  2. Giới thiệu tác phẩm
  3. Tóm tắt nội dung truyện ngắn Kép Tư Bền
  4. Cảm nhận và đánh giá truyện ngắn Kép Tư Bền

1. Giới thiệu tác giả

Sống và trưởng thành trong giai đoạn chiến đấu chống thực dân, đế quốc của toàn dân tộc, Nguyễn Công Hoan và các tác phẩm của mình luôn song hành với những người dân Việt Nam thời bấy giờ.

Có thể nói chất liệu sáng tác của Nguyễn Công Hoan chính là cuộc sống của người nông dân dưới trăm bề áp bức một cách chân thực, rõ nét. Cùng với đó là khao khát tự do, độc lập, hòa bình trong tâm tư của mỗi người. Nguyễn Công Hoan là tác giả đi đầu và tiêu biểu nhất của văn học hiện thực phê phán. Văn học của ông là hiện thực. Đề tài của ông là những người nghèo khổ, khốn cùng ở đáy của xã hội chịu áp bức bởi lớp quan lại phong kiến, cường hào, thực dân, đế quốc…


2. Giới thiệu tác phẩm

Kép Tư Bền” là truyện ngắn đặc sắc nhất trong tuyển tập cùng tên của nhà văn Nguyễn Công Hoan, hoàn thành vào tháng 07/1933, đó là giai đoạn nước ta chịu ách đô hộ của thực dân Pháp nên đã có sự du nhập của nền văn hoá phương Tây và nổi bật nhất trong số đó có nghề hát bội, diễn kịch đã trở nên phát triển nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của con người.

Lấy chất liệu từ bối cảnh đó, Nguyễn Công Hoan đã sáng tác Kép Tư Bền để truyền tải tư tưởng của mình về nghệ thuật và tác phẩm đã rất thành công với những khung cảnh vô cùng chân thực.


3. Tóm tắt nội dung truyện ngắn Kép Tư Bền

Nhân vật chính trong truyện lấy cảm hứng từ Phạm Quỳnh, ông là một nghệ sĩ có cuộc đời vô cùng bi thương.

“Tôi nhìn thấy cảnh bề ngoài cười nụ bề trong khóc thầm này thì sực nghĩ đến Phạm Quỳnh… Một người yêu nước như Phạm Quỳnh, sở dĩ phải có mặt trên sân khấu chính trị chẳng qua chỉ là làm một việc miễn cưỡng, trái với ý muốn, để khuyến khích bạn đồng nghiệp làm việc cho tốt hơn, chứ thực lòng, là một người dân mất nước, ai không đau đớn, ai không khóc thầm. Thế là tôi nghĩ được ra truyện Kép Tư Bền…” – Trích Đời viết văn của tôi

Cuốn sách xoay quanh kép Tư Bền, đó là một nghệ sĩ hát bội kiêm diễn viên hài nổi tiếng của sân khấu nước ta ngày trước, vì anh có khả năng khôi hài thiên phú nên được đông đảo khán giả yêu thích, mong chờ.

“Các ngài thích xem hát bội, hẳn chẳng ai là không biết tên kép Tư Bền. Ấy anh ta chỉ nổi tiếng về cái tài bông lơn, lắm lúc ra sân khấu, chẳng cần nói một câu khôi hài nào, nhưng chỉ nhìn một cái điệu bộ cỏn con của anh ta, các khán quan cũng đủ phải ôm bụng mà cười, vỗ tay đôm đốp.”

Mặc dù nổi tiếng, được đông đảo khán giả yêu mến nhưng Tư Bền vẫn chỉ là một kép hát nghèo với người cha đang ngày càng già yếu. Trước tình cảnh đó, kép Tư Bền phải chạy chữa thuốc thang ở khắp nơi và khi mà số tiền anh tích góp ngày càng ít đi thì kép Tư Bền đành phải vay trước các ông chủ rạp hát để chữa bệnh cho cha. Anh đã phải ký hợp đồng biểu diễn cho một ông chủ rạp trong tình thế thiếu nợ, hết tiền, cha bệnh nặng mà cha lại không muốn con làm phật lòng chủ nợ.

Đến ngày biểu diễn, dù cha ốm nặng sắp chết, lòng nóng như kiến bò chảo lửa, Tư Bền vẫn phải bôi nhọ lên mồm bôi phấn hồng lên mặt rồi đứng trước bao người ra sức pha trò, để cho đám khán giả kia được cười hả hê, cười thỏa thích.

“Khi không còn phải đau đớn mà hoan nghênh những cái hoan nghênh của công chúng, anh Tư Bền mới lật đật chạy vào buồng trò, cởi vội mũ áo và rửa quàng mặt mũi.

Lúc ấy, trong khi anh đương rối beng, nghĩ đến cha anh không biết bây giờ đã lạnh đến đâu, thì một người bạn hát chạy đến, vội vã đưa tập giấy bạc của ông chủ để sẵn cho anh, và nói :

– Mau mà về, anh Tư, hỏng từ ban nãy mất rồi! Khốn nạn thân anh quá!”

Cốt truyện của tác phẩm tuy ngắn gọn nhưng lại có nhiều chiều sâu, Nguyễn Công Hoan dùng biến cố cha ốm nặng, để bắt đầu lát cắt đời sống kép hát của Tư Bền, vì là truyện ngắn nên tuyến tình tiết hết sức đơn giản. Song nhà văn vẫn khéo léo dẫn dắt tình tiết rồi đẩy lên cao trào. Là khi kẻ ra sức pha trò trên sân khấu đó có một người cha đang lạnh dần từng phần cơ thể. Là khi người con hiếu thảo chẳng thể bên cha những phút cuối đời mà trong lúc đó lại phải cười và mang lại tiếng cười tiêu khiển cho bao người khác. Vì phải kiếm tiền mà kẻ nghèo không được tự do trong cả việc khóc cười, trong lúc muốn khóc lại phải cười. Chỉ bởi vì, cái cười của anh ta đã được trả tiền rồi.

Tưởng chừng những phương thức giải trí như hài kịch khi du nhập vào xã hội sẽ giúp cho bộ mặt đời sống thay đổi nhưng phía sau việc đổi mới ấy lại là bi kịch của những kiếp người bị cái nghèo đeo bám, không ai cảm thông, giúp đỡ và họ luôn đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu.


4. Cảm nhận và đánh giá truyện ngắn Kép Tư Bền

Vẫn là kết cấu tương phản đậm chất Nguyễn Công Hoan, trong bối cảnh vui tươi rộn rã ngồn ngộn người khắc họa nên nỗi bất lực đớn đau cô độc của kẻ vẽ nhọ bôi hề mang lại tiếng cười trên sân khấu kia. Chỉ vài nét chấm phá, nhà văn đã vẽ một bức tranh sống động bởi sự đụng chạm khốn khổ giữa cái giàu và cái nghèo trong một xã hội mà đồng tiền được đặt lên đầu quả tim.




Tơ vương (Trích)


Tơ vương (Trích)

Nguyễn Công Hoan


NXB Thanh niên 2002
Tơ vương là truyện viết theo thể nhật ký.

Đăng Báo Nhật Tân 1934;
Phổ thông bán nguyệt san số 18, 1-5-1938

Mời nghe đọc tại YouTube - #nguyenconghoan
1 Kênh 3 Video
Kênh Truyện Xưa - Diễn đọc: Cô Vân
[...]
62
21 Septembre, 12 giờ đêm (Tr.20/184)
- 6 Mars (Tr.81/184)...
63


64

65

66

67

68