Ads 468x60px

.

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2022

Thầy Nguyễn Công Hoan - Trích "Hồi ký của một thằng hèn" (Tô Hải)


Trích "Hồi ký của một thằng hèn"

Tô Hải


[...]
Kể từ lớp “Moay-ăng Đơ” (Moyen 2) trở lên, chúng tôi được trực tiếp với nền giáo dục Tây thật sự. Cũng từ cấp học có tên Primaire Secondaire (tiểu học đệ nhị cấp), không còn ông thầy nào mặc y phục quốc hồn quốc tuý nữa. Từ đây, tất cả mọi giờ lên lớp, mọi giao dịch sinh hoạt, thầy trò bắt buộc phải dùng tiếng nước mẹ Phú-Lăng-Xa. Giã từ thầy Tấn, thầy Lô, thầy Bản, chúng tôi bước vào cuộc sống học đường “đờ-mi Tây” với cuốn Grammaire Francaise – Ngữ Pháp Tiếng Pháp của Larrive Fleury, cuốn Histoire de France – Lịch Sử Pháp. Chỉ còn lại một giờ “Annamite” mỗi tuần, coi như môn ngoại ngữ!

Một điều may mắn, hay vô phúc, cho tôi là vào năm học cuối, Cours Supérieur, trường tôi nhận được một ông thầy mới. Ông cũng mặc Tây nhưng là thứ đồ Tây hiếm thấy: Quanh năm một bộ kaki vàng nhạt, không bao giờ thắt càvạt. Chân thì không giống ai, đi dép xăng-đan với đôi quai hậu luôn bị dẫm lên, méo mó. Nghe nói ông có “phốt”[8] nên đang dạy một trường nào đó lớn lắm ở Hà Nội thì bị “đuổi” về Thái Bình! Theo lời đồn, ông mắc tội “têtu”[9], dám cãi lại quan Tây. Ông có bộ dạng ngang tàng, bộ tóc “bốc-xơ”[10], cái cười nửa mép, cằm nhô ra như thách thức, càng tăng vẻ bất cần đời, rất ăn khớp với bộ đồ Tây dã chiến quanh năm của ông.

Tuy nhiên, với tôi, ông có cái gì đó thật hấp dẫn, thật đáng chiêm ngưỡng và hơn thế, cần chú ý, theo sát mà học tập. Không chỉ vì ông đã nổi tiếng trên văn đàn, không phải ông là ông thầy giỏi mọi mặt (thời đó một thầy dạy tất cả các môn cho đến cuối lớp Supérieur), mà chính là sự ngang tàng, coi khinh dư luận của ông đã mê hoặc tôi.

Ông chính là nhà văn Nguyễn Công Hoan[11], tác giả Bước Đường Cùng, Đào Kép Mới... Hàng loạt tác phẩm sau này, ông lấy bối cảnh ngay ở Thái Bình, xây dựng nhân vật rất Thái Bình mà 5, 10 năm sau, khi được đọc, tôi đều nhận ra là ai đã được ông điển hình hóa một cách tài tình trong những câu chuyện “bịa như thật” – theo định nghĩa của chính Nguyễn Công Hoan về thể loại tiểu thuyết. Đặc biệt, trong cuốn Đống Rác Cũ, một số tên nhân vật có thật ông chẳng thèm thay đổi, lại gồm những bộ mặt có ít nhiều quan hệ với chính ông và gia đình tôi nên tôi “liều mạng” xuống nhà in tìm tập sách mới in xong. Chưa có bìa, cuốn sách đã bị đem đi hủy ngay lập tức theo “lệnh trên”! Tôi còn giữ nó cho đến ngày vào Sài Gòn, tặng một ông bạn sắp vượt biên, hy vọng ở nước ngoài, người yêu văn sẽ được thưởng thức những “trái cấm” của nền văn học cộng sản. Tiếc thay, đến nay, hình như Đống Rác Cũ vẫn chưa được phục hồi cả ở trong lẫn ngoài nước.

Trở lại với cái Cours Superieur thời xa xưa ấy. Có thể nói nếu như tôi chú ý đến phong cách thầy Hoan bao nhiêu thì thầy cũng chú ý đến thằng “tướng cướp” là tôi không kém! Làm sao một ông thầy như thầy lại không để ý tới một học sinh “ngang tàng số một” và học giỏi cũng số một như tôi? Sau này, mỗi lần gặp thầy, thầy vẫn nhắc đến bài luận văn của tôi: “Tiền không làm nên hạnh phúc? – “Một sự lừa dối trắng trợn của những nhà triết học ăn tiền của bọn triệu phú”. Thầy Hoan cho tôi 10 điểm về cách bình luận độc đáo và cả hai thầy trò bị thầy hiệu trưởng gọi lên văn phòng cảnh báo về cách dạy và học. Sau này tôi còn bị hai lần “exclus provisoire par turbulence”[12] nữa.
[...]



-----
[8] Faute (tiếng Pháp = lỗi).
[9] Têtu (tiếng Pháp = bướng bỉnh, cứng đầu).
[10] Boxeur (tiếng Pháp = võ sĩ).
[11] Nguyễn Công Hoan (1903–1977), nhà văn nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam từ thập niên 30 thế kỷ 20.
[12] Đuổi học tạm thời vì tội phá quấy, tiếng Pháp.




Trích trong “Đời viết văn của tôi”.

[...]


Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2022

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2022

Một cái chương trình quyết thực hành (Phần 1)


Xã-hội ba-đào ký

Một cái chương trình quyết thực hành (Phần 1)

Nguyễn Công Hoan
(1903-1977)


Trong: An Nam Tạp chí Số 24 (Tuần 1./06/1931).

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2022

Trách ông bạn lỗi hẹn - Thơ


Thơ

Trách ông bạn lỗi hẹn

Nguyễn Công Hoan
(1903-1977)


Trong: An Nam Tạp chí số 32 (12/03/1932).

Mời đọc và lấy về bản PDF





Thơ của... nhà văn

Hồng Diệu
CAND Với những cung bậc, sắc thái khác nhau, nhiều khi thơ họ làm cho người đọc ngạc nhiên, thích thú, có cả những khi làm người đọc phải ... phì cười nữa!
1.
Nhà văn ở đây, xin hiểu là những người viết văn xuôi và những người viết lý luận, phê bình văn học. Họ làm những việc ở lĩnh vực chuyên môn của mình, thường không làm thơ để đăng báo, in sách, nhưng thỉnh thoảng cũng có làm thơ để... chơi, hoặc để tặng người thân, bạn bè. Với những cung bậc, sắc thái khác nhau, nhiều khi thơ họ làm cho người đọc ngạc nhiên, thích thú, có cả những khi làm người đọc phải ... phì cười nữa!

Ta hãy xem qua vài trường hợp.

[...]

5. Cũng không mấy ai biết rằng nhà văn Nguyễn Công Hoan (1903 -1997) đã làm thơ, và làm không ít. Bài thơ đầu tiên của Nguyễn Công Hoan chắc là bài này, in trên “An Nam tạp chí” số 32, 12-3-1932, họa lại một bài thơ của nhà thơ Tản Đà (1888- 1939):

Trách ông lỗi hẹn
An Nam tạp chí ra đời
Xa thời chẳng trách, gần thời trách chơi
Trách ai lên phố Hàng Khoai
Tỉnh Đông lỗi hẹn, cho người chờ mong
Chè hương đượm, rượu men nồng
Vắng ai, ai cũng cảm lòng kém vui
Vô duyên đâu có nực cười
Năm Ngọ Nam Sách, năm Mùi Lao Kay
Năm Thân lại có lần này
Tìm nhau khó gặp như ai với mình
Ngày xuân vì gió đa tình
Thăng Long thổi lại cho mình gặp ai

28-2-1932


Nếu tính chất “trữ tình” quán xuyến cả bài thơ này, thì giọng trào phúng, hài hước lại có ở một loạt bài thơ khác viết tặng bạn bè. Ấy là các bài “Năm Dần mừng Tú Mỡ”, “Với Vũ Ngọc Phan”, “Kịch thơ” (về Vũ Ngọc Phan và vợ là Hằng Phương), “Vì sao?”, “Họa thơ Tú Mỡ”, “Tâm phúc với Đồ Phồn và Xích Điểu”, “Tìm đường ra” (kịch thơ về Tổng thống Mỹ Ních-xơn)...
Ta đọc thêm hai bài:

Với Vũ Ngọc Phan
Hằng Phương hỏi:
Vì sao sách chỉ đề tặng
Vũ Ngọc Phan?

Trách tôi không tặng chị
Nào tôi có lỗi đâu?
Vốn tôi biết từ lâu:
“Của anh ấy của chị”!

13-4-1974


Vì sao?
Vì sao Tú Mỡ sống dai
Thì ra chuyện cũng khôi hài lắm thay.
Vốn Trời vẫn ngậm cay nuốt đắng,
Vì Tú ta đã chẳng kính Trời,
Gọi là “xừ” để mua cười,
Là “thằng xỏ lá” chao ơi, nhục nhằn!
Trời đập nậm xuống bàn chan chát,
Mắt trợn tròn, miệng ngoác đến tai,
Gọi Thiên Tào với tay sai:
“Cái tên Tú Mỡ là ai thế mày?”
Ta truyền lệnh cắt ngay hộ khẩu,
Bắt lên đây, ta nhậu với gan,
Cho chừa cái thói chửi càn,
Cho chừa cái thói chửi tràn cả ta!”
Thiên Tào vội điều tra, luống cuống,
Nhờ Xi-a đưa xuống địa cầu,
Hỏi thăm Hà Nội địa đầu
Hỏi cầu bằng giấy ở đâu để tìm.
Bắt thằng béo, kẹp kìm lòi mỡ,
Phớt lờ đi những đứa gầy còm.
Cho nên lọt lưới lọt hom
Khẳng khiu khô đét, Tú Nhom lại cười.
Thỉnh thoảng ốm, ốm chơi, ốm bỡn.
Vào Việt - Xô ngày phởn với thơ
Đêm khuya kéo nhị ì o
Để khoe Tú Mỡ cử cò tài ba!
Vào cổng trước rồi ra cổng trước,
Vì xưa nay mực thước sống quen,
Phải đâu nhờ chuyến tàu lên
Vả còn đợi vé, khó chen hàng dài.
Chuyện là thế, ai ai cũng thích
Trời có oai, nhưng đếch thấy gì
Rồi đây dai dẳng lợm lì
Tú ta sống lậu, cười khì với con

Đêm 1-1-1975


Hồng Diệu



Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2022

Vần chữ Việt-Nam


Vần chữ Việt-Nam

Nguyễn Công Hoan
(1903-1977)


Vần chữ Việt-Nam (Hải Dương: Văn Hải Thư Điếm, 1929 - 16 tr.)


Mời đọc và lấy về bản PDF

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2022

Cái khổ tâm của người viết "Xã hội ba đào"


Xã-hội ba-đào ký

Cái khổ tâm của người viết "Xã hội ba đào"

Nguyễn Công Hoan
(1903-1977)


Trong: An Nam Tạp chí số 42 (21/05/1932).

Mời đọc và lấy về bản PDF